Thực Trạng Công Tác Chỉ Đạo Thực Hiện Xây Dựng Văn Hóa Nhà Trường.


Ghi chú: 5=Hoàn toàn đồng ý, 4=Đồng ý, 3=Trung lập, 2=Không đồng ý, 1=Hoàn toàn không đồng ý. TS=Tần số, %=Tỉ lệ phần trăm. ĐTB= Điểm trung bình. ĐLC= Độ lệch chuẩn.

Kết quả Bảng 2.14 cho thấy về mức độ tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng VHNT được CB, GV, NV đánh giá với ĐTB 3,26 và đạt mức 3. Cụ thể, tiêu chí 2 “Có quy định nhiệm vụ của đoàn thể trong thực hiện xây dựng văn hóa nhà trường”, tiêu chí 3 “Có phân công nhiệm vụ cho cá nhân thực hiện xây dựng văn hóa nhà trường”, tiêu chí 1 “Có đội ngũ quản lý thực hiện xây dựng văn hóa nhà trường” được đánh giá có ĐTB 3,38-3,32-3,31 xếp bậc 1, bậc 2, bậc 3 điều này cho thấy khi tổ chức thực hiện có phân công nhiệm vụ cho từng thành viên. Tiêu chí 8 “Có sử dụng công nghệ thông tin trong xây dựng văn hóa nhà trường” có ĐTB 3,26 xếp bậc 4, đạt mức 3 điều này cho thấy nhà trường có quan tâm đến việc cải tiến điều kiện làm việc cho thầy cô. Tiêu chí 5 “Có huy động các nguồn lực trong việc xây dựng văn hóa nhà trường”, tiêu chí 4 “Có cơ chế giám sát thực hiện nhiệm vụ xây dựng văn hóa nhà trường”, tiêu chí 6 “Có tổ chức hội thảo chuyên đề về văn hóa nhà trường”, tiêu chí 7 “Có tổ chức xây dựng văn bản chỉ đạo nội dung văn hóa nhà trường” có ĐTB 3,23-3,21-3,2-3,2 xếp bậc 5, bậc 6, bậc 7 đều thấp hơn điểm trung bình. Kết quả này cho thấy, lãnh đạo nhà trường chưa xây dựng kế hoạch cụ thể cho công tác xây dựng VHNT từ đó dẫn đến công tác tổ chức thực hiện xây dựng VHNT chưa được định hình rõ nét.

2.3.8. Thực trạng công tác chỉ đạo thực hiện xây dựng văn hóa nhà trường.‌

Trong quá trình thực hiện kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường, có nhiều vấn đề cần được giải quyết. Do vậy, cán bộ quản lí phải luôn quan tâm tới việc thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới để phát hiện vấn đề nảy sinh và ra quyết định quản lí kịp thời.

Vì vậy tác giả tiến hành khảo sát thực trạng công tác chỉ đạo với những nội dung sau:


Bảng 2.15. Kết quả chỉ đạo thực hiện xây dựng văn hóa nhà trường



STT


Nội dung tiêu chí

Mức độ đồng ý (%)

5

4

3

2

1


ĐTB


ĐLC

Xếp bậc

TS

(%)

TS

(%)

TS

(%)

TS

(%)

TS

(%)

1

Lãnh đạo có điều hành công tác

xây dựng văn hóa nhà trường.

9

(3,6)

110

(43,7)

101

(40,1)

31

(12,3)

1

(0,4)

3,38

0,76

1


2

Lãnh đạo có đưa nội dung văn hóa nhà trường vào nhiệm vụ

phải thực hiện của cá nhân.

12

(4,8)

103

(40,9)

106

(42,1)

30

(11,9)

1

(0,4)


3,38


0,77


1


3

Lãnh đạo có sự động viên kịp thời trong xây dựng văn hóa

nhà trường.

10

(4,0)

103

(40,9)

111

(44,0)

27

(10,7)

1

(0,4)


3,37


0,74


3


4

Lãnh đạo có các giải pháp để

giám sát, điều chỉnh tiến trình công việc.

11

(4,4)

99

(39,3)

107

(42,5)

34

(13,5)

1

(0,4)


3,34


0,78


4

Điểm trung bình

3,37

0,68


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường trung học phổ thông tại quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh - 10

Ghi chú: 5=Hoàn toàn đồng ý, 4=Đồng ý, 3=Trung lập, 2=Không đồng ý, 1=Hoàn toàn không đồng ý. TS=Tần số, %=Tỉ lệ phần trăm. ĐTB= Điểm trung bình. ĐLC= Độ lệch chuẩn.

Kết quả bảng 2.15 cho thấy về mức độ chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng VHNT được CB, GV, NV đánh giá với ĐTB 3,37 và đạt mức 3. Cụ thể, tiêu chí 1“Lãnh đạo có điều hành công tác xây dựng văn hóa nhà trường”, tiêu chí 2 “Lãnh đạo có đưa nội dung văn hóa nhà trường vào nhiệm vụ phải thực hiện của cá nhân” được đánh giá khá cao có ĐTB 3,38 và xếp bậc 1 điều này cho thấy lãnh đạo nhà trường chỉ đạo thực hiện ngay từ đầu khá tốt. Tuy nhiên, tiêu chí 4 “Lãnh đạo có các giải pháp để giám sát, điều chỉnh tiến trình công việc” có ĐTB 3,34 xếp bậc thấp nhất cho thấy việc giám sát trong quá trình thực hiện chưa hiệu quả. Đây là một khó khăn đối với công tác xây dựng VHNT.


2.3.9. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện xây dựng văn hóa nhà trường‌

Bảng 2.16. Kết quả công tác kiểm tra đánh giá thực hiện xây dựng văn hóa nhà trường‌


STT


Nội dung tiêu chí

Mức độ đồng ý (%)

5

4

3

2

1


ĐTB


ĐLC

Xếp bậc

TS

(%)

TS

(%)

TS

(%)

TS

(%)

TS

(%)


1

Xây dựng tiêu chí đánh giá thực hiện các nội dung văn hóa nhà

trường.

12

(4,8)

97

(38,5)

106

(42,1)

36

(14,3)

1

(0,4)


3,33


0,79


1


2

Cá nhân phụ trách có báo cáo nội dung thực hiện văn hóa

nhà trường.

15

(6,0)

89

(35,3)

107

(42,5)

40

(15,9)

1

(0,4)


3,31


0,82


3


3

Phát hiện những sai lệch để điều chỉnh các nội dung văn

hóa nhà trường cho phù hợp.

9

(3,6)

97

(38,5)

112

(44,4)

32

(12,7)

2

(0,8)


3,31


0,77


3

4

Đưa ra các quyết định phát huy

mặt tốt trong xử lý vấn đề.

10

(4,0)

97

(38,5)

112

(44,4)

30

(11,9)

3

(1,2)

3,32

0,78

2

Điểm trung bình

3,32

0,68


Ghi chú: 5=Hoàn toàn đồng ý, 4=Đồng ý, 3=Trung lập, 2=Không đồng ý, 1=Hoàn toàn không đồng ý. TS=Tần số, %=Tỉ lệ phần trăm. ĐTB= Điểm trung bình. ĐLC= Độ lệch chuẩn.

Kết quả khảo sát ở Bảng 2.16 về công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch tổ chức xây dựng VHNT có ĐTB 3,32 - ĐLC 0,68 - đạt mức độ 3. Cụ thể, tiêu chí 1 “Xây dựng tiêu chí đánh giá thực hiện các nội dung văn hóa nhà trường” có ĐTB 3,33 xếp bậc 1, đạt mức độ 3; tiêu chí 4 “Đưa ra các quyết định phát huy mặt tốt trong xử lý vấn đề” ĐTB 3,32 xếp bậc 2, đạt mức độ 3 đã cho thấy nhà trường đã xây dựng nội dung các tiêu chí đánh giá; có phân tích kết quả kiểm tra đánh giá dựa trên cơ sở so sánh với các tiêu chí đề ra phù hợp với nội dung xây dựng VHNT.

Vậy nhà trường chưa có kế hoạch xây dựng VHNT cụ thể, dẫn đến công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, đến xây dựng các nội dung tiêu chí đánh giá, lựa chọn, phân công lực lượng kiểm tra, giám sát các hoạt động của nhà trường chưa gắn


với nội dung xây dựng VHNT. Dẫn đến thực trạng xây dựng VHNT còn nhiều hạn chế.

2.4. Nguyên nhân của thực trạng xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THPT quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh‌

Qua phân tích thực xây dựng VHNT ở các trường THPT, chúng tôi nhận định quá trình xây dựng VHNT có những thuận lợi và khó khăn như sau:

2.4.1. Thuận lợi‌

Qua kết quả phỏng vấn, quan sát và việc phân tích thực trạng xây dựng VHNT ở các trường THPT quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh có những thuận lợi sau:

- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Quận ủy Quận Bình Thạnh, chính quyền và nhân dân địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường trong các hoạt động giáo dục; Đặc biệt nhà trường luôn nhận được hỗ trợ rất tích cực từ cha mẹ HS, cựu HS của nhà trường, họ luôn cùng với nhà trường chăm lo cho sự phát triển của nhà trường.

- Đa số CB, GV, NV và HS có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa và tầm quan trọng của VHNT đối với sự phát triển của nhà trường; tuy về khả năng, mức độ nhận thức đánh giá có khác nhau nhưng đều nhận thức được sự cần thiết phải xây dựng VHNT, xây dựng VHNT là phục vụ cho sự phát triển của mỗi cá nhân trong nhà trường, vì sự phát triển toàn diện của nhà trường.

- Khuôn viên trường lớp khang trang, các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy- học, các hoạt động GD của nhà trường ngày càng được trang bị hoàn thiện, đảm bảo tốt cho các hoạt động GD của nhà trường. Vì vậy chất lượng giáo dục của nhà trường luôn được duy trì ổn định và phát triển;

- Đội ngũ CB, GV, NV của các trường ổn định về cơ cấu, đảm bảo về chất lượng; đều có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn; có năng lực chuyên môn tốt; nhiệt tình, tâm huyết với nghề đây chính là nguồn nhân lực chính, vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự thành công việc xây dựng VHNT của các trường THPT.

- Học sinh đều có đạo đức, tác phong tốt; Nhà trường có bầu không khí, tâm lý tích cực; mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường khá tốt. Các yếu tố văn


hóa chính thống của nhà trường không ngừng được duy trì, ổn định, phát triển.

2.4.2. Khó khăn‌

+ Nguyên nhân khách quan

Bảng 2.17. Kết quả nguyên nhân khách quan của thực trạng xây dựng VHNT‌


STT

Nội dung tiêu chí

Mức độ ảnh hưởng

ĐTB

ĐLC

Xếp bậc

1

Văn hóa nhà trường còn là nội dung

mới đối với nhà trường THPT.

3.30

0.89

1

2

Chương trình giảng dạy quá nặng

nên chỉ trú trọng vào việc dạy – học.

3.22

0.81

2

3

GV – HS phải tham gia nhiều kỳ thi

học sinh giỏi các cấp.

3.05

0.89

4

4

Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt

động của nhà trường còn khó khăn.

3.08

0.87

3

Điểm trung bình

3.16

0.72



Ghi chú: 4=Ảnh hưởng nhều, 3=Ảnh hưởng vừa, 2=Ảnh hưởng ít, 1=Không ảnh hưởng. ĐTB= Điểm trung bình. ĐLC= Độ lệch chuẩn.

Kết quả khảo sát Bảng 2.17, ĐTB cộng của nhóm tiêu chí là 3,16 nằm ở mức độ 3“Ảnh hưởng vừa”, cụ thể tiêu chí 1 được hầu hết CB, GV, NV chọn đó là “Văn hóa nhà trường còn là nội dung mới đối với nhà trường THPT” có ĐTB 3,3 - xếp bậc 1,“Ảnh hưởng nhiều”; tiêu chí thứ 2 do“Chương trình giảng dạy quá nặng nên chỉ trú trọng vào việc dạy – học” có ĐTB 3,22- xếp bậc 2 trong nhóm tiêu chí, đạt mức 3. Đây là 2 nguyên nhân khách quan cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến thực trạng văn hóa nhà trường. Ngoài ra qua kết quả phỏng vấn, tác giả còn ghi nhận được áp lực tham gia các kỳ thi, điều kiện cơ sở vật chất, chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên chưa thật tương xứng với chức năng, nhiệm vụ nhà trường đã làm ảnh hưởng đến xây dựng VHNT. Về phía Sở GD & ĐT Thành phố Hồ Chí Minh có văn bản chỉ đạo xây dựng văn hóa nhà trường nhưng chưa có sự giám sát, kiểm tra. Điều này dẫn đến hầu hết các nhà trường chưa thực sự chủ động, tích cực trong công tác xây dựng văn hóa nhà trường.


+ Nguyên nhân chủ quan

Bảng 2.18. Kết quả nguyên nhân chủ quan của thực trạng xây dựng VHNT‌



STT


Nội dung tiêu chí

Mức độ ảnh hưởng (%)

ĐTB

ĐLC

Xếp bậc

1

Văn hóa nhà trường là nội dung mới trong nhận thức của thầy cô.

3,15

0,85

6

2

Do đặc thù là trường học nên giáo viên mặc

định đã có văn hóa.

3,18

0,83

2

3

Nhà trường chưa có kế hoạch cho việc xây dựng văn hóa nhà trường.

3,08

0,89

8

4

Công tác tuyên truyền về văn hóa nhà trường

chưa quan tâm thực hiện.

3,12

0,88

7


5

Sự thay đổi phong cách lãnh đạo đã ảnh hưởng đến công tác xây dựng văn hóa nhà trường.


3,18


0,87


2

6

Quản lý công tác xây dựng văn hóa nhà trường chưa cao.

3,17

0,86

4

7

Công tác kiểm tra đánh giá chưa chặt chẽ,

còn mang tính hình thức.

3,17

0,88

4

8

Sự tự giác của một vài thành viên trong nhà trường chưa cao.

3,23

0,8 3

1

Điểm trung bình

3,16

0,76


Ghi chú: 4=Ảnh hưởng nhều, 3=Ảnh hưởng vừa, 2=Ảnh hưởng ít, 1=Không ảnh hưởng. ĐTB= Điểm trung bình. ĐLC= Độ lệch chuẩn.

Kết quả khảo sát Bảng 2.18 cho thấy ĐTB cộng của nhóm tiêu chí này là 3,16- xếp ở mức độ 3 theo qui ước và cả 8 tiêu chí hỏi đều có ĐTB từ 3,08 đến 3,23 trở lên và đạt mức độ 3. Kết quả này cho thấy những nguyên nhân chủ quan mà tác giả đưa ra là hợp lý, được cán bộ, giáo viên chấp nhận, đây chính là nguyên nhân dẫn đến thực trạng xây dựng VHNT hiện nay. Cụ thể nguyên nhân dẫn đến thực trạng VHNT được đánh giá cao nhất đó chính là tiêu chí 8 “sự tự giác của một vài thành viên trong nhà trường chưa cao”, tiêu chí 5 “Sự thay đổi phong cách lãnh đạo đã ảnh hưởng đến công tác xây dựng văn hóa nhà trường”, tiêu chí 2 “Do đặc thù là trường học nên giáo viên mặc định đã có văn hóa” với ĐTB là 3,23 - 3,18 xếp bậc 1, bậc 2 cho thấy ý thức, suy nghĩ của thầy cô rất quan trọng và đặc biệt phong cách của người lãnh đạo tác động rất lớn đến công tác xây dựng văn hóa nhà trường.


Từ phân tích trên, tác giả nhận định, lãnh đạo các trường THPT chưa xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể cho công tác xây dựng VHNT, từ đó dẫn đến CB, GV, NV và HS nhà trường chưa quan tâm đến VHNT, xây dựng VHNT; chức năng tổ chức, quản lý thực hiện về xây dựng VHNT chưa hiệu quả; có sự hạn chế trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục nâng cao nhận thức cho CB, GV và HS về VHNT chưa được quan tâm nhiều; công tác thi đua, khen thưởng cho công tác xây dựng văn hóa nhà trường chưa đáp ứng với yêu cầu thực tế của nhà trường.

Bên cạnh đó thì công tác kiểm tra, đánh giá không thường xuyên, còn mang tính hình thức dẫn đến tình trạng GV và HS chưa nghiêm túc, còn lơi lỏng trong việc thực hiện nội qui, nề nếp của nhà trường. Trong các nguyên nhân chủ quan về phía người quản lý còn có về phía giáo viên là chưa có sự sát sao trong giảng dạy, kỷ luật nhà trường còn lỏng lẻo, chưa có sự răn đe đủ mạnh và còn có những biểu hiện che dấu vì thành tích.


Tiểu kết chương 2‌

Tác giả nhận định xây dựng văn hóa nhà trường phải là một nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch phát triển giáo dục của các trường THPT. Tuy nhiên, qua phân tích thực trạng trên, tác giả nhận thấy VHNT chưa được cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh quan tâm đúng mức. Điều này thể hiện rõ giữa mức độ cần thiết của xây dựng văn hóa nhà trường và mức độ thực hiện xây dựng VHNT có sự chênh lệch khá rõ trong kết quả khảo sát thực trạng. Hầu hết các chủ thể đã nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa nhà trường, sự cần thiết phải xây dựng VHNT, nhưng qua khảo sát cho thấy kết quả thực hiện xây dựng văn hóa nhà trường ở đây chỉ dừng lại chủ yếu ở mức độ 3“phân vân” là khoảng giữa của có và không, rất ít được đánh giá ở mức độ 4 “Đồng ý” là có xây dựng và triển khai thực hiện ở mức khá; Đồng thời không có tiêu chí nào được đánh giá ở mức độ 5“hoàn toàn đồng ý” là đã xây dựng và triển khai thực hiện tốt.

Điều này cho thấy nhiều hạn chế trong nội dung, hình thức tổ chức chưa cụ thể, công tác chỉ đạo, kiểm tra giám sát của lãnh đạo nhà trường chưa hiệu quả. Thực trạng này còn phản ánh chưa có sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường; vai trò của tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn thể, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn trong nhà trường chưa được phát huy, tự mỗi cá nhân trong nhà trường lại chưa thực sự chủ động phấn đấu, tích cực, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động xây dựng VHNT ở các trường.

Trên cơ sở những vấn đề lí luận đã được nghiên cứu ở chương 1; những khảo sát, đánh giá và kết luận ở chương 2, tác giả đề xuất các biện pháp mang tính hợp lý và khả thi nhằm xây dựng VHNT ở các trường THPT Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh nhằm đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ chính trị của nhà trường trong thời gian tới.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2023