Nội Dung Xây Dựng Văn Hóa Nhà Trường Trung Học Phổ Thông


- Mối quan hệ giữa giáo viên – Học sinh

+ Giáo viên đối xử với học sinh bằng sự tôn trọng.

+ Giáo viên quan tâm muốn giúp đỡ học sinh.

+ Giáo viên thân thiện với học sinh.

+ Giáo viên tin tưởng học sinh.

- Mối quan hệ giữa học sinh với học sinh

+ Học sinh đối xử với nhau một cách tôn trọng.

+ Học sinh giúp đỡ lẫn nhau ngay cả khi họ không phải là bạn.

+ Học sinh thuộc các nhóm khác nhau thân thiện.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

+ Học sinh tin tưởng lẫn nhau.

1.3.3. Nội dung xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông

Xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường trung học phổ thông tại quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh - 5

1.3.3.1. Xác định sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu phát triển của nhà trường

Nội dung tuyên bố sứ mệnh của nhà trường phải thể hiện được những giá trị mong muốn của nhà trường; sứ mệnh đã đưa ra các thông điệp cốt yếu cho nhận thức và hành động của mọi thành viên trong nhà trường;

Tầm nhìn của nhà trường phải thể hiện rõ ràng trong bản kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường và phát triển trên cơ sở kế thừa những giá trị truyền thống đã giúp cho nhà trường tồn tại và phát triển;

Mục tiêu hoạt động của nhà trường phải hướng vào mục tiêu giáo dục quốc gia trong từng giai đoạn và từng thời kỳ lịch sử; mục tiêu giáo dục của nhà trường được xây dựng trên cơ sở mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước.

1.3.3.2. Xây dựng bầu không khí tâm lý nhà trường

Xây dựng bầu không khí tâm lý nhà trường là xây dựng mối quan hệ thân thiện, tích cực giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với cán bộ quản lý, giữa giáo viên và học sinh; Xây dựng mối quan hệ thân thiện, tích cực giữa các thành viên trong hội đồng sư phạm nhà trường; Xây dựng mối quan hệ thân thiện, tích cực giữa học sinh và học sinh; Xây dựng mối quan hệ thân thiện, tích cực giữa các thành viên nhà trường với cha mẹ học sinh và cộng đồng; Các vấn đề an toàn và sự duy trì hoạt động trong nhà trường phải được đảm bảo; Sự quan tâm và đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của CB, GV, NV và HS; Những hoạt động sư phạm theo định hướng tích


cực của GV và HS trong nhà trường.

1.3.3.3. Xây dựng các giá trị văn hóa chính thống

Các giá trị văn hóa chính thống bao gồm các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, của nhà trường được duy trì và phát triển; Nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động nghi thức, nghi lễ truyền thống của trường; Các logo, khẩu hiệu, bảng hiệu, biểu tượng, hình ảnh về sứ mệnh của nhà trường; Các thủ tục, tập quán, thói quen tích cực được nhà trường quan tâm duy trì, phát triển; các thủ tục, thói quen làm cản trở đến hoạt động dạy học, giáo dục của nhà trường được nhà trường quan tâm xóa bỏ, khắc phục; Đồng phục, trang phục của giáo viên, nhân viên và học sinh gọn gàng, lịch sự; Nội quy, quy chế nhà trường luôn được tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh thực hiện tự giác, nghiêm túc.

1.3.3.4. Xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa các thành viên trong nhà trường

Sự hợp tác giữa các thành viên trong nhà trường biểu hiện thông qua việc các thành viên của nhà trường được tham dự trong việc ra quyết định liên quan đến sự phát triển của nhà trường; Các thành viên cam kết thực hiện công việc của mình liên quan đến sự phát triển của nhà trường; Các thành viên được làm chủ các công việc của mình liên quan đến sự phát triển của nhà trường; Các thành viên trong nhà trường có sự hợp tác, trên cơ sở học hỏi lẫn nhau, chia sẻ vì mục tiêu phát triển giáo dục chung của nhà trường

1.3.3.5. Xây dựng môi trường văn hóa nhà trường

a) Môi trường nhà trường - lớp học

Môi trường nhà trường - lớp học biểu hiện lớp học có số lượng học sinh phù hợp; Lớp học sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp, cách bài trí hợp lý; Khung cảnh, khuôn viên nhà trường sạch - xạch - đẹp; Cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo cho hoạt động dạy và học, hoạt động giáo dục; Giáo viên luôn cảm thấy thoải mái tự tin trong thực hiện nhiệm vụ của mình; Học sinh luôn cảm thấy an toàn và thuận lợi ở tất cả mọi nơi trong nhà trường.

b) Quan hệ giữa CB,GV, NV và HS

Mối quan hệ giữa CB, GV, NV và HS biểu hiện giáo viên và học sinh giao


tiếp với nhau có hiệu quả; Giáo viên, nhân viên luôn lắng nghe đề nghị của học sinh; Giáo viên, nhân viên và học sinh cảm thấy có đóng góp vào thành công của nhà trường; Phương thức giảng dạy của giáo viên luôn tôn trọng các cách học khác nhau của học sinh; Thành tích của học sinh được khen thưởng và tuyên dương kịp thời; Các kết quả học tập, rèn luyện của học sinh được đánh giá khách quan, công bằng và được thông báo kịp thời cho học sinh và phụ huynh học sinh; Phụ huynh học sinh luôn cảm thấy nhà trường thân thiện, cởi mở và tin tưởng vào sự giáo dục, dạy - học của nhà trường.

Việc xây dựng văn hóa nhà trường ở bất kỳ nhà trường nào cũng phải dựa trên các nội dung các giá trị văn hóa nhà trường nêu trên, song cần đặt trọng tâm ở các nội dung cốt lõi của văn hóa nhà trường, đó là các giá trị và các chuẩn mực văn hóa. Để xây dựng được văn hóa nhà trường cần phải:

Xây dựng niềm tin và thái độ đúng đắn cho tất cả đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên, học sinh trong trường về triết lý giáo dục chung và riêng của trường mình. Mỗi nhà trường có định hướng giáo dục nhân cách học sinh theo quan điểm giáo dục: Giáo dục học sinh phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, nghề nghiêp, các kỹ năng sống,…Xây dựng thái độ, niềm tin của các thành viên trong nhà trường tạo động lực phấn đấu, đồng thời cũng là cơ sở cho việc đánh giá chất lượng giáo dục văn hóa nhà trường.

Xây dựng các chuẩn mực văn hóa chung và riêng của nhà trường là việc làm cần thiết, bởi nó là cơ sở cho việc thiết kế mục tiêu giáo dục mang tính bảo tồn văn hóa dân tộc cũng như nội dung giáo dục văn hóa trong nhà trường đồng thời nó đảm bảo cho việc tạo dựng một môi trường giáo dục có văn hóa.

Xây dựng các chuẩn mực văn hóa giao tiếp ứng xử trong các mối quan hệ giữa các thành viên trong và ngoài nhà trường. Trước hết là xây dựng mối quan hệ giữa người với người, tiếp theo đó là mối quan hệ ứng xử của con người đối với thế giới xung quanh một cách có văn hóa.

Giáo dục văn hóa nhà trường cho học sinh cần phải đặt trong môi trường giáo dục văn hóa với các hoạt động có ý nghĩa, mang tính định hướng. Xây dựng hệ thống các chuẩn mực văn hóa nhà trường đóng vai trò quan trọng và cần thiết được đặt ra


cho tương lai sao cho sự du nhập văn hóa ngoại ở thế hệ trẻ nhưng vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Ở đây cũng cần xây dựng và giáo dục phương pháp tiếp nhận văn hóa có chọn lọc của các thế hệ tương lai, cụ thể:

+ Giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh;

+ Giáo dục đạo đức, tác phong cho học sinh;

+ Giáo dục truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo cho học sinh;

+ Giáo dục kỹ năng giao tiếp và ứng xử văn hóa cho học sinh.

Mặt khác, xây dựng văn hóa nhà trường cần hướng vào người học, đó là:

- Đáp ứng tốt những yêu cầu về quyền lợi người học cần được xem như yêu cần thiết yếu của văn hóa nhà trường.

- Tăng cường phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của người học.

- Khơi gợi, thúc đẩy tiềm năng của mỗi cá nhân (đáp ứng nhu cầu phát triển của mỗi cá nhân).

Những định hướng này có tính nguyên tắc cần được quán triệt trên tất cả các khía cạnh của văn hóa nhà trường, cả ở những giá trị vật chất và giá trị tinh thần để văn hóa nhà trường trở nên thân thiết, gần gũi và gắn bó với người học.

1.3.4. Chức năng của nhà quản lý trong công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở trường trung học phổ thông‌

Quản lý là một quá trình, tiếp cận theo chức năng quản lý thì quản lý xây dựng văn hóa nhà trường không phải là công việc thực hiện trong thời gian ngắn mà cần phải có cả một quá trình với những bước đi phù hợp. Công việc quản lý xây dựng văn hóa nhà trường THPT là bộ phận của quản lý nhà trường, với mục đích hình thành nhân cách người học và nâng cao mặt bằng dân trí, góp phần đào tạo lực lượng lao động có văn hóa. Dựa trên cơ sở “Nội dung xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông” và theo lý thuyết chức năng, có thể xác định các chức năng quản lý xây dựng văn hóa nhà trường THPT gồm:

a. Lập kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường ở trường trung học phổ thông

Chức năng quản lý lập kế hoạch trong xây dựng môi trường văn hóa trường phổ thông thực chất là chức năng kế hoạch hóa nhằm xác định cách thức hành động và phương tiện sử dụng để đạt mục tiêu. Đây là căn cứ pháp lý cho mọi hành động của


tập thể khi thực hiện xây dựng môi trường văn hóa trong nhà trường. Vai trò của chức năng quản lý lập kế hoạch trong hoạt động này cần chú ý những điều kiện sau đây:

Đảm bảo tính bền vững của kế hoạch với thời gian và những xu hướng biến đổi của xã hội. Kế hoạch xây dựng môi trường giáo dục phải dựa trên các nền tảng giá trị được đúc kết theo thời gian. Đồng thời phải tính đến sự uyển chuyển linh hoạt trong những sự thay đổi nhận thức dẫn đến sự thay đổi về giá trị thẩm mỹ của xã hội.

Chú ý tính mục tiêu trong quá trình lập kế hoạch. Mọi hành động của cá nhân hay của tập thể đều phải nhằm đạt được cái gì đó. Mục tiêu trong hoạt động xây dựng môi trường sư phạm cần phải cụ thể rõ ràng. Một mặt giúp nhà quản lý nắm được chi tiết của từng công đoạn thực hiện. Mặc khác giúp đội ngũ thực hiện thấy được tính giá trị của bản thân trong quá trình thực hiện xây dựng mục tiêu.

Xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh là cả một quá trình lâu dài và đòi hỏi nhiều công sức. Cho nên, trong quá trình thực hiện thiết lập kế hoạch cần phải chú trọng lựa chọn những phương án nào tối ưu nhất, nhằm đảm bảo tiết kiệm các nguồn lực tham gia và đạt được hiệu quả cao nhất. Tránh tình trạng kế hoạch thực hiện chuẩn bị sơ sài, cẩu thả dẫn đến kế hoạch thực hiện không cao gây lãng phí tài nguyên trong quá trình thực hiện.

Một đặc điểm nữa cần chú ý trong quá trình lập kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường là các bước của kế hoạch phải được đề ra một cách chi tiết nhất, phân công cụ thể nhiệm vụ đến từng đối tượng. Nhằm tạo điều kiện cho công tác kiểm tra, điều chỉnh kế hoạch của nhà quản lý, đảm bảo kế hoạch được thực thi đúng tiến độ theo yêu cầu.

Nội dung lập kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường phổ thông chủ yếu tập trung các nội dung dưới đây:

Lập kế hoạch hoàn thiện bộ quy tắc ứng xử trong môi trường sư phạm, nhằm lành mạnh hóa các giao thức giao tiếp, phù hợp với tôn chỉ “Tôn sư trọng đạo”.

Xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa cốt lõi, làm nền tảng phấn đấu cho các hoạt động về thẩm mỹ, thể chất, tinh thần của cán bộ học sinh trong toàn trường. Đồng thời thúc đẩy quá trình hình thành năng lực cho học sinh


thông qua các hoạt động giáo dục trong môi trường sư phạm lành mạnh. Xây dựng các mối quan hệ lành mạnh giữa đồng nghiệp với nhau, sẵn sàng hỗ trợ trong công tác chuyên môn, cũng như sự bao dung độ lượng, đồng cảm và sẵn sàng chia sẻ vui buồn với nhau. Đồng thời thiết lập mối quan hệ thầy trò bền vững trên tinh thần tôn trọng và hiểu biết và chia sẻ lẫn nhau. Hình thành các giá trị bản sắc riêng biệt trong tập thể giáo viên, cán bộ công nhân viên và học sinh trong toàn trường. Lấy đó làm thương hiệu và niềm tự hào cho tập thể nhà trường cũng như định hình giá trị thương hiệu của trường đối với cộng đồng xã hội. Thường xuyên tổ chức có hiệu quả các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao nhằm phát hiện những nhân tố tích cực để có kế hoạch khuyến khích bồi dưỡng phù hợp. Qua nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế nhận thấy biểu hiện của công tác lập kế hoạch xây dựng môi trường văn hóa được thể hiện:

- Xây dựng kế hoạch quản lý văn hóa trong nhà trường.

- Thành lập đội ngũ lập kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường.

- Lấy ý kiến các thành viên khi lập kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường.

- Lấy ý kiến học sinh khi lập kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường.

- Ban hành chuẩn mực xử sự bảo đảm sự trung thực trong giáo dục.

- Hướng dẫn xây dựng kế hoạch cho các tổ chức trong trường.

- Dự kiến những khó khăn trong quá trình xây dựng văn hóa nhà trường.

b. Tổ chức thực hiện xây dựng văn hóa nhà trường ở trường trung học phổ thông

Vai trò của chức năng tổ chức trong hoạt động xây dựng kế hoạch văn hóa trường học được thể hiện như sau:

Quá trình tổ chức thực hiện phải đảm bảo tính mục đích, mục tiêu mà nhà trường phấn đấu hướng tới trong xây dựng một môi trường văn hóa lành mạnh phù hợp với nhu cầu phát triển. Căn cứ vào mục tiêu của kế hoạch mà nhà quản lý bố trí thực hiện các nhiệm vụ phù hợp với từng chức năng của từng bộ phận và phù hợp với nhu cầu, năng lực của cá nhân khi đảm nhiệm một trọng trách nào đó trong tổ chức thực hiện kế hoạch. Mục tiêu kế hoạch càng lớn thì hoạt động tổ chức phải đảm bảo bao trùm hết được mọi khâu của quá trình. Mục tiêu kế hoạch dài hạn trong


nhiều năm thì nhà quản lý phải tính đến sự kế thừa các nhiệm vụ và thành quả đã đạt trước đó nhằm trách sự trùng lắp, làm lại những việc đã làm, tìm những cái đã có.

Quá trình tổ chức thực hiện phải phân công công việc cụ thể, giao nhiệm vụ, gắn trọng trách vào kết quả cho từng cá nhân cụ thể.

Tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng môi trường văn hóa trong trường phổ thông đòi hỏi sự tham gia của cả hệ thống chính trị trong toàn trường đồng thời cũng cần sự tham gia của những bộ phận chuyên biệt mang tính chuyên môn. Nên trong quá trình phân công nhiệm vụ nhà quản lý cần chú ý đến tính chuyên môn hóa cân đối trong từng kế hoạch thực hiện, nhằm phát huy hết thế mạnh của những đối tượng khi tham gia kế hoạch.

Quá trình thực hiện kế hoạch nhà quản lý cần đảm bảo sự hoài hòa giữa chuyên môn với năng lực của từng bộ phận. Đảm bảo cân đối giữa lợi ích và trách nhiệm. Nhằm khuyến khích và tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có của nhà trường.

Ngoài ra trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường hiệu trưởng cần đảm bảo nguyên tắc chuẩn hóa trong phân công thực hiện nhiệm vụ. Nguyên tắc này đòi hỏi sự tận dụng và kế thừa năng lực của một cá nhân hay của một tổ chức trong nhà trường có thế mạnh về vấn đề mà kế hoạch yêu cầu thực hiện. Nhà quản lý phải nắm rõ được các yêu cầu của kế hoạch nhằm phân công hợp lý nhiệm vụ cho từng thành viên.

Tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng môi trường văn hóa trường học là cách thức hiệu trưởng tổ chức bộ máy, quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn cho từng bộ phận, cá nhân tham gia thực hiện kế hoạch. Đồng thời quy định quy chế phối hợp xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch.

Trên đây là những vấn đề cơ bản trong quản lý tổ chức thực hiện kế hoạch. Vậy để giúp cho mọi người cùng làm việc với nhau nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu xây dựng văn hóa nhà trường thì cần phải xây dựng được một cơ chế nhất định về những vai trò, nhiệm vụ và vị trí công tác trong quá trình thực hiện kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường bao gồm:

- Phổ biến, học tập, trao đổi về nội dung quản lý văn hóa nhà trường, xây dựng VHNT cho CB,GV, NV và HS;


- Tổ chức tuyên truyền nội dung xây dựng văn hóa nhà trường thông qua các hội nghị, hội thảo sinh hoạt chuyên đề nhằm giúp cho CB,GV, NV và HS nhận thức về văn hóa nhà trường, tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa nhà trường đối với sự phát triển của nhà trường.

- Tiến hành phân công, phân nhiệm cho các bộ phận, tổ chức, cá nhân đảm nhận các hoạt động quản lý, thực hiện xây dựng văn hóa nhà trường.

- Tiến hành huy động và phân bổ các nguồn lực vật chất, tài chính trong quá trình xây dựng văn hóa nhà trường.

- Tổ chức, hướng dẫn các nội dung, công việc cụ thể cần phải thực hiện cho từng bộ phận, cá nhân thực hiện trong quá trình xây dựng văn hóa nhà trường.

- Động viên, khuyến khích, tạo động lực cho các bộ phận, tổ chức, cá nhân thực hiện nội dung xây dựng văn hóa nhà trường theo kế hoạch đã phân công.

- Tiến hành các hoạt đông sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, điều chỉnh trong quá trình thực hiện kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường theo các đợt thi đua, theo học kỳ, năm học và từng giai đoạn.

c. Chỉ đạo thực hiện xây dựng văn hóa nhà trường ở trường trung học phổ thông

Chức năng chỉ đạo thực hiện hay còn gọi là chức năng (chức năng lãnh đạo, chức năng điều khiển) là chức năng nhằm đảm bảo cho quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch đạt đúng mục tiêu đã đề ra trước đó.

Quá trình chỉ đạo thực hiện xây dựng môi trường văn hóa của hiệu trưởng cần đảm bảo các yêu cầu sau đây:

Đảm bảo tính khách quan và khoa học. Kế hoạch được xây dựng trên cơ sở phù hợp với các điều kiện hiện tại của nhà trường. Cho nên quá trình điều hành thực hiện kế hoạch phải đảm bảo tính khoa học trong từng khâu chỉ đạo.

Đảm bảo tính hệ thống, nhất quán. Môi trường văn hóa trong nhà trường là một không gian rộng, liên quan đến nhiều đối tượng. Cho nên trong quá trình thực hiện chức năng chỉ đạo xây dựng, lãnh đạo nhà trường phải đảm bảo được hệ thống hoạt động đồng bộ, tránh trường hợp nhiệm vụ chồng chéo, chức năng của các đối tượng không nhất quán làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện của kế hoạch.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 14/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí