2.2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương VN
2.2.2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNTVN:
Năm 2006 là năm diễn ra nhiều sự kiện kinh tế và chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Vị thế và tầm vóc của Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế; cánh cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới đã rộng mở đối với các doanh nghiệp khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới.
Tình hình phát triển kinh tế năm 2006 của Việt Nam vẫn duy trì mức độ ổn định ổn định và có phần khởi sắc: Tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn duy trì ở mức cao, đạt 8,2%; nguồn vốn đầu tư nước ngoài tăng tới 45%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng vượt dự kiến, đạt 22%. Chỉ số giá tiêu dùng 6,6% - mức khả quan nhất trong vòng 03 năm trở lại đây[23].
Đối với ngành Ngân hàng nói chung, năm 2006 cũng có biến động đáng kể, Các NHTM đạt được kết quả kinh doanh vượt trội so với những năm trước. Vốn chủ sở hữu của nhiều NHTM tăng mạnh nhờ phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường vốn trong nước. Nợ xấu của các ngân hàng được cải thiện so với năm 2005.
Đối với NHNTVN đây là năm thứ 6 triển khai Đề án Tái cơ cấu (2000 - 2006), NHNTVN đang trên con đường trở thành một tập đoàn tài chính-ngân hàng đa năng đáp ứng tốt nhất những chuẩn mực về quản trị và tài chính quốc tế. Song song với việc cải thiện chất lượng hoạt động, NHNTVN vẫn đạt được sự tăng trưởng trong tất cả các mặt hoạt động nghiệp vụ của mình, lợi nhuận tăng trưởng mạnh qua các năm và thực hiện tốt nghĩa vụ nộp Ngân sách nhà nước. Tình hình hoạt động của NHNTVN cụ thể :
Kết quả kinh doanh:
Trong điều kiện cạnh tranh thị trường gay gắt, một số mặt hoạt động của NHNTVN vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao, tính đến 31/12/2006 tổng tài sản của NHNTVN vẫn
tăng với tốc độ cao - 23,3% so với năm 2005, đạt giá trị tuyệt đối tới 167.759 tỷ quy VND. Lợi nhuận trước thuế năm 2006 đạt 3.600 tỷ đồng, tăng 455 tỷ; lợi nhuận sau thuế đạt 2.470 tỷ đồng, tăng 88,7% so với năm 2005.
Lợi nhuận trước thuế của NHNTVN tăng bình quân 17% năm, đạt 1.759 tỷ đồng trong năm 2005 (nếu tính cả dự phòng rủ ro được trích lập trong năm thì con số trong năm 2005 lên tới 3.318 tỷ tăng 5 lần so với năm 2000) và 3.792 tỷ trong năm 2006. Mức lợi nhuận tăng trưởng mạnh trong những năm qua là một trong những nhân tố quan trọng tạo tiền đề cho việc củng cố một bước tiềm lực tài chính của NHNTVN. Các chỉ tiêu tài chính được thể hiện:
Bảng 2.1: Lợi nhuận của NHNTVN giai đoạn 2002-2006
2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | |
Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) | 237 | 631 | 1.067 | 1.300 | 2.470 |
Tỷ lệ LN sau thuế/Vốn tự có (ROE)(%) | 6,7 | 13,5 | 16,2 | 14,9 | 27,4 |
Tỷ lệ LN sau thuế/Tổng tài sản (ROA)(%) | 0,3 | 0,7 | 0,9 | 1,0 | 1,6 |
Có thể bạn quan tâm!
- Lịch Sử Phát Triển Của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
- Các Nghiệp Vụ Cơ Bản Và Lĩnh Vực Hoạt Động Chính Của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
- Hạn Chế Của Mô Hình Tổ Chức Và Quản Trị Của Nhntvn
- Kết Cấu Tỷ Trọng Của Các Khoản Thu Nhập Trên Tổng Thu Nhập Từ Hđkd Của Nhntvn 2004-2006
- Đánh Giá Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Nhntvn:
- Định Hướng Và Mục Tiêu Phát Triển Của Ngân Hàng Ngoại Thương Đến Năm 2015
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
Nguồn : Ngân hàng ngoại thương Tổng tài sản của NHNTVN liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, đạt tốc độ bình quân 21,8% năm vượt mức mục tiêu 15% đề ra trong đề án tái cơ cấu. Đến 31/12/2006 tổng tài sản của NHNTVN là 167.759 tỷ đồng, vốn tự có đạt hơn 11.000 tỷ đồng.
Tổng tài sản
Đơn vị: Tỷ đồng
200,000
167,759
136,720
150,000
120,006
100,000
76,805
81,495
50,000
-
2002
2003
2004
2005
2006
Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản NHNTVN giai đoạn 2002 - 2006
Nguồn: Ngân hàng Ngoại thương
Tình hình huy động vốn:
Vốn huy động của Ngân hàng năm 2006 đạt trên 153.000 tỷ đồng, tăng 22.8% so với năm 2005 và gần 39% so với năm 2004. Năm 2005 là năm tăng trưởng mạnh trong công tác huy động vốn từ kênh phát hành giấy tờ có giá (bao gồm các loại kỳ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi), tăng hơn 107% so với năm 2004, góp phần làm sôi động thị trường các công cụ nợ ngắn hạn và dài hạn vốn là một phần không tách rời của thị trường tài chính. Tuy nhiên, đến năm 2006 vốn huy động từ các TCKT và cá nhân (thị trường I) là 123.300 tỷ đồng, chỉ tăng 14,2% so với cuối năm 2005. Mức tăng trưởng này thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng 28% của toàn ngành ngân hàng và chỉ đạt 75% chỉ tiêu tăng trưởng kế hoạch năm (kế hoạch năm là 18- 20%). Thị phần huy động vốn từ thị trường I của NHNTVN so với toàn ngành giảm từ 20,3% xuống 17,5% trong vòng một năm.
Bảng 2.2: Cơ cấu huy động vốn của NHNT theo nguồn huy động từ 2004- 2006
Đơn vị: triệu đồng
2004 | 2005 | 2006 | |
1. Tiền gửi Trong đó tỷ trọng: | 102.916.526 | 118.013.998 | 127.298.780 |
Các tổ chức kinh tế và TCTD | 65,35% | 68,99% | 67,64% |
Tiền gửi tiết kiệm | 31,07% | 30,24% | 31,65% |
Tiền gửi khác | 3,58% | 0,77% | 0,71% |
2. Tiền vay Trong đó tỷ trọng: | 5.520.576 | 2.552.921 | 17.535.673 |
Vay NHNN | 57,23% | 6,72% | 81,85% |
Vay các TCTD | 42,77% | 93,28% | 18,65% |
3. Phát hành giấy tờ có giá | 2.139.897 | 4.438.026 | 8.780.283 |
Tổng | 110.576.999 | 125.004.945 | 153.614.736 |
Ghi chú: Số liệu năm 2004 và năm 2005 là số liệu hợp nhất đã được kiểm toán. Số liệu năm 2006 là số liệu hợp nhất của Ngân hàng chưa được kiểm toán. Nguồn : Ngân hàng Ngoại thương
Vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng (thị trường II) là 32.051 tỷ quy đồng, tăng gấp hơn 2 lần so với cuối năm 2005, trong đó phần tăng chủ yếu tập trung vào vốn tiền đồng. Cơ cấu vốn VND/Ngoại tệ trong tổng vốn huy động trên 2 thị trường
hiện nay đạt mức 46/54 - thay đổi khá nhiều so với những năm trước đây: 39/61 vào cuối năm 2004 và 43/57 ở thời điểm cuối năm 2005.
Vốn huy động từ tổ chức kinh tế, TCTD và dân cư (bao gồm tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá) năm 2004 đạt trên 105.000 tỷ đồng, trong đó tiền gửi không kỳ hạn chiếm 54,48%, tiền gửi có kỳ hạn chiếm 42,02%. Đến năm 2005, vốn huy động từ khu vực này tăng lên khoảng 122.452 tỷ đồng, trong đó tiền gửi không kỳ hạn chiếm 57,31%, tiền gửi có kỳ hạn chiếm 41,95%.
Tuy nhiên, đến 2006, tỷ trọng của tiền gửi không kỳ hạn đã giảm xuống chỉ còn 48,03% trong khi tiền gửi có kỳ hạn lại tăng lên 44,83% góp phần cân đối kỳ hạn huy động vốn của Ngân hàng. Thị phần huy động vốn của NHNTVN là 18,5%, đứng thứ 2 sau VBARD là 21,6%
Hoạt động tín dụng:
Chính sách tín dụng
Năm 2006 NHNTVN tiếp tục thực hiện chủ trương “Tăng trưởng tín dụng thận trọng, tập trung nâng cao chất lượng và hướng tới áp dụng các chuẩn mực quốc tế” và đã đưa vào áp dụng mô hình tín dụng mới trên cơ sở các chính sách tín dụng như sau:
Mở rộng cho vay với các nhóm khách hàng mà hoạt động kinh doanh có độ an toàn cao; hạn chế cho vay đối với nhóm khách hàng hoạt động kinh doanh có độ rủi ro cao, kém hiệu quả.
Tận dụng cơ hội phát triển tín dụng tại các khu vực có môi trường kinh tế thuận lợi, áp dụng chính sách cho vay thận trọng tại các khu vực kinh tế chưa phát triển đồng đều, ổn định.
Mở rộng cho vay đối với các ngành kinh tế mũi nhọn, mặt hàng có thị trường tiêu thụ ổn định, cho vay thận trọng đối với các mặt hàng có nhiều biến động về thị trường, giá cả.
Nhờ áp dụng chính sách tín dụng an toàn, thận trọng nên chất lượng hoạt động tín dụng của NHNTVN ngày càng được nâng cao.
Dư nợ tín dụng
Bảng 2.3 : Tình hình dư nợ tín dụng NHNTVN 2004-2006
2004 | 2005 | 2006 | |
Dư nợ (tỷ đồng) | 53.604 | 61.043 | 68.898 |
Tăng trưởng (%) so với năm trước | 32,60 | 13,9 | 12,9 |
Nguồn :Ngân hàng Ngoại thương
Dư nợ tín dụng trung dài hạn so với dư nợ tín dụng ngắn hạn của NHNTVN luôn giữ mức trung bình qua các năm theo tỷ lệ 40/60. Dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ so với dư nợ bằng VND trong các năm duy trì ở mức 50/50. Tính theo mặt hàng/lĩnh vực đầu tư: tính đến 30.6.2006 tổng dư nợ vay của 10 mặt hàng/lĩnh vực đầu tư lớn nhất của NHNTVN chiếm 40% so với tổng dư nợ, không có mặt hàng/lĩnh vực nào có mức dư nợ trên 10%.
90% | ||
80% | ||
70% | ||
60% | ||
50% | ||
40% | ||
30% | ||
20% | ||
10% | ||
0% | ||
2004 | 2005 | 2006 |
Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp có vốn NN | Công ty TNHH Cá nhân | HTX và hộ gia đình Khác |
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu cho vay theo loại hình khách hàng của NHNT 2004-2006
Nguồn: Ngân hàng Ngoại thương
Trong giai đoạn 2001-2006, dư nợ tín dụng tăng trưởng mạnh, đặc biệt là năm 2002(65%). Dư nợ tín dụng tăng trung bình 28% năm cao hơn so với tốc độ tăng của tổng tài sản và vượt xa với mức chỉ tiêu trong đề án tái cơ cấu (15%-20%). Tổng dư nợ tín dụng đến hết tháng 12/2006 là 68.898 tỷ quy đồng, tăng 12,9% so với năm trước. So với cuối năm 2005, dư nợ ngắn hạn tăng 9,3%, dư nợ trung dài hạn tăng 14,3%. Tỷ lệ tín dụng trung dài hạn trong tổng dư nợ là 40,8%. Hệ số dư nợ tín dụng/vốn huy động ở mức dưới 50% (Ngân hàng đầu tư và phát triển là 81%, Ngân hàng Công thương –84%,ACB – 77%, Sacombank -69%).
Dư nợ cho vay tăng trưởng nhanh nhưng chất lượng tín dụng vẫn được đảm bảo. Bằng việc áp dụng một số mô hình quản lý mới nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, số nợ xấu và tỷ lệ dư nợ xấu trong tổng dư nợ liên tục giảm. Đến cuối năm 2005, tỷ lệ này còn 2,7%, tỷ lệ này thấp hơn tỷ lệ nợ xấu chung của nhóm NHTMNN (4,44%) nhưng vẫn cao hơn nhóm NHTMCP (2,08%) và cao hơn rất nhiều so với nhóm Ngân hàng liên doanh và chi nhánh NHNNg(0,4%). Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ tại thời điểm 31/12/2006 là 1,7%. Dư nợ quá hạn là 1.053 tỷ quy đồng, giảm 6,2% so với cuối năm 2005.Thị phần tín dụng của NHNTVN hiện chiếm gần 10% đứng thứ 4 trong 4 NHTMNN.
Tổng tài sản (tỷ đồng) Dư nợ (tỷ đồng) Tổng dư nợ/Tổng tài sản (%)
180,000
160,000
140,000
120,000
100,000
80,000
60,000
40,000
20,000
0
50%
45%
40%
35%
30%
25%
20%
2003
2004
2005
2006
Biểu đồ 2.3: Tổng tài sản và dư nợ tín dụng của NHNTVN 2003-2006
Nguồn: Ngân hàng Ngoại thương
Tình hình giải quyết nợ đọng phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng
Với sự hỗ trợ của Chính phủ, NHNN, Bộ tài chính và bằng cố gắng đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh để tạo nguồn trích lập dự phòng và xử lý các tài sản liên quan đến nợ đọng – NHNTVN đã hoàn thành xuất sắc mục tiêu xử lý nợ tồn đọng. Tính đến thời điểm 31/12/2005 NHNTVN đã xử lý được gần 5.600 tỷ đồng nợ tồn đọng từ 2000 trong đó xử lý 4.560 tỷ theo đề án tái cơ cấu và trên 1.000 tỷ nợ đọng khác.
Xử lý dự phòng rủi ro
T hu nợ Ngân sách
Chính phủ xử lý
T hu nợ khách hàng và thu khác
Xử lý tài sản đảm bảo
6%
3%
15%
56%
20%
Biểu đồ 2.4: Tình hình giải quyết nợ đọng của NHNTVN đến 31/12/2006
Nguồn : Ngân hàng Ngoại thương
Căn cứ quy định tại Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN ban hành “Quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng”, tổng số nợ xấu tại NHNTVN tính đến ngày 31/12/2005 là 1.471.613 triệu đồng, chiếm 2,47% tổng dư nợ nội bảng (kế hoạch là dưới 3%) và chiếm 1,64% tổng dư nợ nội bảng và ngoại bảng. Tổng số dự phòng rủi ro NHNTVN phải trích lập theo quy định là 1.649.679 triệu đồng. Số dư dự phòng rủi ro NHNTVN đã trích lập còn đến ngày 31/12/2005 là 1.659.569 triệu đồng (chênh lệch lớn hơn số dự phòng rủi ro phải trích là 9.890 triệu đồng).
Nhờ có chất lượng tín dụng được duy trì khá tốt và trích lập dự phòng theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN đã được thực hiện triệt để trong năm 2005, năm 2006 NHNTVN đã trích 170,7 tỷ đồng cho Dự phòng rủi ro, giảm nhiều so với mức trích trong năm 2005. Đây là yếu tố quan trọng góp phần cải thiện lợi nhuận của NHNTVN.
Hoạt động thanh toán
Thanh toán xuất nhập khẩu:
Trong lĩnh vực thanh toán quốc tế NHNTVN luôn duy trì và khẳng định vị thế hàng đầu trong các NHTM, đây là lĩnh vực kinh doanh đối ngoại truyền thống của NHNTVN. Trong những năm qua, kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) cả nước liên tục tăng trưởng với tốc độ cao (Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, năm 2005, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu lần lượt là 21,6% và 15,4% so với 2004) đã tạo thuận lợi cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu qua NHNTVN. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua NHNTVN năm 2005 đạt gần 21 tỷ USD, tăng 27,9% so với năm 2004, chiếm thị phần 30% so với kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Năm 2006 doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của NHNTVN đạt 22,8 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2005, chiếm 27% thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của cả nước giảm 3% so với năm 2005.
Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu (XK) qua NHNTVN năm 2006 đạt 12,7 tỷ USD với gần 154 nghìn món, tăng 40% về trị giá và 14% về số món so với năm trước, cao hơn nhiều mức tăng kim ngạch XK chung (cả nước tăng 22%). Do vậy, về thanh toán XK, năm nay NHNTVN chiếm tới 32% thị phần cả nước, tăng gần 4% so với mức thị phần năm 2005. Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu (NK) qua NHNTVN năm 2006 đạt 10,1 tỷ USD với gần 87.700 món, giảm 14,3% về doanh số và giảm 31,3% về số lượng so với năm trước.
Về thị phần, NHNTVN chiếm 22,8% tổng kim ngạch NK cả nước. Nhìn chung hoạt động thanh toán quốc tế của NHNTVN vẫn giữ được tốc độ ổn định. Trong giai đoạn 2001-2006, NHNTVN duy trì tỷ trọng 28% tổng kim ngạch thanh toán