Cái tôi trữ tình trong thơ Bùi Kim Anh - 4


những đêm đau đớn, bất hạnh dồn dập đổ ập vào chị, chị chỉ còn vũ khí cuối cùng là thơ để tự vệ, để vịn vào, đứng lên:

Ta băm nát đời mình vào những câu thơ Trang điểm tâm hồn bằng lời bằng chữ Cho ta vịn vào khi thiên hạ lùi xa

Và đúng là thơ đã "dìu" chị đi qua những chông gai, gập ghềnh khi không còn nước mắt để khóc. Nhờ thơ, chị đã kiên cường chấp nhận thử thách để đối mặt với nó:

Bất hạnh không hề mang nhãn mác Ta không thể lựa chọn

Sự khốn cùng chẳng chung đúc một khuôn

Ta không thể nhấc lên nặng nhẹ chịu đựng mỗi con người

Hai tập thơ "Bán không cho gió" và "Lời buồn trên đá" như những trang nhật ký đầy sự bàng hoàng. Hành trình thơ tuần tự theo hành trình nguy nan. Đó là giây phút "ngỡ là" hụt hẫng chia biệt, đó là "ngày giỗ mẹ" ngậm ngùi, đó là lúc thăm nuôi người ở "Phía ấy"...và đó là niềm khát khao mong mỏi:

Sẽ một ngày bình thường Không chờ mưa chờ nắng Có thời gian chững lại Có không gian hai người

Năm 2008, tác giả cho in "Lục bát cuối chiều". Trong tập thơ này tác giả tuyển chọn 68 bài. Đây là tập tinh tuyển những bài lục bát đã trình làng trong các tập trước và thêm vào một số bài mới. Hầu hết trong thơ Bùi Kim Anh là những bài buồn, những lời than thở. Nhưng ở những bài này mỗi bài có một hoàn cảnh riêng, có một thứ cảm hứng riêng. Cùng là lục bát nhưng có thể nói Bùi Kim Anh đã hình thành một giọng thơ riêng không thể trộn lẫn với các nhà thơ cùng thời với chị. Thể lục bát vốn là thể thơ truyền thống, người viết

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.


lục bát mà tách khỏi cách nói truyền thống, cách nói dân dã để tìm đến một sự cách tân nào đó không phải chuyện dễ. Vậy mà, đây đó người đọc đã bắt gặp một Bùi Kim Anh vừa truyền thống vừa hiện đại trong "Lục bát cuối chiều". Nhờ sự cân xứng trong tiết tấu, nhờ hình ảnh chắt lọc, người đọc thấy hiện lên một thi sĩ trẻ trung, quả quyết và đa tình:

Cái tôi trữ tình trong thơ Bùi Kim Anh - 4

Buồn thì ra ngắm phố đông

Tội gì đóng cửa mà đong cơn sầu Buồn thì ta lại yêu nhau

Tội gì ủ rũ cho mau cái già

Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đã từng khẳng định: Bùi Kim Anh "thật đắc địa với lục bát". Những câu thơ lục bát của chị đi giữa lằn ranh của quê kiểng và thị thành, giữa dân gian và hàn lâm, giữa cổ xưa và hiện đại.

"Bắc lên ngọn gió mà cân" là tập thơ thứ 7 của Bùi Kim Anh được xuất bản năm 2010. Tập thơ ra đời khi mọi sóng gió cuộc đời đã tạm lắng dịu, bất hạnh cũng phải "cất đi" để sống tiếp với bao trách nhiệm nặng nề của một người vợ, người mẹ, người bà. Toát lên từ tập thơ là tính cách nhân hậu của một phụ nữ Á Đông thời hiện đại: không chỉ làm tốt bổn phận người con, người mẹ, người bà mà còn chứa chất những ưu tư về xã hội mang đầy tính thế sự. Hình như trong nhà thơ có nỗi ám ảnh về tình trạng suy thoái của đạo lý và nhân cách của con người trong cuộc sống hiện đại với cơ chế thị trường hôm nay:

Chắc tại tôi không chịu lặng yên Trời trở gió lại trở mình đau nhức Nghe thiên hạ thấy lòng buồn bực Lại ngồi vặn vẹo những vần thơ...

Nhưng cho dù xã hội có bao điều ngang trái, bao điều trăn trở - thì chị vẫn quyết "vịn vào thơ" để "giải thoát" và "cứu rỗi" tâm hồn mình.


Những câu thơ giải thoát một sinh linh Tôi giải thoát tôi bằng lời thơ ngắn ngủi

Với 54 bài thơ có vần và không vần, thi tập "Bắc lên ngọn gió mà cân" khẳng định Bùi Kim Anh vẫn luôn là kẻ "mắc nợ" những trang thơ, những vần thơ. Bởi có thơ, nhờ thơ mà chị muốn có thể tiếp tục chặng đường đời mình. Trong dự định, chị sẽ có tập thơ thứ 8 với nhan đề "Nhốt thời gian".

Nhìn một cách khái quát quá trình sáng tác của nhà thơ Bùi Kim Anh có thể thấy chị là một người viết nhiều, viết khoẻ. Chỉ trong một khoảng thời gian 15 năm (1995 - 2010) chị đã cho ra đời tới 7 tập thơ. Đọc thơ chị, người đọc nhận thấy một Bùi Kim Anh có một giọng điệu thơ khá độc đáo, thể hiện một cách rò nét, sinh động cái Tôi trữ tìnhmang mầu sắc riêng biệt. Đọc 7 tập thơ của chị, người đọc cảm nhận như có hai cuộc đời khác nhau trong tác giả này. Ba tập thơ đầu chị viết giọng thơ khá hiền lành; phần lớn là các bài thơ ngắn, tứ thơ gọn. Những tập thơ tiếp theo đã thể hiện bao nỗi lo toan, vất vả, bao nỗi buồn đau, bao mất mát, bao nỗi bất hạnh ập đến cuộc đời. Nhưng những điều đó đã khiến cho câu thơ, tứ thơ, lời thơ của chị mạnh mẽ hơn, sâu sắc hơn. Bùi Kim Anh là một nhà thơ nữ điềm tĩnh, đôn hậu và bản lĩnh. Chịu nhiều đau đớn bất hạnh như vậy mà sức làm thơ của chị không hề suy giảm mà còn mạnh mẽ lên, càng khoẻ hơn. Đó phải chăng là phẩm chất nhà giáo là tính nhân văn, nhân bản trong con người phụ nữ làm thơ của chị!

Tác giả Chu Linh Quang nhận xét: "Sau một chặng đường dài gian nan, vất vả, lầm lũi, gan góc, chống đỡ sự nghiệt ngã thử thách của số phận để mưu sinh và sáng tác, nhà thơ Bùi Kim Anh thật sự đã đứng vững trên thi đàn và cuộc sống. Thơ chị ngày càng được đông đảo bạn đọc yêu thích. Đó là một nhận xét khách quan, có cơ sở thực tiễn!


CHƯƠNG 2

NỘI DUNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH THƠ BÙI KIM ANH


2.1. Khái niệm cái tôi trữ tình trong thơ

Như đã biết vai trò chủ thể của nhà thơ có ý nghĩa đặc biệt trong thơ trữ tình. Nhà thơ nói về cuộc sống thông qua những cảm nghĩ chủ quan của mình. Vì vậy, có thể nói phương thức biểu hiện của thơ trữ tình dựa chủ yếu vào chủ thể sáng tạo.

Ở thơ trữ tình, tính chất tự biểu hiện là đặc điểm chung, phổ biến. Tuy nhiên, không thể coi việc tự biểu hiện là mục đích duy nhất và cái Tôi của nhà thơ bị tách ra khỏi cuộc sống chung. Mặt khác lại cũng không thể phủ nhận cái Tôi của chủ thể sáng tạo, xem thơ trữ tình như một tiếng nói chung không có bản sắc, không có điểm tựa tình cảm.

Hêghen trong tác phẩm "Mỹ học" đã xác định vai trò, vị trí quan trọng của chủ thể sáng tạo trong thơ trữ tình: "Nguồn gốc và điểm tựa của nó là ở chủ thể và chủ thể là người duy nhất, độc nhất mang nội dung. Chính vì vậy cho nên cá nhân phải có được một bản tính thi sĩ, phải có một trí tưởng tượng phong phú, phải có một cảm xúc dồi dào và có thể lĩnh hội được những ý niệm sâu sắc và lớn lao".

Nhà thơ hiện diện trong thơ mình. Người đọc sẽ tìm thấy cách cảm nghĩ về cuộc sống có chiều sâu và bản sắc độc đáo với một giọng điệu thi ca riêng của tác giả. Trong thực tiễn sáng tác thơ ca, cuộc đời nhà thơ và thơ luôn gắn bó với nhau. Mỗi nhà thơ đều có một quan niệm về mối liên hệ giữa thơ và cuộc đời mình và một con đường đi riêng để đến với thơ. Sự thống nhất giữa cuộc đời nhà thơ và thơ là một thực tế trong sáng tác thơ ca ở tất cả mọi thời đại. Tuy vậy, nếu đem so sánh giữa những sự kiện và quan hệ của cuộc đời một nhà thơ với những đề tài và mạch cảm nghĩ được biểu hiện trong thơ thì vẫn có sự chênh lệch và khác biệt nhất định. Từ cuộc đời đến thơ, quy luật


điển hình hóa trong nghệ thuật đã tạo nên nhiều phẩm chất, nhiều giá trị mới do trí tưởng tượng, do những cảm xúc có tính chất phân thân để nhập hòa vào đối tượng của bản thân tác giả tạo nên. Nhà thơ thường bộc lộ phần bên trong của tâm trạng với bao cảm xúc, tâm tình, hy vọng.

Theo tác giả Hà Minh Đức, "Điều quan trọng không phải là sự khảo sát cuộc đời nhà thơ, mà là xác định cho đúng đắn cái tôi trữ tình trong thơ tác giả".

Vẫn theo tác giả Hà Minh Đức: "Cái tôi trữ tình là cái tôi được nghệ thuật hóa, là phần bộc lộ rò nét nhất cái riêng của một tác giả trong thơ. Đây có thể trước hết là điệu cảm xúc, suy nghĩ độc đáo nhất trên những đề tài quen thuộc, là những sắc thái phong phú của tâm hồn thơ, là những vui buồn, mong muốn, yêu thích của tác giả ở trong thơ, là năng lực cảm nhận và biểu hiện với những phương tiện riêng của các yếu tố hình thức gần gũi với một tác giả".

Cái Tôi trữ tình là sự tự ý thức của cái tôi trong nghệ thuật, cái tôi của hành vi sáng tạo, là quan niệm về cái tôi được thể hiện thông qua phương tiện trữ tình. Nếu như trong tác phẩm văn xuôi tự sự cái tôi nghệ thuật bộc lộ gián tiếp qua những hình tượng khách quan, trong kịch, cái tôi hoàn toàn không xuất hiện thì trong tác phẩm trữ tình cái tôi bộc lộ trực tiếp. Hình tượng cái Tôi trữ tình trong thơ bộc lộ bản sắc tâm hồn, tài năng sáng tạo và khả năng đồng hóa hiện thực của mỗi nhà thơ.

Cái Tôi trữ tình là sự thể hiện trực tiếp những xúc cảm và suy tư chủ quan của nhà thơ hoặc của nhân vật trữ tình trước hiện thực cuộc sống. Tìm hiểu về cái Tôi trữ tình là tìm hiểu một phạm trù mỹ học của thế giới tinh thần. Cái Tôi trữ tình có một cấu trúc mang tính nghệ thuật với vai trò tổ chức thế giới hình tượng thành một chỉnh thể thống nhất nhờ các phương tiện ngôn


ngữ, khả năng xúc cảm toàn bộ thế giới thực thành thế giới tinh thần bền vững, thống nhất đầy sáng tạo mang những nét cá tính rất riêng.

Vậy bản chất của cái Tôi trữ tình trong thơ là gì ? Theo các nhà nghiên cứu lí luận thì nếu hiểu theo nghĩa hẹp, cái Tôi trữ tình là hình tượng cái tôi cá nhân cụ thể, cái tôi tác giả gắn liền với cuộc đời tác giả với cảm xúc riêng tư, là một loại nhân vật trữ tình còn hiểu theo nghĩa rộng thì cái Tôi trữ tình là nội dung thẩm mĩ của tác phẩm trữ tình. Nói cách khác, cái Tôi trữ tình là biểu hiện tập trung của tính chủ quan trong thơ trữ tình. Bản chất chủ quan của chủ thể trữ tình thể hiện ở nguyên tắc tiếp nhận và tái hiện đời sống thông qua toàn bộ nhân cách của con người trữ tình. Ở đây, cá tính người trữ tình với phong thái, ấn tượng, sự độc đáo chiếm vị trí chủ đạo. Cuộc sống sẽ được nhận thức, lý giải thông qua lăng kính cảm xúc của nhân vật trữ tình.

PGS.TS Vũ Tuấn Anh đã từng nói về bản chất của cái Tôi trữ tình theo cách của mình: cái Tôi trữ tình là sự hội tụ thăng hoa theo quy luật nghệ thuật của ba phương diện cá nhân - xã hội - thẩm mĩ trong hình thức thể loại trữ tình. Sự chiêm nghiệm đời sống của một người xuyên qua lăng kính chật hẹp của mình lại luôn phản chiếu những vấn đề chung nhất của con người để từ đó kết tinh những giá trị nhân bản.

Cái Tôi trữ tình có bản chất xã hội tâm lý, bản chất tự ý thức bởi vì nó tồn tại trong vô vàn mối quan hệ với đời sống, chịu sự chi phối bởi qui luật, điều kiện xã hội, truyền thống văn hóa, đạo đức, lịch sử, triết học, thẩm mĩ. Như một chỉnh thể toàn vẹn và đa dạng, thế giới tinh thần của cái tôi luôn có sự đối lập nội tại: không - có, trong - ngoài, quá khứ - hiện tại, hiện tại - tương lai, mơ - thực… tạo nên những mâu thuẫn và đấu tranh. Điều đó tác động làm cho cái tôi vận động và phát triển. Cái Tôi có chức năng nội cảm hóa thế giới, biến thế giới khách quan thành chủ quan, trở thành chủ thể của giá trị của cái nhìn. Cái Tôi có khả năng tổ chức thế giới hình tượng thành


một thể thống nhất. Với bản chất tâm lý xã hội của mình, cái Tôi là cơ sở của cái Tôi trữ tình trong thơ. Cái Tôi ấy có thể trở thành cái Tôi nghệ thuật khi nó có nhu cầu tự biểu hiện, nhu cầu được giao tiếp để tìm sự đồng cảm và nó được bộc lộ bằng ngôn ngữ nghệ thuật. Thông qua một trạng thái cảm xúc đích thực của cái Tôi trữ tình, người đọc không chỉ gặp riêng cái tôi nhà thơ mà cả một thế giới hiện thực với những mảng sáng tối, hạnh phúc và nỗi đau, niềm tin và sự đổ vỡ… được mở ra một tầm cảm thức mang tính nhân loại. Nhà thơ, đôi khi là nhân vật, là cái tôi, là hình tượng trọng tâm. Ở đó, ta thấy thơ và nhà thơ hòa vào làm một. Khi ấy, cái tôi đích thực là cái tôi - nhà thơ. Lúc khác, ta lại thấy nhân vật trong thơ hóa thân thành cái Tôi trữ tình.

Trong nghệ thuật ngôn từ, cái Tôi trữ tình thể hiện ở hệ thống hình ảnh, biểu tượng, nhịp điệu, âm thanh, từ ngữ... Đó là thế giới của sự quy ước với một không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật riêng. Thế giới nghệ thuật của cái Tôi trữ tình là thế giới mang giá trị thẩm mỹ kết tinh từ cái nhìn nghệ thuật của nhà thơ và từ giá trị văn hóa truyền thống. Vì thế, thế giới nghệ thuật của cái Tôi trữ tình không chỉ hiện ra với tư cách là sự khái quát những phẩm chất chủ yếu mà còn là đại diện cho một tiêu chuẩn thẩm mĩ nhất định.

Nhờ hình tượng cái Tôi trữ tình mà người nghệ sĩ tìm được sự đồng vọng trong trái tim mọi người, tìm được tiếng nói tri âm để khẳng định bản chất tinh thần của chính mình. Trong thơ trữ tình, cái tôi bộc lộ thái độ trực tiếp trước hiện thực, nó vừa là chủ thể vừa là khách thể. Nhà thơ tìm mọi cách để tạo cho mình một thế giới giá trị thẩm mĩ để nhận thức về lẽ tồn tại, để trả lời câu hỏi "ta là gì?" trong cuộc đời.

Cái Tôi trữ tình luôn vận động để làm mới mình cùng với sự vận động của cuộc sống và sự thay đổi của lịch sử để đáp ứng nhu cầu bộc lộ của bản thân và theo kịp nhu cầu thẩm mĩ của thời đại. Chính vì vậy, ở mỗi thời đại thi ca có một kiểu cái Tôi trữ tình đóng vai trò chủ đạo, thể hiện sự tập trung


cao độ tinh thần của thời đại. Chẳng hạn, trong thơ trữ tình cổ điển, tính chất của cái Tôi trữ tình là "phi cá thể, siêu cảm giác". Trong Thơ Mới, cái Tôi trữ tình là một cái tôi lấy tâm hồn làm đối tượng, làm tiêu điểm để khẳng định quyền sống của mình, lấy tự do làm thước đo chiếm lĩnh thế giới. Ở giai đoạn văn học cách mạng chống Pháp và chống Mỹ, cái Tôi trữ tình là hình ảnh những con người mang lẽ sống lớn, tình cảm lớn và niềm tin chiến thắng, những con người mang tầm vóc sử thi và tinh thần lãng mạn. Sang thời kỳ đổi mới, "cảm hứng ca ngợi đã chuyển dần sang lắng đọng và suy tư". Lúc này cái tôi có dịp "cởi trói" khỏi những ràng buộc để nói thẳng, nói thật những trăn trở của mình. Ở bất cứ thời kỳ lịch sử nào, con người đều phải chịu sự ràng buộc của các mối quan hệ xã hội. Lịch sử phát triển, xã hội thay đổi thì cái tôi của con người cũng theo đó mà thay đổi. Và tất yếu cái Tôi trữ tình trong văn thơ sẽ được thể hiện một cách đa năng.

Cái Tôi trữ tình gắn liền với nhân vật trữ tình. Nhân vật trữ tình chính là một phương tiện biểu hiện nghệ thuật cái tôi của tác giả nhưng nhân vật trữ tình chỉ thống nhất chứ không đồng nhất với tác giả. Thống nhất vì qua tác phẩm người đọc nhận ra niềm vui, nỗi buồn, khát vọng, lý tưởng của tác giả được ẩn chứa nơi cảm xúc, cái nhìn của nhân vật trữ tình. Không đồng nhất vì nhân vật trữ tình là một hình tượng nghệ thuật do tác giả sáng tạo ra còn tác giả lại chính là con người có thật ngoài đời. Vì vậy, có thể có nhiều nhân vật trữ tình không có diện mạo, hành động, lời nói, quan hệ cụ thể như nhân vật tự sự và kịch, nhân vật trữ tình tồn tại trong giọng điệu, cảm xúc, trong cách cảm, cách nghĩ của người viết. Nhân vật trữ tình được biểu hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau.

Dạng thức thứ nhất, nhân vật trữ tình được biểu hiện dưới dạng trực tiếp của một tình cảm riêng tư, một câu chuyện, một cảnh ngộ, một sự việc gắn với một đời riêng của người viết. Thường trong những trường hợp này nhân

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022