lượng | tài sản | lượng | lệ về sl | tài sản | ||||
Tập đoàn tài chính | 88 | 88% | 58.421,19 | 94,7% | 21 | 21% | 30.379,69 | 49,3% |
Tập đoàn kinh tế khác | 12 | 12% | 3.243,75 | 5,3% | 0 | 0 | 0 | 0 |
Tổng | 100 | 100% | 61.664,94 | 100% | 21 | 21% | 30.379,69 | 49,3% |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Mô Hình Cấu Trúc Tổ Chức Của Tập Đoàn Kinh Tế
- Tính Tất Yếu Của Việc Hình Thành Tập Đoàn Tài Chính - Ngân Hàng
- Sáp Nhập Và Mua Lại (M&a), Hợp Nhất - Phương Thức Chủ Yếu Để Hình Thành Tập Đoàn Tài Chính - Ngân Hàng
- Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính ngân hàng ở Việt Nam và kinh nghiệm từ một số nước Châu Âu - 8
- Xu Hướng Hợp Tác, Liên Doanh, Liên Kết Đang Được Tăng Cường
- Quá Trình Hình Thành Tập Đoàn Tài Chính - Ngân Hàng Ở Châu Âu
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
(Nguồn: tổng hợp và tính toán từ www.forbes.com)
Trong 100 tập đoàn kinh tế lớn nhất thế giới về tổng tài sản tháng 3/2007, đã có đến 88 tập đoàn tài chính, chiếm gần 95% tổng tài sản của cả 100 tập đoàn. Hơn thế nữa, trong số 100 tập đoàn này, có 21 tập đoàn có giá trị tài sản lên tới hơn 1000 tỷ USD, điều đặc biệt là tất cả 21 tập đoàn này đều thuộc khu vực tài chính và có tổng giá trị tài sản chiếm gần 50% giá trị tài sản của 100 tập đoàn lớn nhất. Điều đó đã cho thấy sự lớn mạnh chưa từng thấy của lĩnh vực tài chính - ngân hàng trong nền kinh tế toàn cầu.
Tổng tài sản của 10 tập đoàn tài chính - ngân hàng lớn nhất thế giới tăng liên tục cùng với sự đổi ngôi của những gã khổng lồ trong hệ thống các tập đoàn tài chính thế giới qua các năm 1985, 1995 và đầu năm 2007. Năm 1985, đó là thời đại của Citicorp với 167 tỷ USD, 10 năm sau Duetsche Bank dẫn đầu với 503 tỷ USD và gần đây, vào tháng 3/2007, vị trí cao nhất thuộc về tập đoàn tài chính Barclays với 1.949 tỷ USD.
Bảng 3 : Tổng tài sản của Top 10 tập đoàn tài chính - ngân hàng lớn nhất thế giới
Đơn vị: tỷ USD
Tháng 3/2007 | 1995 | 1985 | ||||
Hạng | Tên tập đoàn | Giá trị tài sản | Tên tập đoàn | Giá trị tài sản | Tên tập đoàn | Giá trị tài sản |
1 | Barclays | 1.949 | Deutsche Bank | 503 | Citicorp | 167 |
2 | BNP Paribas | 1.898 | Sanwa Bank | 501 | Dai-Ichi | 158 |
Kangyo Bank | ||||||
3 | Citigroup | 1.884 | Sumitomo Bank | 500 | Fuji Bank | 142 |
4 | HSBC Holdings | 1.861 | Dai-Ichi Kangyo Bank | 499 | Sumitomo Bank | 135 |
5 | UBS | 1.777 | Fuji Bank | 487 | Mitsubishi Bank | 133 |
6 | Royal Bank of Scotland | 1.705 | Sakura Bank | 478 | Banque National de Paris | 123 |
7 | ING Group | 1.615 | Mitsubishi Bank | 475 | Sanwa Bank | 123 |
8 | Mitsubishi UFJ Financial | 1.586 | Norinchukin Bank | 430 | Crédit Agricole | 123 |
9 | Deutsche Bank | 1.486 | Crédit Agricole | 386 | Bank of America | 115 |
10 | Bank of America | 1.460 | ICBC (*) | 374 | Crédit Lyonnais | 111 |
Tổng | 17.221 | 4.633 | 1.330 |
(*) Industrial & Commercial Bank of China
(Nguồn: tổng hợp từ www.forbes.com)
4.4. Dịch vụ tài chính đa dạng
Bên cạnh các dịch vụ ngân hàng cốt lõi, tập đoàn tài chính - ngân hàng còn cung cấp một danh sách rất rộng các dịch vụ tài chính khác như: chứng khoán, quản lý tài sản, tài trợ tài chính tiêu dùng, bảo hiểm,… Các dịch vụ tài chính phi ngân hàng này do các công ty con của tập đoàn cung cấp, có liên quan chặt chẽ tới hoạt động ngân hàng và mang lại lợi ích chung cho tập đoàn như: cải thiện khả năng cung cấp và hạ giá thành dịch vụ.
Hơn thế nữa, các hoạt động và dịch vụ tài chính đang chuyển từ phương thức truyền thống là tập trung vào sản phẩm (ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán) sang phương thức tập trung vào khách hàng, “không phải cung cấp cái mình có mà cung cấp cái khách hàng cần”. Với phương thức này, sản phẩm
của tập đoàn tài chính được phân chia theo đối tượng khách hàng: cá nhân và doanh nghiệp nhỏ (bán lẻ), các công ty lớn (bán buôn) và cá nhân giàu có. Khách hàng có nhu cầu ngày càng tăng, đặc biệt là xu hướng về những dịch vụ tài chính trọn gói.
Trong các đối tượng khách hàng trên, tập trung vào phục vụ khối khách hàng cá nhân đang là xu hướng kinh doanh mới của các tập đoàn tài chính - ngân hàng. Một trong những nguyên nhân chính là do sự tiến bộ mạnh mẽ của công nghệ thông tin, giúp ngân hàng có thể cung cấp các dịch vụ hàm lượng công nghệ cao đáp ứng nhu cầu đòi hỏi về tính tiện dụng và tiết kiệm cho khách hàng cá nhân: như dịch vụ ngân hàng trực tuyến (online banking), ngân hàng qua điện thoại (phone banking),…
Ngoài ra, sự lớn mạnh không ngừng của thị trường vốn đã tạo ra sự dịch chuyển các khách hàng doanh nghiệp lớn sang thị trường chứng khoán, đó là mảnh đất màu mỡ cho các công ty chứng khoán - công ty con của tập đoàn khai thác, trong việc cung ứng các dịch vụ liên quan tới chứng khoán như môi giới, tư vấn đầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành,…..
(Mô hình tr. 155 sách, tr.25 Q1)
Có thể tóm tắt hệ thống các dịch vụ mà một tập đoàn tài chính - ngân hàng điển hình cung cấp cho khách hàng của mình:
Tiền gửi, cho vay, thanh toán
Bảo lãnh và bán chứng khoán
Bảo hiểm nhân thọ và tổn thất
Tư vấn đầu tư và quản lý tài sản
Cho vay và thẻ tín dụng
Ngân hàng bán lẻ (khách hàng cá nhân và DN nhỏ)
Ngân hàng bán buôn (DN lớn)
Khách hàng giàu có
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng, 2006, trang 155)
Dịch vụ tài chính đa dạng không chỉ xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao của mạng lưới khách hàng rộng lớn, mà còn từ nhu cầu của chính ngân hàng về mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận và phân tán rủi ro về dòng tiền và nguồn thu nhập. Khi ngân hàng thực hiện việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình sang các lĩnh vực hoạt động tài chính khác, tạo ra tính đa dạng hoá sản phẩm. Theo đó, tập đoàn có dòng tiền mới khác dòng tiền hiện tại. Dòng tiền và nguồn thu nhập được đa dạng hoá giúp tăng tính ổn định và có khả năng chống lại những biến động lớn trong môi trường cạnh tranh gay gắt.
5. Vai trò của tập đoàn tài chính - ngân hàng đối với nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng
Tập đoàn tài chính là một thành phần không thể thiếu, là đặc trưng cơ bản ở những nền kinh tế có thị trường tài chính phát triển. Nếu như ở những nước công nghiệp phát triển, tập đoàn tài chính đã hình thành từ cuối thế kỷ 20 và phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay, thì ở các nước mới công nghiệp hoá, loại hình kinh tế này đang dần khẳng định vai trò quan trọng.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế tài chính sâu sắc, ở những nền kinh tế mới nổi, xây dựng tập đoàn tài chính là giải pháp để bảo vệ ngành tài chính trong nước, cạnh tranh với các tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới, có mạng lưới hoạt động rộng khắp. Hơn nữa, trong những điều kiện cụ thể, dưới sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước, định hướng chiến lược đúng đắn, các tập đoàn tài chính ở các thị trường mới còn có thể vươn ra khẳng định vị thế trên trường quốc tế.
Tập đoàn hoá các tổ chức tài chính sẽ giúp tăng cường sức mạnh kinh tế và tăng khả năng cạnh tranh của từng công ty thành viên trong tập đoàn. Việc hình thành tập đoàn tài chính - ngân hàng cho phép phát huy lợi thế kinh tế theo quy mô, khai thác triệt để sức mạnh thương hiệu. Các công ty thành viên
trong tập đoàn sẽ có những mối liên hệ chặt chẽ với nhau, thực hiện hoạt động kinh doanh theo phương hướng và chiến lược thống nhất nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Ngoài ra, sự hỗ trợ, giúp đỡ nhau và cùng chia sẻ các nguồn lực giữa các tổ chức tài chính thành viên không những giúp tăng cường sức mạnh mà còn tận dụng tổng lực của tập đoàn, nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro.
Hình thành tập đoàn tài chính là một đòi hỏi thực tế khách quan của sự hạn chế về vốn của các công ty cá biệt thông qua cơ chế tập trung và phân phối vốn. Vốn của tập đoàn được huy động từ các công ty thành viên, từ đó tập trung đầu tư vào các dự án lớn và hiệu quả nhất của tập đoàn. Khi một công ty con nào đó trong tập đoàn gặp khó khăn về vốn, sẽ nhận được sự trợ giúp từ việc phân phối nguồn vốn của công ty mẹ hoặc từ các công ty con khác có tiềm lực tài chính mạnh. Nhờ vậy, các thành viên trong tập đoàn tài chính liên kết với nhau chặt chẽ hơn và phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn.
Hình thành tập đoàn tài chính còn là giải pháp hữu hiệu, tích cực đẩy nhanh việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mới vào hoạt động của các công ty thành viên, mà nếu như đứng một mình, các công ty riêng biệt sẽ khó có khả năng thực hiện được.
Cuối cùng, việc hình thành tập đoàn còn có ý nghĩa tăng cường hiệu quả quản lý, đồng thời kết hợp được giữa ưu thế của sự chuyên môn hoá trong từng thực thể thành viên với các hoạt động kinh doanh đa dạng trên quy mô tập đoàn.
Tựu chung, các tập đoàn tài chính - ngân hàng là một phần không thể thiếu, và có vai trò ý nghĩa quan trọng trong toàn hệ thống tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung ở mỗi một quốc gia. Việc hình thành và phát triển tập đoàn tài chính - ngân hàng lớn mạnh luôn là mục tiêu chiến lược của các định chế tài chính, nhất là các ngân hàng nhằm tăng sức mạnh nội lực, nâng
cao sức cạnh tranh, để sống sót và phát triển trong một thị trường tài chính đầy biến động.
Chương II
TRIỂN VỌNG XÂY DỰNG MÔ HÌNH
TẬP ĐOÀN TC - NH VÀ KINH NGHIỆM TỪ MỘT SỐ NƯỚC CHÂU ÂU
I - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM
Ngành ngân hàng nước ta ra đời cách đây hơn 50 năm trong cơ chế kế hoạch hoá, chỉ giữ vai trò thứ yếu, hỗ trợ cho các ngành kinh tế khác và là công cụ để thực hiện các chính sách tiền tệ của Chính phủ.
Nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1998 về tổ chức bộ máy ngân hàng Nhà nước Việt Nam, là “khúc dạo đầu” cho việc hình thành ngân hàng 2 cấp - một mốc son trong quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Theo đó, NHNN có chức năng quản lý hoạt động tiền tệ, tín dụng; các TCTD trực tiếp thực hiện các hoạt động huy động vốn, cung ứng tín dụng cho các tổ chức kinh tế và cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác.
Ngày 2/12/1997, Quốc hội khoá X thông qua Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các Tổ chức tín dụng (hai Luật này lần lượt đã được sửa đổi bổ sung vào ngày 17/6/2003 và 15/6/2004), đã tạo ra hành lang pháp lý đầy đủ nhất từ trước tới này cho hoạt động ngân hàng. Theo đó, hàng loạt các cơ chế, chính sách mới đã được ban hành, đảm bảo cho việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ đạt hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD kinh doanh theo cơ chế thị trường và theo thông lệ quốc tế.
Năm 2000, Chính phủ quyết định thành lập Ngân hàng Chính sách Xã hội, cùng với Quỹ Hỗ trợ Phát triển (sau này là Ngân hàng Phát triển Việt Nam), đã giúp tách chức năng cho vay chính sách ra khỏi NHTM NN, nhờ
đó, các NHTM này có điều kiện tập trung vào các hoạt động kinh doanh ngân hàng theo cơ chế thị trường.
Quyết định số 84/2004/QĐ-TTg ngày 13/5/2004 đã chọn 2 NHTM NN thí điểm cổ phần hoá vào 2007 là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long. Vừa qua, ngày 26/9/2007 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, và ngân hàng này đã trở thành NHTM NN đầu tiên được cổ phần hóa.
Cho đến nay, nước ta đã thiết lập được hệ thống các TCTD khá lớn mạnh về quy mô và đa dạng về sở hữu, trong đó các NHTM giữ vai trò chủ chốt trong toàn hệ thống với 5 NHTM NN, 35 NHTM CP trong đó có 31 NHTM CP đô thị và 4 NHTM CP nông thôn, bên cạnh là 1 Ngân hàng Phát triển Việt Nam, 1 Ngân hàng Chính sách Xã hội, 1 Quỹ tín dụng Trung Ương, 37 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh, 9 công ty tài chính, 12 công ty cho thuê tài chính và 50 VPĐD ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
II - THỰC TRẠNG HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM
1. Những thành tựu đạt được
1.1. NHTM NN
Nhìn chung, ở một mức độ nhất định, đã có một số dấu hiệu và đặc điểm cơ bản của tập đoàn tài chính - ngân hàng hội tụ trong các NHTM Việt Nam, mà đặc biệt là ở các NHTM NN. Đó là những dấu hiệu, đặc điểm liên quan đến năng lực tài chính, mạng lưới hoạt động và nhất là xu hướng mở rộng các hoạt động ra khỏi phạm vi kinh doanh của ngân hàng, để thực hiện các dịch vụ tài chính phi ngân hàng như chứng khoán, bảo hiểm.
a. Năng lực tài chính