Cơ Sở Hạ Tầng Phục Vụ Du Lịch


như phát triển hoạt động mua sắm của du khách. Hiện nay, Cần Thơ có nhiều làng nghề có thể khai thác phục vụ du lịch như:

+ Làng hoa Bà Bộ, còn gọi là làng hoa Thới Nhựt (An Bình, Ninh Kiều)

+ Làng hoa kiểng Phó Thọ - Bà Bộ (Long Tuyền - Long Hòa, Bình Thủy)

+ Làng đan lưới Thơm Rơm (Thuận Hưng, Thốt Nốt)

+ Xóm thúng ven sông (Thới Thuận, Thốt Nốt)

+ Làng lò đất Bà Rui (Thới Long, Ô Môn)

+ Xóm cơm rượu (Trung Thạnh, Thốt Nốt)

+ Làng Bánh tráng Thuận Hưng (Thuận Hưng, Thốt Nốt)

+ Làng đan lọp Thới Long (Thới Long, Ô Môn)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

+ Hợp tác xã Kim Hưng tại phường Thường Thạnh, quận Cái Răng chuyên sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ từ mây tre, lá, lục bình, cói,...

Với sự đa dạng về làng nghề thì có các làng nghề gắn với hoạt động phục vụ du lịch đường sông: làng nghề hủ tíu, làng đan lưới Thơm Rơm, làng đan lọp Thới Long. Đây cũng là những điểm tham quan Cần Thơ khá ý nghĩa, để du khách hiểu hơn về nghề truyền thống, cũng như nét đẹp bình dị của địa phương khá đặc trưng.

Xây dựng mô hình phát triển du lịch sông nước ở thành phố Cần Thơ - 9

+ Làng nghề hủ tíu: Cách trung tâm Thành phố Cần Thơ khoảng 4 km (theo hướng đi Cái Răng), đến dưới chân cầu Rau Răm, rẽ phải dọc theo con đường nhựa dài khoảng 500 m du khách sẽ bắt gặp lò hủ tíu của anh Sáu Hoài. Đến đây du khách sẽ được tham quan, trải nghiệm cơ sở làm hủ tíu truyền thống (từ khâu xay bột, tráng bánh, phơi khô, cắt sợi, vào bao thành phẩm), vườn cây ăn trái và được thưởng thức những món ăn được chế biến từ sản phẩm hủ tíu của lò như: hủ tíu nước thịt heo xương, hủ tíu chiên giòn, hủ tiếu chiên giòn thịt khìa, sữa nước cốt dừa. Sản phẩm hủ tíu nơi đây còn được một du khách Tây gọi cho một cái tên đặc sản mà bất kì du khách đến đây đều phải tò mò và thưởng thức, đó là “Pizza hủ tíu”.

+ Làng đan lưới Thơm Rơm: hình thành từ những năm 1980, do những người dân di cư từ miền Trung (chủ yếu là tỉnh Thừa Thiên Huế) vào Nam lập nghiệp. Đến đây, du khách không chỉ trải nghiệm quy trình làm lưới mà còn nghe các cụ cao niên kể sự hình thành của làng nghề. Hiện làng có trên 20 cơ sở sản xuất chính và hơn 300 cơ sở gia công; cung cấp lưới cho các tỉnh thành đồng bằng sông Cửu


Long, xuất sang Campuchia.

+ Làng đan lọp Thới Long: làng đan lọp ở phường Thới Long, quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ. Lọp là dụng cụ phổ biến để bắt cá đặc biệt sử dụng nhiều vào mùa nước nổi tại Cần Thơ. Những chiếc lọp đều tăm tắp đủ mọi kích cỡ được những bàn tay khéo léo của người dân làng Thới Long đan thoăn thoắt, điệu nghệ, khiến khách tham quan không khỏi trầm trồ thán phục.

Khách du lịch đến tham quan tìm hiểu làng nghề thì không chỉ giới thiệu sản phẩm, bán sản phẩm mà còn hấp dẫn du khách bằng quy mô, công việc và sinh hoạt của làng nghề ấy. Đặc biệt khách du lịch còn có thể “học nghề” và tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất của làng nghề như một trải nghiệm thú vị.

- Văn hóa ẩm thực

Phong cách ẩm thực của vùng sông nước Nam Bộ nói chung, Cần Thơ nói riêng rất đa dạng và tuy đơn giản nhưng đều mang tính sáng tạo, hết sức hấp dẫn và thu hút những người muốn tìm hiểu về nó. Các món ăn nơi đây thể hiện phong cách sống của người dân từ khi tìm ra vùng đất mới, một cuộc sống chan hòa quan hệ gắn bó thân thiết giữa con người với thiên nhiên, sông nước và cũng chính thiên nhiên, sông nước ấy đã nuôi sống họ. Nét nổi bật của các món ăn của vùng đất Cần Thơ là sự hào phóng và hoang dã, nó thể hiện qua bữa cơm hàng ngày, qua các món ăn chế biến từ động vật, cá sông hoặc trên các đồng ruộng ngập nước và côn trùng hoang dã và qua các món khô, món mắm đặc trưng, từ nguyên liệu đặc sản của địa phương như gạo, nếp và đầy ắp các loại rau tươi ăn sống kèm theo. Điển hình như:

+ Cá lóc nướng trui: món ăn này rất gần gũi với miền quê sông nước, được chế biến đơn giản, xuất phát trong quá trình lao động của người nông dân Nam Bộ. Khi đi làm ruộng bắt được con cá lóc, người dân dùng cây tre xiên cá, đốt rơm nướng cho đến khi cá chín vàng và ăn ngay tại chỗ. Cách chế biến này khiến món cá vừa thơm ngon, vừa giữ được vị ngọt thuần khiết từ bên trong mà không cần thêm bất kỳ loại gia vị nào. Ngày nay, cá lóc nướng trui đã trở nên phổ biến và có tên trong hầu hết các nhà hàng, quán ăn Nam Bộ, đặc biệt ở Cần Thơ.

+ Bánh xèo Cần Thơ: Bánh bột gạo chiên (Bánh Xèo) là một món ăn phổ biến của người Việt Nam và một số nước trên thế giới. Bột bánh có vị béo, thơm của


nước cốt dừa, vỏ bánh được tráng rất to với kỹ thuật công phu để đạt được độ mỏng, giòn và rất vừa ăn. Trong nhân bánh có thịt vịt hoặc thịt heo, tôm, củ hủ dừa, giá, đậu xanh…Tương tự như bánh xèo Nam bộ, bánh xèo Cần Thơ được dùng kèm với gần 20 loại rau như cải xanh, lá cách, lá xoài non, lá cát lòi non, xà lách, rau diếp cá và các lọai rau thơm cùng nước mắm chua ngọt.

Ngoài ra, Cần Thơ còn có khá nhiều sản phẩm ẩm thực nổi tiếng mang tính truyền thống của khu vực đồng bằng sông Cửu long được nhiều người biết đến, trong đó tiêu biểu có thể thấy như: lẩu mắm, canh chua cá linh bông điên điển, bánh tét lá cẩm, bánh cống, nem nướng, ốc nướng tiêu, vịt nấu chao,…

Bên cạnh đó, Cần Thơ còn nổi tiếng với những vựa trái cây đặc sản thơm ngon, được yêu thích không chỉ với người dân địa phương mà còn cả du khách quốc tế, nhiều loại trong số đó phải kể đến như: Dâu Hạ Châu, Chôm chôm, măng cụt, mít không hạt, cam xoàn, sầu riêng, Xoài cát Hòa Lộc, Bưởi da xanh,...

- Nghệ thuật dân gian

Giá trị văn hóa tiêu biểu và rất đặc trưng của vùng ĐBSCL nói chung và Cần Thơ nói riêng được hình thành từ đời sống sông nước chính là đờn ca tài tử, ca vọng cổ, cải lương và hò đối trên sông vốn từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống người dân nơi đây.

Cần Thơ là một trong những làn điệu dân ca độc đáo với các loại là hò huê tình, hò cấy và hò mái dài, xuất phát từ những cầu hò của khách thương hồ lúc rảnh rỗi cắm sào để tìm bạn hò và đợi con nước để rời sang bến khác, ngoài ra còn xuất phát trong lúc gọi chờ đò từ những người khách muốn sang sông hoặc có những chàng trai muốn mượn những câu hò để trêu ghẹo những cô gái lái đò trên sông. Sinh hoạt diễn xướng hò đối đáp trên sông nước vừa là những cuộc gặp gỡ trữ tình đằm thắm, những trao đổi ân tình mặn nồng vừa là những dịp giải tỏa những khát vọng phồn thực có từ ngàn đời.

Đặc biệt đến với Cần Thơ, khi thưởng ngoạn trên du thuyền hoặc tham quan ở một vài điểm du lịch sinh thái miệt vườn, hoặc tham gia sinh hoạt cùng cộng đồng, du khách sẽ được tận hưởng một loại hình nghệ thuật mang đậm nét văn hóa của vùng đất phương Nam đó là “Đờn ca tài tử”. Đây là loại hình nghệ thuật dân gian


đặc trưng và phổ biến trong đời sống của người dân Nam Bộ, Đờn ca tài tử xuất hiện hơn 100 năm trước. Về Nam Bộ, nhất là các tỉnh miền Tây, gặp bất cứ ai từ em thiếu nhi cho đến các cụ già; từ người lao động miệt vườn, sông nước đến các cán bộ, công chức, viên chức… trong hầu hết các cơ quan, doanh nghiệp… đều biết ca và thuộc làu các giai điệu độc đáo của bộ môn nghệ thuật có sức mê hoặc lòng người này. Người Nam Bộ tự hào với Đờn ca tài tử - nét văn hóa đặc trưng rất riêng được giữ gìn, phát triển trong quá trình lao động, sản xuất, thể hiện phong cách hào phóng của người phương Nam dạt dào sông nước…

Đờn ca tài tử với những khúc vọng cổ thể hiện những trạng thái tình cảm khác nhau trong cuộc sống bình dị của người dân vùng sông nước đã chiếm địa vị độc tôn trên sân khấu cải lương dân tộc nói chung và vùng Nam Bộ nói riêng. Giá trị văn hóa này đã vượt không gian của vùng ĐBSCL, của đất nước để chiếm một vị trí trong kho tàng giá trị văn hóa thế giới với tư cách là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại mà UNESCO đã vinh danh và công nhận vào ngày 05/12/2013. Đây không chỉ là niềm tự hào của người dân Nam Bộ mà của cả người Việt Nam, đặc biệt các thế hệ người mộ điệu đối với loại hình nghệ thuật dân tộc độc đáo này.

Như vậy, có thể thấy tài nguyên nhân văn được thể hiện trong những nét văn hóa, sinh hoạt của cư dân bản địa, các làng nghề cổ truyền, các lễ hội truyền thống, văn hóa ẩm thực, văn nghệ dân gian, các di tích lịch sử, đình chùa,… Tất cả đã hình thành nên những nét độc đáo riêng của mỗi dân tộc, mỗi địa phương trong Thành phố Cần Thơ. Những nét văn hóa riêng đó đã gây nên sự tò mò cho những du khách muốn đến đây để tìm hiểu đời sống sinh hoạt của cư dân, tạo nguồn cảm hứng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy, mức độ khai thác, phát triển du lịch văn hóa lịch sử vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Vì bên cạnh những cơ hội và điều kiện thuận lợi, du lịch văn hóa lịch sử còn phải đối mặt với những thách thức, khó khăn không nhỏ, đó là: nhiều Di sản văn hóa đã và đang liên tục bị tác động của thời tiết, sự xâm hại của con người, hay trong quá trình tu bổ, tôn tạo lại xảy ra hư hỏng, mất mát và sai lệch so với di tích gốc; một vài giá trị văn hóa phi vật thể đang bị lãng quên, đội ngũ nghệ nhân dân gian đang mai một dần.


2.2.3. Nguồn lao động‌

Tổng số lực lượng lao động (từ 15 tuổi trở lên) của Cần Thơ tăng từ 616.602 vào năm 2010 lên 675.055 vào năm 2013, 702.788 vào năm 2014 và 726.120 vào năm 2015. Tỷ lệ lao động qua đào tạo vào năm 2013 đạt 48,9%, đến năm 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt 65%.

Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động phi nông nghiệp, tuy nhiên tốc độ chuyển dịch chậm. Năm 2010 lao động khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 42,1%, lao động khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 21,1% và lao động khu vực dịch vụ chiếm 36,8%. Đến năm 2015 lao động khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 36,3%, lao động khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 21,3% và lao động khu vực dịch vụ chiếm 42,4%.

Cơ cấu lao động theo giới tính: năm 2010 lao động nam là 60,02%, đến năm 2015 giảm còn 55,87%; năm 2010 lao động nữ là 39,98% đến năm 2015 tăng lên là 44,13%. Lao động nam tuy có giảm nhưng vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với lao động nữ.

Cơ cấu lao động theo thành thị, nông thôn: thành thị năm 2010 là 58,03% đến năm 2015 tăng lên 65,12%. Nông thôn năm 2010 là 41,97% đến năm 2015 giảm còn 34,88%. Lao động ở thành thị luôn tăng và chiếm tỷ trọng cao hơn so với nông thôn.

Bên cạnh đó với hệ thống các trường đại học và dạy nghề ngày càng phát triển, Cần Thơ có điều kiện xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực dồi dào và có chất lượng để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội trong đó có dịch vụ và du lịch.

2.2.4. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch‌

2.2.4.1. Hệ thống giao thông

- Đường bộ

Thành phố đã hoàn chỉnh mạng lưới đường tỉnh, đường huyện, nâng cấp một số trục giao thông huyết mạch nội thành, làm mới hoặc thay thế cầu kiểu Eiffel cũ bằng hàng loạt cầu bê tông vĩnh cửu. Đặc biệt đã xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn tương đối thuận tiện từ huyện đến xã.


Hệ thống đường bộ Thành phố Cần Thơ đến nay có 2.762,84km đường (trong đó có 123,72km đường quốc lộ, 183,85km đường tỉnh, 332,87km đường huyện, 153,33km đường đô thị, 1.969,08 km đường giao thông nông thôn).

Cần Thơ có 6 tuyến quốc lộ chạy qua với tổng chiều dài trên 130km, gồm các tuyến:

+ Quốc lộ 1A: là tuyến quan trọng nhất, nối liền với các tỉnh dọc theo quốc lộ 1A với đoạn đi qua Thành phố Cần Thơ dài 40km.

+ Quốc lộ 80: là tuyến từ Cần Thơ đi Kiên Giang, có chiều dài 28,12km trên địa bàn thành phố. Tuyến này chạy sát kênh Rạch Sỏi, thường bị sạt lở nên đã có chủ trương xây dựng tuyến mới thay thế.

+ Quốc lộ 91: Cần Thơ đi An Giang, dài 51,14km (trong địa bàn TP).

+ Quốc lộ 91B (nay là đường Võ Nguyên Giáp): nằm trọn vẹn trong địa bàn thành phố, dài 15,8km chạy từ đường 3-2 (QL1A) và nhập vào QL91 tại Phước Thới (Quận Ô Môn).

+ Đường Nam Sông Hậu, dài 9,1km trên địa bàn TP, kết nối QL91B với các quận huyện ven sông và tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng.

+ Đường Cần Thơ - Vị Thanh: dài 47km, trong đó đoạn qua TP Cần Thơ dài 10,4km chạy từ TP Cần Thơ đến thị xã Vị Thanh và đi Cà Mau.

Nhìn chung các tuyến quốc lộ đều có chất lượng tốt, tuy nhiên một số tuyến như QL91 và 80 có mặt cắt còn nhỏ. Đặc biệt, việc thông cầu Cần Thơ (năm 2010) đã làm cho giao thông Cần Thơ đạt được những bước đột phá mới, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển mọi mặt về kinh tế, văn hóa, du lịch,…

Hệ thống bến xe và bãi đậu xe: Bến xe khách Cần Thơ quốc lộ 91B: tiêu chuẩn bến xe loại I, đã đưa vào hoạt động với diện tích 3,5ha công suất 2.000 lượt khách/ngày ; Bến xe khách Hùng Vương (bến xe Cần Thơ cũ); Bến xe Ô Môn; Bến xe Thốt Nốt.

- Đường thủy

Do nằm ở vùng hạ lưu, ven sông Hậu nên Cần Thơ trở thành địa điểm có nhiều điều kiện để phát triển hệ thống giao thông thủy. Sông Hậu, nơi chảy qua địa phận Thành phố Cần Thơ khá rộng và sâu nên các tàu có trọng tải lớn (đến trên


1.000 tấn) có thể lưu thông một cách dể dàng và thuận lợi. Cùng với hệ thống các bến cảng tạo thuận lợi cho việc kết nối vận chuyển giữa đường thủy và đường bộ.

Mạng lưới đường thủy nội địa do Thành phố Cần Thơ quản lý có 6 tuyến với tổng chiều dài 185,35km, mạng lưới đường thủy nội địa phân cấp cho các quận huyện quản lý có tổng chiều dài 380km. Ngoài ra thành phố còn hàng ngàn km sông, kênh, rạch nhỏ khác.

Các tuyến vận tải thủy do Trung Ương quản lý đi qua Thành phố Cần Thơ gồm: tuyến TP. Hồ Chí Minh - Cà Mau (qua sông Hậu - sông Cần Thơ - kênh Xà No), tuyến thành phố Hồ Chí Minh - Kiên Lương (qua sông Hậu - kênh Rạch Sỏi), tuyến Rạch Ô Môn - Kênh Thị Đội - Cửa sông Cái Bé.

Cảng hàng hóa: Trên địa bàn Thành phố Cần Thơ có 03 cảng hàng hóa gồm: cảng Hoàng Diệu (quy mô tiếp nhận tàu trọng tải 1 vạn DWT hoặc 2 vạn DWT), cảng Trà Nóc (quy mô tiếp nhận tàu trọng tải 2.500 DWT), cảng Cái Cui (quy mô tiếp nhận tàu trọng tải 1 vạn DWT - 2 vạn DWT).

Hệ thống bến tàu: Bến tàu khách Cần Thơ; Bến tàu du lịch Ninh Kiều (tại trung tâm Thành phố Cần Thơ); Bến tàu Ô Môn. Các bến tàu được xây dựng đã tạo được sự kết nối giữa các tuyến điểm du lịch trên sông và ven bờ sông.

- Đường hàng không

Thành phố Cần Thơ có Sân bay Cần Thơ (còn có tên là Sân bay Trà Nóc), là sân bay lớn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đã chính thức đi vào hoạt động khai thác thương mại các tuyến quốc nội từ ngày 03 tháng 01 năm 2009 và mở các tuyến bay quốc tế vào cuối năm 2010.

Sân bay Cần Thơ được xây dựng theo tiêu chuẩn Sân Bay cấp 4E của ICAO. Nhà ga hành khách có diện tích sàn 20.750m2 gồm 2 cao trình, đạt tiêu chuẩn phục vụ hành khách hạng C. Có thể đảm bảo tiếp nhận các loại máy bay B777, B747- 400 và tương đương cả ngày và đêm. Năng suất tiếp đón từ 3 - 5 triệu khách/năm cùng lượng hàng hóa thông qua cảng khoảng 5.000 tấn/năm.

Ngày 01/01/2011, khánh thành Cảng hàng Không Quốc Tế Cần Thơ Giai đoạn

II. Cảng hàng không Quốc Tế Cần Thơ chính thức đi vào hoạt động đồng bộ và hiện đại. Đảm bảo đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn hạ tầng kỹ thuật của Quốc tế, mở ra một


trang sử mới cho giao thương ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long ra khu vực và thế giới. Là cơ sở quan trọng để đẩy mạnh hoạt động du lịch quốc tế tại Cần Thơ.

Một số tuyến bay trong nước và quốc tế: Cần Thơ – Côn Đảo, Cần Thơ – Hà Nội, Cần Thơ – Thành Phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ – Phú Quốc; Cần Thơ – Cao Hùng, Cần Thơ – Đài Bắc.

2.2.4.2. Hệ thống cung cấp điện, nước sạch

- Điện: Thành phố Cần Thơ được cấp điện chủ yếu từ lưới điện quốc gia qua đường dây 220KV, cung cấp điện cho thành phố qua đường dây 110KV và 6 trạm biến áp. Nhà máy nhiệt điện Trà Nóc có công suất 200 MW, đã hòa vào lưới điện quốc gia. Ngoài nguồn cung cấp trên, thành phố đã và đang xây dựng Trung tâm điện lực Ô Môn, giai đoạn đầu với công suất 600MW, sau đó sẽ được nâng cấp lên 1.200MW và hiện nay đã có 01 tổ máy công suất 330MW đã hòa vào lưới điện quốc gia trong tháng 10/2008, phục vụ cho vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Dự án đường ống dẫn khí lô B (ngoài khơi biển Tây) đưa khí vào cung cấp cho Trung tâm điện lực Ô Môn (tổng công suất lên đến 2600KW) đang được Tổng công ty Dầu khí Việt Nam triển khai.

- Nước: Cần Thơ có hai nhà máy cấp nước sạch có công suất 90.000 m3/ngày đêm, dự kiến xây thêm các nhà máy cung cấp nước sạch với công suất 150.000 m3/ngày đêm, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu về nước sạch cho thành phố.

2.2.4.3. Hệ thống bưu chính, viễn thông

- Bưu chính: Hệ thống cơ sở hạ tầng bưu chính, viễn thông đã phủ kín toàn thành phố. Số đại lý dịch vụ viễn thông khoảng trên 2.000 điểm và gần 200 điểm phục vụ bưu chính trên địa bàn thành phố. Trong đó, gần 1000 điểm bán, đại lý dịch vụ viễn thông; 711 điểm đại lý Internet; 187 điểm điện thoại công cộng; gần 500 điểm ủy quyền đăng ký thông tin di động trả trước... Bán kính phục vụ bưu chính là 1,7km/điểm phục vụ, với số dân phục vụ bình quân là 7.729 người/điểm, 85/85 phường xã thị trấn (100%) có báo đến trong ngày.

- Viễn thông: Nhìn chung hệ thống thông tin liên lạc Thành phố Cần Thơ khá phát triển, với hệ thống thông tin đại chúng, bưu chính – viễn thông hiện đại, luôn được cập nhật và nâng cấp. Với 1 bưu điện trung tâm, các bưu điện tỏa khắp các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2023