3. Điều kiện nội tại của Vietcombank
Vietcombank là NHTM NN, nên được sự hậu thuẫn rất lớn từ phía Nhà nước cả về tài lực, trí lực và môi trường vĩ mô thuận lợi. Hơn nữa, Vietcombank cũng đang sở hữu những điều kiện nội tại tích cực, đầy triển vọng để phát triển thành tập đoàn tài chính - ngân hàng hoạt động hiệu quả, đúng bản chất của một tập đoàn trên thị trường tài chính Việt Nam.
3.1. Mô hình tổ chức hoạt động
Vietcombank là doanh nghiệp Nhà nước, được tổ chức theo mô hình Tổng công ty 90,91; bao gồm hai cấp: trụ sở chính và chi nhánh.
P. Quản lý thẻ
HỘI SỞ CHÍNH
P. Quan hệ KH
Có thể bạn quan tâm!
- Xu Hướng Hợp Tác, Liên Doanh, Liên Kết Đang Được Tăng Cường
- Quá Trình Hình Thành Tập Đoàn Tài Chính - Ngân Hàng Ở Châu Âu
- Chính Sách Và Cơ Chế Phát Triển Tập Đoàn Tài Chính Ngân Hàng
- Cơ Chế, Chính Sách Khuyến Khích Của Chính Phủ Và Nhà Nước
- Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính ngân hàng ở Việt Nam và kinh nghiệm từ một số nước Châu Âu - 14
- Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính ngân hàng ở Việt Nam và kinh nghiệm từ một số nước Châu Âu - 15
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
P. Qlý đề án công nghệ
P. Quan hệ NH Đại lý
Trung tâm tin học
P. Quản lý vốn LDCP
Trung tâm thanh toán
P. Đầu tư dự toán
P. Kế toán quốc tế
P. Tổng hợp thanh toán
P. Kế toán tài chính
P. Quản lý ngân quỹ
P. TH và Phân tích KT
Ban Tổng Giám đốc
ALCO
P. Kiểm tra nội bộ TW
Hội đồng tín dụng các ĐCTC
Hội đồng tín dụng TW
Hội đồng quản
Ban kiểm soát
P. Kế toán vốn
P. Pháp chế
P. KD ngoại tệ
Văn phòng
P. Thông tin tuyêntruyền
P. Vốn
P. Tổ chức Cán bộ và Đào tạo
ng 69/89
P. Công nợ
P. Quản lý xây dựng cơ bản
P. Quản trị
P. Quản lý tín dụng
P. Thông tin Tín dụng
Các bộ phận hỗ trợ khác
Trần Thị Ánh Tuyết - pháp 2 K42F Tra
MẠNG LƯỚI TRONG NƯỚC
Tại hội sở chính có Hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám đốc và các khối phòng ban chức năng trực thuộc. Cơ cấu này được phân biệt chủ yếu ở hai chức năng cơ bản là chức năng quản trị điều hành và chức năng quản lý kinh doanh. Nhưng trên thực tế, chức năng, quyền hạn của Hội đồng quản trị chưa được phân định rõ ràng và thực thi đúng, dẫn đến sự phối kết hợp giữa Hội đồng quản trị và Ban điều hành không hiệu quả, nhập nhàng về trách nhiệm. Ban Kiểm soát thay vì kiểm soát hoạt động của Hội đồng quản trị, thì lại trực thuộc Hội đồng này, Uỷ ban ALCO, Hội đồng tín dụng lại thuộc Ban Tổng Giám đốc.
Do vậy, các hoạt động quản trị ngân hàng chủ yếu và quan trọng như quản trị rủi ro, quản lý thanh khoản, quản lý tài sản nợ - có, kiểm soát kiểm toán nội bộ,… thiếu sự hợp tác và rất phân tán, không được cập nhật về thông tin. Vấn đề kiểm soát rủi ro chưa được chú trọng, trong khi đó ngân hàng được xem là một ngành kinh doanh rủi ro. Đó có thể được xem là điểm yếu nhất của hệ thống tổ chức Vietcombank trong quá trình xây dựng thành tập đoàn.
3.2. NHTM NN đầu tiên được Cổ phần hóa
Tập đoàn thực sự phải là tập hợp đa sở hữu. Vì vậy, trong mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng, công ty mẹ - NHTM phải hoạt động theo loại hình
ngân hàng cổ phần. Xét ở điều kiện này, Vietcombank là NHTM NN đầu tiên có thể đáp ứng được.
Ngày 26/9/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 1289/QĐ- TTg phê duyệt phương án cổ phần hóa Vietcombank. Theo đó,
Hình thức cổ phần hóa: được xác định là giữ nguyên vốn Nhà nước hiện có tại Vietcombank, phát hành cổ phần thu hút thêm vốn theo nguyên tắc Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối, qua nhiều giai đoạn với tỷ lệ vốn Nhà nước giảm dần nhưng không thấp hơn 51% vốn điều lệ (giá trị phần vốn Nhà nước tại Vietcombank theo sổ sách kế toán đã được kiểm toán tại thời điểm 31/12/2006 là 11.127.248 triệu đồng).
Cơ cấu phát hành cổ phiếu: Theo phương án cổ phần hóa, vốn điều lệ của Vietcombank là 15.000 tỷ đồng. Trong giai đoạn một, tổng khối lượng phát hành trong đợt đầu là 30% vốn điều lệ, trong đó cổ phần bán đấu giá công khai trong nước là 6,5% vốn điều lệ, cổ phần bán ưu đãi cho cán bộ, công nhân viên và cho các đối tượng nắm giữ trái phiếu tăng vốn là 3,5% vốn điều lệ; cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược không quá 20% vốn điều lệ. Trong giai đoạn hai, Vietcombank sẽ phát hành và niêm yết tại nước ngoài nhưng tỷ lệ không vượt quá 15% vốn điều lệ.
Về nhà đầu tư chiến lược: Vietcombank sẽ chọn nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là các tổ chức tài chính có quy mô và năng lực tài chính tầm cỡ quốc tế hoặc khu vực; có kinh nghiệm đầu tư thành công tại khu vực; có chiến lược và văn hóa kinh doanh phù hợp; có chuyên môn, có kinh nghiệm và chuyên nghiệp trong cùng lĩnh vực hoạt động và đảm bảo không có xung đột về lợi ích với chiến lược phát triển của Vietcombank. Vietcombank sẽ có tối đa không quá 2 nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược thực hiện trước khi bán đấu giá cổ phần lần đầu (IPO) và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Với nhà đầu tư chiến lược trong nước, đối tượng lựa chọn là các đối tác hoặc bạn hàng truyền thống. Nhà đầu tư chiến lược
phải cam kết đầu tư dài hạn, không được chuyển nhượng cổ phần trong thời gian ít nhất là 5 năm, kể từ ngày NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Các nhà đầu tư chiến lược được tham gia trong cơ cấu tổ chức quản lý Vietcombank sau cổ phần hóa. Như vậy, với việc lựa chọn kỹ càng các nhà đầu tư chiến lược giúp Vietcombank khi đi vào hoạt động theo mô hình NHTMCP sẽ sở hữu một đội ngũ quản lý, điều hành tiên tiến, đầy năng lực và am hiểu thị trường. Đó là chìa khóa thành công trong tương lai cho sự vận hành tốt một tập đoàn tài chính - ngân hàng có cơ cấu tổ chức phức tạp, quy mô lớn với đa dạng các rủi ro.
3.3. Quy mô hoạt động
Để chuyển đổi sang tập đoàn tài chính - ngân hàng hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con. Công ty mẹ - NHTM phải nắm giữ/ chi phối một số công ty con có tư cách pháp nhân.
Theo Bản cáo bạch và trang tin trên www.vietcombank.com.vn, Vietcombank có hệ thống các công ty con, công ty liên doanh liên kết:
(1) Công ty tài chính Việt Nam tại HongKong (Vinafico), được thành lập năm 1987, với lĩnh vực hoạt động chính là tài chính và đầu tư, vốn điều lệ là 36.021.000 HK$
(2) Công ty TNHH Cao ốc Vietcombank 198, hoạt động trong lĩnh vực cho thuê văn phòng, thành lập năm 1996 với vốn điều lệ
14.914.439 USD.
(3) Công ty cho thuê tài chính (VCBL) là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được thành lập năm 1998, hạch toán độc lập trực thuộc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, với vốn điều lệ là 100 tỷ đồng. VCBL hoạt động chính trong lĩnh vực cho thuê tài chính các máy móc thiết bị và các động sản khác; tư vấn,
nhận bảo lãnh về những dịch vụ có liên quan đến cho thuê tài chính.
(4) Công ty quản lý nợ và quản lý tài sản (VCB-AMC) được thành lập vào năm 2002 với tổng vốn điều lệ 5,2 tỷ đồng. VCB-AMC với hoạt động chính là quản lý nợ và khai thác tài sản bảo đảm nợ vay.
(5) VCBS là công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank Securities Company Ltd)- thành viên 100% vốn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, được thành lập từ năm 2002, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán. Công ty được cấp phép hoạt động đối với tất cả các nghiệp vụ chứng khoán: môi giới chứng khoán, lưu ký chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, tư vấn tài chính doanh nghiệp, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn phát hành và tự doanh. Vốn điều lệ là 60 tỷ đồng (VCB đang hoàn thành thủ tục nâng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng)
(6) Công ty liên doanh TNHH Vietcombank-Bombay-Bến Thành với đối tác Bombay Investment - HongKong, hoạt động trong lĩnh vực cho thuê văn phòng, được thành lập năm 2005, với vốn điều lệ là 17.600.000 USD
(7) Ngân hàng liên doanh Chohung Vinabank (CVB) là ngân hàng liên doanh giữa Vietcombank với đối tác Chohung Bank - Hàn Quốc, với vốn điều lệ hiện nay là 230 tỷ đồng, đã được thành lập từ năm 1993. Vốn góp của Vietcombank chiếm 50%.
(8) Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán Vietcombank (Vietcombank Fund Management)- VCBF là liên doanh giữa Vietcombank (tỷ lệ vốn góp là 51% Vốn điều lệ của VCBF) với công ty Viet Capital Holdings Pte của Singapore với vốn điều lệ
8 tỷ đồng (được ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp phép hoạt động từ ngày 2/12/2005). Sau khi nhận giấy phép, VCBF đã ra mắt Quỹ VPF1 với quy mô vốn 200 tỷ đồng, tương đương 12,5 triệu USD. Ngoài VPF1, VCBF dự kiến tiếp tục huy động vốn từ các nhà đầu tư và lập thêm các quỹ tại Việt Nam, cũng như tại nước ngoài. VCBF sẽ chú trọng đầu tư vào các công ty có lịch sử kinh doanh tốt, có tiềm năng phát triển, được cổ phần hóa hoặc có kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu, niêm yết cổ phiếu trong và ngoài nước.
(9) Trong năm 2007, Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Vietcombank - Cardif (VCB Cardif) sẽ được thành lập, với quy mô vốn 140 tỷ đồng, gồm 45% vốn góp của Vietcombank, 43% vốn Cardif và 12% vốn còn lại của SeaBank. VCB Cardif sẽ hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ; kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn bổ trợ cho bảo hiểm nhân thọ; đề phòng, hạn chế rủi ro, tổn thất; giám định tổn thất; quản lý quỹ và đầu tư vốn; các lĩnh vực khác liên quan đến bảo hiểm nhân thọ.
Hệ thống các công ty này hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực tài chính phi ngân hàng và đều có tư cách pháp nhân, hoạch toán độc lập với ngân hàng mẹ - Vietcombank. Đấy là những nỗ lực đáng kể để thực hiện chiến lược phát triển đến năm 2010 của Vietcombank : “trở thành một tập đoàn tài chính - ngân hàng, hoạt động đa năng hàng đầu Việt Nam và trở thành ngân hàng tầm cỡ quốc tế ở khu vực trong thập kỷ tới”.
Tuy nhiên, với tiềm lực tài chính hạn chế, số lượng các công ty con được thành lập còn ít và phần lớn hoạt động theo mô hình công ty TNHH 100% vốn của ngân hàng mẹ. Các công ty con do ngân hàng mẹ nắm giữ 100% vốn rất khó mở rộng quy mô, do phụ thuộc hoàn toàn về vốn của ngân hàng mẹ.
Nhận thức được hạn chế này, trong kế hoạch cổ phần hóa của mình, Vietcombank đã quyết định sẽ cổ phần hóa tất cả công ty con của ngân hàng sau khi quá trình cổ phần hóa ngân hàng mẹ hoàn thành.
3.4. Tiềm lực tài chính
Tiềm lực tài chính mạnh là điều kiện mang tính nền tảng của một tập đoàn kinh doanh, đặc biệt điều kiện này càng quan trọng hơn đối với tập đoàn tài chính - ngân hàng.
Vietcombank tự hào là ngân hàng có hệ số an toàn vốn đạt trên chuẩn 8% theo thông lệ quốc tế (8,5% năm 2006), tổng vốn điều lệ lớn thứ hai trong toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam với 4.357 tỷ đồng (31/12/2006), dẫn đầu về hiệu quả hoạt động kinh doanh trên toàn hệ thống với lợi nhuận trước thuế đạt 3.894 tỷ đồng (năm 2006).
Có thể nói, so với các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam thì Vietcombank có khả năng tài chính tốt, nhưng khả năng tài chính đó vẫn đang ở thời kỳ đầu phát triển, chưa thể tạo được nền tảng vững chắc cho việc hình thành tập đoàn tài chính - ngân hàng. Cổ phần hóa là phương thức chủ yếu để tăng quy mô tài chính mà Vietcombank đã lựa chọn cùng với sự hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước.
Theo Quyết định phê duyệt phương án Cổ phần hóa Vietcombank mà Thủ tướng Chính phủ đã ký, vốn điều lệ sẽ là 15 nghìn tỷ đồng, đưa Vietcombank trở thành một đại gia trên thị trường tài chính Việt Nam, một ngân hàng tầm cỡ trong khu vực. Đó là nền tảng khá vững để Vietcombank tiến hành các bước hướng tới một tập đoàn tài chính - ngân hàng thành công.
III - NHỮNG ĐỀ XUẤT
1. Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước
Khi ngân hàng hay các TCTD khác phát triển mạnh và trở thành các tập đoàn tài chính - ngân hàng, điều đó chứng tỏ các thị trường tài chính ở đó đã ở trình độ khá cao cùng với một thể chế và nền tảng pháp lý phát triển ở mức độ tương xứng mới có đủ khả năng hỗ trợ và tạo điều kiện tốt.
Do vậy, đã đến lúc hệ thống pháp luật về ngân hàng nói riêng và thị trường dịch vụ tài chính nói chung cần có những bước “chuyển mình” mang tính đột phá, đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập tài chính quốc tế.
1.1. Hành lang pháp lý
Nhằm tạo ra một hành lang pháp lý đầy đủ, tạo điều kiện cho loại hình tập đoàn tài chính - ngân hàng được thiết lập và phát triển, Chính phủ cần ban hành hệ thống Luật và các văn bản dưới Luật điều chỉnh hoạt động của tập đoàn tài chính - ngân hàng. Các văn bản pháp lý cần thiết phải nói lên được các yêu cầu và điều kiện về các khía cạnh:
Điều kiện đối với các ngân hàng muốn đăng ký thành lập tập đoàn tài chính - ngân hàng phải đáp ứng đủ các chỉ tiêu tài chính: hệ số an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ nợ xấu,…điều kiện minh bạch thông tin ngân hàng, đánh giá của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín trên thế giới,…
Những quy định điều chỉnh trực tiếp tập đoàn tài chính - ngân hàng: tài trợ vốn cho các đơn vị thành viên phi ngân hàng từ nguồn huy động trong dân cư và các tổ chức kinh tế, việc bán chéo sản phẩm, việc chia sẻ thông tin,…
Hoàn chỉnh khung pháp lý về hoạt động mua bán, sáp nhập trong lĩnh vực tài chính phi ngân hàng, thông qua tỷ lệ nắm giữ cổ phần vốn tối thiểu, khi giao dịch phải qua phê chuẩn của NHNN và Bộ Tài chính, sáp nhập đến mức nào để đảm bảo thị trường phát triển lành mạnh cạnh tranh, chế độ thuế, nguyên tắc hạch toán kế toán, định giá ngân hàng,…
Mặt khác, Luật các TCTD dự kiến sẽ được trình Quốc hội xem xét và thông qua vào năm 2008 cần quy định rõ loại hình TCTD theo mô hình tập