Chính Sách Và Cơ Chế Phát Triển Tập Đoàn Tài Chính Ngân Hàng


Chương III‌


NHỮNG ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG MÔ HÌNH

TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM


I - LỰA CHỌN MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM

Với tình hình phát triển hiện nay của thị trường tài chính nói chung và hệ thống NHTM Việt Nam nói riêng, vấn đề xây dựng tập đoàn tài chính - ngân hàng cần được xem xét một cách thận trọng và quan trọng hơn cả, là làm sao lựa chọn được một mô hình phù hợp nhất nhằm góp phần tăng sức cạnh tranh và đưa hệ thống ngân hàng Việt Nam tiến tiệm cận với thông lệ quốc tế.

Để xác định và lựa chọn ra một mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng phù hợp với Việt Nam hiện nay, chúng ta cần dựa trên các nguyên tắc:

- Phù hợp với Luật pháp Việt Nam và thông lệ quốc tế

- Kế thừa và phát huy những ưu điểm của mô hình tổ chức hoạt động hiện tại.

- Không áp dụng một cách dập khuôn, máy móc mô hình của nước ngoài.

- Vai trò chủ chốt của ngân hàng mẹ trong tập đoàn về chức năng tập trung nguồn vốn và quyền lực quản trị điều hành.

- Không gây xáo trộn lớn tới hoạt động kinh doanh.

- Bộ máy gọn nhẹ, không trùng lặp, chồng chéo về chức năng và nhiệm vụ.

Trong các mô hình phổ biến đã được phân tích kỹ ở chương I, cùng với sáu nguyên tắc xác định mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng, và tham khảo cấu trúc tổ chức của một số tập đoàn tài chính Châu Âu, thiết nghĩ nên


lựa chọn mô hình hỗn hợp giữa cấu trúc holding với cấu trúc nhất thể (tập trung quyền lực), hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con, vừa tập trung vừa phân quyền nhưng hướng tới hiệu quả tổng thể của tập đoàn. Mô hình đó không chỉ phù hợp với tình hình nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nước ta nói riêng, mà còn phù hợp với thực tế các NHTM hàng đầu Việt Nam đều là những ngân hàng hoạt động đa năng.

Ủy ban quản lý

rủi ro

Ban Kiểm soát

HĐQT

Ngân hàng

Mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng lựa chọn


Đại hội đồng cổ đông




Ban TGĐ







Các phòng chức năng hỗ trợ


Các chi nhánh ngân hàng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính ngân hàng ở Việt Nam và kinh nghiệm từ một số nước Châu Âu - 11




HĐQT, Ban Kiểm soát, Ban điều hành,

Công ty con

(Cty chứng khoán, Cty bảo hiểm,…)

Công ty liên doanh, liên kết



Các phòng ban chức năng

Trong mô hình này, tập đoàn không phải là một pháp nhân, nhưng ngân hàng mẹ và các công ty con là các pháp nhân độc lập và tự chủ trong hoạt động kinh doanh của tập đoàn. Ngân hàng mẹ vừa nằm vốn vừa trực tiếp kinh doanh.

Có 3 cấp quan hệ:

- Cơ quan đầu não của tập đoàn, bao gồm Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc không chỉ tập trung vào việc ra các quyết định điều hành hoạt động kinh doanh của một pháp nhân độc lập là ngân hàng (kinh doanh sản phẩm ngân hàng), mà còn kiêm nhiệm vai trò xây dựng chiến lược, điều phối các hoạt động của tập đoàn. Do vậy, các thành viên này, bên cạnh việc hưởng lương chính của Ngân hàng, còn được hưởng phụ cấp trách nhiệm do các công ty thành viên của tập đoàn đóng góp.

- Các ban chức năng là bộ phận tham mưu, giúp việc cho Ban lãnh đạo tập đoàn trong việc xây dựng chiến lược, điều hành tập đoàn, kiểm tra giám sát hoạt động của các công ty con.

- Các chi nhánh ngân hàng kinh doanh dịch vụ ngân hàng

Các công ty con và chi nhánh của công ty con thực hiện kinh doanh dịch vụ tài chính phi ngân hàng

Tính tập trung của mô hình này, thể hiện ở sự kiểm soát của tập đoàn về:

- Quyết định các vấn đề mang tính chiến lược

- Quyết định các chính sách chung và điều hành các giao dịch bên trong tập đoàn

- Tuyển chọn, bổ nhiệm hoặc cử, đánh giá, giám sát, miễn nhiệm các cán bộ cao cấp của tập đoàn.

Tính chất phân quyền thể hiện: các công ty con, chi nhánh ngân hàng có quyền khá rộng rãi trong việc thực hiện các quyết định đầu tư, kinh doanh và


tự chủ về tài chính. Hoạt động kinh doanh của các đơn vị thành viên tập đoàn chịu sự giám sát trực tiếp của các ban chức năng của tập đoàn.

Ưu điểm của mô hình:

- Kết hợp được nguyên tắc tập trung và phân quyền theo hướng: các nhà quản lý cấp cao của tập đoàn tập trung vào các quyết định mang tính chiến lược, dài hạn và quan trọng nhằm đảm bảo tối ưu hóa toàn bộ các hoạt động của tập đoàn. Các quyết định điều hành kinh doanh được phân cho cấp dưới thực hiện.

- Nhấn mạnh sự tối ưu hóa toàn bộ hoạt động của tập đoàn và các công ty thành viên thông qua việc huy động các nguồn lực lớn hơn để xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh một cách có hiệu quả, điều hòa các giao dịch bên trong của tập đoàn.


Quan hệ liên kết giữa ngân hàng mẹ với các công ty con dựa vào liên kết tài chính mà chủ yếu dưới hình thức góp vốn cổ phần. Mọi quan hệ trong tập đoàn được thực hiện theo hợp đồng kinh tế. Nói cách khác, cách thức hoạt động trong tập đoàn dựa trên nền tảng đầu tư tài chính dưới sự điều chỉnh của hợp đồng kinh tế.

Về vấn đề đầu tư chéo trong tập đoàn, theo người viết trong giai đoạn đầu của việc hình thành và phát triển tập đoàn tài chính - ngân hàng, Chính phủ không nên cho phép việc đầu tư chéo, mà chỉ nên cho phép khi thị trường tài chính đã thực sự vững mạnh và phát triển cao độ. Một cách cụ thể hơn, các tập đoàn sẽ có cấu trúc sở hữu từ đơn giản cho đến phức tạp, tùy theo từng giai đoạn phát triển của thị trường tài chính trong nước.

Về phương thức hình thành tập đoàn tài chính, xét trên tình hình thực tế hệ thống các ngân hàng nước ta hiện nay, chủ trương đi từ các NHTM NN phát triển lên thành tập đoàn tài chính - ngân hàng có lẽ là phương thức phù hợp nhất nhờ những tiền đề ban đầu của NHTM NN, đặc biệt là ngân hàng


Ngoại thương Việt Nam - ngân hàng được đánh giá là ngân hàng năng động và nhiều tiềm năng nhất trong toàn hệ thống NHTM NN.


II - ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XÂY DỰNG VIETCOMBANK THÀNH TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG CỦA VIỆT NAM

Xây dựng tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam là tất yếu và không thể tránh khỏi trong bối cảnh hội nhập tài chính quốc tế nói riêng và hội nhập nền kinh tế - xã hội nói chung. Tuy nhiên, để xây dựng thành công mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở nước ta cần phải dựa trên những điều kiện nền tảng và khả năng đáp ứng của nội lực ngân hàng.

Qua những hiểu biết chung về tập đoàn tài chính - ngân hàng và những phân tích về thực trạng hệ thống ngân hàng Việt Nam, người viết đánh giá Vietcombank là ngân hàng triển vọng nhất để xây dựng thành tập đoàn tài chính - ngân hàng, nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu trong Đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến 2010 : “phấn đấu thành lập ít nhất một tập đoàn tài chính - ngân hàng, hoạt động đa năng trên thị trường tài chính trong và ngoài nước”.

1. Điều kiện vĩ mô

1.1. Môi trường pháp lý

Cũng như tất cả những tổ chức tín dụng hay định chế tài chính khác, tập đoàn tài chính - ngân hàng muốn được ra đời, tồn tại và phát triển theo những định hướng đúng đắn và phù hợp với thực trạng nền kinh tế thì nhất thiết phải có một hệ thống luật điều chỉnh tổng thể và chi phối các tập đoàn tài chính ấy.

Ở Việt Nam, môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng nhất là về vấn đề cung cấp các dịch vụ ngân hàng đã được hình thành và đang ngày càng hoàn thiện là một trong những thuận lợi cho Vietcombank nói riêng và các định chế tài chính nói chung trong việc định hướng xây dựng tập đoàn tài chính trong tương lai. Sở dĩ như vậy là vì, với những quy định trong Luật


TCTD được bổ sung và sửa đổi có hiệu lực từ 1/10/2004, các TCTD Việt Nam trong đó có ngân hàng được phép thực hiện kinh doanh đa năng các dịch vụ, bao gồm: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và quản lý, khai thác, bán tài sản thông qua việc thành lập các công ty thực thuộc. Các công ty trực thuộc ngân hàng có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập và được thành lập bằng vốn tự có của ngân hàng.

Bên cạnh đó, một loạt các hệ thống văn bản dưới Luật đối với từng lĩnh vực được ban hành như Quyết định số 1627/2001/NHNN về quy chế cho vay của TCTD, v.v.. Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng giai đoạn 2006 – 2010 đã được Thống đốc NHNN phê duyệt ngày 19/8/2005 đã góp phần hoàn thiện khuôn khổ thể chế về dịch vụ ngân hàng, nhằm định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng và góp phần điều chỉnh phù hợp hành vi của các chủ thể tham gia trên thị trường Việt Nam.

Tuy nhiên, hiện nay trong hệ thống văn bản pháp lý của Việt Nam chưa có một văn bản nào quy định về vấn đề sáp nhập, hợp nhất hay mua lại các TCTD. Trong khi đó khung pháp lý về những hoạt động này là nền tảng quan trọng nhằm thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn công khai minh bạch tại các TCTD.

Văn bản pháp lý khác không kém phần quan trọng và có tác động trực tiếp tới việc hình thành và phát triển tập đoàn tài chính là luật điều chỉnh mô hình kinh doanh mới này về các vấn đề nền tảng như: định nghĩa tập đoàn tài chính, những tiêu chí và điều kiện để thành lập một tập đoàn tài chính, những quy định về cấu trúc tổ chức quản lý tập đoàn, v.v.. đặc biệt là cơ chế quản lý tài chính và chuẩn mực kế toán. Nhưng trong Luật doanh nghiệp của Việt Nam năm 2005, tại điều 149 mới chỉ đưa ra định nghĩa hết sức khái quát: “Tập đoàn kinh tế là nhóm công ty có quy mô lớn. Chính phủ quy định hướng dẫn tiêu chí, tổ chức quản lý và hoạt động của tập đoàn kinh tế”. Và cho đến giờ vẫn chưa có một văn bản hướng dẫn của Chính phủ về vấn đề này.


1.2. Chính sách và cơ chế phát triển tập đoàn tài chính ngân hàng

Mặc dù tập đoàn tài chính được thiết lập trên cơ sở tự nguyện và không theo mệnh lệnh hành chính, song Chính phủ có một vai trò rất quan trọng trong việc hoạch định và thực thi chính sách hình thành và phát triển tập đoàn tài chính trên cơ sở các NHTM lớn, nhất là các NHTM NN.

Theo Đề án Phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng phê duyệt theo Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg, việc cải cách các NHTM NN được thực hiện theo hướng “từng bước cổ phần hoá các NHTM NN theo nguyên tắc thận trọng, bảo đảm ổn định kinh tế xã hội và an toàn hệ thống ngân hàng” và “phấn đấu hình thành được ít nhất một tập đoàn tài chính hoạt động đa năng trên thị trường tài chính trong và ngoài nước” nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam nhưng cơ chế, chính sách cụ thể để thực hiện và thúc đẩy việc chuyển đổi các NHTM NN còn thiếu.


1.3. Sự phát triển của thị trường dịch vụ tài chính

Sự phát triển của thị trường tài chính là môi trường thuận lợi cho NHTM mở rộng lĩnh vực kinh doanh, tạo tiền đề mở rộng quy mô hoạt động, hình thành các công ty con kinh doanh đa lĩnh vực. Nhìn chung trong thời gian qua, thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam tăng trưởng khá cao ở cả 3 lĩnh vực: ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm với các sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng từng bước hội nhập với khu vực và thế giới.

Theo nhận định của giới chuyên môn, thị trường tài chính Việt Nam đang là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất thế giới trong những năm gần đây. Đặc biệt trong năm 2006, thị trường vốn đạt được tốc độ tăng trưởng cao vượt bậc và nhanh chóng trở thành “địa điểm” đầu tư hấp dẫn. Các ngân


hàng lớn lần lượt thiết lập các công ty chứng khoán, bên cạnh các công ty hoạt động về bảo hiểm, quản lý tài sản, cho thuê tài chính,….

Tuy nhiên, so với thị trường ở các nước trong khu vực, thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam còn nhiều hạn chế như: sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tài chính còn nghèo nàn và đơn điệu về số lượng lẫn chất lượng, khả năng cung ứng các dịch vụ tài chính mới còn hạn chế. Do đó, nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các tập đoàn tài chính ngân hàng, đòi hỏi một sự phát triển mạnh mẽ và đồng bộ của thị trường dịch vụ tài chính.


2. Vài nét về ngân hàng Vietcombank

- Là NHTM quốc doanh được thành lập từ 1/4/1963

- Vốn điều lệ: 4.357 tỷ đồng (31/12/2006)

- Là NHTM phục vụ đối ngoại lâu đời nhất tại Việt Nam.

- Là trung tâm thanh toán ngoại tệ liên ngân hàng của trên 100 ngân hàng trong nước và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

- Là NHTM đầu tiên ở Việt Nam hoạt động kinh doanh ngoại tệ, luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

- Là NHTM đầu tiên phát hành và thanh toán thẻ quốc tế Visa, MasterCard và là đại lý thanh toán thẻ lớn nhất tại Việt Nam: Visa, American Express, MasterCard,Hiện đang là ngân hàng độc quyền phát hành thẻ American Express tại Việt Nam.

- Là NHTM hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, ứng dụng công nghệ vào hoạt động ngân hàng.

- Là NHTM duy nhất tại Việt Nam được tạp chí “The Banker” - một tạp chí ngân hàng có tiếng trong giới tài chính quốc tế của Anh quốc bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất của Việt Nam” liên tục trong 5 năm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/09/2023