Tính Tất Yếu Của Việc Hình Thành Tập Đoàn Tài Chính - Ngân Hàng


cho vay tiêu dùng, nhận thế chấp, cho vay doanh nghiệp,và thâm nhập thị trường vốn. Từ nhu cầu khách quan trong kinh doanh, hình thành nên những tập đoàn tài chính - ngân hàng khổng lồ trên thế giới, phải kể đến Citigroup (Mỹ), Deutsche Bank (Đức), HSBC Holdings Plc (Anh),Tuy nhiên, tập đoàn tài chính - ngân hàng vẫn còn là một cụm từ khá mới mẻ ở Việt Nam.


1. Khái niệm tập đoàn tài chính - ngân hàng

Từ những kiến thức về tập đoàn kinh tế và công ty mẹ - công ty con, phần nào đã giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan ban đầu về tập đoàn tài chính - ngân hàng. Sở dĩ như vậy là vì tập đoàn tài chính - ngân hàng chính là một tập đoàn kinh tế mà lĩnh vực kinh doanh là dịch vụ tài chính ngân hàng, hoạt động chủ yếu theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

Tập đoàn tài chính thường do một ngân hàng cỡ lớn đứng đầu, với doanh thu của tập đoàn phần lớn xuất phát từ doanh thu hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Với vai trò quan trọng của ngân hàng trong một tập đoàn tài chính như thế, nên tập đoàn tài chính thường đồng nghĩa với tập đoàn tài chính - ngân hàng. Như vậy, trong khoá luận, người viết dùng xen kẽ hai cách gọi này mà không làm thay đổi ý nghĩa của nó.

Định nghĩa về tập đoàn tài chính - ngân hàng cũng như về tập đoàn kinh tế chưa có sự thống nhất trên phạm vi thế giới, do có sự khác nhau về điều kiện kinh tế- chính trị- xã hội, nhu cầu khách hàng, các qui định của pháp luật giữa các nước.

Ở các nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU)

Tập đoàn tài chính được gọi là “financial conglomerate” (conglomérat financier). Theo chỉ thị 2002/87/EC, để được gọi cái tên đó, liên kết phải thoả mãn 3 điều kiện:

- Có ít nhất một công ty thực hiện các hoạt động về ngân hàng hoặc chứng khoán và ít nhất một công ty triển khai hoạt động về bảo hiểm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.


- Công ty thực hiện các hoạt động ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm là hạt nhân của tập đoàn, củ thể là tỷ lệ tổng tài sản thuộc lĩnh vực tài chính trong bảng cân đối của tập đoàn phải lớn hơn 40%.

Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính ngân hàng ở Việt Nam và kinh nghiệm từ một số nước Châu Âu - 5

- Trong mỗi lĩnh vực tài chính (ngân hàng/ chứng khoán và bảo hiểm), tỷ lệ trung bình về tài sản của nó so với tổng tài sản trong tập đoàn phải lớn hơn 10%, hoặc tổng tài sản của công ty nhỏ nhất kinh doanh trong lĩnh vực tài chính phải lớn hơn 6 tỷ euro.

Còn ở Mỹ, tập đoàn tài chính được gọi là công ty sở hữu tài chính (financial holding company). Theo quy định của Đạo luật Gramm-Leach- Bliley (GLB Act) được thông qua năm 1999, ngân hàng nắm vốn (ngân hàng mẹ) mà được phép cung cấp các dịch vụ đa dạng như một tập đoàn tài chính cần hội đủ điều kiện về vốn. Tất cả các công ty con phải được quản lý tốt và thoả mãn điều kiện về an toàn vốn: tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 10%, tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu 6% và đòn cân nợ (vốn cấp 1/ tổng tài sản) ít nhất 5%. Ngoài ra, công ty nắm giữ vốn này hay công ty mẹ trong tập đoàn tài chính không nhất thiết phải cung cấp các dịch vụ tài chính mà chức năng chính của nó là ra các quyết định chiến lược, sau đó quản trị và điều hành mọi hoạt động chung của các công ty con theo định hướng chiến lược ấy.

Tại diễn đàn hợp tác (Joint forum) năm 2001, các nhà kinh tế đến từ nhiều quốc gia đã đưa ra định nghĩa về tập đoàn tài chính như sau: tập đoàn tài chính là “bất kỳ một tổ hợp các công ty được quản lý chung, mà hoạt động kinh doanh được ưu tiên là cung cấp dịch vụ tài chính hay ưu tiên thuộc ít nhất hai lĩnh vực trong ba lĩnh vực tài chính (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm)”.

Như vậy, từ những quan điểm trên, có thể đưa ra một định nghĩa tổng quát về tập đoàn tài chính - ngân hàng như sau:

Tập đoàn tài chính - ngân hàng, trước hết là một tập đoàn kinh tế mà bao gồm hai hoặc nhiều định chế tài chính khác nhau hoạt động ở các lĩnh vực tài


chính (ngân hàng, chứng khoán hay bảo hiểm) được liên kết chặt chẽ với nhau để khai thác thế mạnh của nhau, cung cấp các dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng; đứng đầu là một ngân hàng cỡ lớn chi phối các công ty thành viên khác bằng mối quan hệ giữ cổ phần, cho vay vốn và điều phối nhân sự, quyết định những chiến lược và kế hoạch dài hạn của cả tập đoàn, nhằm hướng tới mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, mở rộng lĩnh vực kinh doanh, đầu tư và tăng cường khả năng cạnh tranh.

Tại Việt Nam, hiện chưa có một văn bản chính thức nào quy định về việc hình thành tập đoàn tài chính - ngân hàng. Tuy nhiên, với sự kiện thành lập tập đoàn tài chính Bảo hiểm Bảo Việt năm 2005 và Dự án cổ phần hoá các ngân hàng thương mại Nhà nước đã dẫn đến yêu cầu cần thiết phải có văn bản pháp lý điều chỉnh thống nhất sự thành lập và hoạt động của tập đoàn tài chính - ngân hàng.


2. Tính tất yếu của việc hình thành tập đoàn tài chính - ngân hàng

Từ những năm cuối thế kỷ 20, xu hướng hình thành các tập đoàn tài chính đã diễn ra mạnh mẽ và lan rộng khắp thế giới. Các tổ chức tài chính lớn có xu hướng chuyển đổi mạnh từ một tổ chức tài chính hoạt động chuyên biệt sang mô hình hoạt động đa năng ở tất cả các lĩnh vực tài chính. Vậy sự chuyển đổi này xuất phát từ những nguyên nhân tất yếu nào hay nói cách khác, các tập đoàn tài chính - ngân hàng trên thế giới được hình thành trên những cơ sở và điều kiện chung nào? Theo những tài liệu tổng hợp được cho thấy có sáu nguyên nhân chủ yếu.

2.1. Thay đổi về nhu cầu tài chính

Xã hội càng phát triển, với sự bùng nổ công nghệ thông tin, nhu cầu của con người cũng trở nên đa dạng phức tạp hơn, nhất là nhu cầu của mỗi cá nhân, mỗi công ty về dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại. Dịch vụ e-banking ra đời đáp ứng yêu cầu đó. Ngân hàng không thể đơn độc


cung cấp tốt dịch vụ này mà phải liên kết sức mạnh với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông khác.

Con người với xu hướng ưa chuộng những gói sản phẩm toàn diện, one- stop shopping. Khách hàng không chỉ tìm đến ngân hàng để gửi tiền, tín dụng, thanh toán mà còn muốn uỷ thác cho ngân hàng quản lý tài sản, tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư (đầu tư dự án, đầu tư chứng khoán,…), phát hành chứng khoán, mua bảo hiểm,… Ngân hàng chuyên biệt, với sự hạn chế về năng lực không thể cung cấp được các nhu cầu trọn gói này của khách hàng. Mô hình này đã trở nên lỗi thời, nhường chỗ cho mô hình ngân hàng đa năng (universal banking) phát triển. Mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ra đời từ nhu cầu khách quan đó của thị trường.


2.2. Nỗ lực tìm kiếm nguồn thu nhập mới

Để đối phó với việc suy giảm lợi nhuận từ những dịch vụ ngân hàng truyền thống, các ngân hàng trở nên năng động hơn trong việc đem đến cho khách hàng mục tiêu những tiện ích vượt trội. Khách hàng đạt được sự hài lòng tối đa khi được sử dụng trọn gói sản phẩm. Sự hài lòng quyết định tính sẵn sàng chi trả của người sử dụng dịch vụ, từ đó ngân hàng có thể gia tăng lợi nhuận. Nhưng để tối đa hoá sự thoả mãn của khách hàng thì ngân hàng với quy mô nhỏ không thể làm được, tất yếu phải hình thành mô hình lớn hơn, hoạt động chuyên nghiệp hơn.

Sự phát triển công nghệ thông tin đem lại các dịch vụ tài chính đa dạng với chi phí thấp, thúc đẩy các công ty hoạt động trong lĩnh vực viễn thông và thông tin tham gia vào thị trường dịch vụ tài chính. Cạnh tranh về dịch vụ tài chính không chỉ tồn tại giữa các nhà cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng truyền thống mà còn tồn tại giữa các nhà cung cấp dịch vụ tài chính và công ty phi tài chính. Sự gia tăng về số lượng các đối thủ cạnh tranh là một nhân tố đòi hỏi các nhà cung cấp dịch vụ tài chính cải thiện hoạt động quản lý, mở


rộng năng lực hoạt động bằng cách liên kết với nhau, tạo sức mạnh tổng thể, hoặc thành lập các công ty con.

2.3. Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế

Có thể nói là chưa bao giờ quá trình toàn cầu hoá kinh tế, tự do hoá thương mại thế giới diễn ra mạnh mẽ như bây giờ. Các hàng rào thuế quan và phi thuế quan dần được dỡ bỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho dòng hàng hoá được di chuyển giữa các quốc gia ngày càng lớn, song song với nó là các luồng ngân lưu cũng gia tăng lưu lượng tương ứng. Các ngân hàng, vì thế phải tăng cường liên kết, liên doanh với các định chế tài chính nước ngoài để cung cấp tốt nhất các dịch vụ tài chính - ngân hàng, nhất là dịch vụ thanh toán quốc tế cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Cùng với quá trình tự do hoá thương mại, tự do hoá đầu tư cũng trở nên sôi động. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài được mở rộng, các nhà cung cấp tài chính đang hướng đến các quốc gia có tiềm năng tăng trưởng mạnh, nhất là khi sự gia tăng cạnh tranh trong các thị trường cũ trở thành mối đe doạ làm giảm lợi nhuận. Các nhà cung cấp tài chính xâm nhập thị trường nước ngoài chủ yếu bằng hình thức mua lại và sáp nhập (M&A), bởi tận dụng được cơ sở vật chất mà có thể đáp ứng tốt thực tiễn kinh doanh của thị trường mục tiêu. Vì thế, mô hình ngân hàng toàn cầu cũng đang trở nên phổ biến.

Như vậy, xu hướng toàn cầu hoá là nguyên nhân khiến cho ngân hàng mở rộng phạm vi, mạng lưới hoạt động. Để quản lý hiệu quả hoạt động của ngân hàng với quy mô lớn mang tầm quốc tế thì mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ra đời là một tất yếu khách quan.

2.4. Lợi thế cạnh tranh từ thương hiệu

Ngân hàng được xem là một ngành kinh doanh niềm tin. Khi ngân hàng giành được niềm tin của khách hàng, điều đó đồng nghĩa với việc khẳng định được thương hiệu của mình, và vì vậy, sẽ có được lợi thế cạnh tranh từ thương hiệu.


Ngân hàng, nhờ lợi thế cạnh tranh về uy tín thương hiệu sẽ tiến hành thâm nhập vào thị trường dịch vụ tài chính khác như bảo hiểm, chứng khoán bằng cách thiết lập các công ty con, công ty liên doanh, liên kết. Các công ty thường sử dụng tên, logo và hoạt động dưới thương hiệu của ngân hàng mẹ. Khi đó, hình ảnh của các công ty thành viên này đã được đảm bảo bởi uy tín của ngân hàng mẹ, vì thế dễ dàng tiếp cận khách hàng, thâm nhập thị trường thành công hơn, đặc biệt là thị trường hiện tại của ngân hàng. Như vậy, tập đoàn tài chính - ngân hàng đã được hình thành từ nhu cầu thực tiễn hoạt động đó.

2.5. Sự nới lỏng các quy định trong lĩnh vực tài chính

Ở các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, sự nới lỏng dần các quy định trong lĩnh vực tài chính của các cơ quan có thẩm quyền đã tạo nền tảng cho sự ra đời và phát triển của các tập đoàn tài chính. Việc giảm các quy định chi tiết trong luật pháp về tài chính của các nước không chỉ giúp cho quá trình hội nhập về tài chính phát huy tác dụng, giúp các tổ chức này tự chủ và linh hoạt hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. Các quy định được nới lỏng còn tạo ra một môi trường có lợi cho việc hợp nhất các nhà cung cấp dịch vụ tài chính, từ đó đa dạng hoá hoạt động kinh doanh.

Về phía các cơ quan kiểm soát thị trường dịch vụ tài chính, nhờ có sự cải tiến trong công nghệ quản trị rủi ro và đặc biệt là công khai tài chính của các tổ chức kinh doanh đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự giám sát và kiểm soát hiệu quả mà không cần áp đặt các quy định, luật lệ quá chi tiết và hà khắc.

Chẳng hạn, tại Mỹ, Đạo luật Glass-Steagall năm 1933 cấm các ngân hàng và công ty chứng khoán tham gia vào lĩnh vực kinh doanh của nhau và Đạo luật Bank Holding company năm 1956 hạn chế sự sáp nhập giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm. Nhưng đến năm 1999, Đạo luật Gramm-Leach-Bliley đã dỡ bỏ những quy định của hai đạo luật trên, tạo điều kiện cho sự sáp nhập


giữa các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và các định chế tài chính khác.

Năm 1993, Nhật Bản lần đầu tiên cho phép các ngân hàng và công ty chứng khoán được tham gia vào lĩnh vực của nhau bằng cách thành lập các công ty con. Còn ở Châu Âu, việc nới lỏng các quy định diễn ra từ cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước, và đến năm 2002, Liên minh châu Âu EU đã chính thức ban hành một Chỉ thị thống nhất về tập đoàn tài chính bao gồm ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm (Chỉ thị 2002/87/EC).

2.6. Sự cải tiến về công nghệ thông tin

Cuộc cách mạng công nghệ thông tin bùng nổ từ những năm 1980 là một trong những nhân tố tác động mạnh mẽ cho xu hướng hình thành tập đoàn tài chính trên thế giới. Ảnh hưởng của nhân tố này được thể hiện ở các khía cạnh: Một là, công nghệ thông tin phát triển tạo ra những cơ hội kinh doanh mới với những sản phẩm tài chính ứng dụng kỹ thuật hiện đại, như dịch vụ ngân hàng trực tuyến (online banking), dịch vụ ngân hàng tại nhà (home banking), dịch vụ ngân hàng qua điện thoại (phone banking),…không những chỉ do ngân hàng cung cấp mà còn do các công ty phi tài chính, tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực này. Khách hàng khi sử dụng những dịch vụ mới dựa trên nền tảng công nghệ cao sẽ tiết kiệm được chi phí hơn và tiện lợi hơn so với dịch vụ truyền thống. Do đó mở ra một thị trường bán lẻ béo bở cho

các ngân hàng và các nhà cung cấp khác.

Hai là, những tiến bộ trong xử lý dữ liệu và truyền thông đã làm giảm đáng kể chi phí hoạt động và chi phí quản lý trong ngân hàng. Chi phí thấp hơn giúp các nhà cung cấp dịch vụ tài chính mở rộng hơn nữa ranh giới hoạt động hiện tại sang các thị trường tiềm năng khác. Điều này đã đưa đến giải pháp về việc lựa chọn một cấu trúc tổ chức hoạt động mới - cấu trúc tổ chức của một tập đoàn tài chính có quy mô lớn hơn, hiệu quả hơn.


Ba là, sự phát triển công nghệ thông tin cung cấp cho các nhà quản trị các kỹ thuật quản lý rủi ro tinh vi và hiệu quả hơn, điều này đặc biệt có ý nghĩa trong ngành tài chính - lĩnh vực được xem là kinh doanh rủi ro. Chu trình quản lý rủi ro là một chu kỳ khép kín gồm bốn giai đoạn: xác định rủi ro, định lượng rủi ro, quản lý rủi ro, kiểm soát rủi ro. Những kỹ thuật này giúp các tổ chức tài chính không những đánh giá, quản trị được chính mình mà còn đánh giá được các tổ chức khác, phục vụ cho mục tiêu sáp nhập, mua lại.


3. Điều kiện hình thành tập đoàn tài chính - ngân hàng

Về mặt kinh tế vĩ mô: một môi trường kinh tế phát triển ổn định, có sức cạnh tranh cao trên nền tảng hệ thống pháp luật đồng bộ hoàn chỉnh là điều kiện tiên quyết cho sự hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế nói chung và tập đoàn tài chính - ngân hàng nói riêng.

Thu nhập người dân tăng lên, cuộc sống được cải thiện cùng với sự phát triển mở rộng sản xuất, kinh doanh của các chủ thể khác trong nền kinh tế khiến cho nhu cầu thị trường cũng trở nên đa dạng, phức tạp hơn, trọn gói hơn. Trước nhu cầu không ngừng tăng lên đó của thị trường, trước sức ép cạnh tranh ngày càng khốc liệt, ngân hàng muốn tồn tại và phát triển ổn định, phải tăng cường mở rộng quy mô bằng cách thiết lập thêm các công ty con hoặc liên kết với các tổ chức kinh tế khác.

Do đó, sự kết hợp nhằm tạo ra một tập đoàn tài chính kinh doanh hiệu quả cần dựa trên nguyên tắc tự nguyện, mà không thể dùng biện pháp hành chính, mệnh lệnh từ Nhà nước. Sự can thiệp của Nhà nước chỉ là điều kiện cần để hỗ trợ và thúc đẩy phát triển các tập đoàn. Nhà nước chỉ nên can thiệp bằng việc xây dựng hệ thống các quy định rõ ràng về điều kiện chung để một tổ chức tài chính phát triển lên tập đoàn; về cơ chế, chính sách thúc đẩy đầu tư, liên kết giữa các định chế

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 05/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí