0
BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI
********
NGUYỄN THÀNH NAM
GIÁO DỤC THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527) NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA HỌC
PHỤ LỤC LUẬN ÁN
HÀ NỘI, 2017
MỤC LỤC PHỤ LỤC
Tên phụ lục | Nguồn | Trang | |
1 | Phụ lục 1: Các triều đại thời Lê Sơ (1428 – 1527), 99 năm, quốc hiệu Đại Việt | Tác giả sưu tầm | 160 |
2 | Phụ lục 2: Thể thức, địa điểm và học vị của các kỳ thi Nho học thời Lê Sơ | Tác giả sưu tầm | 161 |
3 | Phụ lục 3: Thống kê khoa thi Hội, số người dự thi và số người đỗ thi Hội thời Lê Sơ | Tác giả sưu tầm | 162 |
4 | Phụ lục 4: Một số viên quan thời Lê Sơ xuất thân từ Tiến sĩ Nho học | Tác giả sưu tầm | 163 |
5 | Phụ lục 5: Những quy định của thời Lê Sơ có liên quan đến giáo dục | Tác giả sưu tầm | 164 |
6 | Phụ lục 6: Trích một số bài phỏng vấn liên quan đến luận án | Tác giả thực hiện và sưu tầm | 175 |
7 | Phụ lục 7: Mẫu phiếu khảo sát thực trạng giáo dục đại học Việt Nam hiện đại | Tác giả thực hiện | 184 |
Có thể bạn quan tâm!
- Chú Trọng Xây Dựng Con Người Với Tư Cách Là Chủ Thể Của Hoạt Động Giáo Dục Và Chủ Thể Sáng Tạo Văn Hóa
- Giáo dục thời Lê Sơ (1428 – 1527) nhìn từ góc độ văn hóa học - 19
- Nguyễn Tài Thư (1993), Lịch Sử Tư Tưởng Việt Nam, Tập 1, Nxb Khoa Học Xã Hội.
- Giáo dục thời Lê Sơ (1428 – 1527) nhìn từ góc độ văn hóa học - 22
- Giáo dục thời Lê Sơ (1428 – 1527) nhìn từ góc độ văn hóa học - 23
- Giáo dục thời Lê Sơ (1428 – 1527) nhìn từ góc độ văn hóa học - 24
Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.
Phụ lục 1
CÁC TRIỀU ĐẠI THỜI LÊ SƠ (1428 – 1527), 99 NĂM, QUỐC HIỆU ĐẠI VIỆT
[Nguồn: Tác giả sưu tầm]
NIÊN HIỆU | NĂM | ||
1. Lê Thái Tổ (Lê Lợi) | Thuận Thiên | Mậu Thân | 1426 - 1433 |
2. Lê Thái Tông (Lê Nguyên Long) | Thiệu Bình | Quý Sửu | 1433 – 1442 |
3. Lê Nhân Tông (Lê Bang Cơ) | Thái Hòa | Nhâm Tý | 1442 – 1459 |
Lê Nghi Dân (cướp ngôi) | Thiên Hưng | Kỷ Mão | 1459 |
4. Lê Thánh Tông Lê Tư Thành | Hồng Đức | Canh Thìn | 1460 – 1497 |
5. Lê Hiến Tông (Lê Tăng) | Cảnh Thống | Mậu Ngọ | 1498 – 1504 |
6. Lê Túc Tông (Lê Thuần) | Thái Trinh | Giáp Tý | 1504 |
7. Lê Uy Mục (Lê Tuấn) | Đoan Khánh | Ất Sửu | 1505 – 1509 |
8. Lê Tương Dực (Lê Oanh) | Hồng Thuận | Kỷ Tỵ | 1509 – 1516 |
9. Lê Chiêu Tông (Lê Ý) | Quang Thiệu | Bính Tý | 1516 – 1522 |
10. Lê Cung Hoàng (Lê Xuân) | Thống Nguyên | Nhâm Ngọ | 1522 - 1527 |
Phụ lục 2
THỂ THỨC, ĐỊA ĐIỂM VÀ HỌC VỊ CỦA CÁC KỲ THI NHO HỌC THỜI LÊ SƠ
[Nguồn: Tác giả sưu tầm]
Kỳ thi | Địa điểm | Bài thi | Học vị được nhận | |
1 | Thi Hương | Địa phương | Gồm 4 kỳ: - Kỳ 1: Kinh nghĩa - Kỳ 2: Thơ phú - Kỳ 3: Chế, chiếu, biểu - Kỳ 4: Văn sách | -Đỗ kỳ ba (tam trường): Sinh đồ - Đỗ kỳ bốn (tứ trường): Hương Cống, được đi thi Hội, đỗ đầu: Giải nguyên, đỗ thứ 2: Á nguyên. |
2 | Thi Hội | Kinh đô | Gồm 4 kỳ như thi Hương nhưng bài thi khó hơn. Đỗ đầu là Hội Nguyên. | Vượt qua được 4 kỳ (4 trường) gọi là trúng cách (đủ điểm đỗ để vào thi Đình). |
3 | Thi Đình | Điện Kính Thiên | Bài văn sách Đình đối (đầu đề văn sách do đích thân vua ra và trực tiếp lấy đỗ) | Ba bậc (đỗ đầu là Đình nguyên). - Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ (Tam khôi). + Đệ nhất danh (Trạng nguyên). + Đệ nhị danh (Bảng nhãn) + Đệ tam danh (Thám hoa). - Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp). - Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân (Tiến sĩ). |
Phụ lục 3
THỐNG KÊ KHOA THI HỘI, SỐ NGƯỜI DỰ THI VÀ SỐ NGƯỜI ĐỖ THI HỘI THỜI LÊ SƠ
[Nguồn: Tác giả sưu tầm]
Khoa thi | Số người dự thi | Số người đỗ | |
1 | Đại Bảo 3 (1442) | 450 | 33 |
2 | Thái Hòa 6 (1448) | 750 | 28 |
3 | Quang Thuận 4 (1463) | 1.400 | 44 |
4 | Quang Thuận 7 (1466) | 1.100 | 27 |
5 | Quang Thuận 10 (1469) | Không ghi | 22 |
6 | Hồng Đức 3 (1472) | Không ghi | 27 |
7 | Hồng Đức 6 (1475) | 3.200 | 43 |
8 | Hồng Đức 9 (1478) | Không ghi | 62 |
9 | Hồng Đức 12 (1481) | 2.000 | 40 |
10 | Hồng Đức 15 (1484) | Không ghi | 44 |
11 | Hồng Đức 18 (1487) | Không ghi | 60 |
12 | Hồng Đức 21 (1490) | Không ghi | 54 |
13 | Hồng Đức 24 (1493) | Không ghi | 48 |
14 | Hồng Đức 27 (1496) | Không ghi | 30 |
15 | Cảnh Thống 2 (1499) | Không ghi | 55 |
16 | Cảnh Thống 5 (1502) | 5.000 | 61 |
17 | Đoan Khánh 1 (1505) | Không ghi | 55 |
18 | Đoan Khánh 4 (1508) | Không ghi | 54 |
19 | Hồng Thuận 3 (1511) | Không ghi | 47 |
20 | Hồng Thuận 6 (1514) | 5.700 | 43 |
21 | Quang Thiệu 3 (1518) | Không ghi | 17 |
22 | Quang Thiệu 5 (1520) | Không ghi | 14 |
23 | Thống Nguyên 2 (1523) | Không ghi | 36 |
24 | Thống Nguyên 5 (1526) | Không ghi | 20 |
Phụ lục 4
MỘT SỐ VIÊN QUAN THỜI LÊ SƠ XUẤT THÂN TỪ TIẾN SĨ NHO HỌC
[Nguồn: Tác giả sưu tầm]
Họ Và tên | Năm thi đỗ | Chức quan | Triều vua | |
1 | Đào Công Soạn | 1426 | Nhập nội hành khiển | Lê Nhân Tông |
2 | Nguyễn Thiên Tích | 1431 | Phó sứ viện Nội mật | |
3 | Nguyễn Trực | 1442 | Trung thư lệnh Tri tam quán | Lê Thánh Tông |
4 | Nguyễn Như Đồ | 1442 | Lần lượt làm thượng thư các bộ Lễ, Lại | Lê Nhân Tông |
5 | Lương Như Hộc | 1442 | ||
6 | Nguyễn Cư Đạo | 1442 | Thượng thư bộ Hộ | Lê Thánh Tông |
7 | Lương Thế Vinh | 1463 | Thi thư viện Hàn lâm kiêm Sùng văn quán cục Tú lâm | Lê Thánh Tông |
8 | Quách Đình Bảo | 1463 | Thượng thư bộ Hình | Lê Thánh Tông |
9 | Quách Hữu Nghiêm | 1463 | Thượng thư bộ Lại | Lê Hiến Tông |
10 | Đỗ Nhuận | 1466 | Thị độc Hàn lâm viện | Lê Thánh Tông |
11 | Đào Cử | 1466 | Thượng thư bộ Hộ kiêm tri Sùng văn quán Tú lâm cục | Lê Thánh Tông |
12 | Thân Nhân Trung | 1469 | Thượng thư bộ Lại kiêm Quốc tử giám tế tửu | Lê Thánh Tông |
13 | Đàm Văn Lễ | 1469 | Thượng thư bộ Lễ kiêm chưởng Hàn Lâm viện sự | Lê Thánh Tông |
14 | Nguyễn Bảo | 1472 | Tả Thị lang bộ Lễ | Lê Hiến Tông |
15 | Lê Tuấn Nga | 1472 | Thượng thư ? | Lê Thánh Tông |
16 | Bùi Xương Trạch | 1478 | Thượng thư bộ Binh kiêm đô Ngự sử tế tửu Quốc Tử Giám | Lê Hiến Tông |
17 | Lương Đắc Bằng | 1499 | Thượng thư bộ Lại | Lê Tương Dực |
v.v. |
Phụ lục 5
NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA TRIỀU LÊ SƠ GIAI ĐOẠN 1428 – 1527 CÓ LIÊN QUAN ĐẾN GIÁO DỤC
(qua Khâm định Việt sử thông giám cương mục)
[Nguồn: Tác giả sưu tầm]
1. Tập 1
Sự kiện liên quan đến giáo dục, dùng người | |
808 | - Lê Thái Tổ từ khi mới lập quốc, để ý ngay đến việc gây dựng nhân tài: Trong kinh thì lập Quốc Tử Giám, lưạ chọn con cháu nhà các quan và những người tuấn tú trong nhân dân sung làm giám sinh; ngoài các lộ thì lập trường học ở từng lộ, lựa các con em những nhà lương thiện trong dân gian sung làm lộ hiệu sinh; cử những nhà Nho đáng làm thầy đứng ra dạy dỗ |
824 | - Hạ chiếu lựa con các quan văn vò vào hầu Thái tử học tập và đến nhà Quốc học để theo học: Các con từ 9 đến 15 tuổi của quan vò từ chức Quản lãnh và quan văn từ chức Hành khiển trở lên đều được vào hầu Hoàng Thái tử học tập. Các con từ 9 đến 17 tuổi của quan vò từ Đồng tri xuống đến Đại đội trưởng và của quan văn từ Thượng thư xuống đến Thất phẩm đều được vào nhà Quốc học theo đuổi việc học (1429). |
831 | - Hạ chiếu cho tiến cử những người hiền năng còn bị bỏ sót Nhà vua hạ chiếu: “Những bậc hào kiệt trong thiên hạ vì sót lọt chìm lịm không ai tiến cử, hoặc có kẻ thù hằn chèn ép mà bị che đậy dập vùi, không bởi đâu ló mình ra được. Vậy ai nấy đều được phép đến chỗ Thiếu phó Lê Văn Linh để xét rò sự thực rồi tâu lên để bổ dụng, chứ không câu nệ là ngụy quan, là nhân sĩ hay thứ dân, miễn chỉ chuộng lấy người có tài có đức. - Thi Minh Kinh: Trước kia, sắc sai các quan vò trong kinh đô và ngoài các lộ từ Tứ phẩm trở xuống, văn thì thông kinh sử, vò thì thông Vũ kinh: Đến |
Sự kiện liên quan đến giáo dục, dùng người | |
tháng 5 năm sau, tất cả đều học tập đông đủ ở Đông kinh để dự kì Khảo thí theo môn học của mình. Đến đây nhà vua mở khoa Minh Kinh, lại sắc sai quân nhân các lộ và những người ẩn dật ở rừng núi hễ có ai thông kinh sử và giỏi văn nghệ thì đều đến Đô sảnh đường, chờ đợi quan trên cùng sát hạch một thể. | |
832 | - Tháng 6 thi các Tăng đạo. Sắc sai các Tăng đạo: Hễ ai thông kinh điển, cẩn thận giữ được giới hạnh thì đến sảnh đường để sát hạch: Nếu trúng tuyển thì sẽ cấp cho tờ thiếp chứng nhận làm sư; còn thì phải hoàn tục. - Hạ chiếu cho các quan từ Tam phẩm trở lên được phép tiến cử người hiền tài. |
836 | Tháng 3 năm 1431, Tân Hợi, Mở khoa thi Hoành Từ. Nhà vua ngự ở hành cung Bồ Đề thi các sĩ tử. Bọn Nguyễn Thiên Tích trúng tuyển được bổ làm Ngự tiền học sinh. Tháng 12, sách Lam Sơn thực lục làm xong |
843 | Năm 1434 Giáp Dần, Lê Thái Tông hạ lệnh cho con cháu về ngành đích của các quan văn vò từ Lục phẩm trở lên được vào học ở Quốc Tử Giám. |
845 | Khảo hạch học sinh các lộ: trước kia Lê Thái Tổ có hạ chiếu cho trong nước về việc dựng nhà học, gây nhân tài, lựa lấy con em các nhà lương thiện ở dân gian sung làm Hiệu sinh các lộ, rồi cất đặt các nhà Nho học làm thầy để dạy dỗ. Đến đây, nhà vua ra lệnh cho tập hợp ở dinh quan Bản đạo để quan trên sát hạch xem sự tiến tới ra sao, lấy trúng tuyển hơn một nghìn người, chia làm ba bậc: Bậc nhất và bậc nhì được bổ vào Quốc Tử Giám, bậc ba cho về trường hàng lộ để đọc sách. Cả ba bậc này đều được miễn sai dịch. |
856 | - Tháng 8. Bàn mở khoa thi Tiến sĩ . Nhà vua hạ chiếu rằng: “ Muốn có công hiệu về việc tìm người hiền, trước phải kén lấy kẻ sĩ; Đường lối kén lấy kẻ sĩ đầu tiên phải mở khoa thi. Khi đức Thái Tổ mới lập quốc, bắt tay |