- Thực trạng hoạt động giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống cho học sinh trường trung học phổ thông Triệu Quang Phục ,tỉnh Hưng Yên.
- Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống cho học sinh ở trường THPT Triệu Quang Phục, tỉnh Hưng Yên.
Đối tượng nghiên cứu
Phạm vi khảo sát: trường THPT Triệu Quang Phục
Phương pháp nghiên cứu
Để khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống cho học sinh ở trường THPT Triệu Quang Phục , tỉnh Hưng Yên, tác giả đề tài tiến hành xây dựng mẫu Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho CBQL, GV và HS trường THPT Triệu Quang Phục (Mẫu phiếu tại Phụ lục).
Cách quy ước điểm số cho bảng hỏi: Mỗi item đều có các lựa chọn và được quy ước bằng các mức điểm khác nhau:
Chuẩn cho điểm:
4 điểm | 3 điểm | 2 điểm | 1 điểm | |
Tốt | khá | TB | Yếu | kém |
Quan trọng | Ít quan trọng | Ko quan trọng | ||
Hiệu quả | Ít hiệu quả | Ko hiệu quả | ||
Đồng ý | Phân vân | Ko đồng ý |
Có thể bạn quan tâm!
- Giáo Dục Giá Trị Sống - Kỹ Năng Sống Ở Trường Trung Học Phổ Thông
- Nội Dung Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Giá Trịsống, Kỹ Năng Sống Trong Trường Thpt
- Sự Phối Hợp Giữa Nhà Trường Và Gia Đình, Xã Hội
- Thực Trạng Công Tác Kế Hoạch Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Giá Trị Sống - Kỹ Năng Sống Cho Học Sinh.
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Giá Trị Sống-Kỹ Năng Sống Cho Học Sinh Trường Thpt Triệu Quang Phục
- Biện Pháp 1: Bồi Dưỡng Nâng Cao Nhận Thức Cho Các Lực Lượng Tham Gia, Phối Hợp Trong Công Tác Giáo Dục Gts-Gts-Kns Cho Học Sinh
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
Cách đánh giá: Việc xử lý kết quả các phiếu trưng cầu dựa vào phương pháp toán thống kê định lượng kết quả nghiên cứu. Đề tài sử dụng hai phương pháp đánh giá là: định lượng theo tỷ lệ % và phương pháp cho điểm. Cụ thể:
Ý nghĩa sử dụng X :Điểm trung bình trong thống kê biểu hiện mức độ đại biểu theo một tiêu thức số lượng nào đó của tổng thể đồng chất bao gồm nhiều đơn vị cùng loại. Điểm trung bình phản ánh mức độ trung bình của hiện tượng, đồng thời so sánh hai (hay nhiều) tổng thể hiện tượng nghiên cứu cùng loại, không có cùng quy mô.
Sử dụng công thức tính điểm trung bình:
X : Điểm trung bình. Xi: Điểm ở mức độ i.
k
�Xi Ki
X in
n
Ki: Số người tham gia đánh giá ở mức độ Xi. n: Số người tham gia đánh giá.
- Tiến trình và thời gian khảo sát
Thời gian khảo sát: Từ tháng 7 đến tháng 08/2016.
Cách thức thực hiện khảo sát: Để tiến hành khảo sát nhằm điều tra thực trạng, tác giả tiến hành theo cách thức sau:
- Xác định mục đích nghiên cứu.
- Xác định đối tượng khảo sát là CBQL, GV, HS.
- Thiết kế phiếu khảo sát.
- Tiến hành khảo sát: Gặp gỡ CBQL, GV và HS trường THPT, trao đổi về mục đích thực hiện, cách thức thực hiện...
- Thu thập, xử lý và tổng hợp số liệu.
2.2. Thực trạng giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh trường trung học phổ thông Triệu Quang Phục, tỉnh Hưng Yên.
2.2.1. Ý nghĩa giáo dục GTS-KNS với học sinh
Bảng 2.6. Ý nghĩa giáo dục GTS-KNS với học sinh THPT
Nội dung | CBQL, GV | Học sinh | |||
X | TB | X | TB | ||
1 | Giúp các em ứng xử có văn hóa, biết cách xử lý những tình huống xảy ra trong cuộc sống | 2.81 | 3 | 2.71 | 3 |
2 | Giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ | 2.86 | 2 | 2.78 | 1 |
3 | Xây dựng đạo đức, lối sống cho học sinh phổ thông | 2.91 | 1 | 2.17 | 6 |
4 | Hình hành và phát triển nhân cách học sinh | 2.56 | 5 | 2.66 | 4 |
5 | Giúp học sinh tự biến đổi và tự hoàn thiện nhân cách | 2.70 | 4 | 2.72 | 2 |
6 | Giáo dục kỹ năng sống, góp phần xây dựng đạo đức, lối sống lành mạnh cho học sinh | 2.47 | 6 | 2.33 | 5 |
Kết quả khảo sát ý kiến của CBQL, GV và HS trường THPT Triệu Quang Phục, tỉnh Hưng Yên cho thấy:
Đánh giá của HS: Vai trò, ý nghĩa của GD GTS-KNS với HS rất quan trọng được thể hiện như “Giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ” có X =2.78 cao nhất trong bảng xếp loại, sau đó là “Giúp học sinh tự biến đổi và tự hoàn thiện nhân cách”có X =2.72. Một số ít HS cho rằng GD GTS-KNS giúp HS “Giúp các em ứng xử có văn hóa, biết cách xử lý những tình huống xảy ra trong cuộc sống” và “Giáo dục
kỹ năng sống, góp phần xây dựng đạo đức, lối sống lành mạnh cho học sinh, và “Hình thành và phát triển nhân cách học sinh”. Bên cạnh đó, một số yếu tố chưa được HS đánh giá cao nhưXây dựng đạo đức, lối sống cho học sinh phổ thông vàGiáo dục kỹ năng sống, góp phần xây dựng đạo đức, lối sống lành mạnh cho học sinh.
Đánh giá của CBQL, GV: Với ý kiến của CBQL, GV chênh lệch với đánh giá của HS. GV, CBQL đánh giá vai trò GD GST-KNS nhằm “Xây dựng đạo đức, lối sống cho học sinh phổ thông” có X =2.98 cao nhất trong bảng xếp loại, sau đó là Giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ” có X =2.86. Một số GV, CBQL đánh giá vai trò của GD GDT- KNS như Giáo dục kỹ năng sống, góp phần xây dựng đạo đức, lối sống lành mạnh cho học sinh; Hình hành và phát triển nhân cách học sinh còn thấp.
Kết quả khảo sát về mặt nhận thức cho thấy, đánh giá của GV, CBQL và HS khác nhau nhiều, trong đó đánh giá của CB, GV về ý nghĩa cao hơn HS. Điều này cho thấy, HS nhận thức về ý nghĩa của GD GTS-KNS còn phiến diện, chưa đầy đủ.
2.2.2. Thực trạng biểu hiện về kỹ năng sống, giá trị sống của học sinh
Bảng 2.7: Thực trạng biểu hiện về kỹ năng sống, giá trị sống của học sinh
Các biểu hiện cụ thể của KNS | CBQL, GV | Học sinh | |||
X | Thứ bậc |
X | Thứ bậc | ||
A. Kỹ năng tự nhận thức bản thân | |||||
1 | HS xác định được vị trí, vai trò của mình trong lớp. | 3.79 | 2 | 2.09 | 5 |
2 | HS xác định được những cảm xúc của mình | 3.81 | 1 | 2.20 | 2 |
TT | Các biểu hiện cụ thể của KNS | CBQL, GV | Học sinh | ||
X | Thứ bậc |
X | Thứ bậc | ||
3 | HS xác định được đối tượng của tình cảm của mình | 3.35 | 3 | 2.35 | 1 |
4 | HS xác định được năng khiếu và ưu điểm của mình | 3.56 | 4 | 2.10 | 4 |
5 | HS xác định được những điểm yếu và hạn chế của mình | 3.35 | 6 | 2.10 | 3 |
6 | HS xác định được những tính tốt, tính xấu của mình | 3.35 | 6 | 2.20 | 1 |
7 | HS xác định được tình trạng sức khỏe của mình | 3.02 | 7 | 1.95 | 8 |
B.Kỹ năng giao tiếp | 0.00 | ||||
1 | HS xác định được đối tượng giao tiếp | 3.74 | 1 | 2.20 | 1 |
2 | HS xác định được mục đích giao tiếp | 3.47 | 6 | 2.19 | 2 |
3 | HS xác định vị thế của mình và của đối tượng giao tiếp | 3.72 | 2 | 2.08 | 3 |
HS chào hỏi người lớn | 3.40 | 7 | 2.00 | 6 | |
5 | HS cám ơn khi được giúp đỡ | 3.42 | 5 | 2.01 | 5 |
6 | HS trình bày một vấn đề | 3.63 | 4 | 2.00 | 7 |
7 | HS giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn | 3.65 | 3 | 1.96 | 4 |
C.Kỹ năng hợp tác | 0.00 | ||||
1 | HS xác định vai trò, nhiệm vụ của mình trong nhóm/tổ | 3.37 | 4 | 1.96 | 4 |
2 | HS xác định vai trò của các thành viên khác trong nhóm/tổ | 3.35 | 5 | 1.97 | 3 |
3 | HS xác định nhiệm vụ của nhóm/tổ | 3.47 | 3 | 2.32 | 1 |
4 | HS thực hiện các nội quy của nhóm/tổ | 3.72 | 1 | 2.03 | 2 |
5 | HS phối hợp với các thành viên khác trong nhóm/tổ | 3.56 | 2 | 1.55 | 6 |
6 | HS xác định trách nhiệm của mình khi nhóm/ tổ của mình thành công hay thất bại | 3.23 | 6 | 1.95 | 5 |
D. Kỹ năng quản lý thời gian | 0.00 | ||||
1 | HS lập cho mình một thời khóa biểu học tập và sinh hoạt theo tuần | 3.70 | 3 | 1.55 | 4 |
TT | Các biểu hiện cụ thể của KNS | CBQL, GV | Học sinh | ||
X | Thứ bậc |
X | Thứ bậc | ||
2 | HS nhớ được giờ học, giờ chơi trong tuần | 3.81 | 2 | 2.32 | 1 |
3 | HS biết dành thời gian cho việc học tập | 3.53 | 4 | 2.04 | 2 |
4 | HS thực hiện đúng thời khóa biểu đã lập ra | 3.88 | 1 | 1.99 | 3 |
E.Kỹ năng giải quyết vấn đề | 0.00 | ||||
1 | HS xác định những khó khăn của mình trong học tập | 3.60 | 2 | 1.80 | 5 |
2 | HS xác định những khó khăn của mình trong giao tiếp | 3.42 | 5 | 2.13 | 2 |
3 | HS biết lựa chọn phương án tốt nhất để giải quyết những vấn đề mình gặp phải trong học tập | 3.63 | 1 | 2.00 | 3 |
4 | HS biết lựa chọn phương án tốt nhất để giải quyết những vấn đề mình gặp phải trong giao tiếp | 3.58 | 3 | 2.19 | 1 |
5 | HS biết sử dụng những điều kiện cần thiết và những nguồn trợ giúp để giải quyết vấn đề của mình. | 3.47 | 4 | 1.96 | 4 |
F.Biểu hiện về mặt giá trị sống | 0.00 | ||||
1 | Biểu hiện giá trị hòa bình | 3.77 | 7 | 2.16 | 5 |
2 | Biểu hiện giá trị tôn trọng | 3.88 | 3 | 2.11 | 6 |
3 | Biểu hiện giá trị hợp tác | 4.44 | 1 | 1.96 | 9 |
4 | Biểu hiện giá trị trách nhiệm | 3.79 | 5 | 2.19 | 4 |
5 | Biểu hiện giá trị trung thực | 3.77 | 7 | 2.36 | 1 |
6 | Biểu hiện giá trị giản dị | 3.67 | 9 | 1.41 | 11 |
4
Biểu hiện giá trị khiêm tốn | 3.60 | 10 | 1.45 | 10 | |
8 | Biểu hiện giá trị khoan dung, đoàn kết | 3.05 | 11 | 1.96 | 9 |
9 | Biểu hiện giá trị yêu thương | 3.70 | 8 | 2.22 | 3 |
10 | Biểu hiện giá trị tự do | 3.98 | 2 | 2.30 | 2 |
11 | Biểu hiện giá trị hạnh phúc | 3.84 | 4 | 2.05 | 7 |
7
Kết quả khảo sát cho thấy đánh giá của GV, HS tương đồng về trình độ GTS- KNS của HS trường THPT Triệu Quang Phục. Cụ thể:
* Kỹ năng tự nhận thức bản thân
+ Kết quả đánh giá của HS: HS đánh giá về kỹ năng tự nhận thức bản thân của HS khá, tốt ở các điểm “HS xác định được đối tượng của tình cảm của mình ” cao nhất bảng xếp loại, sau đó là “HS xác định được những cảm xúc của mình”. Và “HS xác định được những điểm yếu và hạn chế của mình”. Một số yếu tố về mặt GTS-KNS còn hạn chế là: HS xác định được vị trí, vai trò của mình trong lớp; HS xác định được tình trạng sức khỏe của mình.
+ Kết quả đánh giá của CBQL, GV: Kết quả đánh giá về GTS-KNS của HS có điểm mạnh về “HS xác định được những cảm xúc của mình” cao nhất trong bảng xếp loại, sau đó là “HS xác định được vị trí, vai trò của mình trong lớp. ” .Cũng tương đồng đánh giá như HS, xác định GTS-KNS của HS trường THPT Triệu Quang Phục còn hạn chế về: HS xác định được những điểm yếu và hạn chế của mình như HS xác định được những tính tốt, tính xấu của mình; HS xác định được tình trạng sức khỏe của mình.
* Kỹ năng giao tiếp
+ Kết quả đánh giá của HS: Kỹ năng giáo tiếp của HS được đánh giá có ưu điểm về “HS xác định được đối tượng giao tiếp” cao nhất trong bảng xếp loại, sau đó là “HS xác định được mục đích giao tiếp” và “HS xác định vị thế của mình và của đối tượng giao tiếp”. Một số kỹ năng giao tiếp còn hạn chế như: HS chào hỏi người lớn; HS cám ơn khi được giúp đỡ; HS trình bày một vấn đề; HS giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn; HS xác định được mục đích giao tiếp.
+ Kết quả đánh giá của GV, CBQL: CBQL, GV đánh giá HS biểu hiện GTS- KNS đạt ưu điểm ở nội dung “HS xác định được đối tượng giao tiếp” cao nhất trong bảng xếp loại, sau đó là “HS xác định vị thế của mình và của đối tượng giao tiếp”, “HS giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn”. Một số GTS-KNS mà HS còn hạn
chế là: HS chào hỏi người lớn; HS cám ơn khi được giúp đỡ; HS xác định được mục đích giao tiếp.
* Kỹ năng hợp tác
+ Kết quả đánh giá của HS: HS đánh giá kỹ năng hợp tác của HS trường THPT Triệu Quang Phục có những ưu điểm như “HS xác định nhiệm vụ của nhóm/tổ” cao nhất trong bảng xếp loại và “HS thực hiện các nội quy của nhóm/tổ”, và “HS xác định vai trò của các thành viên khác trong nhóm/tổ”. Một số yếu tố của HS THPT còn hạn chế là: HS phối hợp với các thành viên khác trong nhóm/tổ; HS xác định trách nhiệm của mình khi nhóm/ tổ của mình thành công hay thất bại.
+ Kết quả đánh giá của CBQL, GV: Đánh giá của CBQL, GV có điểm tương đồng với HS về những ưu điểm trong đánh giá về GTS-KNS của HS.
* Kỹ năng quản lý thời gian
+ Kết quả đánh giá của HS: HS trường THPT có ưu điểm trong kỹ năng quản lý thời gian được thể hiện “HS nhớ được giờ học, giờ chơi trong tuần” và “HS biết dành thời gian cho việc học tập”. Bên cạnh đó, một số kỹ năng còn hạn chế như: HS lập cho mình một thời khóa biểu học tập và sinh hoạt theo tuần; HS thực hiện đúng thời khóa biểu đã lập ra.
+ Theo đánh giá của GV, CBQL: Những GST-KNS thể hiện rõ rệt nhất là: HS thực hiện đúng thời khóa biểu đã lập ra; HS nhớ được giờ học, giờ chơi trong tuần.
* Kỹ năng giải quyết vấn đề:
Đánh giá của CB, GV và HS đều cho rằng, HS có biểu hiện về GTS-KNS rõ rệt qua các nội dung như: HS xác định những khó khăn của mình trong học tập; HS biết lựa chọn phương án tốt nhất để giải quyết những vấn đề mình gặp phải trong giao tiếp. Trong đó, các yếu tố về HS xác định những khó khăn của mình trong giao tiếp; HS biết sử dụng những điều kiện cần thiết và những nguồn trợ giúp để giải quyết vấn đề của mình.
* Biểu hiện về mặt GTS:
Theo kết quả đánh giá của HS những biểu hiện rõ rệt nhất về“Biểu hiện giá trị trung thực” và “Biểu hiện giá trị tự do”. Trong đó, đánh giá của CB, GV thì biểu hiện điển hình của HS về giá trị sống về “Biểu hiện giá trị hợp tác”.
Trong đó, cả CB, GV và HS những nội dung còn hạn chế là: Biểu hiện giá trị giản dị; Biểu hiện giá trị khiêm tốn và Biểu hiện giá trị khoan dung, đoàn kết.
Có thể thấy, những biểu hiện về mặt GTS-KNS của HS THPT Triệu Quang Phục đã đạt được những ưu điểm nhất định, bên cạnh đó một số kỹ năng còn mờ nhạt, hạn chế. Vì vậy, các cấp lãnh đạo của nhà trường cần tăng cường thực hiện các hoạt động GD trong đó xây dựng hoạt động GD GTS-KNS là trọng tâm, bên cạnh đó xen kẽ vào giờ học trên lớp, ngoài lớp.
2.2.3. Thực trạng nội dung giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống cho học sinh Bảng 2.8: Thực trạng nội dung giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống
Nội dung GD | CBQL, GV | Học sinh | |||
X | TB | X | TB | ||
A.Nhóm các giá trị, kỹ năng cá nhân | |||||
1 | Kỹ năng tự nhận thức | 2.58 | 1 | 1.81 | 2 |
2 | Kỹ năng xác định giá trị | 2.49 | 2 | 1.68 | 4 |
3 | Kỹ năng kiểm soát cảm xúc | 2.35 | 3 | 1.82 | 1 |
4 | Kỹ năng thể hiện sự tự tin | 2.16 | 5 | 1.69 | 5 |
5 | Kỹ năng ứng phó với căng thẳng | 2.33 | 4 | 1.78 | 3 |
B.Nhóm các giá trị, kỹ năng xã hội | 0.00 | 0.00 | |||
1 | Kỹ năng cảm thông | 2.44 | 1 | 2.02 | 1 |
2 | Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ | 1.93 | 3 | 1.70 | 5 |
3 | Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn | 1.88 | 4 | 1.71 | 4 |
4 | Kỹ năng lắng nghe | 1.84 | 5 | 1.87 | 3 |
5 | Kỹ năng giao tiếp | 1.79 | 6 | 1.88 | 2 |
6 | Kỹ năng hợp tác | 2.09 | 2 | 1.64 | 6 |
C. Nhóm các giá trị, kỹ năng học tập-làm việc | 0.00 | 0.00 | |||
1 | Kỹ năng đặt mục tiêu | 2.40 | 1 | 1.92 | |
2 | Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm | 1.93 | 6 | 1.74 | 4 |
3 | Kỹ năng tìm và xử lý thông tin | 1.95 | 5 | 1.91 | 1 |
4 | Kỹ năng quản lý thời gian | 2.37 | 2 | 1.53 | 6 |
5 | Kỹ năng tư duy sáng tạo | 1.79 | 7 | 1.87 | 3 |
6 | Kỹ năng ra quyết định | 2.02 | 3 | 1.88 | 2 |
7 | Kỹ năng giải quyết vấn đề | 1.95 | 5 | 1.64 | 5 |
Với lứa tuổi HS nói chung và HS THPT nói riêng việc GD GTS- KNS rất quan trọng. Trên cơ sở khái quát, đề tài tập trung làm rõ 3 nhóm nội dung giáp dục cho HS THPT về nhóm các kỹ năng cá nhân, nhóm kỹ năng xã hội, nhóm kỹ năng học tập- làm việc: Cụ thể kết quả khảo sát như sau:
/. Nhóm kỹ năng cá nhân
Kết quả đánh giá của GV, CBQL:Theo GV, CBQL, và HS đánh giá nhà trường thường xuyên GD GTS-KNS cho HS THPT ở những kỹ năng cá nhân như: Kỹ năng tự nhận thức và Kỹ năng xác định giá trị. Bên cạnh, một số nội dung nhà trường còn chưa chú trọng như: Kỹ năng thể hiện sự tự tin; Kỹ năng ứng phó với căng thẳng
* Với nhóm kỹ năng xã hội
Những GTS-KNS được Nhà trường chú trọng thường xuyên thực hiện như Kỹ năng cảm thông và Kỹ năng giao tiếp. Một số mặt còn hạn chế như: Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ và Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn.
* Nhóm các kỹ năng học tập-làm việc
Đây nhóm kỹ năng rất quan trọng trong hoạt động học tập của HS. Kết quả khảo sát cho thấy, Nhà trường thường xuyên tập trung GD nội dung về Kỹ năng đặt mục tiêu và Kỹ năng tìm và xử lý thông tin. Trong đó, những yếu tố chưa được nhà trường quan tâm về Kỹ năng quản lý thời gian và Kỹ năng giải quyết vấn đề. Đây cũng là những yếu tố rất quan trọng cần được GD cho HS nhưng nhà trường lại không chú trọng.
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống cho học sinh ở trường THPT Triệu Quang Phục, tỉnh Hưng Yên.
2.3.1. Thực trạng công tác kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống cho học sinh
Quá trình lãnh đạo, điều hành của người CBQL cần tập trung thực hiện tốt các chức năng QL. Hiệu trưởng càng thực hiện tốt chức năng QL thì sẽ mang lại kết quả càng cao và ngược lại. Cho nên đề tài này rất quan tâm đến việc thực hiện chức năng QL hoạt động giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống cho học sinh ở trường THPT. Kết quả khảo sát được thể hiện qua bảng 2.7 như sau: