Lịch Sử Phát Triển Của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam


sở hạ tầng cho việc phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Mặt khác, mức độ tự động hoá của các ngân hàng còn thấp, khả năng kết nối thanh toán cục bộ trong ngân hàng và liên ngân hàng vẫn còn nhiều khó khăn do thiếu sự đồng bộ...


1.3.2.2. Điều kiện hình thành TĐTC-NH đa năng tại Việt Nam


Với tất cả những yếu kém ở trên, các NHTMVN cần phải có rất nhiều cố gắng để từng bước củng cố và phát triển theo kịp tiến trình hội nhập quốc tế của cả nền kinh tế. Nhưng điều đó không có nghĩa là ở Việt Nam không thể xây dựng được TĐTC- NH . Như chúng ta đã biết việc hình thành TĐTC-NH ở Việt Nam là một xu hướng tất yếu, nó là một yêu cầu đòi hỏi khách quan không phải mệnh lệnh hành chính và ở Việt Nam hiện nay có thể thấy đã có những điều kiện thuận lợi, dù chưa thật lớn nhưng cũng có thể là cơ hội để xây dựng một TĐTC-NH mạnh dựa trên các điều kiện sau:


Điều kiện khách quan:


Điều kiện kinh tế xã hội

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.


Hơn 20 năm qua, từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam đã có những bước tiến vô cùng quan trọng. Kinh tế tăng trưởng cao, mọi mặt đời sống xã hội dần được cải thiện, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong những năm gần đây là ~7.5% năm, một tốc độ cao trong khu vực và trên thế giới. Tình tình chính trị xã hội luôn ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Xây dựng ngân hàng ngoại thương Việt Nam thành tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng trong khu vực Châu Á - 6

Trong thời gian gần đây, Việt Nam đã liên tiếp tổ chức thành công các hội nghị cấp cao mang tầm vóc quốc tế như ASEM 5, ASEAN và gần đây nhất là hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14. Điều đó đã gây tiếng vang lớn trên thế giới và khẳng định vị thế mới của Việt Nam trong bước đường hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Cùng với việc gia nhập WTO, Việt Nam đã và đang dần hoàn thiện các chính sách vĩ mô của mình, cải thiện môi trường đầu tư cũng như tạo một môi


trường cạnh tranh bình đẳng cho tất cả các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.

Để đáp ứng với hội nhập kinh tế, trong những năm trở lại đây Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập một số Tập đoàn kinh tế lớn trong các lĩnh vực then chốt như: Tập đoàn than khoáng sản, tập đoàn bưu chính viễn thông, tập đoàn dệt may, tập đoàn dầu khí… Đây là những Tập đoàn kinh tế có quy mô tài sản rất lớn, chiếm phần lớn thị trường trong lĩnh vực kinh doanh của mình, các tập đoàn này thường có nhiều đơn vị thành viên, kinh doanh đa dạng ngành nghề. Việc phát triển các tập đoàn kinh tế này tất yếu phải dẫn đến phát sinh nhu cầu lớn về vốn và dịch vụ tài chính – tạo tiền đề cần thiết để ra đời TĐTC-NH đa năng tạo lập một sự cân đối trong tổng thể nền kinh tế nước ta. Mặt khác, cũng trong thời gian qua thị trường tài chính của Việt Nam cũng đã có những bước phát triển khá nhanh chóng trong các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm và đặc biệt là chứng khoán. Thị trường dịch vụ tài chính đã ngày một đa dạng hơn, tiến gần hơn với tiêu chuẩn của khu vực và trên thế giới. Hầu hết các lĩnh vực hoạt động dịch vụ tài chính đều có hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh và ngày càng hoàn thiện hơn đáp ứng với chuẩn quốc tế. Sự phát triển của thị trường tài chính bước đầu đã tạo điều kiện cho các NHTM mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng qui mô, chất lượng dịch vụ của mình, và mục tiêu cuối cùng là “Phấn đấu hình thành được ít nhất một tâp đoàn tài chính hoạt động đa năng trên thi trường tài chính trong và ngoài nước” như trong Đề án phát triển ngành ngân hàng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã đề ra.

Điều kiện pháp lý:


Mặc dù, cho đến nay chưa có Luật, Nghị định điều chỉnh hoạt động của Tập đoàn kinh tế nói chung và TĐTC-NH nói riêng. Tuy nhiên, trong hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam đã có một số cơ sở pháp lý mở ra cơ hội để hình thành lên các TĐTC-NH. Theo luật Doanh nhiệp thống nhất năm 2005, chương II có đề cập đến nhóm công ty như sau: “Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ


gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác”, hình thức các nhóm công ty có thể được tổ chức dưới các hình thức: Công ty mẹ -công ty con; Tập đoàn công ty; Các hình thức khác. Trong đó nhấn mạnh tập đoàn kinh tế là nhóm công ty có qui mô lớn, Chính phủ quy định và hướng dẫn tiêu chí, tổ chức quản lý và hoạt động của tập đoàn kinh tế. Theo Luật các Tổ chức tín dụng Việt Nam, điều 32 có qui định là: các tổ chức tín dụng được phép thành lập công ty trực thuộc có tư cách pháp nhân hạch toán độc lập trên cơ sở vốn tự có, được hoạt động kinh doanh trên một số lĩnh vực tài chính, ngân hàng bảo hiểm và quản lý, khai thác, bán tài sản bảo đảm...Điều 61 và các điều từ 69 đến điều 76 còn cho phép các TCTD được phép thực hiện việc góp vốn, mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ, kinh doanh vàng và ngoại hối, thực hiện các nghiệp vụ uỷ thác và đại lý, tư vấn tài chính cho khách hàng; được kinh doanh bảo hiểm, cho thuê tài chính qua các công ty độc lập và các tổ chức tín dụng khác. Với các qui định như vậy thì các NHTM tự mình có thể phát triển thành nhóm công ty xoay quanh một ngân hàng mẹ thông qua việc thành lập các công ty 100% vốn, và góp vốn mua cổ phần doanh nghiệp khác – cơ sở ban đầu của TĐTC-NH. Đồng thời để khắc phục khâu yếu kém trong hệ thống NHTMNN, Thủ tướng đã có quyết định thực hiện cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu long - tạo tiền đề cho các NHTMNN phát triển mạnh mẽ hơn.


Điều kiện chủ quan:


Năng lực tài chính:


Để khắc phục tình trạng tài chính yếu kém và chuẩn bị cho quá trình hội nhập kinh tế thế giới, trong những năm qua các NHTM đã cố gắng nâng cao năng lực tài chính của mình bằng cách liên tục tăng vốn. Đặc biệt là trong năm 2006, năm cuối cùng trước khi hội nhập.

Năm 2006 có thể nói ngành ngân hàng đã có những bước tiến vượt bậc trong việc kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá hối đoái, tăng nhanh dự trữ ngoại tệ


(thêm 2,5 tỷ USD), tích cực cải cách thể chế và hiện đại hoá công nghệ phù hợp hơn với chuẩn mực quốc tế. Đặc biệt, hệ thống các NHTM, nhất là NHTMCP đã có những bước tiến lớn về quy mô hoạt động, mạng lưới và năng lực cạnh tranh.... Tổng tài sản của các NHTMVN đã đạt xấp xỉ gần 1.200 nghìn tỷ đồng, tăng 33% so cuối năm 2005 và lần đầu tiên vượt mức GDP (gần bằng 120% GDP). Năm 2006 chứng kiến sự kiện các ngân hàng đua nhau tăng vốn điều lệ. Giải pháp tăng vốn nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, giảm rủi ro, nâng cao sức mạnh của các NHTM trên thị trường. Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank) trong năm 2006 nâng vốn điều lệ từ 300 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng, Ngân hàng An Bình nâng vốn từ 200 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng, Ngân hàng Kỹ Thương (Techcombank) nâng vốn điều lệ từ 618 tỷ đồng lên 1.500 tỷ đồng...một loạt các ngân hàng khác cũng có kế hoạt tăng vốn lên trên 1000 tỷ và cao hơn nữa trong năm 2007. Tính đến cuối năm 2006, vốn tự có của các NHTM đạt 83.000 tỷ đồng, tăng 36% so cuối năm 2005 và về cơ bản đã chuyển toàn bộ các NHTMCP nông thôn thành NHTMCP đô thị, ngân hàng có vốn điều lệ thấp nhất cũng đạt đến 250 tỷ đồng. Nhờ đó đã nâng tỷ lệ an toàn vốn bình quân toàn ngành đạt xấp xỉ tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu (8%). Chất lượng tài sản đã được cải thiện đáng kể, tỷ lệ nợ tồn đọng tính trên cùng một chuẩn mực kế toán đã giảm xuống còn 3,2% cuối năm 2006 giảm gần một nửa so với năm 2005 – năm thực hiện phân loại nợ theo Quyết định 493. Riêng khối ngân hàng cổ phần, nợ xấu chỉ ở khoảng 1%, nhiều ngân hàng phổ biến dưới mức 1%. Hàng loạt sản phẩm ngân hàng mới dựa trên nền tảng công nghệ thông tin đã được áp dụng và hoạt động kinh doanh bán lẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử, thanh toán và chuyển tiền... Năm 2006 là năm các NHTM đạt mức sinh lời rất cao: tỷ lệ lãi ròng trên vốn tự có bình quân 17%- 18%. Một số NHTMCP đạt trên mức 30%. Kết thúc tháng 12/2006 ngân hàng ACB đạt lợi nhuận khoảng 600 tỷ đồng. Kế đến là Sacombank với lãi trên 520 tỷ đồng. Một ấn tượng khác là Eximbank, ngân hàng vừa tuyên bố vượt qua kỳ chấn chỉnh, cũng có mức lãi khoảng trên 360 tỷ đồng.


Kế đến là Techcombank khoảng 300 tỷ đồng; MB, VIB Bank khoảng từ 200 – 250 tỷ đồng. Các ngân hàng khác cũng lãi từ 150 – 180 tỷ đồng[26].

Mô hình tổ chức và qui mô hoạt động:


Như đã nói ở trên thì thực trạng của các NHTMVN vẫn còn nhiều bất cập cả về mô hình tổ chức, qui mô hoạt động cũng như trình độ quản lý. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế đặc thù của Việt Nam thì việc xây dựng các TĐTC-NH đa năng có được một số thuận lợi nhất định, đặc biệt là đối với các NHTMNN. Không giống như các tổng công ty nhà nước khác, sau một thời gian thực hiện đề án tái cơ cấu, cho đến hiện nay, cơ cấu tổ chức của các NHTMNN đã có hình dáng của TĐTC-NH đa năng. Thể hiện rõ ở qui mô của các NHTMNN với mạng lưới các chi nhánh rộng khắp cả nước, tổng tài sản có khá lớn và vai trò chi phối của Hội sở chính (dáng dấp của công ty mẹ) của các NHTMNN thể hiện rõ thông qua việc thành lập các công ty con cũng như việc đầu tư, góp vốn liên doanh với các công ty liên kết khác kể các các tổ chức tín dụng. Hệ thống các NHTMNN đã và đang phát triển với hàng loạt các công ty con và các thành viên trực thuộc Ngân hàng mẹ. Tới thời điểm hiện tại, hầu hết các NHTMNN đã mở rộng các hoạt động của mình sang các lĩnh vực tài chính khác và đều đang sở hữu các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty thuê mua...Đặc biệt, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam hiện nay còn sở hữu 1 công ty tài chính 100% vốn tại Hong Kong – là NHTM duy nhất có chi nhánh tại nước ngoài. Mặt khác, có lợi thế hơn các Tổng công ty khi chuyển sang mô hình tập đoàn là các NHTM có ưu thế kinh nghiệm về quản lý đầu tư tài chính, quản lý vốn...Hơn nữa, các NHTMNN hiện nay đang trong tiến trình cổ phần hoá hứa hẹn thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài, việc đầu tư của các đối tác chiến lược nước ngoài vào các NHTM một mặt giúp cho các ngân hàng cải thiện được tình hình tài chính, mặt khác nó cũng sẽ giúp các ngân hàng tiếp cận được cách quản trị điều hành hiện đại tạo điều kiện phát triển tập đoàn. Song song với chiến dịch tăng vốn điều lệ quy mô lớn, các NHTMNN cũng không ngừng nâng cấp, hiện đại hoá hệ thống công nghệ thông tin cho mạng lưới chi nhánh của mình. Công nghệ thẻ ngày càng hiện đại và tiện


ích. Các dịch vụ Internet Banking, Home Banking, Mobile Banking.. đã trở nên phổ biến và khá thông dụng. Các NHTMCP cũng rất mạnh dạn đầu tư vào cho hệ thống công nghệ thông tin, tập trung mạnh trong năm 2006. Sacombank đầu tư khoảng 4 triệu USD cho việc ứng dụng hệ thống Core Banking; VIB Bank cũng chi hàng triệu USD để hoàn thành dự án hệ thống ngân hàng đa năng SYMBOL do hãng System Access (Singapore) cung cấp; MB cũng mạnh tay cho dự án ứng dụng công nghệ T24 và đưa Internet vào ứng dụng quản lý hệ thống; EAB không tiếc tiền đề đầu tư nghiên cứu những chiếc máy ATM thông minh…

Có thể khẳng định rằng với những chuyển biến tích cực như vậy trong thời gian gần đây và những điều kiện thuận lợi có được, việc hình thành tập đoàn tài chính- ngân hàng ở Việt Nam là một phương án rất khả thi. Tuy nhiên, để đạt được điều đó thì cần có cố gắng rất nhiều từ phía Chính phủ trong việc ban hành các văn bản qui phạm pháp luật định hướng, điều chỉnh hoạt động của tập đoàn tài chính cũng như từ phía các NHTM, đặc biệt là NHTMNN trong việc thay đổi mô hình tổ chức, cách thức quản lý, năng lực tài chính...để hướng đến mục tiêu: thành lập được ít nhất một TĐTC-NH đa năng trong giai đoạn 2010-2020, tạo sự cân đối trong kiến trúc kinh tế của Việt Nam.


CHƯƯƠƠNG 2‌‌

THỰC TRẠNG MÔ HÌNH TỔCHỨC VÀ HOẠT ĐĐNG CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƯƠƠNG VIỆT NAM

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM


2.1.1. Lịch sử phát triển của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam


Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Theo Quyết định nói trên, NHNTVN đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các NHNNg, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa...Ngoài ra, NHNTVN còn tham mưu cho Ban lãnh đạo NHNN về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế. Ngày 01 tháng 04 năm 1963 là ngày thành lập chính thức của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Ngày 21 tháng 09 năm 1996, Thống đốc NHNN ký Quyết định số 286/QĐ - NH5 thành lập lại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam theo mô hình Tổng công ty Nhà nước theo quy định tại Quyết định số 90/TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ. Quá trình phát triển của NHNTVN chia làm ba giai đoạn lớn như sau:

Giai đoạn 1963 - 1975


Trong giai đoạn này, NHNTVN đã hoàn thành nhiệm vụ đối nội và đối ngoại được Nhà nước giao phó là tiếp nhận viện trợ nước ngoài phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế ở miền Bắc XHCN và chuyển tiền phục vụ cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam.


Giai đoạn 1975 - 1990


Sau ngày giải phóng miền Nam, NHNTVN đã tham gia tiếp quản các ngân hàng cũ, hoàn tất các thủ tục pháp lý, thực hiện quyền vai trò hội viên của Việt Nam tại IMF, WB, ADB, xác định quyền sở hữu về tài sản quốc gia đối với các tài sản là hàng hóa, ngoại tệ hiện đang ở bên ngoài.

Trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế đất nước trước việc bị Mỹ cấm vận, viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa giảm sút, cán cân thương mại mất cân đối nghiêm trọng, cán cân thanh toán quốc tế luôn bội chi, NHNTVN đã thực hiện chủ trương mở rộng đầu tư cho xuất khẩu, kiến nghị Nhà nước ban hành các cơ chế khuyến khích xuất khẩu, mở rộng dịch vụ thu ngoại tệ thông qua cơ chế thưởng ngoại tệ, cơ chế cấp quyền sử dụng ngoại tệ góp phần tạo nguồn cung ngoại tệ cho nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất, phân bón, thuốc trừ sâu và lương thực.

Giai đoạn 1990 đến nay


Ngày 14 tháng 11 năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Chỉ thị số 403/CT chuyển NHNTVN theo Nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng thành NHTMNN lấy tên là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam gọi tắt là Ngân hàng Ngoại thương. Cùng với việc ban hành Pháp lệnh NHNN và Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty Tài chính, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được chính thức chuyển từ một ngân hàng chuyên doanh, độc quyền trong hoạt động kinh tế đối ngoại sang một NHTMNN hoạt động đa năng và tự do cạnh tranh với các loại hình NHTM và các tổ chức tài chính khác.

Với bề dày kinh nghiệm hoạt động ngân hàng đối ngoại và sau nhiều bước đi quá độ, NHNTVN đã từng bước tiếp cận, nhanh chóng thích nghi với kinh tế thị trường, giữ vững vai trò chủ lực trong hệ thống NHTMVN, là NHTM hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối và ứng dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó, NHNTVN tiếp tục phát huy vai trò chủ đạo trên thị trường tiền tệ góp phần thực

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 18/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí