Xây Dựng Mhyndl Dạng Mô Hình Thực Thể -

5. Xây dựng MHYNDL dạng mô hình Thực thể -

Kết hợp:

a. Hai phương pháp xây dựng MHYNDL: Mặc dù có nhiều kỹ thuật xây dựng MHYNDL, song những kỹ thuật dựa vào mô hình Thực thể - Kết hợp thì trực quan và dễ dùng hơn. Chúng ta có thể nhóm thành hai phương pháp:

Phương pháp thứ nhất: Chuyển trực tiếp từ thế giới thực sang MHYNDL thông qua các cấu trúc kiểu.


84

Phương pháp thứ hai: Liệt kê các dữ liệu tiếp theo là xác định các phụ thuộc hàm giữa chúng trên cơ sở phân tích để từ đó tạo ra các kiểu thực thể, kết hợp và những thuộc tính của chúng tạo thành MHYNDL tổng quát.

Phương pháp thứ nhất là xây dựng trực tiếp,

phương pháp thứ hai là xây dựng gián tiếp.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 575 trang tài liệu này.

85

b. Các bước của tiến trình xây dựng MHYNDL:

Hệ thống thông tin - 37

Bước 1: Tạo các thực thể và các kết hợp. Dựa trên tìm hiểu và phân tích, PTV xác định các MHYNDL có thể có. Khi xây dựng cần

phải tuân thủ các qui tắc sau:

* Không có các thuộc tính lặp lại hoặc không có nghĩa:

Với một trường hợp của thực thể hay kết hợp có thuộc tính tương ứng với một, chỉ một trường hợp của thuộc tính.


86

Ví duï:

Nếu một giáo sư dạy nhiều môn học thì không thể để thuộc tính môn học ở thực thể giáo sư.

Nếu một giáo sư dạy một môn học nhưng tất cả các nhân vật trong cơ sở đều được mô hình hóa qua thực thể “Công nhân viên“ ; trong trường hợp này không thể gán thuộc tính môn họccho thực thể “Công nhân viên".


87

* Mỗi thực thể đều tồn tại một khóa nhận dạng: Một trường hợp của kiểu thực thể có thể nhận dạng một cách duy nhất nhờ vào trường hợp của khóa.

* Sự phụ thuộc đầy đủ (hoàn toàn) của các thực

thể trong các kết hợp:

Các thuộc tính của một kết hợp cần phụ thuộc vào toàn thể các thực thể liên kết trong kết hợp này. Nếu một số thuộc tính chỉ phụ thuộc vào một số các thực thể thì hoặc gắn chúng với một thực thể hoặc tạo nên một hoặc nhiều kết hợp

phụ trợ để mang chúng.

88

Ví duï: Số phòng chỉ phụ thuộc vào thực thể “Lớp" và thực thể “Môn Học" khi ấy nó không thể là thuộc tính của kết hợp “Giảng Dạy" có sự tham gia của thực thể “Giáo Sư“.

LOP, MONHOC GV GD(LOP, MONHOC GV)



1,n

1,n

CIF

GD

1,n

0,n

LOP

MONHOC

MSMH

TENMH

MSL

TENL

GV

MSGV

TENGV

PHOC

MSPH

TENPH

89

* Tuân thủ các qui tắc quản lý (QTQL):

Tập hợp các QTQL phát hiện trong hiện hữu cần phải thể hiện trong mô hình. Đặc biệt cần kiểmtra bản số phù hợp với các qui tắc quản lyù.

Bước 2: chuẩn hóa thực thể và kết hợp

Nhằm tránh việc trùng lắp thông tin và đạt được dạng chuẩn cần chuẩn hóa, mô hình xây dựng được bằng cách kiểm chứng các thành phần của nó theo các qui tắc sau đây:

QT1: Các thuộc tínhcủa thực thể hoặc kết hợp phải sơ cấp, và chỉ đặc trưng cho một thực thể hoặc (loại trừ) kết hợp (thỏa DC 1).

90

Ví duï: Trong một HT dữ liệu địa chỉ được xét là một toàn thể thì việc tách địa chỉ: số nhà, tên đường, tên thành phố là không cần thiết. Khi đó ta hoàn toàn có thể xem "địa chỉ" là một thuộc tính thỏa mãn qui tắc 1.

Trái lại nếu hệ thống yêu cầu quản lý đến tên đường, số nhà, thành phố, lúc ấy địa chỉ không thể là thuộc tính sơ cấp mà tên đường, số nhà, thành phố là các thuộc tính sơ cấp và chính chúng được xem là thuộc tính sơ cấp của thực thể đang xét.


91

Ngày đăng: 06/10/2024