3.4.2. Mức độ khả thi của các biện pháp
Bảng 3.2 Kết quả khảo sát về tính khả thi của các biện pháp xây dựng VHNT
Tên các biện pháp | Mức độ khả thi (%) | ||||||
3 | 2 | 1 | Điểm TB | ĐLC | Xếp bậc | ||
TS % | TS % | TS % | |||||
1 | Tuyên truyền nâng cao nhận thức cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh về công tác xây dựng | 140 (55,6) | 89 (35,3) | 23 (9,1) | 2,46 | 0,66 | 1 |
2 | Xây dựng kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường. | 133 (52,8) | 96 (38,1) | 23 (9,1) | 2,44 | 0,66 | 3 |
3 | Hoàn thiện nội dung xây dựng văn hóa nhà trường. | 139 (55,2) | 85 (33,7) | 28 (11,1) | 2,44 | 0,69 | 3 |
4 | Quản lý phối hợp giữa công đoàn, đoàn thanh niên, coi đây là lực lượng nòng cốt trong các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trong học sinh. | 131 (52,0) | 95 (37,7) | 26 (10,3) | 2,42 | 0,67 | 5 |
5 | Phối hợp với các lực lượng giáo dục địa phương và gia đình. | 119 (47,2) | 103 (40,9) | 30 (11,9) | 2,35 | 0,68 | 7 |
6 | Tổ chức phong trào thi đua xây dựng “nếp sống văn minh” trong nhà trường. | 127 (50,4) | 98 (38,9) | 27 (10,7) | 2,40 | 0,67 | 6 |
7 | Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá trong công tác xây dựng văn hóa nhà trường. | 119 (47,2) | 99 (39,3) | 34 (13,5) | 2,34 | 0,70 | 8 |
8 | Quản lý các điều kiện xây dựng văn hóa nhà trường | 143 (56,7) | 83 (32,9) | 26 (10,3) | 2,46 | 0,68 | 1 |
Điểm trung bình cộng | 2,41 | 0,68 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Công Tác Chỉ Đạo Thực Hiện Xây Dựng Văn Hóa Nhà Trường.
- Một Số Biện Pháp Xây Dựng Văn Hóa Nhà Trường Ở Các Trường Thpt Tại Quận Bình Thạnh, Thành Phố Hồ Chí Minh
- Phối Hợp Giữa Nhà Trường, Gia Đình Và Lực Lượng Giáo Dục Địa Phương Trong Công Tác Xây Dựng Văn Hóa Nhà Trường
- Xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường trung học phổ thông tại quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh - 14
- Xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường trung học phổ thông tại quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh - 15
- Xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường trung học phổ thông tại quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh - 16
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
Ghi chú: 3=Rất hợp lí, 2=Khá hợp lí, 1=Không hợp lí. ĐTB= Điểm trung bình.
ĐLC= Độ lệch chuẩn.
Đánh giá về mức độ khả thi của các biện pháp xây dựng văn hóa nhà ở các trường THPP quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, mặc dù giữa cán bộ, giáo viên và nhân viên có sự nhận thức, quan điểm khác nhau nhưng ở họ đều có điểm
chung là hầu hết CB, GV, NV đều đánh giá cao về mức độ khả thi của các biện pháp mà tác giả đề xuất, có ĐTB cộng của nhóm tiêu chí này đạt 2,41 đạt mức độ 3 “Rất khả thi”, cụ thể biện pháp “Tuyên truyền nâng cao nhận thức cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh về công tác xây dựng văn hóa nhà trường” và biện pháp “Quản lý các điều kiện xây dựng văn hóa nhà trường” đều có ĐTB 2,46, xếp bậc 1 trong bảng xếp hạng và đạt mức độ 3“Rất khả thi”; biện pháp “Xây dựng kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường” và biện pháp “Hoàn thiện nội dung xây dựng văn hóa nhà trường“ đều đạt ĐTB 2,44, xếp bậc 3 trong bảng và đạt mức 3; biện pháp “Quản lý phối hợp giữa công đoàn, đoàn thanh niên, coi đây là lực lượng nòng cốt trong các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trong học sinh” có ĐTB 2,42 - xếp bậc 5 trong bảng và đạt mức độ 3;
Biện pháp “Tổ chức phong trào thi đua xây dựng “nếp sống văn minh” trong nhà trường” có ĐTB là 2,4; biện pháp “Phối hợp với các lực lượng giáo dục địa phương và gia đình” đạt ĐTB là 2,35; biện pháp “Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá trong công tác xây dựng văn hóa nhà trường” đạt ĐTB là 2,35. Tuy có ĐTB thấp hơn ĐTB cộng, song chúng ta thấy sự chọn lựa đều nằm ở mức độ 2 “khả thi”, không có ai chọn mức 1 “không khả thi”.
3.4.3. Tương quan giữa mức độ hợp lí và mức độ khả thi của các biện pháp Bảng 3.3 Kết quả tương quan giữa mức độ hợp lí và mức độ khả thi của các biện pháp
Tên các biện pháp | Mức độ hợp lý | Mức độ khả thi | |||||
ĐTB | ĐLC | Xếp bậc | ĐTB | ĐLC | Xếp bậc | ||
1 | Tuyên truyền nâng cao nhận thức cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh về công tác xây dựng văn hóa nhà trường. | 2,52 | 0,65 | 2 | 2,46 | 0,66 | 1 |
2 | Xây dựng kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường. | 2,48 | 0,65 | 4 | 2,44 | 0,66 | 3 |
3 | Hoàn thiện nội dung xây dựng văn hóa nhà trường | 2,49 | 0,65 | 3 | 2,44 | 0,69 | 3 |
Tên các biện pháp | Mức độ hợp lý | Mức độ khả thi | |||||
ĐTB | ĐLC | Xếp bậc | ĐTB | ĐLC | Xếp bậc | ||
4 | Quản lý phối hợp giữa công đoàn, đoàn thanh niên, coi đây là lực lượng nòng cốt trong các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trong học sinh. | 2,44 | 0,66 | 6 | 2,42 | 0,67 | 5 |
5 | Phối hợp với các lực lượng giáo dục địa phương và gia đình. | 2,44 | 0,66 | 6 | 2,35 | 0,68 | 7 |
6 | Tổ chức phong trào thi đua xây dựng “nếp sống văn minh” trong nhà trường. | 2,44 | 0,66 | 6 | 2,40 | 0,67 | 6 |
7 | Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá trong công tác xây dựng văn hóa nhà trường. | 2,45 | 0,66 | 5 | 2,34 | 0,70 | 8 |
8 | Quản lý các điều kiện xây dựng văn hóa nhà trường | 2,54 | 0,65 | 1 | 2,46 | 0,68 | 1 |
Từ kết quả của bảng 3.3, tác giả nhận thấy có sự tương quan thuận giữa mức độ hợp lí và mức độ khả thi của các biện pháp. Điều này có nghĩa là biện pháp được đánh giá có tính hợp lí cao thì tính khả thi cũng cao cụ thể như sau: Biện pháp 8 “Quản lý các điều kiện xây dựng văn hóa nhà trường” và biện pháp 1 “Tuyên truyền nâng cao nhận thức cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh về công tác xây dựng văn hóa nhà trường” đều được đánh giá cao ( đều xếp bậc 1 và bậc 2) ở mức độ hợp lý và mức độ khả thi.
Biện pháp 3 “Hoàn thiện nội dung xây dựng văn hóa nhà trường” và biện pháp 2 “Xây dựng kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường” đều xếp bậc 3 và bậc 4 ở mức độ hợp lý và mức độ khả thi.
Biện pháp 4 “Quản lý phối hợp giữa công đoàn, đoàn thanh niên, coi đây là lực lượng nòng cốt trong các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trong học sinh”; biện pháp 6 “Tổ chức phong trào thi đua xây dựng nếp sống văn minh trong nhà trường”; biện pháp 5 “Phối hợp với các lực lượng giáo dục địa phương và gia đình”
tuy có mức độ xếp hạng thấp hơn các tiêu chí khác, nhưng đều đồng hạng về mức độ hợp lý và mức độ khả thi. Tuy nhiên, chỉ duy nhất biện pháp 7 “Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá trong công tác xây dựng văn hóa nhà trường” có sự chênh lệch mức độ hợp lý (xếp bậc 5) và mức độ khả thi ( xếp bậc 8). Vì vậy khi triển khai biện pháp 7, người kiểm tra phải thực hiện cẩn thận, khoa học thì công tác kiểm tra mới có hiệu quả cao.
Kết quả khảo sát về mức độ hợp lý và mức độ khả thi của các biện pháp cho thấy, hầu hết CB, GV, NV của các trường THPT quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh đều đánh giá cao các biện pháp do tác giả đề xuất. Kết quả này cho thấy những biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường là phù hợp với nhận thức của CB, GV, NV và phù hợp với thực tiễn nhà trường. Như vậy, các nhóm biện pháp đề xuất nếu được nhà trường áp dụng, thực hiện đồng bộ với những điều kiện cụ thể sẽ tạo nên sự chuyển biến tích cực trong công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THPT quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh; góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng văn hóa nhà trường, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, đáp ứng tốt trước yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
Tiểu kết chương 3
Căn cứ trên các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục - đào tạo, trên cơ sở đánh giá, phân tích thực trạng xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THPT quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, các biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường được đề xuất nhằm góp phần xây dựng được bức tranh văn hóa mang bản sắc riêng của nhà trường, đồng thời đáp ứng và thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.
Các biện pháp đề xuất gồm nâng cao nhận thức cho CB, GV, NV, cha mẹ học sinh và HS về xây dựng văn hóa nhà trường; Xây dựng kế hoạch, xác định rõ mục đích, nội dung và chương trình xây dựng văn hóa nhà trường; Kiểm tra nề nếp dạy học, chất lượng dạy và học; Quản lý phối hợp giữa công đoàn, đoàn thanh niên, tổ chuyên môn coi đây là lực lượng nòng cốt trong các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trong học sinh; Xây dựng môi trường cảnh quan văn hoá, khuôn viên xanh - sạch đẹp kết hợp với tăng cường cơ sở vật chất nhà trường; Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và lực lượng giáo dục địa phương trong công tác xây dựng văn hóa nhà trường; Thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng, tạo động lực cho công tác xây dựng văn hóa nhà trường; Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá trong công tác xây dựng văn hóa nhà trường. Thực hiện phối hợp các biện pháp được đề xuất sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp và đồng bộ trong công tác xây dựng văn hóa nhà trường.
Tuy các biện pháp đề xuất không hoàn toàn là những vấn đề mới, song qua khảo sát, lấy ý kiến của CB, GV, NV ở các trường THPT quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, các biện pháp tác giả đề xuất đều được đánh giá rất cần thiết và rất khả thi. Trong thời gian tới, nếu được sự quan tâm đúng mức của các ngành, các cấp, đặc biệt là sự thống nhất, quyết tâm của toàn thể CB, GV, NV và HS ở các trường THPT quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh trong việc thực hiện các biện pháp nêu trên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng văn hóa nhà trường; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới của Ngành giáo dục, sự kỳ vọng của các bậc phụ huynh đặc biệt là sự phát triển của các thế học sinh;
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu, tổng hợp và kế thừa các thành quả nghiên cứu về lý luận xây dựng văn hóa nhà trường, luận văn đã tổng hợp, khái quát hóa, phân tích làm sáng tỏ những cơ sở lý luận về văn hóa, văn hóa tổ chức, văn hóa nhà trường, xây dựng văn hóa nhà trường; xác định mục đích, mục tiêu, ý nghĩa, nội dung, chương trình của công tác xây dựng văn hóa nhà trường. Trong luận văn, tác giả đã phân tích về tầm quan trọng, sự cần thiết của công tác xây dựng văn hóa nhà trường, xác định các thành tố cơ bản của VHNT ở trường trung học phổ thông và các chức năng của nhà quản lý trong công tác xây dựng VHNT; đồng thời luận văn cũng xác định những nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý, làm rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung và cách thức tổ chức thực hiện các biện pháp xây dựng VHNT ở các trường THPT quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Công tác xây dựng, phát triển văn hóa nhà trường chính là một nhiệm vụ quan trọng trong việc phát huy tối đa hiệu quả các nguồn lực, đoàn kết nội bộ được duy trì. Đồng thời, sức mạnh tập thể được phát huy, chất lượng các mặt được nâng cao, các hệ giá trị nhà trường được thiết lập, mục tiêu chất lượng giáo dục toàn diện được phát triển.
Xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THPT quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, trong giai đoạn hiện nay là cần thiết và có ý nghĩa đối với việc phát triển của nhà trường, từ khâu nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng, hình thành nhân cách học sinh đến công tác quản lý nhà trường. Trên thực tế, công tác xây dựng VHNT của các trường THPT quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh tuy có triển khai thực hiện nhưng chỉ dừng ở mức độ lồng ghép vào các hoạt động giáo dục khác nên vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập và hiệu quả xây dựng VHNT chưa cao.
Qua thực tiễn, luận văn tiến hành khảo sát thực trạng xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THPT quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó tổng hợp kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá để có được cái nhìn khái quát nhất về thực trạng văn hóa nhà trường; chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của thực trạng; tìm ra những nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến thực trạng văn hóa nhà trường.
Xuất phát từ thực tiễn của nhà trường, luận văn đề xuất các biện pháp xây dựng VHNT có tính khoa học, mang tính khả thi có tác dụng tích cực trong việc nâng cao hiệu quả xây dựng VHNT ở các trường THPT quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đã đề xuất 8 biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường, khả thi và phù hợp với các trường THPT quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm:
1- Biện pháp 1: Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đội ngũ CB, GV, NV, CMHS và HS về công tác xây dựng VHNT;
2- Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường; 3- Biện pháp 3: Hoàn thiện nội dung xây dựng văn hóa nhà trường;
4- Biện pháp 4: Quản lý phối hợp giữa công đoàn, đoàn thanh niên, tổ chuyên môn coi đây là lực lượng nòng cốt trong các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường;
5- Biện pháp 5: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và lực lượng giáo dục địa phương trong công tác xây dựng văn hóa nhà trường;
6- Biện pháp 6: Tổ chức phong trào thi đua xây dựng nếp sống văn minh trong nhà trường;
7- Biện pháp 7: Tổ chức thực hiện kiểm tra, đánh giá công tác xây dựng văn hóa nhà trường;
8- Biện pháp 8: Quản lý các điều kiện xây dựng văn hóa nhà trường.
Tác giả đã tiến hành khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. Kết quả khảo sát đã phản ảnh được ý nghĩa thiết thực, tính khả thi của các biện pháp đã được đề xuất trong luận văn.
Nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường là nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, mà văn hóa nhà trường có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Vì thế vấn đề xây dựng VHNT ở các trường THPT phải thực sự trở thành một nội dung quan trọng trong kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục của nhà trường. Để làm tốt công tác này, không chỉ phụ thuộc vào tinh thần, thái độ và tính tích cực của các chủ thể trong nhà trường trong quá trình tham gia các hoạt động tập thể, mà còn phục thuộc vào nhận thức và năng lực xây dựng VHNT của nhà quản lý,
phụ thuộc vào những cách thức tổ chức các hoạt động. Do đó, lãnh đạo, cán bộ, giáo viên nhà trường phải biết vận dụng linh hoạt, đồng bộ các biện pháp mà tác giả đề xuất trên cơ sở thực hiện theo bốn chức năng cơ bản của quá trình quản lý.
Xây dựng văn hóa nhà trường mang giá trị đặc trưng của trường mình, nó đòi hỏi rất nhiều ở sự hợp tác, sự đồng thuận của tất cả các thành viên trong nhà trường để đi đến giá trị chung. Vì vậy, đòi hỏi trong quá trình tiến hành xây dựng VHNT cần đảm bảo được sự liên kết của các thành viên để tiến hành một cách hiệu quả nhất, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, đáp ứng tốt trước những yêu cầu, nhiệm vụ phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
2. Kiến nghị
Từ thực trạng công tác xây dựng văn hóa nhà trường và quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THPT quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi xin đề xuất một số khuyến nghị sau:
2.1. Đối với Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
Tăng cường đầu tư ngân sách và tranh thủ các nguồn lực dành cho giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng tốt cho hoạt động dạy và học ở các cơ sở giáo dục hiện nay; có cơ chế chính sách ưu tiên dành riêng cho giáo dục để có thể xây dựng các trường học với cơ sở vật chất hiện đại.
2.2. Đối với Sở GD & ĐT thành phố Hồ Chí Minh
- Cần có chủ trương nghiên cứu để đưa các nội dung xây dựng VHNT vào hệ thống các nhà trường THPT; xác định rõ công tác xây dựng VHNT là một trong những nhiệm vụ chính trị của các nhà trường THPT nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
- Cần chủ trì soạn thảo mục tiêu, nội dung, chương trình và cung cấp các tài liệu, phục vụ cho công tác xây dựng VHNT đảm bảo tính thống nhất cho hệ thống trường THPT thực hiện.
- Cần chỉ đạo các trường THPT chủ động vận dụng quy định, chức năng, nhiệm vụ của mình thực hiện có chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng VHNT ở mỗi trường.
- Cần xác định các hình thức trách nhiệm pháp lý khi có hành vi vi phạm với những quy tắc xử sự chung trong quy định xây dựng VHNT sao cho hợp lí, minh bạch