Diện Tích, Dân Số Các Đơn Vị Hành Chính Của Thành Phố Cần Thơ Năm 2016


Bảng 2 1 Diện tích dân số các đơn vị hành chính của Thành phố Cần Thơ năm 1


Bảng 2.1. Diện tích, dân số các đơn vị hành chính của Thành phố Cần Thơ năm 2016


TT


ĐƠN VỊ

DIỆN TÍCH

(km2)

DÂN SỐ

(người)

SỐ XÃ

SỐ

PHƯỜNG

SỐ THỊ TRẤN

1

Q. NINH KIỀU

29,2

263.786


13


2

Q. BÌNH THỦY

71,1

123.059


8


3

Q. CÁI RĂNG

66,8

95.268


7


4

Q. Ô MÔN

131,9

138.670


7


5

Q. THỐT NỐT

121,0

169.638


9


6

H. PHONG ĐIỀN

125,3

102.654

6


1

7

H. VĨNH THẠNH

306,8

117.375

9


2

8

H. CỜ ĐỎ

319,8

126.946

9


1

9

H. THỚI LAI

266,9

125.170

12


1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Nguồn: (Niên giám thống kê TP. Cần Thơ, 2016)

2.1.2. Đặc điểm tự nhiên‌

- Địa chất: Thành phố Cần Thơ nằm toàn bộ trên đất có nguồn gốc phù sa sông Mekong bồi đắp và được bồi lắng thường xuyên qua nguồn nước có phù sa của dòng sông Hậu. Địa chất trong thành phố được hình thành chủ yếu qua quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long, trên bề mặt độ sâu 50 mét có hai loại trầm tích là Holocen (phù sa mới) và Pleistocene (phù sa cổ).

- Địa hình: nhìn chung tương đối bằng phẳng, phù hợp cho sản xuất nông, ngư nghiệp. Bên cạnh đó, thành phố còn có các cồn và cù lao trên sông Hậu như Cồn Ấu, Cồn Khương, Cồn Sơn và cù lao Tân Lộc.

- Sông ngòi: Thành phố Cần Thơ có mạng lưới sông ngòi, kênh, rạch chằng chịt với các sông lớn như sông Hậu, sông Cần Thơ, sông Cái Lớn và hơn 158 sông rạch lớn nhỏ, có nguồn nước dồi dào và điều hòa quanh năm. Vùng tứ giác Long Xuyên, thấp trũng, chịu ảnh hưởng lũ trực tiếp hàng năm; đồng bằng châu thổ chịu ảnh hưởng triều cùng lũ cuối vụ.


- Khí hậu: Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm khoảng 270C, ít bão, quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh.

- Sinh vật: các lợi thế này rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của sinh vật, có thể tạo ra một hệ thống nông nghiệp nhiệt đới có năng suất cao, với nhiều chủng loại cây con, tạo nên sự đa dạng trong sản xuất và trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Tuy nhiên, mùa mưa thường đi kèm với ngập lũ ảnh hưởng tới khoảng 50% diện tích toàn thành phố, mùa khô thường đi kèm với việc thiếu nước tưới, gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt, nhất là khu vực bị ảnh hưởng của mặn, phèn làm tăng thêm tính thời vụ cũng như nhu cầu dùng nước không đều giữa các mùa của sản xuất nông nghiệp.

2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội‌

* Về kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: bình quân của thành phố đạt 12,19% năm 2015. Cơ cấu kinh tế chuyển biến theo hướng tích cực: tăng dần tỷ trọng ở khu vực công nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ, giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp, thủy sản.

- Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP): đến 2015 đạt hơn 77.900 tỷ đồng, tăng 1,8 lần so với 2010; thu nhập bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 78,46 triệu đồng/năm (tương đương 3.600 USD), tăng 2,15 lần so 2010. Hàng năm, Thành phố Cần Thơ đóng góp cho vùng khoảng 12% tổng thu ngân sách...

- Tổng kim ngạch xuất khẩu: đạt 1,375 tỷ USD. Tính đến nay, Thành phố Cần Thơ đã có quan hệ xuất khẩu với trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, tập trung nhiều nhất ở châu Á với 50,6%, châu Mỹ 19,2%, các nước khu vực châu Âu 13%, châu Phi 7,78% và châu Úc là 2,63% (Cục thống kê TP. Cần Thơ, 2016).

- Cơ cấu kinh tế (năm 2016): tiếp tục chuyển dịch đúng hướng: khu vực nông nghiệp - thủy sản chiếm 9,32% (kế hoạch chiếm 9,33%); khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng 32,53% (kế hoạch 31,81%); khu vực thương mại - dịch vụ chiếm 58,15% GRDP (kế hoạch 58,86%).

+ Nông nghiệp: Cây nông nghiệp chính của Cần Thơ là lúa, với sản lượng


1.194,7 tấn. Ngoài ra có một số cây hoa màu khác nhưng sản lượng không đáng kể. Ngành chăn nuôi ở Cần Thơ chủ yếu là nuôi heo và gia cầm. Số lượng heo là 2589,3 ngàn con, số lượng gia cầm là 13 ngàn con (vì bị cúm gia cầm). Các gia súc khác như trâu bò chiếm số lượng không nhiều. Ngành thủy sản ở Cần Thơ chủ yếu là nuôi trồng.

+ Công nghiệp: Cần Thơ về cơ bản đã xây dựng được nhiều cơ sở hạ tầng để phục vụ cho các đối tác nước ngoài tác nhập, điển hình là 2 khu công nghiệp tại Trà Nóc trực thuộc quận Bình Thủy, khu công nghiệp Thốt Nốt, khu công nghiệp Hưng Phú 1 và 2, khu công nghiệp tại quận Ô Môn.

+ Thương mại và dịch vụ: có nhiều siêu thị và khu mua sắm, thương mại lớn. Các ngành dịch vụ tại Cần Thơ rất nhiều loại hình dịch vụ đã và đang dần phát triển mạnh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2015 đạt 80.900 tỷ đồng, đứng thứ ba của cả nước chỉ sau Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội, góp phần đưa tỷ lệ của khu vực III (thương mại, dịch vụ) đạt 57,8% trong cơ cấu kinh tế của thành phố.

* Về xã hội

- Dân số trung bình: của thành phố ngày càng tăng nhưng tương đối chậm và khá ổn định, quy mô dân số năm 2016 là 1.262.566 người. Mật độ dân số là 877 người/km². Với dân số như thế, Cần Thơ có quy mô dân số vào loại trung bình ở Việt Nam; đứng thứ 4 về dân số trong 5 TP trực thuộc TW, chỉ trên Đà Nẵng.

- Thành phần dân tộc: Cần Thơ là địa bàn có nhiều dân tộc cùng cư trú. Người Khmer ở Cần Thơ không nhiều (chiếm 6,9%), họ tập trung sống chung quanh chùa hoặc sống rải rác xen kẽ với người Việt ở các quận Ninh Kiều, Ô Môn, Thốt Nốt. Người Hoa ở Cần Thơ (chiếm 11%) thường sống tập trung ở quận Ninh Kiều và huyện Phong Điền, người Hoa gốc Quảng Đông làm nghề mua bán, người Hoa gốc Hẹ làm nghề thuốc Bắc và người Hoa gốc Hải Nam làm nghề may mặc,... chiếm phần lớn vẫn là dân tộc Kinh (chiếm 82,1%).

* Về văn hóa

Cần Thơ là vùng văn hóa sông nước, nó được thể hiện ngay trong xuất xứ của cái tên “cầm thi giang” (sông, thơ, đàn). Sông Cần Thơ gắn liền với mọi hoạt động


kinh tế, văn hoá cư dân. Nét độc đáo tự nhiên và kiến trúc đô thị của Cần Thơ là mạng lưới kênh rạch. Kênh rạch cũng là "đường phố", nó mang vẻ đẹp cho một đô thị lớn từng được mệnh danh là Tây Đô nhưng Cần Thơ lại có vẻ đẹp bình dị nên thơ của làng quê sông nước, dân cư tập trung đông đúc, làng xóm trù phú núp dưới bóng dừa.

Cần Thơ được khám phá khá muộn nhưng văn hoá Cần Thơ vừa mang những nét chung của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời cũng mang nét đẹp văn hóa của vùng đất Tây Đô. “Cần Thơ gạo trắng nước trong. Ai đi đến đó lòng không muốn về”. Đặc trưng của nền văn hoá này được thể hiện qua nhiều phương diện ẩm thực, lối sống, tín ngưỡng, văn nghệ… Không những thế Cần Thơ cũng là quê hương của nhiều người nổi tiếng như Châu Văn Liêm, Bùi Hữu Nghĩa,... Cần Thơ còn có nhiều ngôi đình cổ, những ngôi đình này về mặt tín ngưỡng, văn hoá, việc thờ cúng, sinh hoạt lễ hội của các ngôi đình ở Cần Thơ không khác mấy so với các ngôi đình ở Nam Bộ. Có thể kể đến một số ngôi đình nổi tiếng ở Cần Thơ như đình Bình Thủy, đình Thường Thạnh, đình Nước Vận, đình Tân An,…

2.2. Những lợi thế so sánh về tiềm năng phát triển du lịch sông nước ở Thành phố Cần Thơ‌

2.2.1. Vị trí địa lý‌

- Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng trung – hạ lưu và ở vị trí trung tâm châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, trải dài trên 55km, nằm dọc bên hữu ngạn của sông Hậu; một vùng đất đông dân, trù phú bậc nhất của cả nước, được mệnh danh là "vựa lúa" của Việt Nam. Vị trí địa lý quan trọng chiến lược của Cần Thơ được khẳng định bởi đây là nơi hội tụ của các tuyến giao thông quan trọng của vùng, của cả nước cũng như quốc tế cả đường bộ, đường thủy và đường hàng không.

- Vị trí nằm trong miền khí hậu nóng ẩm, ôn hòa. Quanh năm nơi đây có nhiệt độ khoảng 26-270C, miền đất này còn có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.

Vì vậy, Cần Thơ luôn mang trong mình những kiến trúc độc đáo, đặc trưng của sông nước miền Tây, tạo lợi thế cho thành phố phát triển mạnh mẽ, đặc biệt phát triển du lịch sông nước.


2.2.2. Tài nguyên du lịch sông nước ở Thành phố Cần Thơ‌

Cần Thơ là thành phố trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long, đầu mối giao thông nối liền giữa các địa phương trong vùng với miền Đông Nam bộ và cả nước, Cần Thơ có nhiều tiềm năng, lợi thế và điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển du lịch sông nước. Cần Thơ hiện được đánh giá là điểm đến du lịch hấp dẫn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn vô cùng phong phú, cùng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch hiện đại của một “Đô thị miền sông nước”.

2.2.2.1. Tài nguyên tự nhiên

- Địa hình

Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng đồng lũ nửa mở. Địa hình nhìn chung tương đối bằng phẳng, không có núi, đồi với độ cao trung bình khoảng 01 – 02 m, độ dốc rất nhỏ (khoảng 1cm/km) dốc từ đất giồng ven sông Hậu và sông Cần Thơ và thấp dần về phía nội đồng, tức là có hướng thấp dần từ đông bắc xuống tây nam.

Thành phố Cần Thơ có 03 dạng địa hình chính là ven sông Hậu hình thành dải đất cao (đê tự nhiên) và các cù lao ven sông Hậu; vùng tứ giác Long Xuyên, thấp trũng (chịu ảnh hưởng lũ trực tiếp hàng năm) và đồng bằng châu thổ (chịu ảnh hưởng triều là chính cùng với một số tác động tương tác của lũ cuối vụ).

Nổi bật trong đó, các cù lao, cồn hiện nay là dạng địa hình thuận lợi nhất cho phát triển du lịch. Dạng địa hình này được hình thành nhờ sự bồi đắp phù sa bởi sông Hậu, nằm trãi dài theo bờ sông hoặc nằm bồng bềnh giữa dòng sông Hậu như: cù lao Tân Lộc, cồn Sơn, cồn Khương, cồn Ấu…thường có diện tích từ khoảng 2.000 – 5.000ha.

- Khí hậu

Thành phố Cần Thơ nằm ở vĩ độ thấp của vùng nhiệt đới gió mùa, ít bão, quanh năm nóng ẩm, nhiệt độ khá cao, không có mùa lạnh, hàng năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh, thời gian ngày dài nên có lượng ánh sáng dồi dào. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 27ºC; số giờ nắng cao trung bình cả năm khoảng 2.249,2 giờ; tổng lượng bốc hơi khoảng 960mm/năm. Lượng mưa trung bình năm đạt từ


1.500 – 1.800mm. Độ ẩm trung bình năm 83%. Gió có 2 hướng chính: hướng Đông Bắc: từ tháng 12 đến tháng 4 (mùa khô ) và hướng Tây Nam: từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa mưa); tốc độ gió bình quân 1,8m/s. Ít bão nhưng thường có giông, lốc vào mùa mưa. Khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 với cường độ mưa khá lớn, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau.

Do chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lợi thế về nền nhiệt độ, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định theo hai mùa trong năm. Khí hậu điều hoà dễ chịu là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển du lịch và thu hút được khách du lịch quốc tế.

- Sông ngòi

Thành phố Cần Thơ nằm ở khu vực được bồi tụ phù sa của hệ thống sông Mêkong, có địa hình rất đặc trưng cho dạng địa hình đồng bằng, có mạng lưới sông ngòi, kênh, rạch chằng chịt. Các hệ thống sông ngòi ở Cần Thơ luôn có nước quanh năm. Cần Thơ có tổng chiều dài dòng chảy trên địa bàn thành phố lên tới trên 3400km. Mật độ lưới sông tới 1,8 – 2,0km/km2. Hệ thống sông chính có tổng chiều dài trên 453km và các kênh rạch ngang dọc trải khắp địa bàn có tác dụng giao thông, cung cấp nước tưới và sinh hoạt sản xuất. Do ảnh hưởng của lũ hàng năm, khu vực ngập sâu (trên 1m) chiếm diện tích khoảng 9.700 - 35.600ha; khu vực ngập trung bình (từ 0,5 - 1m) có diện tích 87.800 - 88.400ha. Có các con sông lớn:

+ Sông Hậu là sông lớn nhất với tổng chiều dài chảy qua thành phố là 65km, đoạn sông chảy qua Cần Thơ có chiều rộng khoảng 1,6km. Tổng lượng nước sông Hậu đổ ra biển khoảng 200 tỷ m3/năm (chiếm 41% tổng lượng nước của sông Mê Kông), lưu lượng nước bình quân tại Thành phố Cần Thơ là 14.800m3/giây. Tổng lượng phù sa của sông Hậu là 35 triệu m3/năm (chiếm gần 1/2 tổng lượng phù sa sông Mê Kông). Chế độ nước của sông Hậu được chia thành 2 mùa:

• Mùa lũ kéo dài từ tháng 7 đến tháng 12, đỉnh điểm là vào tháng 9, tháng 10. Tại Cần Thơ, lưu lượng cực đại đạt mức 40.000m3/s.

• Mùa cạn từ tháng 1 đến tháng 6, thấp nhất là vào tháng 3 và tháng 4. Lưu lượng nước trên sông tại Cần Thơ chỉ còn 2.000m3/s. Mực nước sông lúc này chỉ cao hơn 48cm so với mực nước biển.


+ Sông Cần Thơ bắt nguồn từ khu vực nội đồng Tây sông Hậu, có chiều dài khoảng 16km, chiều rộng từ 280 – 350m, đi qua quận Ô Môn, huyện Phong Điền, quận Cái Răng, quận Ninh Kiều và đổ ra sông Hậu tại bến Ninh Kiều. Sông Cần Thơ có nước ngọt quanh năm, vừa có tác dụng tưới nước trong mùa cạn, vừa có tác dụng tiêu úng trong mùa lũ và có ý nghĩa lớn về giao thông, phát triển du lịch.

+ Sông Cái Lớn dài 20km, chiều rộng cửa sông 600 – 700m, độ sâu 10 – 12m nên có khả năng tiêu, thoát nước rất tốt.

Bên cạnh đó, Thành phố Cần Thơ còn có hệ thống kênh rạch dày đặc, với hơn 158 sông, rạch lớn, nhỏ là phụ lưu của 2 sông lớn là sông Hậu và sông Cần Thơ đi qua thành phố, nối thành mạng đường thủy. Các sông rạch lớn khác là sông Bình Thủy, sông Trà Nóc, sông Ô Môn, sông Thốt Nốt, kênh Thơm Rơm và nhiều kênh lớn khác tại các quận, huyện ngoại thành là quận Thốt Nốt, huyện Vĩnh Thạnh, huyện Cờ Đỏ và huyện Phong Điền. Các kênh rạch này cho nước ngọt suốt hai mùa mưa, khô, tạo điều kiện cho nhà nông làm thủy lợi, cải tạo đất và cho các công ty lữ hành thiết kế tuyến du lịch sông nước.

- Hệ sinh thái cảnh quan vùng sông nước

Nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ có tương đối đầy đủ các tài nguyên du lịch điển hình của vùng luôn gắn với ruộng vườn, sông nước, hệ thống các cồn, cù lao dọc sông Hậu.

Mặc dù đây là vùng đất không có rừng nhưng với ưu đãi của thiên nhiên qua hàng trăm năm khai phá, người dân nơi đây đã tạo dựng nên một vùng đất với những vườn cây trái bạt ngàn nằm len lỏi trong các kênh rạch, hay trên những cù lao, cồn được phù sa bồi đắp hàng năm. Các vườn cây ăn trái, nhà vườn kinh doanh du lịch hiện có tương đối nhiều ở Cần Thơ, tập trung chủ yếu ở các khu vực Phong Điền, Cái Răng, một số ít khác nằm ở Bình Thủy, Thốt Nốt. Các vườn chủ yếu trồng các loại cây như: Vú sữa, măng cụt, dâu Hạ Châu, mận, chôm chôm, sầu riêng, bưởi, cam, quýt, ổi, ca cao, xoài,... Tổng số hiện có 33 điểm nhà vườn đang hoạt động, trong đó 11 điểm có cung cấp dịch vụ lưu trú. Hiện các nhà vườn có kinh doanh du lịch gồm: Mỹ Khánh, Vàm Xáng, Lung Cột Cầu, Giáo Dương, Vũ Bình, Mười Cương, Ba Xinh, chị Thơm, anh Hoàng Anh, Út Dzách (Phong Điền); Khu du

Ngày đăng: 09/05/2023