Xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường trung học phổ thông tại quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh - 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT‌


Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

CBGV

Cán bộ giáo viên

CBQL

Cán bộ quản lí

CNH

Công nghiệp hóa

ĐHGD

Đại học giáo dục

ĐHQG

Đại học Quốc gia

ĐLC

Độ lệch chuẩn

ĐTB

Điểm trung bình

GD

Giáo dục

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GV

Giáo viên

HĐH

Hiện đại hóa

HS

Học sinh

NCSP

Nghiên cứu sư phạm

NV

Nhân viên

NXB

Nhà xuất bản

PT

Phổ thông

QL

Quản lí

QLGD

Quản lí giáo dục

QLNT

Quản lí nhà trường

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TS

Tần số

VHNT

Văn hóa nhà trường

VHTC

Văn hóa tổ chức

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường trung học phổ thông tại quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG‌

Bảng 2.1. Quy mô đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường THPT quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. 38

Bảng 2.2. Số lượng học sinh các trường THPT quận Bình Thạnh, Thành phố

Hồ Chí Minh 39

Bảng 2.3. Thống kê về cơ sở vật chất 40

Bảng 2.4. Chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh 41

Bảng 2.5. Số lượng mẫu phiếu khảo sát thực trạng và biện pháp 45

Bảng 2.6. Kết quả mức độ nhận thức của CB, GV, NV và HS về việc xây dựng VHNT 47

Bảng 2.7. Kết quả môi trường văn hóa nhà trường, lớp học 48

Bảng 2.8. Kết quả mối quan hệ giữa GV với GV 51

Bảng 2.9. Kết quả mối quan hệ giữa GV với HS 52

Bảng 2.10. Kết quả mối quan hệ giữa HS với HS 53

Bảng 2.11. Kết quả lãnh đạo nhà trường xây dựng môi trường làm việc cho GV, NV. 55

Bảng 2.12. Kết quả xây dựng văn hóa nhà trường thông qua hoạt động của giáo viên 58

Bảng 2.13. Kết quả lập kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường 60

Bảng 2.14. Kết quả tổ chức thực hiện xây dựng văn hóa nhà trường 62

Bảng 2.15. Kết quả chỉ đạo thực hiện xây dựng văn hóa nhà trường 64

Bảng 2.16. Kết quả công tác kiểm tra đánh giá thực hiện xây dựng văn hóa nhà trường 65

Bảng 2.17. Kết quả nguyên nhân khách quan của thực trạng xây dựng VHNT 67

Bảng 2.18. Kết quả nguyên nhân chủ quan của thực trạng xây dựng VHNT 68

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát về tính hợp lý của các biện pháp xây dựng VHNT... 84 Bảng 3.2 Kết quả khảo sát về tính khả thi của các biện pháp xây dựng VHNT .. 87 Bảng 3.3 Kết quả tương quan giữa mức độ hợp lí và mức độ khả thi của các

biện pháp 88

MỞ ĐẦU‌

1. Lý do chọn đề tài

Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Văn hóa liên kết với sự tiến hóa sinh học của loài người và là sản phẩm của con người. Con người có khả năng hình thành văn hóa với tư cách là thành viên của một xã hội, con người tiếp thu văn hóa, bảo tồn nó đồng thời truyền đạt nó từ thế hệ này sang thế hệ khác. Do đó, song song cùng với sự tồn tại của giáo dục, văn hóa xuất hiện từ khi có loài người, có xã hội. Văn hóa tồn tại khách quan và tác động trực tiếp vào con người đang sống trong nó. Nếu môi trường tự nhiên là cái nôi đầu tiên nuôi sống con người, để loài người hình thành và sinh tồn thì văn hóa là cái nôi thứ hai giúp con người xây dựng được hình ảnh bản thân theo đúng nghĩa tích cực của nó, hoàn thiện con người, hướng con người đến khát vọng vươn tới Chân – Thiện – Mĩ. Vì vậy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước” với mục tiêu “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học; Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT ngày 18/10/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Quy định tổ chức hoạt động văn hóa của học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục; Công văn số 282/BGDĐT- CTHSSV ngày 25/01/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hóa trong trường học.

Trong một tổ chức nói chung, cũng như Nhà trường nói riêng, văn hóa luôn là giá trị chuẩn mực, định hướng và điều chỉnh mọi mặt từ nhận thức đến hành động của các thành viên, qua đó thúc đẩy sự phát triển và xây dựng hình ảnh tốt đẹp của tổ chức đó. Do đó, điều quan trọng là mỗi cá nhân, đặc biệt là nhà quản lí có ý thức được sự tồn tại của văn hóa để quản lý và sử dụng được sức mạnh của nó hay không. Bản thân văn hóa rất đa dạng và phong phú, nhưng tất cả đều cùng hướng đến một nghĩa chung căn bản nhất: văn hóa là sự giáo hóa, vun trồng nhân cách con người, làm cho con người và cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn.


Văn hóa nhà trường (VHNT) có đầy đủ đặc tính của văn hóa tổ chức song nó có những đặc trưng riêng, cơ bản. VHNT liên quan tới toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của một nhà trường. Nó biểu hiện trước hết trong tầm nhìn, sứ mệnh, triết lý, mục tiêu, các giá trị, phong cách lãnh đạo, quản lý bầu không khí tâm lý. Thể hiện thành hệ thống các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin, quy tắc ứng xử được xem là tốt đẹp và được mỗi người trong nhà trường chấp nhận.

Trong một tổ chức trường học nói chung và nhà trường trường trung học phổ thông nói riêng VHNT được thể hiện bao gồm từ phong cách ngôn ngữ của cán bộ quản lý, của giáo viên (GV) và học sinh (HS) cũng như những thái độ quan tâm đến những nội dung chương trình và phương pháp giáo dục (GD), đến những định hướng giá trị nhân cách của HS và cả GV trước những thay đổi trong cuộc sống xã hội hiện nay. Tóm lại, VHNT lành mạnh sẽ giảm bớt được xung đột và tăng tính ổn định trong công cuộc xây dựng hình ảnh và phát triển của giáo dục nhà trường.

Đối với đội ngũ cán bộ giáo viên (CBGV) nhà trường, VHNT thúc đẩy sự sáng tạo cá nhân, tạo nên tình cảm gắn bó chân thành giữa các thành viên và đảm bảo cho sự hợp tác vì mục đích chung. Chính nhân cách nhà giáo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhân cách học trò. Vì vậy ngoài việc chú trọng nâng cao tay nghề chuyên môn, giáo viên phải có trình độ văn hóa và hiểu biết rộng về cuộc sống, có kiến thức sâu sắc về văn hóa xã hội. Đối với HS, văn hóa tạo nên giá trị đạo đức và có vai trò điều chỉnh hành vi. Khi được giáo dục trong một môi trường văn hóa và thấm nhuần hệ giá trị văn hóa, HS hình thành được những hành vi chuẩn mực, khao khát cuộc sống hướng thiện và sống có lý tưởng. Học sinh vận dụng năng lực văn hóa để điều tiết hành vi một cách hài hòa, tự điều chỉnh mình phù hợp với hoàn cảnh, ứng xử hợp lẽ, hợp với lòng người và cuộc sống xung quanh.

Tuy nhiên, vấn đề VHNT hiện nay và việc xây dựng, tìm kiếm các biện pháp quản lý vẫn chưa được quan tâm đúng mực. Vẫn còn một bộ phận không nhỏ HS vẫn chưa nắm rõ về ảnh hưởng của văn hóa đến sự phát triển và hình thành nhân cách con người. Hay một số GV còn chú trọng đến vẫn đề dạy chữ, dạy kiến thức mà quên hướng dẫn, định hướng cho các em hình thành những nhân cách phù hợp với VHNT


hiện nay. Vậy các nhà quản lý giáo dục (QLGD) cần phải làm gì để xây dựng và phát triển môi trường VHNT lành mạnh, tích cực?

Chính vì những lí do như thế, tôi đã chọn đề tài: “Xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường trung học phổ thông (THPT) tại quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM)”.

2. Mục đích của đề tài

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng việc xây dựng VHNT ở các trường THPT tại quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, đề tài đề xuất một số biện pháp xây dựng VHNT có tính cần thiết, khả thi, phù hợp với thực tế nhằm xây dựng văn hóa nhà trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong quá trình phát triển của nhà trường.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Văn hóa nhà trường ở các trường THPT.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Xây dựng VHNT ở các trường THPT quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về xây dựng văn hóa nhà trường ở trường trung học phổ thông.

4.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THPT tại quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

4.3. Đề xuất và khảo nghiệm các biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THPT tại quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Giả thuyết khoa học

Hoạt động xây dựng VHNT ở các trường THPT quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh đã được thực hiện và đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn còn những bất cập và hạn chế như xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch xây dựng VHNT. Nếu đề xuất các biện pháp xây dựng


văn hóa nhà trường có tính cần thiết, khả thi thì môi trường văn hóa nhà trường sẽ tốt hơn.

6. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu

6.1. Nội dung nghiên cứu:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận, khảo sát, đánh giá thực trạng xây dựng VHNT ở các trường THPT tại quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

. - Đề xuất một số biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường của người Hiệu trưởng nhằm nâng chất lượng giáo dục của các trường THPT tại quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

6.2. Khách thể điều tra

12 thầy cô trong Ban Giám hiệu (mỗi trường 02 thầy cô), 240 giáo viên, nhân viên (mỗi trường 40 giáo viên, nhân viên); 480 học sinh (mỗi trường 80 học sinh) ở 6 trường THPT gồm Trần Văn Giàu, Thanh Đa, Gia Định, Võ Thị Sáu, Phan Đăng Lưu, Hoàng Hoa Thám thuộc quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, năm học 2018-2019.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận

- Phân tích, tổng hợp các tài liệu lý thuyết về xây dựng văn hóa nhà trường

THPT.

- Hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu liên quan đến đề tài nhằm xác lập cơ

sở lý luận về công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở trường THPT.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi

Mục đích: Phương pháp này nhằm khảo sát thực trạng về xây dựng văn hóa nhà trường, các yếu tố tạo nên văn hóa nhà trường ở các trường THPT tại quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

Nội dung: Khảo sát nhận thức của các thành viên trong nhà trường, các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và đánh giá trong quá trình xây dựng VHNT ở các trường THPT.

Đối tượng: Cán bộ quản lí (CBQL), GV, HS


Thời gian: từ ngày 20/8 đến 10/9/2018

+ Bảng khảo sát thứ nhất: dành cho đối tượng là cán bộ quản lý.

+ Bảng khảo sát thứ hai: dành cho đối tượng là giáo viên.

+ Bảng khảo sát thứ ba: dành cho đối tượng là học sinh.

7.2.2. Phương pháp quan sát

Mục đích: Phương pháp này nhằm thu thập thông tin từ thực tế, phát hiện những vấn đề từ thực trạng văn hóa nhà trường, các yếu tố tạo nên văn hóa nhà trường.

Nội dung: Quan sát về cảnh quan nhà trường, cơ sở vật chất, các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động vào giờ ra chơi của học sinh và thầy cô, quan sát hoạt động tiếp phụ huynh của thầy cô giám thị nhà trường, quan sát buổi họp của nhà trường

Đối tượng: Cơ sở vật chất, cảnh quan nhà trường, thầy cô và học sinh

Thời gian: từ ngày 20/8 đến 10/9/2018

7.2.3. Phương pháp phỏng vấn

Mục đích: Phương pháp này nhằm làm rõ một số nội dung mà phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi chưa đủ thuyết phục và thu thập thông tin trực tiếp từ các ý kiến nhận xét, đánh giá của các chủ thể về thực trạng xây dựng văn hóa nhà trường, các yếu tố tạo nên văn hóa nhà trường ở các trường THPT tại quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

Nội dung: Chúng tôi sử dụng các câu hỏi mở để thu thập một số thông tin về xây dựng văn hóa nhà trường với mong muốn tìm ra được chính xác những vấn đề chúng tôi đang nghiên cứu. Những nội dung phỏng vấn đều được ghi âm để có thể lưu lại chính xác những điều mà người cung cấp thông tin truyền đạt.

Đối tượng: Cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh

Thời gian: từ ngày 20/8 đến 10/9/2018

7.3. Phương pháp thống kê toán học

Mục đích: Nhằm thống kê, tính toán các dữ liệu, đảm bảo kết quả phân tích được nhanh chóng, chính xác và khách quan.


Phương tiện thống kê: Phần mềm SPSS for Windows 20.0 xử lý kết quả thống kê. Từ đó, người nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng và khảo sát để rút ra kết luận.

8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

- Về lý luận: Nghiên cứu để làm sáng tỏ cơ sở lý luận về công tác xây dựng VHNT của các trường THPT tại quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

- Về thực tiễn: Xây dựng được những biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường để các trường THPT áp dụng và làm cơ sở khoa học thực tiễn.

9. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, phụ lục và tài liệu tham khảo nội dung chính của Luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng văn hóa nhà trường.

Chương 2: Thực trạng xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THPT tại quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

Chương 3: Biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THPT tại quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2023