Phối Hợp Giữa Nhà Trường, Gia Đình Và Lực Lượng Giáo Dục Địa Phương Trong Công Tác Xây Dựng Văn Hóa Nhà Trường


viên cùng tham gia đóp góp ý kiến, hiến kế và cùng thực hiện các hoạt động trong tổ chuyên môn của mình cũng như các tổ khác.

Chi đoàn các lớp phải thường xuyên quan tâm, nắm bắt những tâm tư, nguyện vọng và sở thích của những thành viên trong lớp mình để kịp thời động viên, giúp đỡ và đôn đốc các bạn tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường.

Các đoàn viên phải ý thức rõ trách nhiệm, vai trò của bản thân và phải tích cực hoạt động, tích cực tham gia xây dựng tập thể.

3.2.5. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và lực lượng giáo dục địa phương trong công tác xây dựng văn hóa nhà trường‌

a. Mục đích của biệp pháp

- Huy động sự phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, người thân của học sinh, các mạnh thường quân, cựu học sinh, các đối tác của nhà trường và các nguồn lực ngoài nhà trường cùng thực hiện công tác xây dựng văn hóa nhà trường, đồng thời giúp nhà trường thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục.

- Giúp cho các cá nhân, tổ chức ngoài nhà trường xác định đúng vai trò, phát huy tối đa khả năng của mình cùng với nhà trường để xây dựng văn hóa nhà trường.

b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- Xác định các lực lượng có thể cùng tham gia xây dựng văn hóa nhà trường gồm chính quyền địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh, cựu học sinh, các mạnh thường quân, các đối tác của nhà trường, đặc biệt là gia đình học sinh.

- Xác định vai trò của các cá nhân, tổ chức ngoài nhà trường trong việc thực hiện xây dựng văn hóa nhà trường.

- Nhà trường chủ trì, mời các lực lượng, cá nhân ngoài nhà trường có liên quan để tổ chức phổ biến, bàn nội dung, biện pháp, cơ chế phối hợp, trách nhiệm của từng lực lượng, cá nhân đối với vấn đề liên quan đến xây dựng văn hóa nhà trường. Đồng thời huy động sự hỗ trợ về cơ sở vật chất, tài chính từ các lực lượng trên và vận động sự tham gia của họ vào các hoạt động của nhà trường.

- Căn cứ vào kế hoạch đã thống nhất, nhà trường và các lực lượng ngoài nhà trường chủ động thực hiện công việc mình phụ trách; điều chỉnh phương pháp,


phương tiện, thời gian thực hiện cho phù hợp với tình hình trường trong từng giai đoạn; thông báo kịp thời tình hình, kết quả thực hiện cho các bên liên quan và sau đó sơ kết, tổng kết, đánh giá theo định kỳ.

- Nhà trường phải chủ động tham mưu với Chính quyền, các lực lượng xã hội trong việc xây dựng kế hoạch phối hợp; tạo mối quan hệ tốt đẹp với các lực lượng ngoài nhà trường nhằm tranh thủ được sự ủng hộ về tài chính, kinh nghiệm xây dựng văn hóa. Đồng thời thực hiện tốt những cam kết với các lực lượng ngoài nhà trường; xây dựng niềm tin chung để nhận được sự quan tâm, tiếp tục hợp tác, hỗ trợ nhà trường.

c. Điều kiện thực hiện

Lãnh đạo nhà trường phải có uy tín và có mối quan hệ tốt với lực lượng trong và ngoài nhà trường.

Phải minh bạch, công khai rõ ràng các nguồn lực đã huy động được và có đủ nguồn lực cho việc thực hiện các nội dung phối hợp.

3.2.6. Tổ chức phong trào thi đua xây dựng nếp sống văn minh trong nhà trường‌

a. Mục đích của biện pháp

- Nhằm thực hiện có hiệu quả kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường; giúp cho việc tổ chức và thực hiện công tác thi đua, khen thưởng ở lĩnh vực xây dựng văn hóa nhà trường có chất lượng.

- Công tác thi đua khen thưởng được thực hiện tốt sẽ phát huy được tối đa sức mạnh tổng hợp, tinh thần sáng tạo, tạo động lực cho các thành viên trong nhà trường tích cực, nhiệt tình tham gia xây dựng, phát triển văn hóa nhà trường. Nêu gương kịp thời những nhân tố tích cực để tạo sự lan tỏa trong trường; đồng thời kịp thời phát hiện những hạn chế, khuyết điểm, yếu kém để khắc phục, sửa chữa.

- Thi đua sẽ hình thành và phát triển phong trào rèn luyện nề nếp, có văn hóa trong học tập; Tăng cường các hoạt động chuẩn bị tốt tinh thần học tập, tích cực hưởng ứng các hình thức và phương pháp dạy học phát huy vai trò chủ thể của giáo viên và học sinh. Phát huy các ý kiến của học sinh về các hình thức tổ chức, các cách tổ chức thi đua phù hợp với học sinh.


b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- Phát động phong trào thi đua trong toàn trường và phổ biến cụ thể mục tiêu, nội dung, hình thức thi đua kết hợp với khen thưởng phù hợp tới từng khối lớp. Qua đó thúc đẩy công tác xây dựng văn hóa nhà trường.

- Tổ chức thi đua giữa các lớp về thực hiện tốt nội quy nhà trường, thi đua về tính tích cực hưởng ứng các hình thức và phương pháp học tập, tổ chức thi đua hiến kế xây dựng trường học văn minh.

- Học sinh thực hiện nghiêm túc các lần kiểm tra tập trung và kiểm tra học kỳ, không có hiện tượng quay cóp, gian lận trong kiểm tra, thi cử. Đồng thời xử lý phù hợp đối với những biểu hiện vi phạm quy chế thi cử, nội quy học tập.

- Thầy cô giảng dạy ở các lớp theo dõi, giúp đỡ, giám sát để kích thích tinh thần thi đua tích cực ở các lớp, đồng thời có những nhận định chính xác về kết quả đạt được ở các em làm cơ sở để đánh giá đúng thực tế công tác thi đua của lớp so với các mục tiêu đề ra.

- Nhân các ngày chủ điểm trong năm, Công đoàn nhà trường phát động các đợt thi đua, tổ chức các sân chơi để các công đoàn viên có cơ hội đóng góp vào việc xây dựng văn hóa nhà trường.

- Xây dựng và ban hành qui chế thi đua, khen thưởng; qui chế chi tiêu nội bộ; qui chế làm việc về xây dựng văn hóa nhà trường, có chính sách đãi ngộ hợp lý, dân chủ, công bằng; khuyến khích, tạo điều kiện cho các bộ phận, cá nhân thực hiện nội dung xây dựng văn hóa nhà trường; đề xuất khen thưởng, khen tặng các danh hiệu thi đua cho các tập thể, các cá nhân điển hình trong quá trình xây dựng văn hóa nhà trường.

- Sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực kế hoạch để kịp thời phát hiện những mặt tốt để động viên, phát huy; những mặt còn hạn chế, lệch lạc để sửa chữa, xử lý vi phạm; điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với thực tế nhà trường.

c. Điều kiện thực hiện

- Các tiêu chí đánh giá thi đua phải cụ thể sát với các nội dung, thiết lập thang điểm phù hợp cho từng nội dung gắn với các tiêu chí đề ra và thông báo đến từng đối tượng có liên quan.


- Thầy cô cần tăng cường đổi mới về phương pháp cũng như hình thức dạy học để kích thích tinh thần học tập, thi đua của học sinh. Đồng thời, thầy cô đánh giá giờ dạy và các hoạt động phải có tính thống nhất, đều tay để tạo sự công bằng trong thi đua và học sinh sẽ có động lực trong thi đua.

- Thầy cô biết khắc phục khó khăn trong giảng dạy để tích cực tham gia các hoạt động và tích cực xây dựng các giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng giảng dạy trong điều kiện hiện có.

- Mỗi cá nhân phải ý thức rõ về việc thực hiện mục tiêu thi đua, thấy được ý nghĩa của việc thực hiện có hiệu quả công tác thi đua.

3.2.7. Tổ chức thực hiện kiểm tra, đánh giá công tác xây dựng văn hóa nhà trường‌

a. Mục đích của biện pháp

- Kịp thời phát hiện những mặt tốt để phát huy; những mặt còn hạn chế để sửa chữa từ đó điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với thực tế nhà trường.

- Đánh giá được mức độ thực hiện nhiệm vụ của các tổ chức và các thành viên trong nhà trường đối với công tác xây dựng văn hóa nhà trường để có cơ sở cho phân công nhiệm vụ trong giai đoạn tiếp theo.

b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ, kiểm tra chuyên đề để kiểm tra tình hình hoạt động của các tổ chức, đội ngũ lãnh đạo của các đoàn thể, lãnh đạo tổ chuyên môn và các thầy cô trong nhà trường.

- Thầy cô giáo là tấm gương cho học sinh noi theo nên phải tự giác kiểm tra chất lượng giáo dục của bản thân đối với công tác xây dựng văn hóa nhà trường,

- Phân công nhiệm vụ cho các cá nhân trong quá trình tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá công tác xây dựng văn hóa nhà trường. Tiến hành kiểm tra chuyên đề, kiểm tra đột xuất, kiểm tra toàn diện đối với tổ chức và cá nhân theo kế hoạch kiểm tra nội bộ. Qua kiểm tra, điều chỉnh kịp thời trong quá trình thực thi kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường đối với các đoàn thể, các thành viên trong nhà trường.

- Yêu cầu tổ trưởng chuyên môn, tổ chức đoàn thể, giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, thông tin kịp thời về tình hình hoạt động xây


dựng văn hóa nhà trường theo kế hoạch thi đua đã phát động.

- Sơ kết, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm để điều chỉnh kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường cho phù hợp với thực tế nhà trường. Đưa ra các quyết định phát huy mặt tốt, điều chỉnh mặt chưa tốt và xử lý sai phạm.

- Tổ chức tuyên dương, khen thưởng kịp thời cho những tập thể, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng văn hóa nhà trường.

c. Điều kiện thực hiện

Lãnh đạo nhà trường cần xác định rõ ý nghĩa của việc kiểm tra là để giúp đỡ, điều chỉnh kịp thời các sai sót (nếu có) thì công tác kiểm tra mới hiệu quả.

Xác định thời điểm kiểm tra hợp lý để không gây áp lực đối với người được kiểm tra và kiểm tra cần phải đi vào thực tế, không nên kiểm tra qua sổ sách.

Khi tiến hành kiểm tra phải thực sự tôn trọng người được kiểm tra, phải có mối quan hệ tốt đối với các tổ chức, cá nhân trong trường để không gây mất đoàn kết qua công tác kiểm tra.

3.2.8. Quản lý các điều kiện xây dựng văn hóa nhà trường‌

Để các biện pháp quản lý xây dựng VHNT phát huy được hiệu quả trong thực tiễn quản lý xây dựng VHNT ở trường THPT tại quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh, cần phải đảm bảo những điều kiện cần thiết sau:

- Kế hoạch xây dựng VHNT cần phải thống nhất về nhận thức và hành động, được sự ủng hộ, đồng thuận của các tổ chức, bộ phận và các thành viên trong nhà trường.

- Đảm bảo đủ nguồn nhân lực phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường.

- Phải có nguồn lực tài chính phù hợp phục vụ cho công tác xây VHNT.

- Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục trong xây dựng VHNT.

- Đảm bảo đủ những điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, trang thiết bị,… phục vụ cho hoạt động dạy – học, hoạt động giáo dục cũng như công tác xây dựng văn hóa nhà trường.

- Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý nhà trường.

- Xây dựng được cơ chế thi đua, khen thưởng phù hợp, đảm bảo được tính dân


chủ, khách quan, công bằng.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp‌

Các biện pháp nêu ở trên đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Mỗi biện pháp chỉ được phát huy ưu điểm khi triển khai thực hiện trong điều kiện thích hợp cụ thể. Do đó, các biện pháp khi được thực hiện một cách có hệ thống và đồng bộ thì sẽ có nhiều ưu điểm được phát huy, đồng thời chúng có ít ưu điểm khi thực hiện đơn lẻ từng biện pháp.

Các biện pháp xây dựng VHNT được xây dựng ở trên không chỉ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về hình thức mà còn có mối quan hệ biện chứng về nội dung. Điều đó được thể hiện cụ thể như sau:

Thứ nhất: Một hoạt động có thể được sử dụng trong những nhóm và những biện pháp giáo dục khác nhau, còn sự khác nhau của hoạt động được biểu hiện ở mục đích, nội dung của hoạt động và nội dung của biện pháp.

Thứ hai: Các hoạt động khác nhau có mục tiêu và nội dung khác nhau, các biện pháp khác nhau có nội dung khác nhau song chúng đều có chung một mục đích là nhằm hình thành ý thức xây dựng văn hóa nhà trường ở cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhằm phát triển toàn diện nhân cách người học.

3.4. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất‌

Để có cơ sở khoa học cho việc đề xuất các biện pháp và kiểm chứng về tính khả thi của các biện pháp đề xuất về xây dựng VHNT ở các trường THPT trên địa bàn quận Bình Thạnh, tác giả đã tiến hành lấy ý kiến về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp. Kết quả như sau:

3.4.1. Mức độ hợp lý của các biện pháp‌

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát về tính hợp lý của các biện pháp xây dựng VHNT.‌



STT


Tên các biện pháp

Mức độ hợp lý (%)

3

2

1

Điểm TB


ĐLC

Xếp bậc

TS

%

TS

%

TS

%

1

Tuyên truyền nâng cao nhận thức cán

bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học

153

(60,7)

78

(31,0)

21

(8,3)

2,52

0,65

2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường trung học phổ thông tại quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh - 12



STT


Tên các biện pháp

Mức độ hợp lý (%)

3

2

1

Điểm TB


ĐLC

Xếp bậc

TS

%

TS

%

TS

%


sinh và học sinh về công tác xây dựng

văn hóa nhà trường.







2

Xây dựng kế hoạch xây dựng văn hóa

nhà trường.

142

(56,3)

89

(35,3)

21

(8,3)

2,48

0,65

4

3

Hoàn thiện nội dung xây dựng văn hóa

nhà trường.

146

(57,9)

84

(33,3)

22

(8,7)

2,49

0,65

3


4

Quản lý phối hợp giữa công đoàn, đoàn thanh niên, coi đây là lực lượng nòng cốt trong các hoạt động xây dựng văn

hóa nhà trường trong học sinh.


134

(53,2)


94

(37,3)


24

(9,5)


2,44


0,66


6

5

Phối hợp với các lực lượng giáo dục

địa phương và gia đình.

133

(52,8)

96

(38,1)

23

(9,1)

2,44

0,66

6

6

Tổ chức phong trào thi đua xây dựng

“nếp sống văn minh” trong nhà trường.

135

(53,6)

94

(37,3)

23

(9,1)

2,44

0,66

6


7

Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra,

đánh giá trong công tác xây dựng văn hóa nhà trường.

137

(54,4)

91

(36,1)

24

(9,5)


2,45


0,66


5

8

Quản lý các điều kiện xây dựng văn

hóa nhà trường.

158

(62,7)

72

(28,6)

22

(8,7)

2,54

0,65

1


Điểm trung bình cộng


2,48


0,66


Ghi chú: 3=Rất hợp lí, 2=Khá hợp lí, 1=Không hợp lí. ĐTB= Điểm trung bình.

ĐLC= Độ lệch chuẩn.

Kết quả khảo sát ý kiến của đội ngũ CB, GV, NV về mức độ hợp lý của các biện pháp xây dựng VHNT ở các trường THPT quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy: Đa số CB, GV, NV đánh giá các biện pháp đề xuất về xây dựng văn hóa nhà trường đều ở mức độ rất hợp lý, chiếm tỷ lệ cao (có ĐTB tất cả các tiêu chí đều đạt mức cao nhất). Hiện nay, công tác xây dựng văn hóa nhà trường được đánh giá là việc làm rất cần thiết, điều này phản ánh đúng quan điểm của lãnh đạo nhà


trường, mong muốn của hầu hết CB, GV, NV và HS cần phải có một bước thay đổi trong công tác xây dựng văn hóa nhà trường, đặc biệt là sự quan tâm của Hiệu trưởng nhà trường đối với công tác xây dựng văn hóa nhà trường để tạo ra một diện mạo mới, một bản sắc văn hóa riêng của trường mình, đồng thời nâng cao hơn nữa về chất lượng giáo dục toàn diện của trường. Kết quả khảo sát như sau: ĐTB cộng về mức độ hợp lý của các biện pháp đạt 2,48 - đạt ở mức độ 3 “Rất hợp lý” theo qui ước, cụ thể biện pháp 8 “Quản lý các điều kiện xây dựng văn hóa nhà trường” có ĐTB 2,54 đạt mức độ 3 "Rất cần thiết" và xếp bậc 1 trong bảng xếp hạng; biện pháp 1 “Tuyên truyền nâng cao nhận thức cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh về công tác xây dựng văn hóa nhà trường” có ĐTB 2,52 xếp bậc 2, đạt mức độ 3; biện pháp 3 “Hoàn thiện nội dung xây dựng văn hóa nhà trường”, có ĐTB 2,49 xếp bậc 3, đạt mức độ 3 “Rất cần thiết”; biện pháp 2 “Xây dựng kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường” có ĐTB 2,48 xếp bậc 4, đạt mức độ 3;

Bên cạnh những biện pháp được đánh gia cao thì các biện pháp: “Quản lý phối hợp giữa công đoàn, đoàn thanh niên, coi đây là lực lượng nòng cốt trong các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trong học sinh”, “Phối hợp với các lực lượng giáo dục địa phương và gia đình”,“Tổ chức phong trào thi đua xây dựng nếp sống văn minh trong nhà trường”có ĐTB 2,44; biện pháp “Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá trong công tác xây dựng văn hóa nhà trường” có ĐTB 2,45; các tiêu chí này có ĐTB thấp hơn các tiêu chí (1,2,3,5) nhưng tất cả đều được đánh giá ở mức độ 3“Rất cần thiết”. Trong 8 tiêu chí hỏi về tính hợp lý của các biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường, không tiêu chí nào bị đánh giá ở mức độ 1 “Không cần thiết” và mức độ 2 “Cần thiết”. Qua phân tích ta thấy, những biện pháp đề xuất của tác giả về xây dựng văn hóa nhà trường được đánh giá cao, phù hợp với nhận thức của CB, GV, NV và thực tiễn của nhà trường. Đây là những cơ sở quan trọng, cần thiết để có thể vận dụng và triển khai thành công kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THPT quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 14/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí