Quy Định Của Bltths Hiện Hành Về Thsđtbs


1. Bản án của Tòa án quyết định việc bị cáo có phạm tội hay không phạm tội, hình phạt và các biện pháp tư pháp khác. Bản án phải được thảo luận và thông qua tại phòng nghị án.

2. Quyết định về việc thay đổi thành viên của Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký Toà án, người giám định, người phiên dịch, chuyển vụ án, yêu cầu điều ra bổ sung, tạm đình hoặc đình chỉ vụ án và việc bắt giam hoặc trả tự do cho bị cáo phải được thảo luận và thông qua tại phòng nghị án và phải được lập thành văn bản.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 121 BLTTHS năm 2003 thì thời hạn Tòa án trả hồ sơ cho Viện Kiểm sát để điều tra bổ sung là không quá 01 tháng.

Nhìn chung, việc trả hồ sơ điều tra bổ sung của BLTTHS năm 1988 và BLTTHS năm 2003 không có sự thay đổi gì về các căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Tuy nhiên BLTTHS 2015 lại có những thay đổi đáng kể so với BLTTHS 2003. Những thay đổi này càng phù hợp và góp phần tạo ra sự thống nhất giữa Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án trong đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, phù hợp với mô hình tố tụng thẩm vấn của nước ta và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam hiện nay.

Tòa án trả điều tra bổ sung được quy định tại điều 245 và điều 280 BLTTHS 2015. [23]

Điều 245 Trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung

1. Viện Kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ vụ án, yêu cầu Cơ quan điều tra điều tra bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp:


a) Còn thiếu chứng cứ để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của Bộ luật này mà Viện Kiểm sát không thể tự mình bổ sung được;

b) Có căn cứ khởi tố bị can về một hay nhiều tội phạm khác;

c) Có người đồng phạm hoặc người phạm tội khác liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố bị can;

d) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

2. Quyết định trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung phải ghi rò vấn đề cần điều tra bổ sung quy định tại khoản 1 Điều này và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.

3. Cơ quan điều tra có trách nhiệm thực hiện đầy đủ yêu cầu nêu trong quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung của Viện Kiểm sát; trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà không thực hiện được thì phải nêu rò lý do bằng văn bản.

Kết thúc điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra phải có bản kết luận điều tra bổ sung. Bản kết luận điều tra bổ sung phải ghi rò kết quả điều tra bổ sung, quan điểm giải quyết vụ án. Nếu kết quả điều tra bổ sung làm thay đổi cơ bản kết luận điều tra trước đó thì Cơ quan điều tra phải ra bản kết luận điều tra mới thay thế.

Việc chuyển hồ sơ vụ án kèm theo kết luận điều tra bổ sung cho Viện Kiểm sát; việc giao, nhận, gửi thông báo kết quả điều tra bổ sung được thực hiện theo quy định tại Điều 232 và Điều 238 của Bộ luật này.

Điều 280. Trả hồ sơ để điều tra bổ sung

1. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định trả hồ sơ cho Viện Kiểm sát để điều tra bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp:


a) Khi thiếu chứng cứ dùng để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của Bộ luật này mà không thể bổ sung tại phiên tòa được;

b) Có căn cứ cho rằng ngoài hành vi mà Viện Kiểm sát đã truy tố, bị can còn thực hiện hành vi khác mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm;

c) Có căn cứ cho rằng còn có đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can;

d) Việc khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố

tụng.

2. Trường hợp Viện Kiểm sát phát hiện có căn cứ trả hồ sơ để điều tra

bổ sung thì Viện Kiểm sát có văn bản đề nghị Tòa án trả hồ sơ.

3. Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung phải ghi rò những vấn đề cần điều tra bổ sung và gửi cho Viện Kiểm sát kèm theo hồ sơ vụ án trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định.

Nếu kết quả điều tra bổ sung dẫn tới việc đình chỉ vụ án thì Viện Kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án và thông báo cho Tòa án biết trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định.

Nếu kết quả điều tra bổ sung dẫn tới phải thay đổi quyết định truy tố thì Viện Kiểm sát ban hành bản cáo trạng mới thay thế bản cáo trạng trước đó.

Trường hợp Viện Kiểm sát không bổ sung được những vấn đề mà Tòa án yêu cầu và vẫn giữ nguyên quyết định truy tố thì Tòa án tiến hành xét xử vụ án.


1.2.2 Quy định của BLTTHS hiện hành về THSĐTBS

So sánh trả điều tra bổ sung giữa bộ luật tố tụng hình sự 2003 và bộ luật tố tụng hình sự 2015.


Tiêu chí

Bộ luật tố tụng hình sự 2003

Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Điều luật

179

280

Căn cứ

3 trường hợp

4 trường hợp

Them 1 trường hợp mới là bị can thực hiện hành vi khác mà bộ luật hình sự quy định là tội phạm.

Số lần trả hồ sơ

2 lần

Thẩm phán chủ tọa phiên tòa chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần và Hội đồng xét xử chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần

Viện Kiểm sát chủ động yêu cầu trả hồ sơ

Không có

Có thể tự điều tra mà không cần trả hồ sơ cho cơ quan điều tra

Được quy định tại khoản 2 điều 280

Kỹ thuật xây dựng văn bản

BLTTHS 2003 dùng

cụm từ” Chứng cứ quan trọng đối với vụ án” nhưng không nêu rò là chứng cứ gì.

Quy định rò những chứng cứ trong điều 85 là quan trọng cần thiết để xét xử vụ án.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 78 trang tài liệu này.

Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm hình sự từ thực tiễn quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh - 3


Ngoài ra việc khắc phục lỗi về trả hồ sơ điều tra bổ sung của BLTTHS 2003 trong BLTTHS 2015 dẫn đến việc thay thế Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC bằng Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC ngày 22/12/2017.

Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC đã được sửa đổi, bổ sung về nội dung, hình thức cho phù hợp với những quy định mới [27]. Cụ thể là những sửa đổi sau:

Thứ nhất, Thông tư 02 đã sửa đổi các thuật ngữ, điều khoản trích dẫn trong Thông tư cho phù hợp với quy định BLTTHS năm 2015, ví dụ như BLTTHS năm 2015 đã sử dụng những cụm từ mới như “chứng cứ để chứng minh”, “người dưới 18 tuổi”, “thực hiện hành vi khác mà Bộ luật Hình sự quy định là tội phạm”…

Thứ hai, về căn cứ còn thiếu chứng cứ để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 BLTTHS năm 2015 mà Viện kiểm sát, Tòa án không thể tự mình bổ sung được. Theo quy định tại Điều 85 BLTTHS năm 2015 đã bổ sung một số vấn đề mới mà các cơ quan tiến hành tố tụng phải chứng minh trong vụ án hình sự như:

Nguyên nhân và điều kiện phạm tội là chứng cứ xác định người thực hiện hành vi phạm tội do những nguyên nhân chủ quan, khách quan nào, những điều kiện cụ thể nào dẫn đến việc phạm tội. Khi chứng minh được nguyên nhân và điều kiện phạm tội, các cơ quan tiến hành tố tụng một mặt sẽ áp dụng những biện pháp cải tạo, giáo dục người phạm tội có hiệu quả hơn, giúp họ tái hòa nhập cộng đồng sau khi chấp hành xong hình phạt, mặt khác đề xuất hoặc áp dụng các biện pháp đấu tranh, phòng ngừa tội phạm có hiệu quả.


Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt là những vấn đề được quy định tại BLHS năm 2015, đó là Chương IV về những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, Điều 29 về các căn cứ miễn trách nhiệm hình sự, Điều 59 về miễn hình sự.

Những chứng cứ để chứng minh về các vấn đề trên cần được Thông tư hướng dẫn rò về nội dung, căn cứ áp dụng để làm cơ sở cho yêu cầu điều tra bổ sung. Ngoài ra, trong vấn đề cần phải chứng minh “Ai là người thực hiện hành vi phạm tội” là chứng cứ xác định một con người, một pháp nhân cụ thể đã thực hiện hành vi phạm tội đó thì Thông tư 02 đã hướng dẫn bổ sung về trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong trường hợp pháp nhân phạm tội tại điểm n khoản 2 điều 3 theo quy định mới của BLHS năm 2015.

Thứ ba, về căn cứ ngoài hành vi mà Viện Kiểm sát đã truy tố bị can còn thực hiện hành vi khác mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm. tách điểm b điều 179 BLTTHS 2003 thành điểm b và c của điều 280 BLTTHS 2015 nên các quy định của Thông tư 02 đã sửa đổi, bổ sung các trường hợp phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo căn cứ này cho phù hợp với quy định của BLTTHS năm 2015, cụ thể là các trường hợp:

- Khởi tố và điều tra về một hay nhiều tội nhưng chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thấy hành vi của bị can đó thực hiện cấu thành một hay nhiều tội khác;

- Ngoài tội phạm đó khởi tố và điều tra, chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thấy có căn cứ để khởi tố bị can về một hay nhiều tội khác;

- Ngoài bị can đó bị khởi tố và điều tra, chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thấy còn có người đồng phạm khác hoặc có người phạm tội khác có liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố bị can.


Thứ tư, về căn cứ cho rằng bị can (bị cáo) còn thực hiện hành vi khác mà BLHS quy định là tội phạm hoặc còn có đồng phạm hoặc người phạm tội khác liên quan đến vụ án mà chưa được khởi tố. Đây là một quy định mới của BLTTHS 2015 nhằm khắc phục những quan điểm không thống nhất của các cơ quan tiến hành tố tụng về cách hiểu từ “tội khác” trong BLTTHS 2003 và bổ sung trường hợp còn có người đồng phạm khác liên quan đến vụ án mà chưa được khởi tố. Vì vậy, Thông tư 02 đã hướng dẫn cụ thể những trường hợp phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo căn cứ này tại điều 4,5 như sau:

- Ngoài tội phạm đã khởi tố, điều tra, truy tố, chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thấy bị can, bị cáo còn thực hiện hành vi khác mà BLHS quy định là tội phạm.

- Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát đã khởi tố, điều tra, truy tố về một tội, nhưng chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thấy hành vi do bị can, bị cáo thực hiện cấu thành một tội phạm khác được quy định trong BLHS.

- Ngoài bị can, bị cáo đã bị khởi tố, điều tra, truy tố, chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thấy còn có người đồng phạm khác hoặc người khác thực hiện hành vi mà BLHS quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can.

Thứ năm, về căn cứ vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, BLTTHS năm 2015 đã khắc phục những bất cập của BLTTHS năm 2003 về căn cứ này, cụ thể, BLTTHS năm 2015 đã bổ sung khái niệm “Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng” tại điểm o khoản 1 Điều 4, sửa đổi một số thủ tục tố tụng và bổ sung một số người tham gia tố tụng mới trong vụ án hình sự. Do đó, Thông tư 02 đã hướng dẫn bổ sung về một số trường hợp vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng như:


- Không chỉ định người bào chữa cho người bị buộc tội, bị can, bị cáo trong các trường hợp luật định;

- Không giao hoặc thông báo các lệnh, quyết định tố tụng cho bị can, bị cáo, pháp nhân và những người tham gia tố tụng theo đúng quy định của pháp luật xâm phạm đến quyền bào chữa của bị can, bị cáo, pháp nhân, quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật;

- Chưa xác định được những đặc điểm quan trọng về quá trình hoạt động của pháp nhân phạm tội như được thành lập dưới hình thái nào, có cơ cấu tổ chức, tài sản nào và đã nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật như thế nào…

- Không có người dịch thuật tham gia tố tụng trong trường hợp tài liệu tố tụng không thể hiện bằng tiếng Việt…

Thứ sáu, về số lần trả hồ sơ để điều tra bổ sung, BLTTHS năm 2015 đã sửa đổi quy định về số lần Viện kiểm sát, Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhằm khắc phục vướng mắc trong thực tiễn. Do đó, Thông tư 02 đã hướng dẫn sửa đổi cho phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 174 BLTTHS năm 2015, cụ thể số lần trả hồ sơ được thực hiện như sau: “Viện kiểm sát chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung hai lần. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần và Hội đồng xét xử trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần”.

2. Quy định của pháp luật về trả hồ sơ điều tra bổ sung

2.1 Về thẩm quyền trả hồ sơ điều tra bổ sung:

Thẩm quyền ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung được quy định tại khoản 2 Điều 45 và khoản 2 Điều 277 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Xem tất cả 78 trang.

Ngày đăng: 25/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí