Tóm Tắt Các Văn Bản Định Hướng Chiến Lược Đầu Tư


Bảng 2.6. Tóm tắt các văn bản định hướng chiến lược đầu tư


Văn bản

Cơ quan ban hành/phê duyệt

Thời hiệu

Cấp trung ương



Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia

Ban chấp hành TW Đảng

10 năm

Phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước

Thủ tướng Chính phủ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì)

5 năm

Các chương trình mục tiêu quốc gia

Thủ tướng Chính phủ

5 năm

Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 Năm

Quốc hội phê duyệt (Chính phủ chủ trì)

5 năm

Chương trình đầu tư công (PIP)

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì)

5 năm

Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hằng năm

Chính phủ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì)

1 năm

Cấp vùng, địa phương, ngành



Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các lãnh thổ đặc biệt

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì. Riêng đối với các quy hoạch liên quan đến quốc phòng sẽ do Bộ Quốc phòng chủ trì)

10 năm và tầm nhìn xa hơn

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức lập quy hoạch)

10 năm và tầm nhìn xa hơn

Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu của quốc gia

Các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan tổ chức lập và phê duyệt quy hoạch

10 năm và tầm nhìn xa hơn

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh

UBND cấp huyện tổ chức lập và trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch.

10 năm và tầm nhìn xa

hơn

Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu của tỉnh

Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Các giải pháp tăng cường quản lý đầu tư công ở Việt Nam - 9

( Nguồn: Nghị định 04/2012/NĐ-CP)


Bảng 2.7: Các văn bản pháp luật về định hướng kế hoạch đầu tư công


TT

Văn bản

Trích yếu

Ngày/TrạngThái


1


Quyết định số 63/QĐ- TTg

Phê duyệt Đề án Cơ cấu lại đầu tư công giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến năm 2025

Ban hành: 12/01/2018 Hiệu lực: 12/01/2018 Trạng thái: Đang có hiệu lực


2


Nghị quyết số 26/2016/QH14


Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020

Ban hành: 10/11/2016 Hiệu lực: 10/11/2016 Trạng thái: Đang có hiệu lực


3


Nghị quyết số 73/NQ-CP

Phê duyệt Chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020

Ban hành: 26/08/2016 Hiệu lực: 26/08/2016 Trạng thái: Đang có hiệu lực


4


Nghị định số 136/2015/NĐ-CP


Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công

Ban hành: 31/12/2015 Hiệu lực: 15/02/2016 Trạng thái: Đang có hiệu lực


5


Nghị định số 77/2015/NĐ-CP


Kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm

Ban hành: 10/09/2015 Hiệu lực: 01/11/2015 Trạng thái: Đang có hiệu lực


6


Chỉ thị số 23/CT-TTg


Lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020

Ban hành: 05/08/2014 Hiệu lực: 05/08/2014 Trạng thái: Đang có hiệu lực

( Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể của cả nước, của ngành, của vùng kinh tế, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng các quy hoạch cấp địa phương, bao gồm: quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của các tiểu vùng lãnh thổ thuộc tỉnh và của các đơn vị hành chính trực thuộc; quy hoạch cụ thể phát triển ngành trên địa bàn; quy hoạch xây dựng các đô thị (từ loại III trở xuống), nông thôn của tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê chuẩn, trước khi quyết định.

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của cấp nào do cấp đó quyết định. Chính phủ lập, trình Quốc hội quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.”


Hiện nay chính phủ cũng đã ban hành nhiều quyết định và văn bản về lựa chọn dự án đầu tư công.

Bảng 2.8: Các quyết định và văn bản về chọn các dự án đầu tư công


TT

Văn bản

Trích yếu

Ngày/TrạngThái


1


Quyết định số 1291/QĐ-TTg

Quyết định giao kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách nhà nước (bao gồm vốn trái phiếu Chính phủ) giai đoạn 2016 - 2020 (đợt 2)

Ban hành: 29/08/2017 Hiệu lực: 29/08/2017 Trạng thái: Đang có hiệu lực


2


Quyết định số 1292/QĐ-TTg


Giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2017

Ban hành: 29/08/2017 Hiệu lực: 29/08/2017 Trạng thái: Đang có hiệu lực


3


Quyết định số 693/QĐ-TTg

Giao kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước năm 2016 của các Bộ: Công Thương, Thông tin và Truyền thông

Ban hành: 27/04/2016 Hiệu lực: 27/04/2016 Trạng thái: Đang có hiệu lực


4


Nghị định số 15/2015/NĐ-CP


Đầu tư theo hình thức đối tác công tư

Ban hành: 14/02/2015 Hiệu lực: 10/04/2015 Trạng thái: Đang có hiệu lực


5


Thông tư số 06/2016/TT- BKHĐT

Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư


Ban hành: 28/06/2016 Hiệu lực: 20/09/2016 Trạng thái: Đang có hiệu lực

( Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Việt Nam cũng có nhiều văn bản pháp luật trong hướng dẫn triển khai các dự án đầu tư công. và nhiều văn bản giúp đánh giá và kiểm toán sau hoàn thành dự án như sau:


Bảng 2.9: Một số văn bản pháp luật điều chỉnh về triển khai đầu tư công


TT

Văn bản

Trích yếu

Ngày/TrạngThái


1


Nghị quyết số 70/NQ-CP

Những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công

Ban hành: 03/08/2017 Hiệu lực: 03/08/2017 Trạng thái: Đang có hiệu lực


2


Thông tư số 108/2016/TT-BTC

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước


Ban hành: 30/06/2016 Hiệu lực: 01/07/2016 Trạng thái: Đang có hiệu lực


3


Nghị định số 59/2015/NĐ-CP


Quản lý dự án đầu tư xây dựng

Ban hành: 18/06/2015 Hiệu lực: 05/08/2015 Trạng thái: Đang có hiệu lực

4

Nghị định số 136/2015/NĐ-CP

Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công

Ban hành: 31/12/2015 Hiệu lực: 15/02/2016

( Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Bảng 2.10: Các văn bản pháp luật về đánh giá và kiểm toán đầu tư công


TT

Văn bản

Trích yếu

Ngày/TrạngThái


1

Thông tư số 03/2017/TT-BKHĐT

Quy định chế độ báo cáo việc lập, theo dõi và đánh giá thực hiện kế hoạch đầu tư công

Ban hành: 25/04/2017 Hiệu lực: 15/06/2017


2


Thông tư số 13/2016/TT-BKHĐT

Quy định về chế độ Báo cáo trực tuyến và quản lý vận hành Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước


Ban hành: 29/09/2016 Hiệu lực: 20/11/2016


3

Thông tư số 22/2015/TT-BKHĐT

Quy định về mẫu báo cáo giám sát và đánh giá đầu tư

Ban hành: 18/12/2015 Hiệu lực: 18/12/2015


4

Nghị định số 84/2015/NĐ-CP

Nghị định về giám sát và đánh giá đầu tư

Ban hành: 30/09/2015 Hiệu lực: 20/11/2015


5


Chỉ thị số 07/CT-TTg

Về tăng cường các biện pháp xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản nguồn vốn đầu tư công.

Ban hành: 30/04/2015 Hiệu lực: 30/04/2015

6

Luật số 49/2014/QH13

Luật Đầu tư công

Ban hành: 18/06/2014 Hiệu lực: 01/01/2015

( Nguồn: Tác giả tổng hợp)



Việt Nam vẫn chưa có một khung pháp lý thống nhất và toàn diện cho hoạt động kiểm toán đối với các dự án đầu tư công bằng nguồn vốn trong nước.

Luật Đầu tư công được Quốc hội thông qua ngày 18/6/2014 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2015. Việc ban hành luật này được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá là đã tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ và hoàn chỉnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý hoạt động đầu tư và sử dụng vốn đầu tư công; khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải trong đầu tư công, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư theo đúng mục tiêu, định hướng của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Việc ban hành Luật Đầu tư công cũng tạo ra công cụ quan trọng để bảo đảm việc quản lý đầu tư công được công khai, minh bạch, góp phần tích cực vào việc chống thất thoát, lãng phí. Đồng thời, cũng là căn cứ pháp lý để tăng cường công tác phòng chống tham nhũng, khắc phục tình trạng cửa quyền, nhũng nhiễu trong quản lý đầu tư công - báo cáo của Bộ nêu rõ.

Triển khai Luật Đầu tư công và các nghị định hướng dẫn thi hành đã ngăn ngừa được sự tùy tiện, chủ quan, duy ý chí trong việc quyết định chủ trương đầu tư.

Tuy nhiên còn quá nhiều vấn đề trong khuôn khổ pháp lý quản lý đầu tư công

như:

Để thi hành luật cần 7 nghị định hướng dẫn. Việc này được Bộ Kế hoạch và

Đầu tư cho biết kéo dài gần hai năm, bắt đầu từ ngày 14/2/2015 (sau 6 tháng Luật Đầu tư công được thông qua) cho đến ngày 2/12/2016 mới hoàn thành việc ban hành.

Việc hướng dẫn thực hiện các quy định của luật và nghị định cũng gặp một số khó khăn, trở ngại do phải trao đổi bằng văn bản, mất khá nhiều thời gian. Các văn bản trả lời câu hỏi hoặc hướng dẫn chỉ đến với một đầu mối có câu hỏi mà không triển khai chia sẻ rộng rãi cho các đối tượng có liên quan, có cùng vấn đề thắc mắc. Trong khi đó, một số bộ, ngành, địa phương đã có cách hiểu khác và chủ động tổ chức triển khai nên đã dẫn tới một số vấn đề không thống nhất giữa cơ quan tổng hợp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính) với cơ quan thực hiện trong quá trình rà soát kế hoạch và dự án.


Vấn đề này đã tạo ra một quy trình hành chính, mất nhiều thời gian để thống nhất thực hiện cho đúng quy định của pháp luật - Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhìn nhận. Lý do là thực tế đã phát sinh vấn đề liên quan đến công tác quản lý đầu tư công, công tác lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương, phê duyệt dự án, công tác lập,

giao, thực hiện kế hoạch, phân bổ vốn đầu tư công...

Chẳng hạn, một số cơ quan, đơn vị vẫn chưa nắm vững và nhận thức đầy đủ các quy định của luật và các nghị định hướng dẫn thi hành, nên trong việc triển khai thực hiện ở nhiều đơn vị vẫn còn lúng túng, triển khai thực hiện một số quy định còn chưa phù hợp, đề xuất và triển khai thực hiện một số nội dung không đúng với các quy định của pháp luật, trái thẩm quyền,...

Hay, một số cơ nơi chấp hành các quy định pháp luật về đầu tư công chưa nghiêm, chưa thực hiện đầy đủ các quy định về phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, bố trí vốn không phù hợp với các nguyên tắc, tiêu chí Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã đề ra, nên phải điều chỉnh kế hoạch giao vốn nhiều lần và kéo dài thời gian giao vốn; theo dõi, đánh giá, kiểm tra kế hoạch, chương trình, dự án thực hiện chưa sát sao, chưa đầy đủ.

Vẫn thuộc về nguyên nhân chủ quan là chất lượng chuẩn bị dự án chưa tốt, vẫn còn tình trạng một số dự án chuẩn bị đầu tư và phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư dự án, quyết định đầu tư dự án mang tính hình thức để có điều kiện ghi kế hoạch vốn; phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư không phù hợp với thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn. Dẫn đến, sau khi bố trí kế hoạch lại yêu cầu điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, thậm chí phải thẩm định lại nguồn vốn và khả năng cân đối vốn.

Như vậy, Việt Nam cần phải hoản thiện khung pháp lý điều chỉnh quản lý đâu tư công và hoàn thiện bộ luật đầu tư công cho thống nhất và đồng bộ, đảm bảo dễ hiểu và triển khai nhất quán. Đồng thời cũng quy rõ trách nhiệm và quyền hạn cũng như xử lý vi phạm.


2.3.3. Thực trạng quy trình quản lý đầu tư công tại Việt Nam

2.3.3.1. Định hướng đầu tư công

Về mặt hình thức, tưởng chừng như mạng lưới hàng trăm văn bản, từ chiến lược đến kế hoạch, quy hoạch, định hướng, chương trình v.v. từ cấp trung ương đến cấp huyện và các bộ ngành sẽ bao quát hết mọi ngóc ngách của hoạt động đầu tư công và đảm bảo đầu tư công được dẫn dắt bởi những định hướng rõ ràng và nhất quán. Tuy nhiên, trên thực tế, rừng văn bản này vấp phải một số nhược điểm cơ bản.

Thứ nhất, về phạm vi, mặc dù từ hơn 10 năm nay, Chính phủ đã coi kinh tế

- xã hội - môi trường là ba trụ cột của phát triển bền vững ở Việt Nam, song các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là ở cấp địa phương, nhìn chung chỉ mới coi trọng lĩnh vực kinh tế mà ít đề cập tới hai trụ cột còn lại. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới việc hoạch định và phân bổ nguồn lực đầu tư công cho hai lĩnh vực hết sức quan trọng này.

Thứ hai, thứ tự ưu tiên trong định hướng đầu tư công chưa rõ ràng. Theo tác giả Lê Viết Thái, do cùng một lúc tồn tại quá nhiều mũi nhọn, trọng tâm, trọng điểm nên đã dẫn đến hiện tượng đầu tư tràn lan, làm phân tán nguồn lực đầu tư, kéo dài thời gian thực hiện dự án và giảm hiệu quả đầu tư.

Thứ ba, không chỉ thiếu rõ ràng, trong không ít trường hợp, thứ tự ưu tiên về đầu tư công còn không nhất quán với thứ tự ưu tiên về nguồn lực. Chẳng hạn như trong khi công nghiệp hóa luôn được khẳng định là mục tiêu bao trùm của nền kinh tế thì tỷ lệ đầu tư công cho công nghiệp chế tạo chế biến đã giảm từ 10,3% vào năm 2005 xuống chỉ còn 5,9% trong năm 2010, rồi sau đó tăng lên 9,8% vào năm 2013. Trong giai đoạn 2010-2015, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp - vốn luôn được coi là một “mặt trận hàng đầu”

- đã giảm liên tục từ 12,2% xuống chỉ còn 5,6%, đồng thời tỷ lệ đầu tư cho một mặt trận hàng đầu khác là giáo dục - đào tạo giảm từ 6,4% xuống chỉ còn 4,1%. Trong khi đó, hai lĩnh vực không được ưu tiên cao là xây dựng và kinh doanh bất động sản lại có tỷ trọng đầu tư công tăng lần lượt từ 2,4% và 0,9% lên 5,3% và 2,4% một cách tương ứng.


Thứ tư, sự điều phối của trung ương cũng như sự phối hợp giữa các cấp và giữa các bộ, ngành, địa phương trong quy hoạch đầu tư còn rất lỏng lẻo. Trong cách làm quy hoạch và lập chương trình đầu tư công hiện nay, nhu cầu (mà thực ra là mong muốn) đầu tư của các bộ ngành và địa phương được tổng hợp từ dưới lên. Hiện nay, mỗi bộ ngành và địa phương chỉ chú trọng tới quy hoạch đầu tư trong ngành mình - trong nhiều trường hợp là do chạy theo thành tích và lợi ích cục bộ - mà không quan tâm đến quy hoạch đầu tư trong các bộ ngành và địa phương khác. Đồng thời, kỷ luật tài khóa và kỷ luật quy hoạch của trung ương thấp, mang nặng tính ban phát và bao cấp. Hệ quả là quy hoạch đầu tư luôn vượt xa khả năng ngân sách. Ngay cả khi chưa tính hết các hạng mục đầu tư ở mọi cấp mọi ngành thì tổng nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng (CSHT) theo quy hoạch cho giai đoạn 2011-2020 đã lên tới gần 300 tỷ đô-la (giá 2010), nghĩa là mỗi năm cần đầu tư khoảng 30 tỷ đô-la, tương đương với 20-25% GDP của nền kinh tế. Con số này vượt xa tỷ lệ đầu tư CSHT khoảng 12% GDP hiện nay của Việt Nam, và cao hơn hẳn tỷ lệ đầu tư CSHT dưới 10% GDP của các nước Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc trong giai đoạn mở rộng đầu tư của họ. Bảng 2.11: Dự kiến tổng nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy hoạch 2011-

2020


Lĩnh vực đầu tư

Vốn đầu tư (tỷ đô-la)

Trung bình/năm (tỷ đô-la)

Giao thông

160,0

16,00

Điện

46,5

4,65

Thủy lợi

11,5

1,15

Cấp thoát nước

16,6

1,66

Hạ tầng giáo dục đào tạo

8,5

0,85

Hạ tầng y tế

8,5

0,85

Thông tin và truyền thông

15,0

1,50

Hạ tầng đô thị và nông thôn

28,5

2,85

Tổng cộng

295,1

29,51

( Nguồn: Tổng hợp từ các quy hoạch đã công bố của Chính phủ Ghi chú: Giá trị vốn đầu được tính theo mức giá 2010)

Ngày đăng: 15/12/2022