Các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, khu vực thành phố Hồ Chí Minh - 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT



Từ viết tắt

Diễn giải


BIDV


Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam


CIC


Trung tâm thông tin Tín dụng


ĐCTC


Định chế tài chính


NHNN


Ngân hàng Nhà nước


NHTM


Ngân hàng Thương mại


QLRRTD


Quản lý rủi ro tín dụng


RRTD


Rủi ro tín dụng


TCKT


Tổ chức kinh tế


TCTD


Tổ chức tín dụng


TMCP


Thương mại Cổ phần

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, khu vực thành phố Hồ Chí Minh - 2


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ.

1.1 Lý do chọn đề tài

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới năm 2008, nền kinh tế Việt Nam đã bị ảnh hưởng rất nặng nề. Theo VCCI – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2011), số doanh nghiệp Việt Nam giải thế trong năm 2011 là

79.014 doanh nghiệp, và có xu hướng tiếp tục tăng cao. Theo Báo cáo tổng kết của Ngân hàng Nhà Nước (2012), con số nợ xấu năm 2012 là 185.205 tỷ đồng, đã tăng gần 7 lần so với năm 2008 là 26.970 tỷ đồng. Qua đó có thể thấy, toàn ngành kinh tế Việt Nam đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn: các doanh nghiệp rất khó tiếp cận vốn vay, các ngân hàng liên tục giảm sút lợi nhuận,....

Đứng trước tình hình đó, Ngân hàng muốn giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu thì cần phải tìm hiểu nguồn gốc sinh ra nó. Một trong những nguồn gốc quan trọng nhất chính là khả năng tài chính của các khách hàng, vì nếu hiểu một cách đơn giản nhất, nợ xấu là do các khách hàng không có tiền trả nợ cho các Ngân hàng, dẫn đến các hệ lụy phía sau nó. Và chính các doanh nghiệp là nhân tố đã góp một tỷ trọng rất lớn trong nợ xấu của các Ngân hàng Thương mại. Vậy vấn đề cần đặt ra là làm sao biết được doanh nghiệp nào có khả năng tài chính tốt?

Tính cấp thiết của đề tài: trong giai đoạn phát triển đất nước hiện nay, việc tăng cường cấp tín dụng hỗ trợ vốn đến các thành phần kinh tế là mang tính tất yếu. Đồng thời, các Ngân hàng vẫn luôn theo đuổi mục tiêu tăng trưởng tín dụng nhằm đảm bảo lợi nhuận. Khi cung – cầu tín dụng đều tăng thì vấn đề đặt ra là chất lượng tín dụng, vì nếu chất lượng tín dụng kém thì tăng trưởng tín dụng không những không giúp tăng trưởng kinh tế mà còn ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Cụ thể tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát Triển Việt Nam, trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2016, tăng trưởng tín dụng đạt gần 500.000 tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng bình quân năm là 20% và đi đôi với sự tăng trưởng ấy là sự tăng thêm khoảng 14.000 tỷ đồng nợ xấu. Tuy nợ xấu vẫn ở mức có thể kiểm soát nhưng có thế thấy, đây vẫn luôn là vấn đề cần phải quan tâm, theo dõi nhất là trong giai đoạn phát triển đất nước như hiện nay.


Vì lẽ đó, ý tưởng của tác giả trong vấn đề nghiên cứu này là thực hiện kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của doanh nghiệp, qua đó tìm ra các giải pháp để giảm thiểu rủi ro. Mô hình nghiên cứu sẽ được xây dựng dựa trên các dữ liệu trong quá khứ, xảy ra trong từng hoàn cảnh khác nhau và ngành nghề khác nhau nhằm đảm bảo độ chính xác cao nhất có thể. Đồng thời, việc nghiên cứu sẽ được thực hiện tại môi trường kinh doanh Việt Nam và cụ thể là khu vực Thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm tài chính – thương mại lớn nhất Việt Nam.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu:

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của doanh nghiệp tại Ngân hàng.

Kiểm định nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng doanh nghiệp thông qua mô hình định lượng phù hợp.

Đề ra các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu:

Các nhân tố nào ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng?

Tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của doanh nghiệp tại Ngân hàng là như thế nào?

Những giải pháp nào giúp giảm thiểu rủi ro tín dụng doanh nghiệp của NHTM?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: Hạn chế rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng.

Phạm vị nghiên cứu:

+ Về không gian: Nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam – khu vực khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Về thời gian: số liệu thu thập từ năm 2010 - 2016.


1.5 Khảo lược các nghiên cứu trước đây:


Tác giả

Vấn đề nghiên cứu

(Altman, 1968)

Mô hình rủi ro vỡ nợ doanh nghiệp. Tác giả sử dụng một kỹ thuật phân tích biệt thức (MDA) để giải quyết các vấn đề mâu thuẫn liên quan đến phân tích đơn biến và để đánh giá một hồ sơ tài chính đầy đủ hơn về công ty. Phân tích của ông dựa trên một mẫu có chứa sáu mươi sáu doanh nghiệp sản xuất (33 vỡ nợ và 33 không vỡ nợ) trong giai đoạn 1946-1965. Altman nghiên cứu hai mươi hai tỷ lệ tài chính tiềm năng hữu ích, cuối cùng chọn năm tỷ lệ mà cung cấp kết hợp các dự báo tổng thể tốt nhất của công ty phá sản. Các biến được phân thành năm loại tỷ lệ tiêu chuẩn, bao gồm thanh khoản, khả năng sinh lời,

đòn bẩy, khả năng thanh toán và tỷ lệ hoạt động.

Altman (1973, 1984),

Frydman và cộng sự (1985), Li (1999), và

Shumway (2001).

Mở rộng mô hình rủi ro vỡ nợ doanh nghiệp trên bộ dữ liệu chéo.

Jensen và Meckling (1976)

Tách quyền sở hữu và kiểm soát trong các tổ chức của công ty dẫn đến vấn đề thông tin bất cân xứng giữa các bên liên quan và các nhà quản lý từ bên ngoài. Thông tin bất đối xứng tạo ra một vấn đề rủi ro đạo đức khi các nhà quản lý có động lực để theo đuổi lợi ích riêng của họ. Từ đó, làm nguy cơ vỡ nợ tăng lên dẫn đến giảm xếp hạng

tín dụng.

Ohlson (1980)

Lần đầu tiên áp dụng mô hình điều kiện logit để dự đoán vỡ nợ. Lợi ích thiết thực của phương pháp logit là không yêu cầu các giả định hạn chế của MDA và cho phép làm

việc với mẫu không cân xứng. Ohlson sử dụng một tập



hợp dữ liệu với 105 doanh nghiệp phá sản và 2.058 doanh nghiệp không phá sản được thu thập từ các cơ sở dữ liệu Compustat trong giai đoạn 1970 - 1976. Ông phân tích dựa trên chín dự đoán (bảy tỷ lệ tài chính và hai biến số nhị phân). Sau đó, mô hình được sử dụng bởi nhiều tác giả để dự đoán vỡ nợ, mặc dù có sự khác biệt giữa lý thuyết và phân tích MDA logit, các nghiên cứu cho thấy kết quả thực nghiệm là khá giống nhau về độ chính xác

phân loại.

Nickell và cộng sự (2000), Pesaran và cộng

sự (2006).

Rủi ro tín dụng doanh nghiệp được cho thấy phụ thuộc vào các biến như thay đổi các chỉ số chứng khoán, lãi

suất, lạm phát, số dư tiền thực tế, giá dầu và sản lượng.

Altman (2000)

Mô hình Z-Score - một mô hình mà ông đánh giá khá cao về khả năng dự báo rủi ro vỡ nợ. Mô hình dựa trên năm biến cơ bản: vốn lưu động / tổng tài sản, lợi nhuận giữ lại

/ tổng tài sản, thu nhập trước thuế và lãi / tổng tài sản, giá trị vốn chủ sở hữu / giá trị thị trường của tổng nợ phải trả, doanh thu / tổng tài sản. Tuy nhiên, Altman chưa dừng lại ở đó, ông tiếp tục xây dựng, phân tích và thử nghiệm một mô hình phân loại phá sản mới (ZETA) dựa trên mô hình Z-Score gốc. Kết quả cho thấy, mô hình ZETA mới áp dụng cho phân loại phá sản dường như là khá chính xác cho đến năm năm trước khi vỡ nợ với phân loại thành công trên 90% số mẫu một năm trước và 70% độ chính

xác lên đến năm năm.



Bhojraj và Sengupta (2003)

Các công ty có tỷ lệ phần trăm cao hơn của giám đốc bên ngoài vào hội đồng quản trị thì có xếp hạng tín dụng cao

hơn.


Carling và cộng sự

(2007)

Nguy cơ vỡ nợ là rõ rệt cao đối với các khoản vay ngắn

hạn hơn là tín dụng dài hạn.

Altman và Sabato (2007)

Đề xuất một mô hình đo lường rủi ro tín dụng dành riêng cho phân khúc SMEs (Doanh nghiệp vừa và nhỏ) và kết luận rằng doanh nghiệp vừa và nhỏ đang có rủi ro cao hơn nhưng có một sự tương quan tài sản thấp hơn các

doanh nghiệp lớn.

Qua các khảo lược của các nghiên cứu trước đây, có thể thấy rằng rủi ro tín dụng và đặc biệt là rủi ro tín dụng từ doanh nghiệp luôn được quan tâm nghiên cứu tại các nước trên thế giới. Các mô hình nghiên cứu dần được hoàn thiện hơn, các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng được kiểm định chặt chẽ hơn từ các chỉ số tài chính doanh nghiệp cho đến các biến phi tài chính, vĩ mô, hay đặc điểm của khoản cấp tín dụng. Điều này là một tiền đề vững chắc cho bài nghiên cứu của tác giả.

1.6 Phương pháp nghiên cứu

Trong bài viết, tác giả kết hợp phương pháp định tính và định lượng, bằng việc sử dụng phương pháp thống kê mô tả, thống kê đa biến, ước lượng dữ liệu với các mô hình OLS, Logit, Probit.


1.7 Kết cấu đề tài

Chương 1: Giới thiệu Luận văn Thạc sĩ Kinh tế.

Chương 2: Tổng quan về các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại – Giới thiệu mô hình nghiên cứu.

Chương 3: Thực trạng về rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.

Chương 4: Khảo sát và kiểm định mô hình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng doanh nghiệp.

Chương 5: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.

1.8 Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài

Luận văn nghiên cứu đóng góp vào lĩnh vực tài chính – ngân hàng bằng cách khảo sát và kiểm định mô hình thời gian cho các khoản tín dụng của các công ty trong ngân hàng. Một mô hình như vậy có thể được sử dụng không chỉ để phân tích các trường hợp rủi ro nợ xấu của doanh nghiệp mà còn là một đầu vào trong mô hình rủi ro tín dụng danh mục đầu tư. Mô hình nghiên cứu bao gồm các biến giải thích về kinh tế vĩ mô và một tập các biến thông dụng như các chỉ số tài chính, yếu tố phi tài chính và đặc điểm của khoản tín dụng.


Kết luận Chương 1.

Việc tìm ra các cách để giảm thiểu rủi ro tín dụng luôn là đề tài được quan tâm chú ý của các nhà nghiên cứu thị trường tài chính – ngân hàng trên khắp thế giới. Từ những mô hình đơn giản nhất cho đến những mô hình phổ biến như ngày nay là cả một chặng đường dài trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, đối với từng vị trí địa lý và văn hóa khác nhau thì việc ứng dụng các mô hình là khác nhau, cũng như việc kiểm định các nhân tố trong mô hình cũng khác nhau. Vì vậy, trong bài nghiên cứu này, tác giả muốn tìm ra các nhân tố và mô hình nào sẽ phù hợp với Việt Nam nói chung và Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm thương mại, kinh tế lớn nhất cả nước nói riêng trong công tác giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Ngày đăng: 08/10/2024