Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính ngân hàng ở Việt Nam và kinh nghiệm từ một số nước Châu Âu - 14


2.3. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng

Vietcombank với thế mạnh là hoạt động đối ngoại, nhất là tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối. Do vậy, Vietcombank cần xác định đó là “sản phẩm lõi” của mình và có chiến lược phát triển rõ ràng, rồi từ đó thực hiện kế hoạch đa dạng hóa sản phẩm.

Vietcombank cần thực hiện kế hoạch đa dạng hóa sản phẩm theo xu hướng chung của các tập đoàn tài chính trên thế giới là tập trung vào khách hàng, đối với mỗi đối tượng khách hàng có sự phân chia theo nghiệp vụ ngân hàng. Điều này được thực hiện thành công khi áp dụng mô hình tổ chức mới (đã được trình bày ở phần 2.3 của chương này).

Theo đó, trong bộ phận front office, được chia ra 3 mảng hoạt động mà cơ sở phân chia là dựa vào khách hàng: khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp, dịch vụ tài chính.


Giám đốc

Khối Ngân hàng Cá nhân

Tiền gửi & Đầu tư

Thẻ thanh toán (quốc tế, nội địa)

Tín dụng cá nhân

Bảo hiểm

SẢN PHẨM

Hỗ trợ Nghiệp vụ &IT

Quản lý rủi ro

Nhân sự

Marketing &PR

HỖ TRỢ

Mô hình khối ngân hàng cá nhân




KÊNH PHÂN PHỐI


Giám đốc Các chi nhánh


Giám đốc Ngân hàng Điện tử


Ngân hàng đối tác


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính ngân hàng ở Việt Nam và kinh nghiệm từ một số nước Châu Âu - 14


Giám đốc Khối Ngân hàng Doanh nghiệp

Quản lý tiền mặt

Thanh toán quốc tế

Tín dụng doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp

Tiền tệ & Nguồn vốn

SẢN PHẨM

Hỗ trợ Nghiệp vụ &IT

Quản lý rủi ro

Nhân sự

Marketing &PR

HỖ TRỢ

Mô hình khối ngân hàng doanh nghiệp




KÊNH PHÂN PHỐI


Giám đốc Các chi nhánh


Giám đốc Ngân hàng Điện tử


Ngân hàng đối tác


Những đề xuất xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam



Bằng cách tổ chức này, Vietcombank có khả năng cung cấp một dịch vụ trọn gói chất lượng cao hơn cho từng đối tượng khách hàng cụ thể. Đây là nền tảng cho sự phát triển của tập đoàn khi có sự phối kết hợp giữa các lĩnh vực tài chính khác nhau, khách hàng sẽ được phục vụ một cách toàn diện, mặt khác, ngân hàng có thể sử dụng hiệu quả tối đa các nguồn lực sẵn có, giúp phân tán và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh.


2.4. Cơ cấu lại các công ty con

Sau khi tiến hành xong quá trình cổ phần hóa ngân hàng mẹ - Vietcombank, đó là lúc cần tiến hành cổ phần hóa các công ty con trực thuộc. Trong mối quan hệ giữa ngân hàng mẹ và các công ty con, cần đảm bảo vai trò chi phối của ngân hàng mẹ đối với các công ty con thông qua mối quan hệ tài chính. Các công ty con là các pháp nhân độc lập.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty con, công ty liên doanh liên kết để cùng với ngân hàng mẹ cung cấp các gói sản phẩm dịch vụ đa dạng, hoàn hảo, các giải pháp tài chính hiệu quả, sáng tạo, mang lại các giá trị gia tăng mới, giúp thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Qua đó, thực hiện sứ mệnh của toàn bộ hệ thống Vietcombank “luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt”.


KẾT LUẬN




Như vậy, việc xây dựng tập đoàn tài chính - ngân hàng là một nhu cầu thiết yếu tại Việt Nam và phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Hầu hết các ngân hàng Việt Nam đều đặt ra mục tiêu “trở thành tập đoàn tài chính - ngân hàng hoạt động đa năng hiệu quả” và cũng đã có những bước đi cụ thể nhằm nâng cao nội lực, phấn đấu đạt được mục tiêu đó.

Nhưng, xây dựng ngân hàng mình thành tập đoàn tài chính - ngân hàng theo mô hình nào. Trong khi trên thế giới đang tồn tại song song nhiều mô hình tập đoàn với những ưu nhược điểm khác nhau. Rõ ràng, chúng ta không thể áp dụng một cách dập khuôn máy móc một mô hình tập đoàn cụ thể nào đó của nước ngoài, mà phải dựa trên những mô hình đó, đặc biệt là một số mô hình tập đoàn tài chính mang quốc tịch Châu Âu, để lựa chọn một mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng phù hợp với thực tiễn hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Khi mà hiện nay, các ngân hàng đang tích cực cải thiện năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành (bằng nhiều hướng khác nhau: cổ phần hóa các NHTM NN, tăng vốn điều lệ, thu hút nhà đầu tư chiến lược nước ngoài,). Đồng thời, tăng cường thiết lập xung quanh ngân hàng nhiều công ty con, công ty liên doanh liên kết có tư cách pháp nhân độc lập, hay xây dựng ngân hàng liên doanh, ký kết các thỏa thuận hợp tác toàn diện,Như vậy, những dấu hiệu đầu tiên của mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng đã được hình thành.

Do vậy, mô hình “hỗn hợp giữa cấu trúc Holding với cấu trúc nhất thể và tập trung quyền lực, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con” là phù hợp hơn cả.


Vietcombank tỏ ra là ngân hàng hội tụ được một số điều kiện cơ bản triển vọng nhất để phát triển thành tập đoàn tài chính - ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam.

Khóa luận cũng đã đưa ra một số đề xuất đối với cơ quan Nhà nước và đặc biệt là Vietcombank để ngân hàng này xây dựng thành công mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng.

Trước tiên, Vietcombank cần tiếp tục hoàn tất quá trình cổ phần hóa, lựa chọn được các nhà đầu tư chiến lược tốt, phù hợp với định hướng phát triển của mình. Để từ đó, tăng tiềm lực tài chính, năng lực quản trị đủ mạnh để trở thành ngân hàng mẹ - hạt nhân trung tâm của tập đoàn. Sau khi tiến hành xong cổ phần hóa của ngân hàng mẹ, đó là lúc các công ty con đang hiện hữu cũng phải bắt đầu được cổ phần hóa nhằm tăng năng lực cạnh tranh, cùng với ngân hàng mẹ và các công ty thành viên khác hướng tới mô hình tập đoàn hiệu quả.

Đề xuất quan trọng nhất là cơ cấu lại tổ chức và quản lý của ngân hàng mẹ -đây là vấn đề mấu chốt để khắc phục điểm yếu nhất của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong quá trình tiến lên hoạt động với quy mô lớn, đa năng. Một số mô hình mà người viết đưa ra trong đề xuất này là những mô hình tổ chức hoạt động, quản trị rủi ro đã vận hành thành công của nhiều ngân hàng trên thế giới.

Khóa luận có tham vọng đóng góp được một tiếng nói giúp cho Vietcombank xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng thành công và đặc biệt thay đổi cấu trúc tổ chức quản lý đã lạc hậu hiện nay, mà hướng tới một mô hình tổ chức mới đảm bảo tuân thủ chiến lược khách hàng, phân định rõ trách nhiệm giữa các phòng ban và đảm bảo cơ chế giám sát rủi ro hiệu quả.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO




Văn bản pháp luật

1. Luật Doanh nghiệp 2005, được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005

2. Luật NHNN, Luật các TCTD ban hành ngày 26/12/1997

3. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD ban hành ngày 24/6/2004

4. Nghị định số 153/2004/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 9/8/2004 về việc tổ chức quản lý Tổng công ty Nhà nước và chuyển đổi Tổng công ty Nhà nước theo mô hình công ty mẹ-công ty con.

5. Nghị định số 69/2007/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 20/4/2007 về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của NHTM Việt Nam.

6. Nghị định 141/2006/NĐ-CP của Chính Phủ, ban hành ngày 22/11/2006.

7. Quyết định số 888/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ban hành ngày 16/6/2005 về việc mở, thành lập và chấm dứt hoạt động sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của NHTM

8. Đề án Phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 112/2006/QĐ- TTg ngày 24/05/2006 của Thủ tướng Chính phủ)

9. Quyết định số 1289/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ban hành ngày 26/9/2007 về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.


Sách báo và tạp chí

1. Trần Tiến Cường (2005), Tập đoàn kinh tế: Lí luận và kinh nghiệm quốc tế ứng dụng vào Việt Nam, NXB Hà Nội.

2. TS. Vũ Đình Ánh (2006), Tập đoàn tài chính - ngân hàng: Tại sao cần? Thế nào? Bằng cách nào?, NXB Văn hóa - Thông tin, tr.43-55, Kỷ yếu hội thảo khoa học.

3. TS. Đỗ Thị Hồng Hạnh (2006), Quá trình hình thành các tập đoàn tài chính - ngân hàng của Liên minh Châu Âu và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, NXB Văn hóa - Thông tin, tr.152-165, Kỷ yếu hội thảo khoa học.

4. Nguyễn Thị Hiền (2006), Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng tại Việt Nam - xu hướng tất yếu trong quá trình hội nhập quốc tế, NXB Văn hóa - Thông tin, tr.114-125, Kỷ yếu hội thảo khoa học.

5. TS. Lê Hùng (2006), Bàn về mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam, NXB Văn hóa - Thông tin, tr.97-105, Kỷ yếu hội thảo khoa học.

6. TS. Phạm Huy Hùng (2006), Đánh giá điều kiện chuyển đổi và lựa chọn mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam hiện nay, NXB Văn hóa - Thông tin, tr.5-14, Kỷ yếu hội thảo khoa học.

7. TS. Nguyễn Đại Lai (2006), Nhận dạng về tập đoàn tài chính - đề xuất khái niệm và khuyến nghị đối với các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, NXB Văn hóa - Thông tin, tr.35-43, Kỷ yếu hội thảo khoa học.

8. Thời báo kinh tế Việt Nam số 245 ngày 12/10/2007, tr.5

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/09/2023