Quá Trình Hình Thành Tập Đoàn Tài Chính - Ngân Hàng Ở Châu Âu


lượng và tính chất công việc ngày càng phức tạp thì mô hình trên dần biểu hiện những điểm yếu và bất hợp lý như: chưa đem đến cho khách hàng sự hài lòng tối đa, vấn đề kiểm soát nội bộ chưa được chú trọng đúng mức, quản trị rủi ro còn nhiều bất cập, chưa hiệu quả,…

Theo ông Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ chiến lược phát triển Ngân hàng: “Hiện nay có nhiều tổng giám đốc các ngân hàng cũng không nắm được chính xác con số tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng mình – chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng, là chỉ tiêu thể hiện mức độ an toàn hay rủi ro tín dụng của ngân hàng. Điều này có nguy cơ rủi ro rất cao vì ngay cả chính ngân hàng mình mà cũng không thể kiểm soát nổi tình trạng nợ xấu tới mức nào và đã được cải thiện tới đâu”. Nguyên nhân của sự yếu kém này ngoài do trình độ quản lý hạn chế còn do các ngân hàng chưa thiết lập một hệ thống quản lý rủi ro, mà đảm bảo được cơ chế giám sát rủi ro độc lập, kiểm soát lẫn nhau nhằm cung cấp cho người trực tiếp chịu trách nhiệm quản trị rủi ro những thông tin cập nhật và đầy đủ nhất.

Nhìn chung, mô hình quản trị, điều hành của các NHTM NN còn lạc hậu và có khoảng cách rất lớn so với hệ thống quốc tế. Hơn nữa, với cơ chế điều hành kiểu Tổng công ty thì các NHTM NN sẽ không thể nào vượt ra khỏi những ràng buộc với những cơ chế và chính sách Nhà nước để phát triển được. Để xây dựng thành công mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng, các NHTM, nhất là các NHTM NN tất yếu phải thay đổi mô hình tổ chức, dần khắc phục những bất cập này.


III - TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC XÂY DỰNG TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM

Như đã phân tích ở chương 1, việc hình thành tập đoàn tài chính ngân hàng là xu thế chung và không thể tránh khỏi trong thời kỳ phát triển cao của dịch vụ tài chính ở nhiều nước trên thế giới. Việt Nam trong vị thế là một


thành viên mới của tổ chức thương mại thế giới càng không thể đứng ngoài xu thế khách quan ấy. Quá trình tập đoàn hóa các định chế tài chính, nhất là các NHTM NN nói riêng càng trở nên cấp thiết do năm nguyên nhân chính sau đây:

Thứ nhất: giúp gia tăng mức độ đóng góp của khu vực tài chính cho nền kinh tế: Tập đoàn tài chính ngân hàng xuất hiện với doanh thu và lợi nhuận lớn sẽ góp phần chủ yếu làm gia tăng tỷ trọng khu vực tài chính trong GDP một quốc gia. Các quốc gia phát triển thuộc nhóm OECD có tỷ trọng khu vực tài chính trong GDP khá cao (15 - 25%). Riêng ở Trung Quốc tỷ trọng này trong những năm gần đây là 20%. Còn Việt Nam, ngành Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ 1,81% GDP. Ngành tài chính có vai trò đặc biệt quan trong đối với nền kinh tế, nhất là đối với những nước chưa có kênh phân phối vốn hiệu quả như Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Sở dĩ như vậy là vì trong nền kinh tế, nếu hệ thống tài chính được vận hành tốt sẽ dẫn đến sự dịch chuyển hiệu quả của luồng vốn tiết kiệm vào đầu tư, đảm bảo khai thác hiệu quả các nguồn lực nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất có thể. Để trở thành một nước công nghiệp hóa, các định chế tài chính phải có quy mô tương xứng mới đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế.

Thứ hai: làm đối trọng cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài: trước thực tế từ ngày 1/4/2007, các ngân hàng con 100% vốn nước ngoài chính thức được phép thành lập tại Việt Nam và được đối xử bình đẳng như các ngân hàng thương mại cổ phần trong nước, hệ thống tài chính của nước ta đứng trước thách thức lớn chưa từng có của áp lực cạnh tranh gay gắt với các tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới. Các ngân hàng nước ngoài được thành lập ở Việt Nam này chủ yếu do các tập đoàn tài chính lớn thành lập nên có nhiều lợi thế về quy mô lớn, trình độ quản lý tốt, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và trình độ cao, cung cấp sản phẩm đa dạng và nhất là những sản phẩm dịch vụ mới, giá dịch vụ thấp hơn, v.v.. sẽ là những đối thủ cạnh tranh “nặng ký”


với các ngân hàng Việt Nam. Do vậy, để giải quyết bài toán về vốn, cơ cấu và tổ chức và tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh tài chính, các NHTM tất yếu phải xây dựng lộ trình xây dựng thành lập các tập đoàn tài chính – ngân hàng, nhằm từng bước trở thành đối trọng cạnh tranh ngang bằng với các tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới.

Thứ ba, đáp ứng nhu cầu được cung cấp trọn gói dịch vụ tài chính ngân hàng cho khách hàng cả cá nhân và tổ chức. Trong báo cáo cập nhập kinh tế Việt Nam mới được Citigroup công bố, Việt Nam sẽ có thể duy trì mức độ tăng trưởng 8% trong vòng 5 năm tới. Điều này nói lên tiềm năng về một nền kinh tế đang phát triển và mở ra cơ hội ngày càng tăng cao thu nhập cho người dân. Khi đó, nhu cầu về các sản phẩm dịch vụ trọn gói sẽ tăng lên, nhất là khi dân số Việt Nam hiện đang là dân số trẻ, độ tuổi trung bình là 22, khả năng hấp thu những yếu tố hiện đại cao, trong đó việc sử dụng các dịch vụ tại ngân hàng như một địa chỉ quen thuộc.

Thứ tư, xu hướng sáp nhập và mua lại nhằm tận dụng những lợi thế, khắc phục các hạn chế, yếu kém của nhau. Thay vì giằng xé những thị phần nhỏ bé của nhau, các định chế tài chính nhỏ lẻ liên kết lại, giúp đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung vốn, hình thành nên những tổ chức tài chính lớn với sức cạnh tranh cao hơn.

Như vậy, việc xây dựng tập đoàn tài chính - ngân hàng là một xu thế tất yếu khách quan trong quá trình hội nhập tài chính Việt Nam với thế giới, không chỉ nhằm bảo vệ sự an toàn cho bản thân các tổ chức tài chính, nhất là các ngân hàng thương mại, trước sự xâm nhập từ bên ngoài mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác trong nền kinh tế.


IV - BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ MỘT SỐ NƯỚC CHÂU ÂU

1. Quá trình hình thành tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Châu Âu


Dưới sự lãnh đạo chung của ngân hàng Trung ương Châu Âu, từ giữa những năm 1970 trong xu thế phát triển của ngành ngân hàng trên toàn cầu, hệ thống NHTM Châu Âu cũng phát triển đáng kể, cạnh tranh tốt với các ngân hàng nước ngoài mạnh.

Từ những năm 1989, các quốc gia thành viên EU đồng loạt giảm bớt các quy định, cho phép những ngân hàng đa năng (universal banking) không những được cung cấp các dịch vụ về ngân hàng, chứng khoán như trước đây mà còn được sở hữu các công ty bảo hiểm. Năm 2002 là mốc lịch sử quan trọng với sự ra đời của chỉ thị 2002/87/EC về tập đoàn tài chính bao gồm ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm. Với môi trường pháp lý cởi mở hơn đã tạo điều kiện cho tập đoàn tài chính - ngân hàng ra đời và hoạt động hiệu quả.

Sau những nới lỏng các quy định trong hoạt động tài chính, đã có sự tăng lên đáng kể về vốn và quy mô của các NHTM Châu Âu nhờ các vụ mua lại và sáp nhập.

Bảng 7:Những vụ sáp nhập lớn của Châu Âu

Đơn vị: tỷ euro


Bên chiếm lĩnh

Nước

Bên mục tiêu

Nước

Năm

Giá giao

dịch

Allianz (NH)

Đức

Dresdner Bank (NH)

Đức

2001

22,3

Lloyds TSB Group

(NH)

UK

Scottish Widows Fund

& Life (NH)

UK

2000

12,0

Fotis (BH)

Bỉ

General de Banque

(NH)

Bỉ

1998

10,5

Nationale

Nederlanden (BH)

Lan

NMB Posbank group

(NH)

Hà Lan

1991

5,6

ING Group (BH)

Lan

BHF Bank (NH)

Đức

1999

2,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính ngân hàng ở Việt Nam và kinh nghiệm từ một số nước Châu Âu - 10

(Nguồn: Ngân hàng trung ương Châu Âu)


Mọi hoạt động mở rộng kinh doanh, sáp nhập và hợp nhất của các ngân hàng, công ty bảo hiểm ở Châu Âu đều nhằm hướng tới mục đích là tăng vốn và năng lực cạnh tranh cho các ngân hàng đa năng.


2. Một số tập đoàn tài chính - ngân hàng Châu Âu

Tập đoàn BNP - Paribas: được hình thành năm 2000, từ vụ mua lại toàn bộ cổ phần của ngân hàng Paribas của ngân hàng thương mại BNP. Tập đoàn này với 117.000 nhân viên, mở chi nhánh và công ty con trên khắp nước Pháp và 90 chi nhánh ở nước ngoài tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tất cả đều có chung một logo. Tập đoàn này kinh doanh chủ yếu trên 4 nhóm sản phẩm gồm: Dịch vụ doanh nghiệp, Đầu tư, Quản lý tài sản và dịch vụ bán lẻ. Các ngân hàng con cũng như các chi nhánh của ngân hàng thành viên đều quản trị kinh doanh theo các nhóm sản phẩm nói trên. Lãnh đạo tập đoàn này là Đại diện các quan chức cao cấp của các ngân hàng thành viên, chịu trách nhiệm đưa ra các quy chế, các chuẩn mực hoạt động và phương thức quản trị thống nhất cho toàn bộ các Ngân hàng thành viên.

Tập đoàn HSBC Holdings: Đến nay mới sau 8 năm thành lập HSBC Holdings đã là một trong những tập đoàn cung cấp các dịch vụ Tài chính – Ngân hàng hàng đầu thế giới với tổng tài sản là 1.276.778 triệu USD với vốn chủ sở hữu là 67.259 triệu USD. Tập đoàn này sở hữu 9.500 văn phòng với

260.000 nhân viên, có mặt tại 76 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tập đoàn HSBC hoạt động tại 5 khu vực là Châu Âu, Hồng Kông, các nước khác trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương bao gồm cả khu vực Trung Đông, Châu Phi, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Các công ty thành viên chính của HSBC Holdings: Công ty xuất phát là: HSBC Bank Plc; Các công ty thành viên khác là HSBC North America Holdings Inc; HSBC Finance (Netherlands); HSBC Investment Bank Holdings plc; HSBC Insurance Holdings Limited; HSBC


Latin America Holdings (UK) Limited và Group Financiero HSBC, v.v.. Dưới các công ty con là các công ty cháu. Các công ty con hay cháu có thể là sở hữu hoàn toàn hay theo tỷ lệ vốn liên kết của Ngân hàng sáng lập HSBC Holdings.

Tập đoàn Dresdner - Allanz ra đời năm 2000 từ cuộc hợp nhất giữa ngân hàng thương mại Dresdner và Công ty bảo hiểm Allanz trong nội bộ nước Đức. Hai Định chế Tài chính Ngân hàng và phi Ngân hàng hợp nhất với nhau thành một liên minh tài chính - ngân hàng hỗn hợp nhằm củng cố địa vị tài lực và đặc biệt là để tận dụng tối đa lợi thế của các bên: Công ty bảo hiểm Allanz phát huy được tối đa nguồn lợi thu được từ việc mở rộng thị trường và sử dụng hệ thống bán lẻ trông qua các nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng, còn Ngân hàng Dresdner thì tập trung được nguồn lực khổng lồ vào việc kinh doanh trong lĩnh vực đàu tư tài sản tài chính. Tập đoàn mới này do Ngân hàng Dresdner đóng vai trò sáng lập và chi phối. Tập đoàn này sau khi ra đời đã hoàn toàn có đủ điều kiện và thực lực để một mặt tự phòng vệ, một mặt vươn ra thị trường tài chính thế giới với tư cách là một tập đoàn tài chính xuyên quốc gia mang quốc tịch Đức.

Tháng 2/2006 tại Châu Âu, tập đoàn UnitCredit Group của Italya đã được một Ngân hàng thương mại lớn thứ 2 của Đức - Hypo Vereisbank Bank of Australia (HVB) sáp nhập vào, và trở thành một tập đoàn toàn cầu, kinh doanh nhóm sản phẩm chính gồm: dịch vụ bán lẻ; dịch vụ quản lý tài sản, dịch vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ, tài trợ bất động sản thương mại và ngân hàng đầu tư. Tập đoàn “lãnh đạo” bằng các “nguyên tắc vàng” (Gold principles) - Theo đó: mỗi Ngân hàng thành viên là một pháp nhân độc lập và được hoạt động theo cấu trúc sản phẩm, cấu trúc tổ chức cũng như phương thức quản trị hoàn toàn giống nhau. Mỗi ngân hàng được chia thành 5 bộ phận (lĩnh vực) kinh doanh theo 5 nhóm sản phẩm như đã nêu ở trên, đồng thời trong mỗi bộ phận này đều có cấu trúc tổ chức theo 5 nhóm chức năng độc lập


tương đối khác nhau gồm: Tiếp thị, Kiểm soát, Marketting, sản phẩm dịch vụ và tổ chức nhân sự. Tất cả các ngân hàng thành viên hoạt động theo cùng một kiểu cấu trúc tổ chức và lĩnh vực hoạt động. Hội đồng quản lý tập đoàn bao gồm các quan chức cấp cao của các ngân hàng thành viên, vẫn hưởng lương chính từ các Ngân hàng thành viên và một phần phụ cấp với tư cách là thành viên kiêm nhiệm trong ban lãnh đạo của tập đoàn do các ngân hàng thành viên đóng góp.


3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Qua nghiên cứu quá trình hình thành tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Châu Âu mà một số mô hình mang quốc tịch Châu Âu, chúng ta có thể có được những bài học quý báu cho Việt Nam trong quá trình xây dựng những tập đoàn tài chính - ngân hàng từ các NHTM.

Thứ nhất, từ thực tiễn của Châu Âu, với chỉ thị thống nhất 2002/87/EC đã tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho tập đoàn tài chính - ngân hàng ra đời và hoạt động hiệu quả. Do vậy, muốn xây dựng những tập đoàn tài chính - ngân hàng thành công ở Việt Nam cần có một môi trường pháp lý phù hợp, đủ thông thoáng để các tập đoàn được thiết lập và phát triển nhanh và cũng đủ chặt chẽ để các tập đoàn này phát triển bền vững, an toàn.

Thứ hai, những tập đoàn lớn mạnh, đa năng, đa lĩnh vực ở Châu Âu đều là kết quả của những cuộc sáp nhập, hợp nhất hay tự thiết lập các công ty con độc lập với công ty mẹ. Do đó, sáp nhập, hợp nhất hay tự thiết lập công ty con trong quá trình tập đoàn hóa là một xu thế khách quan. Nhưng những động thái này tất yếu không được tiến hành một cách tùy tiện mà phải tuân thủ một số quy tắc nhất định

- Bên bị sáp nhập không thể tự cứu mình trước ngưỡng cửa suy thoái hoặc phá sản.


- Tất cả các bên sáp nhập hay được thiết lập thành các công ty con độc lập trong tập đoàn đều tìm thấy lợi ích lớn hơn trong một không gian thị trường lớn hơn.

- Lợi thế của mọi cuộc sáp nhập luôn thuộc về bên có quyền chi phối. Vì vậy, một NHTM không nên chỉ mua cổ phần của một định chế tài chính khác ở tỷ lệ quá nhỏ để chấp nhận vị thế không có vai trò gì trong Hội đồng quản trị và càng không nên mua cổ phiếu ưu đãi để đóng vai trò là người hưởng cổ tức thuần túy.

Thứ ba, các tập đoàn tài chính Châu Âu như BNP - Paribas, UnitCredit Group,đều là mô hình ngân hàng đa năng. Theo đó, tập đoàn không có tư cách pháp nhân, các công ty thành viên đều là các pháp nhân độc lập. Cơ quan đầu não của tập đoàn là các quan chức cấp cao của các công ty thành viên và hoạt động theo cơ chế kiêm nhiệm. Mô hình này đã tồn tại những hạn chế tương đối so với các mô hình khác. Do vậy, Việt Nam cần lựa chọn một mô hình: ngân hàng đa năng (universal banking), quan hệ công ty mẹ - con (parent - subsidiary relationship) hay công ty sở hữu tài chính (financial holding company) phù hợp với thực tế đất nước và định hướng phát triển của từng ngân hàng.

Thứ tư, cần xây dựng ngân hàng mẹ thành hạt nhân mạnh của tập đoàn, với mô hình tổ chức hoạt động đảm bảo vai trò quản trị điều hành hiệu quả, quản trị tốt rủi ro và hướng tới: khách hàng là trọng tâm phục vụ như một số tập đoàn tài chính - ngân hàng Châu Âu đã làm được.

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 05/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí