Khái Quát Về Lịch Sử Nghiên Cứu Vấn Đề


Chương 1‌

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG

1.1. Khái quát về lịch sử nghiên cứu vấn đề‌

1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài‌

Thuật ngữ “Văn hóa tổ chức” (Organisational culture,culture organisation) xuất hiện lần đầu tiên trên báo chí Mỹ vào khoảng thập niên 1960. Thuật ngữ “văn hóa công ty” (corporeta culture) được sử dụng để giới thiệu về bản sắc đặc biệt của công ty, doanh nghiệp (Terence Deal và Atlan Kenedy, 1970) và trở nên hết sức phổ biến sau khi tác phẩm văn hóa công ty của Terrence Deal và Atlan Kennedy được xuất bản tại Mỹ năm 1982. “Văn hóa tổ chức” đã chính thức trở thành một khái niệm trong khoa học tổ chức – quản lý xuất hiện ở Âu Mỹ từ những năm 80 của thế kỉ trước và hiện nay là một khái niệm thịnh hành và được phổ biến rộng rãi. Các nghiên cứu đã dần làm rõ nội hàm khái niệm văn hoá tổ chức. “Văn hoá tổ chức là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến và tương đối ổn định trong tổ chức” (Williams, A, Dobson, P & Walters, 1980); “Văn hoá thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn nhau phổ biến trong tổ chức và có xu hướng tự lưu truyền trong thời gian dài” (Kotter, J.P. & Heskett, J.L, 2000); Phẩm chất riêng biệt của tổ chức được nhận thức phân biệt nó với các tổ chức khác trong lĩnh vực. (Gold, K.A.); Văn hoá tổ chức là toàn bộ các giá trị, niềm tin, truyền thống và thói quen có khả năng quy định hành vi của mỗi thành viên trong tổ chức, mang lại cho tổ chức một bản sắc riêng, ngày càng phong phú thêm và có thể thay đổi theo thời gian. (Michel Amiel, Prancis Bonnet, Joseph Jacobs-1993); Xác định văn hóa nhà trường như một kết cấu, một quá trình và một không gian của các giá trị và chuẩn mực có khả năng dẫn các thành viên (các giáo viên, học sinh và cán bộ nhân viên) theo hướng dạy và học chất lượng (Purkey và Smith, 1982); (Dewit và nhóm tác giả 2003) cũng đã đưa ra những minh chứng về tác động, ảnh hưởng rõ nét của văn hóa nhà trường đến kết quả học tập và hành vi của học sinh.

Trong chương trình xây dựng mô hình “Trường học thân thiện” của quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) đề xướng từ những thập kỷ cuối của thế kỷ trước, những nội dung được triển khai liền được bao hàm trong khái niệm “văn hóa học


đường”. Chương trình này đã được triển khai và có kết quả tốt ở nhiều nước trên thế giới. Mô hình này nhắc đến việc mỗi nhà trường phải phấn đấu trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục ở địa phương, phải gương mẫu trong việc gìn giữ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội ở địa phương. Có nhiều mô hình được các nhà nghiên cứu đề xuất để xây dựng văn hóa doanh nghiệp một cách tổng thể mà tiêu biểu là hai tác giả Julie Heifetz & Richard Hagberg đã đề xuất một mô hình 11 bước cụ thể để giúp các doanh nghiệp, công ty áp dụng nhằm xây dựng văn hóa cho đơn vị mình (Nguyễn Viết Lộc, 2009),

Tùy theo cách tiếp cận, văn hóa tổ chức (VHTC) được gọi bằng một số tên khác nhau như văn hóa công ty, văn hóa doanh nghiệp, văn hóa công sở. Trong đó thuật ngữ VHTC được sử dụng phổ biến. Có nhiều định nghĩa khác nhau về VHTC, có thể kể đến một vài quan niệm cơ bản như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Trong tác phẩm “Quản lý hành chính – Lý thuyết và thực hành”, các tác giả Michel Amiel, Prancis Bonnet và Jocobs đã cho rằng “Văn hóa tổ chức là toàn bộ các giá trị, niềm tin, truyền thống và thói quen có khả năng qui định hành vi của mỗi thành viên trong tổ chức, mang lại cho tổ chức một bản sắc riêng, ngày càng phong phú thêm và có thể thay đổi theo thời gian” (Michel Amiel et al, 2000).

Văn hóa tổ chức là tập hợp các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin và hành vi ứng xử của một tổ chức tạo nên sự khác biệt của các thành viên của tổ chức này với thành viên của tổ chức khác (Greert Hofstede, 1991)

Xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường trung học phổ thông tại quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh - 3

Từ những cứ liệu vừa nêu trên, theo tác giả: Văn hóa tổ chức (hay văn hóa của một tổ chức) là quan niệm giá trị cốt lõi, nền tảng của một tổ chức và phải được tất cả các thành viên trong tổ chức chấp nhận một cách tự nguyện. Văn hóa tổ chức sẽ qui định cách tư duy, cách hành động, cách làm việc của tất cả các thành viên trong tổ chức, ảnh hưởng sâu sắc tới mức trở thành những thói quen, nếp sống và sinh hoạt của mọi người khi làm việc trong tổ chức. Đây chính là nét đặc trưng riêng, là văn hóa truyền thống của tổ chức. Một tổ chức mạnh là tổ chức xây dựng được một nền văn hóa của nó gồm những giá trị cơ bản, ý thức trách nhiệm và tinh thần tập thể của tất cả các thành viên trong tổ chức đó. Văn hóa của tổ chức đó sẽ tạo nên một tinh thần hăng say, hứng khởi, nhiệt huyết thúc đẩy mọi cá nhân và tập thể trong tổ chức


đó say mê phấn đấu và nỗ lực hết sức để cho tổ chức luôn luôn đạt kết quả tốt nhất, góp phần tích cực thúc đẩy quá trình đổi mới và phát triển của tổ chức.

1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước‌

Từ xưa xây dựng văn hóa nói chung và xây dựng văn hóa nhà trường nói riêng đã được các thế hệ xem như là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam như “tôn sư trọng đạo”, “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, “một chữ cũng thầy, nửa chữ cũng thầy”. Trong quá trình phát triển, VHNT biểu hiện trong mọi phương diện quản lí, trong các hoạt động dạy học cũng như trong mọi hành vi ứng xử của các thành viên tạo nên sự khác biệt, bản sắc riêng của nhà trường đó, tạo thành phong cách ổn định và có tính nhất quán.

Song Thành ( 2010) đã viết: các nhà báo nước ngoài từng tiếp xúc với Hồ Chí Minh đều nhận xét: trong văn hoá Hồ Chí Minh có chất "uymua" Anh, chất lịch thiệp, trang nhã Pháp, chất thâm thuý, hàm súc của các nhà hiền triết phương Đông. Chính Hồ Chí Minh đã sớm khẳng định điều này: “Văn hoá Việt Nam là ảnh hưởng lẫn nhau của văn hoá Đông phương và Tây phương chung đúc lại”. Và Người đã nhắc nhở các nhà văn hoá Việt Nam: “Tây phương hay Đông phương có cái gì tốt, ta học lấy để tạo ra một nền văn hoá Việt Nam. Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của văn hoá xưa và nay, trau dồi cho văn hoá Việt Nam có tinh thần thuần tuý Việt Nam, để hợp với tinh thần dân chủ”1. Mặt khác, Người cũng căn dặn: “Mình đã hưởng cái hay của người thì cũng phải có cái hay cho người ta hưởng. Mình đừng chịu vay mà không trả2, nghĩa là phải biết học tập một cách sáng tạo, để có những đóng góp xứng đáng vào kho tàng văn hoá của nhân loại. Đó là nguyên tắc phương pháp luận nhất quán của Hồ Chí Minh trên con đường tiếp biến các giá trị văn hoá của loài người. Hồ Chí Minh được thừa nhận là biểu tượng sáng ngời của sự tích hợp văn hoá Đông - Tây, trước hết đó là kết quả của một đời không ngừng học tập và thâu thái; mặt khác cũng là do Người đã luôn biết xuất phát từ bản lĩnh, bản sắc của văn hoá dân tộc để tiếp thu và biến hoá những giá trị của loài người, làm phong phú vốn văn hoá của mình mà vẫn giữ được tinh thần thuần tuý Việt Nam.

Ở nước ta, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành “Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nước”. Quy chế này nêu các nguyên tắc thực hiện văn hóa


công sở. Đó là: phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc và điều kiện kinh tế - xã hội; phù hợp với định hướng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, hiện đại; phù hợp với các quy định của pháp luật và mục đích, yêu cầu hành chính, chủ trương hiện đại hóa nền hành chính nhà nước (Thủ tướng Chính phủ, 2007).

Từ đây chúng ta thấy rằng, việc xây dựng VHNT được coi là một trong những yếu tố hàng đầu làm nên sự thành công trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nước ta nói chung và nhà trường nói riêng. Trong bối cảnh giao lưu và hội nhập giáo dục với thế giới, chúng ta không chỉ tiếp thu những tiến bộ về khoa học, kĩ thuật, công nghệ mà chúng ta còn cần tạo nên bản sắc văn hóa riêng cho các tổ chức giáo dục của nước mình, bởi nhà trường chính là nơi mà hàm lượng văn hóa phải có ở mức cao nhất; là nơi hội tụ văn hóa ở mức đậm đặc nhất mới có đủ khả năng để tạo ra những sản phẩm đặc biệt của giáo dục – những con người có văn hóa, đặc biệt những sản phẩm này không được phép có lỗi.

Việc xây dựng VHNT đã được đề cập ở cấp học từ bậc phổ thông, cao đẳng đến đại học. Có những đề tài khoa học, bài tham luận nói về vấn đề này, có thể kể đến:

- Phạm Minh Hạc, Hồ Sĩ Quý (2002), Nghiên cứu con người, đối tượng và những hướng chủ yếu, ( Niên giám nghiên cứu số 1, nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội), cho rằng xây dựng môi trường văn hóa trường học tạo điều kiện để đưa ra tiêu chí chân, thiện, mỹ vào trong trường đại học.

- Nguyễn Vũ Bích Hiền, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Xuân Thanh (2017), Giáo trình văn hóa tổ chức, vận dụng vào phân tích văn hóa nhà trường, Nhà xuất bản đại học sư phạm Hà Nội. Trong đó tác giả sử dụng nền tảng của văn hóa tổ chức để nghiên cứu về văn hóa nhà trường ở một số nội dung cơ bản, đồng thời tác giả cũng xác định những ảnh hưởng của văn hóa truyền thống dân tộc đến văn hóa nhà trường và những xu hướng phát triển của văn hóa nhà trường Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

- Trường Cán bộ Quản lí giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh (2013), Module 4: Quản lí nhà trường, tài liệu học tập bồi dưỡng cán bộ quản lí trường phổ thông. Tài


liệu đã trình bày những nội dung cơ bản về văn hóa nhà trường và rút ra những giá trị cốt lõi về tầm quan trọng của xây dựng văn hóa nhà trường, các yếu tố cấu thành văn hóa nhà trường; vai trò lãnh đạo quản lý, xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường.

- Phạm Quang Huân (2007), Văn hóa tổ chức, hình thái cốt của VHNT, kỷ yếu Hội thảo văn hóa học đường do Viện NCSP, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội. Trong đó tác giả cũng tiếp tục khẳng định, VHNT là văn hóa của một tổ chức. Tác giả phân tích 7 biểu hiện trong hình thái và cấp độ biểu hiện của VHNT đồng thời đưa ra 5 lí do để khẳng định tầm quan trọng của VHNT đối với chất lượng giáo dục: Văn hóa là tài sản lớn của bất kì một tổ chức nào, VHNT tạo động lực làm việc, VHNT hỗ trợ điều phối và kiểm soát, VHNT hạn chế tiêu cực và xung đột, văn hóa nâng cao chất lượng các hoạt động trong nhà trường.

- Lê Thị Ngoãn (2009), Xây dựng VHNT Cao đẳng Công nghiệp Nam Định, Luận văn thạc sĩ khoa học Quản lí giáo dục, Đại học Thái Nguyên. Đề tài tập trung giải quyết 3 nội dung: cơ sở lí luận, thực trạng quản lí và xây dựng văn hóa và nêu ra 9 các giải pháp cụ thể để xây dựng VHNT tại Cao đẳng Công nghiệp Nam Định.

- Đỗ Huy (2001), Xây dựng môi trường văn hoá ở nước ta hiện nay từ góc nhìn giá trị văn hoá, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội. Cuốn sách tiếp cận văn hóa theo giá trị lịch sử – xã hội, làm hiện diện bản chất của môi trường văn hóa mà các thế hệ phải giữ gìn và phát triển.

- Đinh Viễn Trí - Đông Phương Tri (Ngọc Anh dịch) (2003), Văn hóa giao tiếp ứng xử, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội. Công trình tập trung bàn về cách xử thế có văn hóa “Biết co biết duỗi”. Theo đó, tác giả luận bàn về xử thế trong lúc co, lập trí trong lúc duỗi, làm người trong lúc co, lập đức trong lúc duỗi, làm việc trong lúc co, lập nghiệp trong lúc duỗi. Công trình nhấn mạnh môn co duỗi học dạy người ta xử thế, an thân, lập mệnh. Nhất co nhất duỗi nguyên là bản năng của con người và vạn vật, đồng thời cũng là trí năng xử thế để sinh tồn. Quyển sách là cẩm nang ý nghĩa giúp đề ra các giải pháp xây dựng văn hóa linh hoạt, chủ động.

- V.M Rôđin (2000), Văn hóa học (Người dịch: Nguyễn Hồng Minh), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Sách tập trung trình bày các nguyên lý cơ bản, kiến thức nền tảng của khoa học văn hóa, cung cấp những phương pháp tư duy và năng


lực nghiên cứu về văn hóa.

- Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Quản lí VHNT, Tài liệu bài giảng chương trình đào tạo thạc sĩ QLGD, trường ĐHGD, ĐHQG Hà Nội. Trong tài liệu này, tác giả đã hệ thống lại các vấn đề cơ bản của văn hóa tổ chức cũng như VHNT, từ đó đưa ra những gợi ý và những hướng vận dụng trong xây dựng VHNT đối với các nhà trường ở Việt Nam.

- Đặc biệt là Lê Thị Ngọc Thúy (2014), Xây dựng văn hóa nhà trường phổ thông, được xuất bản trên cơ sở những nghiên cứu của Luận án Tiến sĩ Quản lý Giáo dục được thực hiện tại Trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN của chính tác giả. Cuốn sách bao gồm 3 chương: Chương 1 - Một số vấn đề chung về văn hóa nhà trường phổ thông; Chương 2 - Xây dựng văn hóa nhà trường phổ thông Việt Nam trong bối cảnh hiện nay: Một số kiến giải; Chương 3 - Bộ công cụ đánh giá văn hóa nhà trường phổ thông. Ưu điểm lớn nhất của công trình chuyên khảo này là không chỉ dừng lại ở lý thuyết, quan điểm mà còn có hướng dẫn thực hành, đặc biệt xây dựng được bộ công cụ đánh giá văn hóa nhà trường phổ thông, đi sâu vào nhà trường tiểu học Việt Nam với một bộ công cụ đánh giá cụ thể và có thể vận dụng cho các cơ sở giáo dục đào tạo khác. Tuy nhiên, bộ công cụ đánh giá này thiên về định tính, rất khó định lượng.

Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu trên đây là những khảo cứu khá chuyên sâu về việc quản lí và xây dựng VHNT ở bậc Cao đẳng và Đại học, tuy nhiên vẫn chưa có đề tài đề cập đến công tác xây dựng VHNT ở bậc THPT – bậc học giữ vai trò bản lề trong việc định hướng lối đi cho học sinh, tạo ra những hạt giống cho các trường dạy nghề, Cao đẳng, Đại học. Cùng với nhiệm vụ đó, việc xây dựng văn hóa tổ chức trong nhà trường nói chung, bậc trung học phổ thông nói riêng là vấn đề có ý nghĩa sống còn, nhất là trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện nhà trường hiện nay. Tầm quan trọng của xây dựng văn hoá tổ chức trong nhà trường được thể hiện: văn hoá là bản sắc độc đáo của bất kỳ một tổ chức nhà trường nào; văn hoá tạo động lực làm việc và học tập cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; văn hóa hỗ trợ là công cụ đắc lực để quản lí và kiểm soát, hạn chế mâu thuẫn, xung đột và tiêu cực; văn hoá nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục của nhà trường. Muốn nhà


trường phát triển vững mạnh thì xây dựng một môi trường văn hóa là quy luật tất yếu, nhất là bậc trung học phổ thông, bậc học của những những thế hệ trưởng thành, chuẩn bị hòa nhập và cống hiến cho xã hội. Những kết quả nghiên cứu trên đều quy về điểm chung là nghiên cứu từ tổng quát đến chi tiết nội hàm và các biểu hiện của văn hóa; có giá trị, kinh nghiệm rất lớn và mở ra nhiều hướng mới cho chúng tôi trong việc nghiên cứu đề tài của mình.

1.2. Một số khái niệm cơ bản‌

1.2.1. Văn hóa‌

Theo Lê Thị Ngọc Thúy (2014) cho rằng: Văn hóa là thuật ngữ đa nghĩa, theo thống kê của các nhà nghiên cứu cho đến nay có đến gần 200 định nghĩa khác nhau về văn hóa, điều này phản ánh sự đa dạng và phức tạp của khái niệm văn hóa.

Xét về thuật ngữ gốc, trong tiếng Hán cổ, văn hóa có nghĩa là làm biến đổi một cái gì đó cho đẹp, đẹp hơn. Ở đây văn hóa là giáo hóa, là giáo dục và cảm hóa cá nhân và xã hội theo cái đẹp. Trong ngôn ngữ phương Tây thì văn hóa vừa có nghĩa là cái rất quý giá, thiêng liêng, vừa có nghĩa là sự chăm sóc, vun trồng. Như vậy, văn hóa không phải là một vật cụ thể, là một cái gì đó quan sát và cầm nắm được mà là một trạng thái, tính chất và tác động đến đời sống của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng (Trần Thị Thuyết Mai et a1., 2013),

Xét về thuật ngữ văn hóa ngày nay, khái niệm văn hóa đã có sự mở rộng hơn. Theo nghĩa rộng, văn hóa được xác định theo các nghĩa sau:

- Theo Từ điển tiếng Việt của (Nguyễn Lân, 1997) văn hóa được hiểu theo ba nghĩa: Thứ nhất: văn hóa là toàn thể những thành tựu của loài người trong sản xuất, xã hội và tinh thần. Thứ hai: Văn hóa là sự hiểu biết về sự vật hay về cách xử thế tích lũy bằng việc học tập có hệ thống hoặc thấm nhuần đạo đức và các phép tắc lịch sự. Thứ ba: văn hóa đồng nghĩa với văn minh.

- Văn hóa là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lao động và học tập, là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh nhân loại.

- Văn hóa là những nét đặc trưng, tiêu biểu nhất của xã hội thể hiện trên các mặt vật chất, tinh thần, tri thức và tình cảm.


- Theo Unesco: “Văn hóa là tổng thể sống động những sáng tạo (của cá nhân và cộng đồng) trong quá khứ và hiện tại. Qua các thế kỉ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống giá trị, truyền thống, thị hiếu - những đặc tính riêng của mỗi dân tộc” (dẫn theo Lê Thị Ngọc Thúy, 2014).

- Theo nghĩa hẹp hơn: Văn hóa là những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách một xã hội hay một nhóm người trong xã hội.

Từ những nghiên cứu về khái niệm văn hóa, trong phạm vi đề tài của mình, chúng tôi tiếp cận ở nghĩa hẹp hơn: văn hóa là những giá trị vật chất và tinh thần mang đặc trưng riêng của một nhóm người, một tổ chức hoặc một xã hội được con người sáng tạo ra trong quá trình sống, hoạt động, phát triển trong xã hội.

1.2.2.Văn hóa tổ chức‌

Edgar Henry Schein (2012) cho rằng: văn hóa tổ chức là hệ thống những giá trị, niềm tin được chia sẻ, phát triển trong một tổ chức và định hướng hành vi của các thành viên.

Nhiều nhà nghiên cứu đều thống nhất xác định: Văn hóa tổ chức là toàn bộ các giá trị, niềm tin, truyền thống và thói quen có khả năng quy định hành vi của các thành viên trong tổ chức và mang lại cho tổ chức một bản sắc riêng (Trần Thị Tuyết Mai et a1., 2013).

Từ những nghiên cứu của mình, chúng tôi thống nhất quan điểm xác định của nhóm nghiên cứu Focus: Văn hóa tổ chức là tập hợp các giá trị cơ bản, chuẩn mực đạo đức, phương tiện và các mẫu hành vi quy định cách thức những người trong một tổ chức tương tác với nhau và đầu tư năng lực vào công việc của mình và vào tổ chức hay cơ quan nói chung. Hay nói cách khác, văn hóa tổ chức là các giá trị, niềm tin, hiểu biết, chuẩn mực cơ bản được toàn thể các thành viên trong tổ chức cùng chia sẻ, tự giác chấp nhận. Nó quy định cung cách tư duy, cung cách hành động của mọi người trong tổ chức (dẫn theo Trần Thị Tuyết Mai et a1., 2013).

Các bước hình thành văn hóa tổ chức:

Bước 1: Đề xuất có ý tưởng về văn hóa của tổ chức (cá nhân hoặc nhóm người sáng lập)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2023