Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Cấp Quốc Gia Ở Tp. Cần Thơ


lịch Hoa Súng, Út Trung, Cái Nai, Rạch Nhum (Cái Răng); các điểm vườn Cồn Sơn, Ba Cống, Gia Trang Quán (Bình Thủy); Vườn cò Bằng Lăng, các điểm vườn Cù Lao Tân Lộc, vườn ông Sáu Tia (Thốt Nốt)... luôn chào đón du khách tham quan, trải nghiệm. Ngoài ra còn một số điểm kinh doanh homestay như Út Hoài tại quận Ninh Kiều, Nguyên Shack, Hưng (Cái Răng) và Hoa Sen Mekong ở Thốt Nốt,… Hiện tại, vườn du lịch Mỹ Khánh là nơi cư ngụ của một số loài động thực vật đang đứng đầu về lượng khách du lịch trong nước, quốc tế đến thăm. Ngoài ra, thành phố có vườn cò Bằng Lăng là nơi sinh sống của một số loài thực vật tự nhiên và các loài chim, cò.

+ Vườn Mỹ Khánh nằm ở cạnh sông Cần Thơ, có quy mô lớn nhất và hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhất. Điểm vườn Mỹ Khánh được đầu tư lớn trong thời gian dài với hình thức “trình diễn” mô phỏng thực tế. Một số khu chức năng của Mỹ Khánh tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, nhà hàng, có tổ chức các sự kiện như cưới hỏi. Khu vực mới của Mỹ Khánh, với sự hỗ trợ của Danida có một số phòng nghỉ khách sạn thiết kế theo dạng nghỉ tại nhà dân có chất lượng mỹ thuật tương đối tốt. Với đặc thù các sản phẩm và hoạt động hiện nay, Mỹ Khánh rất thành công với thị trường nội địa và thực tế vẫn cho thấy thị trường nội địa là hướng khai thác chính và lâu dài của khu du lịch này.

+ Vườn cò Bằng Lăng thuộc xã Thới Thuận, Quận Thốt Nốt; đây là một trong những sân chim lớn của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Theo đường từ Cần Thơ về Long Xuyên, qua khỏi thị trấn Thốt Nốt chừng 5km là đến vườn cò Bằng Lăng chạy dọc theo bờ sông. Du khách đến thăm vườn cò sẽ thấy hàng vạn con cò đủ loại: cò trắng, cò xám, cò đen, cồng cộc... Trong vườn có đài quan sát bằng tre cao chừng 3m, từ đó du khách có thể quan sát khắp vườn cò trong khung cảnh làng quê thanh bình của đồng bằng sông Cửu Long.

Cần Thơ được biết đến với mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, mang nét đẹp nên thơ của cảnh quan thiên nhiên gắn với sông nước. Cùng với hệ thống các cồn, cù lao (cồn Ấu, cồn Khương, cồn Sơn và cù lao Tân Lộc) dọc sông Hậu, bên cạnh một thành phố năng động, biến nơi đây thêm trù phú về cảnh sắc cũng như hệ thực vật, động vật. Tạo thuận lợi cho Cần Thơ phát triển được loại hình du lịch


sông nước.

+ Bến Ninh Kiều: bến Ninh Kiều nằm ngay hữu ngạn sông Hậu Giang, tại ngã ba giao nhau của Sông Hậu và Sông Cần Thơ. Đây cũng là nơi rất gần với trung tâm Thành Phố Cần Thơ, đường Hai Bà Trưng, phường Tân An, quận Ninh Kiều, có diện tích 7.665 m2. Đến Ninh Kiều, du khách sẽ bắt gặp du thuyền Ninh Kiều - một nhà hàng trên sông, phục vụ các món đặc sản, trên du thuyền du khách sẽ được hòa mình giữa đất trời bao la, ngắm dòng sông Hậu Giang chảy hiền hòa và nghe ca vọng cổ... Đồng thời, bạn cũng có thể ngắm nhìn vẻ đẹp lung linh, tráng lệ của cầu Cần Thơ - cây cầu lớn và dài nhất Việt Nam. Dọc bờ sông là hàng dương rũ thân xuống mặt sông rất đẹp, đây chính là những phút giây thư giãn tuyệt vời, thi vị.

+ Cồn Ấu: nằm giữa dòng sông Hậu, cồn được xem là đẹp nhất trong chuỗi các cồn trên dòng sông Hậu, thuộc địa bàn xã Hưng Lợi của quận Cái Răng, nằm dưới ngay chân cầu Cần Thơ với diện tích khoảng 130ha, được bao bọc bởi những rặng bần bạt ngàn, khung cảnh hoang sơ, dân dã. Đặc biệt cầu Cần Thơ chạy cắt ngang cồn cũng là một nét độc đáo của cồn Ấu. Phía bên trong cồn là những vườn cây ăn trái trĩu quả của người dân, xen kẽ là các con đường bê tông rợp mát. Cồn Ấu thực sự là một điểm đến dành cho du khách yêu thích không khí bình yên, tĩnh lặng để nghỉ ngơi và thư giãn.

+ Cồn Khương: cồn Khương (thuộc phường Cái Khế, quận Ninh Kiều và phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy) có vị trí khá độc đáo, một phần nằm dài ven sông Hậu, lại được bao bọc bởi rạch Khai Luông. Cồn Khương chỉ cách trung tâm thành phố con rạch Khai Luông rộng khoảng trăm mét, hội đủ những điều kiện “thiên thời, địa lợi”. Không khí trong lành, không gian thoáng đãng là nơi lý tưởng để an cư, nghỉ dưỡng.

+ Cồn Sơn: là một vùng đất nổi giữa sông Hậu, nằm tách biệt với đất liền không xa, cách trung tâm Thành phố Cần Thơ khoảng 4km nhưng mang một không gian hoàn toàn khác biệt với diện tích khoảng 70 ha, đất đai màu mỡ, phù sa bồi đắp quanh năm, những vườn cây xanh mướt và đặc biệt nơi đây có những người dân thật thà, chất phác, dễ mến lại vô vùng hiếu khách, nhiệt tình. Tại đây khách được trải nghiệm làm nông dân như tát ao cá, ngắm cá lóc bay, đua thuyền trên rạch,


tham quan những khu vườn với các sản phẩm của từng hộ như: mận, chôm chôm, bưởi, sầu riêng, nhãn...

+ Cù lao Tân Lộc: cù lao nằm trên giữa sông Hậu, thuộc phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ, có diện tích khoảng 32,6 km2, là đất cồn – cù lao lớn nhất Thành phố Cần Thơ, hình dạng như một chiếc thuyền xanh nổi giữa sông Hậu mang những nét văn hóa đặc trưng của vùng sông nước. Đến đây, du khách có thể len lỏi theo các kênh rạch dưới bóng mát của những vườn cây ăn trái trĩu quả như: nhãn, xoài, chôm chôm, mận, ổi,… Ngoài ra, du khách còn được bơi xuồng len theo những vườn dừa thật thú vị và chiêm ngắm những ngôi nhà cổ có kiến trúc nửa “Ta” nửa “Tây” rất lạ mắt.

Bên cạnh các tài nguyên du lịch nhà vườn, sông nước, Cần Thơ còn có những cánh đồng lúa bạt ngàn có cảnh quan thanh bình với viện lúa ĐBSCL và các nông trường lớn như Cờ Đỏ, sông Hậu rất thuận lợi để khai thác phát triển du lịch của địa phương.

Có thể nói thiên nhiên đã ưu đãi cho Cần Thơ có nguồn tài nguyên rất đặc trưng với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt bao phủ xung quanh, hệ thống các cồn, cù lao trên sông và những vườn cây ăn trái sum suê, bạt ngàn cùng nét văn hóa đặc trưng của cộng đồng dân cư dọc hai bên sông. Đây là cơ sở quan trọng để phát triển loại hình du lịch sông nước, để cùng trải nghiệm các giá trị sông nước kết hợp với sinh thái, miệt vườn.

2.2.2.2. Tài nguyên văn hóa

Mặc dù được khám phá muộn, nhưng văn hóa Cần Thơ vừa mang những nét chung của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời cũng mang nét đẹp văn hóa của vùng đất Tây Đô. Cần Thơ là vùng mang đậm dấu ấn văn hoá sông nước. Con sông gắn liền với mọi hoạt động kinh tế, văn hóa của cư dân nơi đây. Người dân Cần Thơ chủ yếu là dân tộc Kinh từ các vùng khác lưu dân đến Cần Thơ để khai phá đất đai ổn định cuộc sống và dân tộc Khmer, dân tộc Hoa, các dân tộc này thường sinh sống ở ven các con sông, kênh rạch hoặc ngay trên sông từ lâu đời đã tạo nên một nét văn hóa riêng. Nét độc đáo của nền văn hoá sông nước Cần Thơ chính là chợ nổi và đờn ca tài tử. Có thể nói nếu như chợ nổi là nơi buôn bán, kiếm


ra của cải nuôi dưỡng thể xác, thì đờn ca tài tử, vọng cổ nuôi dưỡng tâm hồn của con người vùng miệt vườn sông nước này. Và từ lâu văn hóa sông nước đã được xem như một trong những nét văn hóa đặc thù của Cần Thơ nói riêng và miền Tây nói chung.

- Văn hóa chợ nổi trên sông

Chợ nổi là loại hình chợ chỉ gắn với sông nước. Vào thời xa xưa khi mà kinh tế chưa phát triển, điều kiện giao thông đường bộ còn lạc hậu, nhưng với việc hình thành các quán ăn, cửa hiệu, chợ búa ở khu vực ven sông nơi có ngã ba, ngã tư sông thì việc thiết kế những chiếc xuồng, ghe để lưu thông trao đổi hàng hóa giữa những người dân sinh sống ở ven hai bên bờ sông là rất thuận lợi. Cùng với đó những người thương hồ chở hàng hóa đủ loại từ các nơi khác đến cập bến trên chợ ven sông và thực hiện mua bán ngay trên ghe tàu của mình; dần dần sau đó các ghe xuồng đã trao đổi mua bán ngay trên sông và hình thành chợ nổi. Trong thời kì nền kinh tế tự cấp, những người dân thường cho, chia hoặc buôn bán nhỏ lẻ với vài con cá, con tôm bắt được hoặc những trái bầu, trái mướp cũng đều chèo xuồng ra chợ bán để đổi lại một cái bánh, miếng thịt cho con. Đồng thời, chính nhờ các dòng sông, kênh rạch cung cấp nước tưới tiêu mà nông nghiệp có điều kiện để phát triển, cây ăn quả, hoa màu ngày càng dồi dào và tăng nhanh đáng kể. Một lượng lớn nông sản từ các nhà vườn bắt đầu được đưa về các chợ, thì trường trở nên sôi động và làm tăng sức cạnh tranh. Nhưng để rút ngắn thời gian vận chuyển và không cần phải qua trung gian để được đưa hàng lên bờ thì họ đã chào hàng trực tiếp rồi ngã giá thỏa thuận để cân, đong, đếm diễn ra ngay trên mặt sông giữa người bán và người mua. Sau đó mọi người thấy có hiệu quả nên đã duy trì cách họp chợ trên sông cho đến bây giờ, thế là chợ được hình thành trên sông đã tạo nên một nét văn hóa độc đáo của những người dân vùng sông nước.

Khi nhắc đến văn hóa miền sông nước không thể không nhắc đến văn hóa chợ nổi, một trong những nền văn hóa chợ nổi độc đáo và đặc trưng của của nền văn minh sông nước, đã được giới thiệu, bình chọn trên nhiều tạp chí du lịch có uy tín của thế giới (Rough Guide, Youramazingplaces). Cần Thơ hình thành hai chợ nổi: chợ nổi Cái Răng và chợ nổi Phong Điền, trong đó chợ nổi Cái Răng ở Cần Thơ là


một trong hai chợ nổi nổi tiếng nhất của vùng và là 1 trong 5 chợ nổi ấn tượng nhất Châu Á. Hình ảnh chợ nổi Cái Răng đã trở thành “thương hiệu” của du lịch Thành phố Cần Thơ, được bạn bè quốc tế nhắc đến đã thu hút nhiều du khách tới tham quan.

Trong tháng 7 năm 2016, văn hóa chợ nổi Cái Răng đã vinh dự được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là “Văn hóa phi vật thể” nhân kỷ niệm 56 năm Du lịch Việt Nam, càng tăng thêm giá trị về một chợ nổi tồn tại hàng trăm năm trên dòng Mekong huyền thoại.

- Các lễ hội truyền thống

Ngoài điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển du lịch sông nước, Cần Thơ còn có nhiều lễ hội dân gian đặc sắc là tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa có khả năng thu hút khách du lịch.

Một số lễ hội có tiếng nhất của Cần Thơ là:

+ Lễ hội đình Bình Thủy: Lễ Kỳ yên Hạ Điền 14-15 tháng 12 và Kỳ yên Thượng Điền 12-14 tháng 4 Âm lịch.

+ Lễ hội chùa Ông: Không kể 4 ngày Tết, chùa Ông có 4 lễ chính vào các ngày: mồng 2 tháng 2 âm lịch: ngày vía ông Bổn; 23 tháng Ba âm lịch: ngày vía Thiên Hậu Thánh Mẫu; 24 tháng Sáu âm lịch: cúng Quan Công và 22 tháng Bảy âm lịch: cúng Thần Tài.

+ Lễ hội Oóc-om-bóc: Oóc-om-bóc còn gọi là lễ cúng trăng là lễ hội dân gian rất lâu đời của đồng bào dân tộc Khmer. Lễ hội này diễn ra hàng năm vào ngày rằm tháng 10 âm lịch. Trong lễ hội có nhiều trò chơi dân gian được diễn ra, đặc biệt là đua ghe Ngo. Đua ghe Ngo chính là môn thể thao dân gian truyền thống của bà con Khmer trong những ngày diễn ra lễ hội Ok-om-bok. Ghe Ngo là một dạng thuyền độc mộc, dài 25 đến 30 mét, rộng 1 đến 1,4 mét, đóng nhiều thanh gỗ gác ngang vừa cho hai tay bơi ngồi theo từng cặp. Mỗi ghe đua thường có 46 - 60 người chèo, một người điều khiển nhịp chèo ngồi ở trước mũi-thường là chức sắc, hay người lớn tuổi được nể trọng, có kinh nghiệm đua ghe lâu năm, có người đứng giữa thổi còi theo nhịp người điều khiển, người cầm lái ở đuôi ghe. Mái chèo được làm bằng gỗ nhẹ, dẻo không thấm nước, bản rộng, mỏng và tròn dần về cán. Mỗi chiếc ghe Ngo


tô vẽ những biểu tượng như kha la (con cọp) rồng, sư tử, cá Poon-co… Hàng năm, ghe Ngo được tu bổ và hạ thủy để tập dượt trước cuộc đua, khi hạ thủy phải làm lễ cúng vị thần phù hộ cho ghe. Tương truyền chiếc ghe Ngo xưa là phương tiện được trang bị cho dân quân đánh giặc trên vùng sông nước. Hầu hết chùa Khmer đều có một chiếc ghe Ngo được bảo giữ cẩn trọng. Cuộc đua diễn ra vào trưa ngày rằm, khi nước bắt đầu dâng lên, người ta đứng chật kín hai bên bờ sông, tràn xuống mép nước, ghe xuồng thì đậu suốt hơn một cây số. Tiếng trống, tiếng dàn nhạc ngũ âm, tiếng còi nổi lên rộn rã. Sau hồi còi hiệu lệnh xuất phát, từng cặp ghe đua với trăm đôi tay chèo lực lưỡng cuồn cuộn cơ bắp căng vồng cúi rạp người vung chèo đều tăm tắp theo nhịp còi và tiếng phèng la thúc giục hướng chiếc ghe Ngo vút nhanh về đích. Tiếng trống, tiếng loa hòa trong tiếng reo hò, vỗ tay cổ vũ, thúc giục náo động cả mặt sông.

+ Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ: Đây là lễ hội mới được tổ chức từ năm 2010 nhằm bảo tồn và giới thiệu giá trị các loại bánh dân gian Nam bộ, đề cao giá trị của hạt gạo - một sản phẩm chủ lực của ĐBSCL, lễ hội được tổ chức vào dịp giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm và lễ hội này đã được Bộ Văn hoá Thể Thao và Du lịch nâng cấp là Lễ hội quốc gia từ năm 2015.

- Di tích lịch sử văn hóa - cách mạng

Theo thông tin từ Sở VHTTDL TP Cần Thơ, Cần Thơ hiện có 27 di tích cấp Quốc gia và thành phố trên tất cả các địa bàn quận, huyện (trừ huyện Vĩnh Thạnh), trong đó có 12 di tích cấp quốc gia (gồm 4 di tích kiến trúc - nghệ thuật và 8 di tích lịch sử - văn hóa). Các di tích này là những di tích độc đáo, hàng năm thu hút đông đảo du khách đến tham quan và 15 di tích cấp thành phố (các di tích lịch sử văn hóa, không có di tích kiến trúc - nghệ thuật) thuận lợi cho phát triển du lịch.


Bảng 2.2. Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia ở TP. Cần Thơ‌


STT

Di tích lịch sử, văn hóa

Địa chỉ

1

Đình Bình Thủy

Phường Bình Thủy, Quận Bình Thủy.

2

Chùa Long Quang

Phường Long Hòa, Quận Bình Thủy.

3

Chùa Ông

Phường Tân An, Quận Ninh Kiều.

4

Nhà thờ họ Dương

Phường Bình Thủy, Quận Bình Thủy.

5

Cơ quan đặc ủy An Nam Cộng

sản Đảng 1929-1930

Phường Bùi Hữu Nghĩa, Quận Bình

Thủy.

6

Chùa Nam Nhã

Phường Bùi Hữu Nghĩa, Quận Bình

Thủy.

7

Mộ nhà thơ Phan Văn Trị

Xã Nhơn Ái, Huyện Phong Điền.

8

Chùa Hội Linh

Phường Bùi Hữu Nghĩa, Quận Bình

Thủy.

9

Mộ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa

Phường Bùi Hữu Nghĩa, Quận Bình

Thủy.

10

Khám lớn Cần Thơ

Phường Tân An, Quận Ninh Kiều.


11

Địa điểm chuyển quân, trạm quân y tiền phương và nơi cất

giấu vũ khí


Lộ Vòng Cung Cần Thơ.

12

Địa điểm thành lập Chi bộ An

Nam Cộng sản Đảng

Thị trấn Cờ Đỏ, Huyện Cờ Đỏ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Xây dựng mô hình phát triển du lịch sông nước ở thành phố Cần Thơ - 8

Bảng 2.3. Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh, thành phố ở Cần Thơ‌


STT

Di tích lịch sử, văn hóa

Địa chỉ

1

Đền thờ Đức y Thái tổ Hải

Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Phường An Hòa, Quận Ninh Kiều.

2

Chiến thắng ông Hào

Xã Trường Long, Huyện Phong Điền.

3

Đình Thới An

Phường Thới An, Quận Ô Môn.

4

Căn cứ Ban chỉ huy Tổng tấn

công và nổi dậy mùa Xuân Mậu

Phường Long Tuyền, Quận Bình Thủy.


STT

Di tích lịch sử, văn hóa

Địa chỉ


Thân 1968 (căn cứ Vườn Mận)


5

Chùa Pôthi Somrôn

Phường Châu Văn Liêm, Quận Ô Môn.


6

Địa điểm chiến thắng của đội cảm tử - quốc gia tự vệ Cần Thơ năm

1945


Phường Lê Bình, Quận Cái Răng.

7

Đình Thuận Hưng

Xã Thuận Hưng, Quận Thốt Nốt.

8

Linh sơn Cổ Miếu

Phường Thới Long, Quận Ô Môn.

9

Đình Thường Thạnh

Phường Thường Thạnh, Quận Cái

Răng.

10

Hiệp Thiên Cung

Phường Lê Bình, Quận Cái Răng.

11

Địa điểm chiến thắng ông Đưa

năm 1960

Xã Định Môn, Huyện Thới Lai.

12

Nhà lồng chợ Cần Thơ

Phường Tân An, Quận Ninh Kiều.

13

Giàn Gừa

Xã Nhơn Nghĩa, Huyện Phong Điền.


14

Địa điểm chiến thắng của tiểu đoàn Tây Đô tại rạch ông Cửu

năm 1968

Phường Thường Thạnh, Quận Cái Răng.

15

Địa điểm khảo cổ học Nhơn

Thành

Xã Nhơn Nghĩa, Huyện Phong Điền.

Đặc biệt, Đình Bình Thủy, Chùa Ông, di tích Khám Lớn cũng như địa danh nổi tiếng nhất của Cần Thơ là bến Ninh Kiều là những di tích có sức thu hút nhiều du khách đến tham quan cả trong và ngoài nước. Ngoài ra, Thiền Viện Trúc lâm Phương Nam mới được hoàn thành tại Mỹ Khánh, Phong Điền, đây là một dự án hứa hẹn có khả năng thu hút khách du lịch tâm linh rất cao.

- Các làng nghề, sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Ngoài vẻ đẹp trù phú mà thiên nhiên ban tặng, Cần Thơ còn là nơi được mọi người biết đến bởi sự đa dạng phong phú về các làng nghề truyền thống được lưu truyền từ nhiều thế hệ. Thành phố Cần Thơ có một số làng nghề và sản phẩm thủ công mỹ nghệ có thể kết hợp khai thác nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch cũng

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 09/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí