Điều Kiện Hình Thành Tđtc-Nh Đa Năng Tại Việt Nam


nước ta. Một mặt nó sẽ thúc đẩy quá trình hiện đại hoá, chuyên nghiệp hoá hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng, mặt khác nó sẽ khiến hoạt động của các NHTMVN gặp phải sự cạnh tranh gay gắt. Để đáp ứng được với giai đoạn phát triển mới, giai đoạn hợp tác và cạnh tranh bình đẳng với các TĐTC - NH và các NHTM quốc tế, thời gian qua các NHTM nước ta đã có nhiều đổi mới, cải cách tổ chức và hoạt động theo hướng hiện đại hoá. Tuy nhiên, trên thực tế với quy mô nhỏ lẻ và trình độ quản lý cũng như công nghệ hiện nay, các NHTM nước ta sẽ gặp rất nhiều bất lợi trong cạnh tranh quốc tế. Do đó việc hình thành một TĐTC-NH mạnh, kinh doanh đa năng với nguồn lực tài chính lớn là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển của NHTMVN vì:

Thứ nhất, theo lộ trình đàm phán với các đối tác khi gia nhập WTO, từ năm 2007 Việt Nam sẽ hội nhập đầy đủ vào thị trường thương mại thế giới và chịu sự tác động của các nền kinh tế khác, đặc biệt là các nền kinh tế của các nước công nghiệp phát triển với những thuận lợi và những thách thức không nhỏ. Trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng, những lợi thế hiện nay của các NHTM trong nước sẽ giảm thiểu bởi thực hiện cam kết giữa Chính phủ nước ta với các nước thành viên WTO. Đây sẽ là bất lợi lớn trong việc cạnh tranh với các TĐTC-NH sẽ và đang hoạt động tại Việt Nam. Đặc biệt, thời điểm 2010 – lúc mà các tổ chức tài chính nước ngoài được hoạt động không phân biệt như các tổ chức TCTD trong nước đang đến gần. Nếu không kịp thời đổi mới tổ chức và hoạt động kinh doanh phù hợp với xu thế phát triển của các NHTM quốc tế, chắc chắn các NHTMVN khó đứng vững trong cạnh tranh và phát triển và có nguy cơ bị tụt hậu ngay tại sân nhà.

Thứ hai, định hướng phát triển kinh tế của nước ta là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần trong đó thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Để giữ vững định hướng phát triển kinh tế thị trường đó, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, đòi hỏi phải có những công cụ vật chất hữu hiệu của Nhà nước mà các NHTMNN là một trong những công cụ quan trọng nhất. Nhưng với tầm vóc,


quy mô và chất lượng hoạt động như hiện nay, khó có thể để các NHTMNN thực hiện tốt nhiệm vụ kinh tế - chính trị được giao trong thời kỳ mới. Vì vậy, sự đổi mới và phát triển của các NHTM nước ta và tiến tới hình thành Tập đoàn kinh tế trong lĩnh vực kinh doanh tài chính - ngân hàng với quy mô hoạt động và tiềm lực tài chính lớn là một yêu cầu, một tất yếu khách quan phù hợp với thực tiễn phát triển của nền kinh tế nước ta và xu thế phát triển của chung các NHTM trên thế giới .

Thứ ba, trong thời gian gần đây, để đáp ứng xu thế hội nhập và chuẩn bị cho việc gia nhập WTO, các Tổng công ty Nhà nước - những khách hàng lớn, quan trọng và truyền thống của các NHTMNN - đã và đang phát triển thành các Tập đoàn kinh tế với quy mô lớn như: Tập đoàn dầu khí, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông, Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Dệt may, Tập đoàn Than và Khoáng sản... Việc hình thành các tập đoàn kinh tế lớn sẽ đòi hỏi một lượng vốn rất lớn, do đó nếu các NHTM trong nước không kịp đổi mới tổ chức và hoạt động, sẽ không đáp ứng được sự phát triển của các Tập đoàn kinh tế. Mặt khác, theo kết quả một cuộc điều tra của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc được thực hiện vào cuối năm 2005 cho biết: có 45% khách hàng (là doanh nghiệp và cá nhân) sẽ chuyển sang vay vốn của NHNNg thay vì của ngân hàng trong nước; 50% chọn dịch vụ NHNNg thay thế, và 50% còn lại chọn NHNNg để gửi tiền, đặc biệt là ngoại tệ…Điều đó cho thấy rằng, nếu các NHTM nước ta không phát triển thành TĐTC - NH lớn, kinh doanh đa năng, đa sở hữu, trang bị công nghệ hiện đại với nguồn vốn lớn,... chắc chắn sẽ mất thị phần bởi các TĐTC - NH quốc tế vào hoạt động tại Việt Nam.


1.3.2. Điều kiện hình thành TĐTC-NH đa năng tại Việt Nam


1.3.2.1. Tổng quan về các NHTM Việt Nam


Từ cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20, cùng với quá trình đổi mới toàn diện của nền kinh tế, chuyển hướng từ chế độ bao cấp sang kinh tế thị trường. Ngành ngân hàng cũng có những chuyển biến mạnh, tháng 5/1990, hai Pháp lệnh ngân hàng ra đời đã chính


thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ 1 cấp sang hệ thống 2 cấp, tách bạch chức năng quản lý nhà nước và chức năng kinh doanh đơn thuần. Ngân hàng nhà nước thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về mọi mặt kinh doanh tiền tệ, lưu thông tiền tệ, tín dụng, thanh toán...; đồng thời thực hiện việc điều hành chính sách tiền tệ, ổn định giá trị đồng tiền, chi phối căn bản chính sách tiền tệ quốc gia và thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước về Ngân hàng. Các NHTM được hình thành theo các điều kiện và quy định của pháp luật, tiến hành các hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của mình. Đây có thể nói là bước ngoặt vô cùng quan trọng trong việc phát triển của hệ thống NHTMVN.


Bảng1.3: Hệ thống NHTM của Việt Nam giai đoạn 1990-2006



NGÂN HÀNG

1990

1994

1999

2003

2006

NHTM Nhà nước

4

4

6

6

7

NHTM Cổ phần

0

36

48

36

36

Ngân hàng liên doanh

0

3

4

4

6

Chi nhánh và văn phòng đại diện NHNNg

0

41

103

69

79

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Xây dựng ngân hàng ngoại thương Việt Nam thành tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng trong khu vực Châu Á - 5

Nguồn: Ngân hàng nhà nước 2006


Qua bảng 1.3 ta thấy, năm 1990 hệ thống NHTM của Việt Nam chỉ có 4 NHTMNN, không có NHTMCP, Ngân hàng liên doanh hay văn phòng đại diện, chi nhánh NHNNg nào. Nhưng trong các năm tiếp theo, các con số NHTMCP, Ngân hàng liên doanh được thành lập tăng dần lên từ 36 NHTMCP và 3 ngân hàng liên doanh năm 1994 đến 48 NHTMCP và 4 ngân hàng liên doanh năm 1999. Tuy nhiên, số NHTMCP đã giảm xuống còn 47 vào cuối năm 2000 do có 3 NHTMCP đã bị đóng cửa và 2 ngân hàng khác đã bị sát nhập trong 1999 và đầu 2000. Trong thời kỳ phát triển nhất, hệ thống NHTMCP của Việt Nam có tới 52 ngân hàng lớn


nhỏ các loại. Tính đến thời điểm cuối năm 2006, hệ thống NHTMVN có: 5 NHTMNN, 1 Ngân hàng chính sách xã hội, 1 Ngân hàng phát triển (thành lập tháng 5/2006), 36 NHTMCP, 35 chi nhánh NHNNg, 6 ngân hàng liên doanh, 44 văn phòng đại diện của NHNNg.

Có thể nhận thấy rằng, sau hơn 20 năm đổi mới hệ thống ngân hàng đã có những đóng góp hết sức to lớn, từ việc ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát đến việc huy động và phân bổ một lượng vốn khá lớn cho đầu tư phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Để đáp ứng với giai đoạn phát triển mới, từ năm 1997 Luật Ngân hàng đã ra đời cùng với đó là quá trình tái cơ cấu của các NHTMCP. Đến năm 2001, Chính phủ có quyết định 149 về việc xử lý nợ xấu và tăng vốn của các NHTMNN làm tiền đề cho quá trình tái cơ cấu theo hướng hiện đại của các NHTMNN. Đến năm 2003-2004, trước yêu cầu cấp bách về hội nhập kinh tế, khắc phục những bất cập trong Luật Ngân hàng 1997 đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động trong quyết định vay vốn, tách bạch tín dụng thương mại và cho vay chính sách, tiêu chuẩn các chức danh quản lý... cũng như các hoạt động ngân hàng phát triển đáp ứng nhu cầu vốn và dịch vụ của nền kinh tế, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước - 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng - 2004. Qua 10 năm thực hiện Luật Ngân hàng và trải qua một thời gian dài tiến hành tái cơ cấu, các NHTM đã có những bước tiến vượt bậc, cho đến nay khắc phục về cơ bản tình trạng nợ xấu, đồng thời cung cấp một lượng vốn lớn cho phát triển nền kinh tế. Tỷ lệ dư nợ tín dụng ngân hàng so với GDP liên tục tăng, nếu năm 1995 là 28% thì đến năm 2005 tỷ lệ này đã tăng lên gần 70%. Dư nợ cho vay nền kinh tế đến ngày 31/12/2006 tăng 21,4% so với cuối năm 2005, đạt 655 nghìn tỷ đồng. Tăng trưởng tín dụng bình quân trong giai đoạn từ 1997 đến nay đạt mức 26% năm giúp cho tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức 7,4% năm[26].

Đối với NHTMNN, tính đến hết năm 2006, đã xử lý được 92% tổng số nợ tồn đọng cần phải xử lý, cấp bổ sung khoảng 12.000 tỷ đồng vốn điều lệ cho 5 NHTMNN đưa tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu lên trên 4,5% (so với 3% năm 2000). Bước đầu áp


dụng hệ thống công nghệ hiện đại và hệ thống thông tin quản lý với sự trợ giúp của Ngân hàng Thế giới (WB), hiện đang triển khai giai đoạn 2 dự án hỗ trợ kỹ thuật đối với hệ thống thông tin quản lý tại các NHTMNN; chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả của hệ thống thông tin quản lý và đào tạo nguồn nhân lực.

Đối với các NHTMCP, thông qua việc chấn chỉnh, củng cố và sắp xếp các NHTMCP đã đưa số lượng các NHTMCP từ 52 ngân hàng xuống còn 36 ngân hàng. Các NHTMCP đã đáp ứng đủ vốn pháp định theo qui định và đạt tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trên 8%. Xử lý được trên 70% nợ tồn đọng có dư nợ đến 31/12/2000. Vì vậy, đến nay hầu hết các NHTMCP có tỷ lệ nợ xấu theo tiêu chuẩn Việt Nam dưới 5%.

Tính đến thời điểm này các NHTM trong nước hiện đang nắm giữ khoảng gần 90% thị phần (cả tiền gửi và cho vay), trong đó riêng các NHTMNN chiếm 70%. Phần các NHNNg chỉ chiếm khoảng dưới 10% thị phần.

Mặc dù đã có những bước chuyển biến rất quan trọng trong việc thay đổi cơ cấu cũng như phát triển về các mặt của NHTM trong nước, tuy nhiên tầm vóc của các NHTM vẫn rất nhỏ bé thể hiện ở các mặt:

Thương hiệu và hình ảnhcủa các NHTM trong nước vẫn chưa được khẳng định. Các hoạt động của các NHTM vẫn chưa tuân theo chuẩn mực quốc tế kèm với đó là sự không minh bạch trong hoạt động kinh doanh làm cho năng lực cạnh tranh quốc tế còn yếu kém. Thực tế các NHTM chủ yếu tập trung vào cạnh trong nước nhưng lại chủ yếu thông qua cạnh tranh bằng lãi suất, mà chưa phải cạnh tranh lành mạnh bằng các sản phẩm có chất lượng, tiện ích, thương hiệu uy tín, chính sách khách hàng…Một thực tế khác là các dịch vụ ngân hàng trong nước còn rất đơn điệu, chất lượng chưa cao, còn nặng về các dịch vụ ngân hàng truyền thống mà chưa có định hướng theo nhu cầu của khách hàng. Huy động vốn chủ yếu dưới dạng tiền gửi (chiếm 94% tổng nguồn vốn huy động), và cấp tín dụng là hoạt động chủ yếu (chiếm trên 80% tổng thu nhập)...


Tiềm lực tài chính: Năng lực tài chính của các NHTMVN nói chung là còn rất khiêm tốn, tổng vốn điều lệ của các NHTMNN tính đến 2006 chỉ có khoảng

20.000 tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt xấp xỉ 55% GDP (so với các nước trong khu vực là khoảng 80%). Bình quân vốn điều lệ của các NHTMCP chỉ khoảng dưới 800 tỷ đồng. Chỉ có một số NHTMCP có vốn trên 1.000 tỷ đồng[26]. Điều này cho thấy qui mô của các NHTMVN còn quá khiêm tốn so với các Tập đoàn tài chính ngân hàng lớn trên thế giới.


Bảng 1.4: Qui mô của 10 tập đoàn tài chính đứng đầu trong số 2000 công ty lớn nhất thế giới tính đến 03/2007

Đơn vị : Tỷ USD



TT


Công Ty


Nước

Doanh thu

Lợi nhuận

Tổng tài sản

Giá trị thị trường

1

Citigroup

Mỹ

146,56

21,54

1.884,32

247,42

2

Bank of America

Mỹ

116,57

21,13

1.459,74

226,61

3

HSBC Holdings

Anh

121,51

16,63

1.860,76

202,29

5

JPMorgan Chase

Mỹ

99,30

14,44

1.351,52

170,97

6

American Intl Group

Mỹ

113,19

14,01

979,41

174,47

9

UBS

Thụy Sĩ

105,59

9,78

1.776,89

116,84

10

ING Group

Hà Lan

153,44

9,65

1.615,05

93,99

13

Royal Bank of Scotland

Anh

77,41

12,51

1.705,35

124,13

14

BNP Paribas

Pháp

89,16

9,64

1.898,19

97,03

15

Allianz

Đức

125,33

8,81

1.380,88

87,22


Nguồn : www.forbes.com


Xét ngay trên bình diện các nước trong khu vực Đông Nam Á thì năng lực tài chính của các NHTMVN cũng khá khiêm tốn. Trong 20 tập đoàn Ngân hàng lớn nhất Đông Nam Á tính đến 03/2007 theo xếp hạng của Tạp chí Forbes thì Tập đoàn Ngân hàng DBS Singapore có tổng tài sản lên đến hơn 128 tỷ USD và nhỏ


nhất là City Developments của Singapore cũng có tổng tài sản hơn 7 tỷ USD (Bảng1.5).


Bảng 1.5: 20 TĐTC-NH Đông Nam Á trong 2000 công ty lớn nhất thế giới tính đến 03/2007

Đơn vị : tỷ USD


Thứ hạng


Công Ty


Nước


Doanh thu


Lợi nhuận


Tổng tài sản

Giá trị thị trường

358

DBS Group

Singapore

6,29

1,48

128,65

21,25

370

United Overseas Bank

Singapore

5,93

1,68

105,16

20,51

478

Oversea-Chinese Banking

Singapore

4,28

1,31

98,55

17,47

663

Malayan Banking

Malaysia

3,31

0,76

60,72

13,8

868

Bumiputra-Commerce

Malaysia

3,06

0,43

45,08

8,58

903

Public Bank

Malaysia

2,16

0,49

41,76

8,77

926

CapitaLand

Singapore

2,05

0,66

13,46

12,82

933

Bangkok Bank

Thailand

2,87

0,50

42,01

6,13

1149

Bank Central Asia

Indonesia

1,57

0,37

15,29

6,65

1181

Kasikornbank

Thailand

1,85

0,38

26,32

4,50

1202

Bank Rakyat Indonesia

Indonesia

1,86

0,39

12,43

6,33

1214

Krung-Thai Bank

Thailand

2,18

0,40

33,89

3,82

1280

Siam Commercial Bank

Thailand

2,02

0,37

29,02

3,68

1425

Bank Mandiri

Indonesia

2,36

0,06

26,64

5,25

1500

City Developments

Singapore

1,66

0,24

7,17

7,97

1653

Rashid Hussain

Malaysia

1,50

-0,03

29,28

0,33

1753

TMB Bank

Thailand

1,18

-0,35

21,09

0,92

1786

AMMB Holdings

Malaysia

1,24

0,10

19,41

2,03

1798

Bank of Ayudhya

Thailand

1,26

0,05

18,74

2,78

1814

Hong Leong Financial Group

Malaysia

0,88

0,11

17,83

1,69

Nguồn : www.forbes.com


Cơ cấu tổ chức của các NHTM hiện nay còn rất bất cập, mạng lưới nhiều nhưng cồng kềnh, chồng chéo và không hiệu quả. Mối quan hệ giữa các đơn vị thành viên trong cùng một Ngân hàng chưa thật gắn kết, chưa có sự ràng buộc về trách nhiệm và quyền lợi mà nhiều khi chỉ mang tính quan hệ trên - dưới mang nặng tính hành chính, đặc biệt là trong các NHTMNN. Mô hình quản trị của các NHTMNN hiện nay thực chất là mô hình tổng công ty nhà nước. Trong mô hình này, hệ thống của các NHTMNN được tổ chức thành hai cấp: Trụ sở chính và các chi nhánh. Tại hội sở chính mô hình kết cấu chung bao gồm: Hội đồng quản trị,


Ban giám đốc điều hành và các khối phòng ban chức năng trực thuộc. Cơ cấu này được phân biệt chủ yếu hai chức năng cơ bản là chức năng quản trị điều hành và chức năng quản lý kinh doanh. Nhưng trên thực tế, Hội đồng quản trị chưa thực hiện đúng với tính chất là cơ quan quản lý cao nhất của NHTM, chưa tập trung được thông tin về hoạt động của ngân hàng...Chức năng và quyền hạn của Hội đồng quản trị chưa được xác định rõ và thực thi đúng. Điều này thể hiện rõ ở sự phối kết hợp giữa Hội đồng quản trị và Ban điều hành không có sự gắn kết thường xuyên. Ban kiểm soát của các ngân hàng vừa như một cơ quan đại diện cho chủ sở hữu nhà nước vừa như một cơ quan thường trực thuộc Hội đồng quản trị gây ra sự xung đột quyền lực và chồng chéo về trách nhiệm. Thực tế hoạt động của các NHTMVN vẫn có tình trạng Chủ tịch hội đồng quản trị can thiệp quá sâu và công việc điều hành của Ban giám đốc, thậm trí còn làm thay một số phần việc của Tổng giám đốc như phê duyệt các khoản tín dụng. Hội đồng quản trị chưa làm được chức năng hoạch định chiếm lược, định hướng cho hoạt động của ngân hàng.

Năng lực quản trị điều hành nói chung của các NHTM là yếu. Hầu hết các cán bộ quản trị, quản lý của các NHTMVN đều chưa đào tạo chính qui về quản trị doanh nghiệp, việc quản trị điều hành chủ yếu bằng kinh nghiệm là chính. Do đó thiếu tính chuyên nghiệp trong quản trị, không bài bản và kém khoa học. Đối với các NHTMNN lại càng bất cập, cơ chế quản lý hiện nay không cho phép các nhà quản trị ngân hàng phát huy được tính năng động trong việc quản lý của mình, các cơ chế quản lý của nhà nước quá chặt chẽ, thiếu linh hoạt và thường chậm thay đổi khiến cho các nhà quản bị bị bó buộc và nhiều khi chỉ tìm cách hoạt động an toàn trong nhiệm kỳ của mình, thiếu tính sáng tạo.

Trình độ công nghệ ngân hàng lạc hậu: Mặc dù đã có đầu tư rất nhiều vào công nghệ, tuy nhiên trình độ công nghệ của các NHTMVN vẫn còn kém xa với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nguyên nhân là do trình độ công nghệ thông tin chung của Việt Nam mới ở mức thô sơ, phân tán, nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ. Tốc độ phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin còn yếu, dung lượng đường chuyền thấp, giá cao chất lượng kém không đáp ứng được yêu cầu tối thiểu về cơ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/04/2023