Nghiên cứu văn bản Quốc sử di biên - 3


vận động các nhà giàu cho vay thóc không lấy lãi. Biết bao người tham gia vào các cuộc khẩn hoang lớn để rồi tạo được một cuộc sống ổn định sung túc. Nhưng còn lại biết bao nhiêu người không tìm ra lối thoát, chất chứa căm thù vua quan nhà Nguyễn và bọn địa chủ tàn ác. Họ đã nổi dậy, đã có nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân nổ ra. Triều đình Nguyễn nắm trong tay một lực lượng quân sự to lớn, đã lợi dụng những sai lầm sơ hở của các cuộc khởi nghĩa để đàn áp. Tuy nhiên những chính sách kinh tế xã hội của nhà Nguyễn không làm dịu bớt những mâu thuẫn sâu sắc trong xã hội, cho tới năm 1858 khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, thì xã hội Việt Nam đang nằm trong tình trạng rối ren phức tạp và đầy rẫy những khó khăn.

Về văn hóa, ngay sau khi ổn định nhà nước phong kiến, để khẳng định sự nghiệp vẻ vang của tổ tiên dòng họ nhà Nguyễn đã chú ý đến việc biên soạn các sách sử. Năm 1820 Minh Mạng cho lập Quốc sử quán thì việc sưu tầm thu thập sách vở, in lại các Quốc sử và biên soạn các bộ sử mới đã được tổ chức quy mô và hiệu quả. Đã xuất hiện nhiều những bộ sử lớn do triều Nguyễn tổ chức biên soạn như Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực luc- tiền biên và chính biên, Bản triều bạn nghịch liệt truyện…Bên cạnh đó, một số bộ sử do tư nhân được biên soạn ở triều Nguyễn cũng góp phần làm phong phú nguồn sử liệu nước nhà. Có thể kể đến các sách sử có giá trị như Lịch triều tạp kỷ của Ngô Cao Lãng (?-?), Sử học bị khảo của Đặng Xuân Bảng (1828-?), Quốc sử di biêncủa Phan Thúc Trực (1802-1852); Lê sử toản yếu của Trần Văn Vi (?-?)...và một số sách sử không rõ tác giả như: Hậu Lê dã lục; Dã sử; Lê kỷ; Lê kỷ tục biên.., …. Trong các bộ sử tư nhân, QSDB của Phan Thúc Trực cũng được coi là bộ sử có giá trị, nó không chỉ bổ sung tư liệu cho bộ Đại Nam thực lục mà còn là bộ sử được viết trên tinh thần khách quan, được coi là bộ sử không thể thiếu khi nghiên cứu lịch sử triều Nguyễn. Cũng nhờ có chính sách trọng người hiền tài, phát


huy mọi khả năng của tầng lớp trí thức nên ở đầu thời Nguyễn, các trước tác của các tác gia nở rộ như hoa mùa xuân. Trong các công trình tư nhân được biên soạn ở triều Nguyễn, đáng chú ý có bộ Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (1782-1840). Đây là bộ bách khoa toàn thư đầu tiên của nước ta, được tác giả biên soạn từ kho tư liệu lớn liên quan đầy đủ đến các vấn đề chính trị kinh tế học, về địa lý học, luật học, văn học, ngoại giao, quân sự, chế độ quan liêu ... . Bộ sách không chỉ phong phú về tư liệu, rành mạch trong việc phân loại và hệ thống hóa mà còn là bộ sách có giá trị khoa học, tiến bộ về mặt tư tưởng. Ngoài ra, một số công trình có giá trị trong việc nghiên cứu các thiết chế chính trị được biên soạn công phu là các tập Đại Nam hội điển sự lệ, Sĩ hoạn tu tri lục, Quốc triều điều lệ lược biên….Việc biên soạn địa phương chí trở thành phong trào. Nhiều tác phẩm có giá trị xuất hiện như Nghệ An chí, Kinh Bắc phong thổ chí, Ninh Bình chí, Sơn Tây chí…Triều đình nhà Nguyễn cũng lập một số thư viện lớn tại Huế như Tụ Khuê thư viện, Tàng thư lâu bạ, Tân thư viện thủ sách, Nội các thủ sách, Cổ học viện ... để lưu trữ và khai thác các thư tịch cổ từ xưa đến nay…

Trong các công trình viết về triều Nguyễn, trước đây, hầu hết các tác giả đều cho rằng triều Nguyễn là vương triều phản động vì hành động chống lại Tây Sơn và những chính sách nội trị, ngoại giao sai lầm của vương triều này. Nhưng ngày nay, nhìn nhận lại vấn đề, chúng ta cũng phải thấy rằng, sau giai đoạn ổn định và phát triển với sự tiềm ẩn của những nhân tố tiến bộ về kinh tế, văn hóa, giáo dục, ngoại giao…triều đại Tây Sơn đã bước vào giai đoạn khủng hoảng và sụp đổ khi Quang Trung đột ngột qua đời, nhân dân lao động không còn nhìn Tây Sơn như những đại diện của mình nữa. Sau một thời gian dài chiến tranh liên miên, nền đất nước trở nên tiêu điều, chính trị rối loạn, công việc cần làm trước mắt cùa Gia Long và các vua đầu đời Nguyễn là bắt tay xây dựng và củng cố nền thống trị trên nền tảng Nho giáo. Có điều cần nói


ở đây là do quá chú tâm vào việc vun vén quyền lực của giai cấp và dòng họ nên các ông vua nhà Nguyễn đã cho thi hành nhiều chính sách thiển cận, không bắt kịp xu hướng của thời đại, không đưa ra được những đối sách phù hợp để tự cứu mình, cứu dân tộc trong bối cảnh chủ nghĩa tư bản châu Âu đanh ráo riết bành chướng sang phương Đông. Nền kinh tế bị phá hoại nghiêm trọng trong những năm chiến tranh chưa được phục hồi, vì nhà nước chăm lo không đúng mức đến phát triển kinh tế nông nghiệp. Nạn đói thường xuyên xảy ra, thiên tai, ôn dịch hoành hành làm hàng ngàn nông dân phiêu tán. Tuy nhiên, xã hội thời Nguyễn cũng có những bước tiến nhất định. Cho nên bức tranh toàn cảnh về kinh tế, chính trị, xã hội phức tạp, đôi khi có sự đan xen giữa các tiến bộ và bảo thủ, giữa mạnh và yếu, giữa tích cực và tiêu cực. Vì lẽ đó khi nghiên cứu lịch sử của triều Nguyễn, người ta đưa ra nhiều phiên bản khác nhau. Bên cạnh những ý kiến phê phán, thậm chí lên án gay gắt thì lại có những ý kiến ca ngợi, biểu dương. Đó là khi đề cập đến các hiện tượng kinh tế Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX, về chính sách khai hoang thủy lợi, về các biện pháp cải cách hành chính, tư pháp, phương thức quản lí ruộng đất, về một số thành tựu văn học, sử học, y học, thậm chí cả một phần trong các chính sách đối nội, đối ngoại của các đời vua.

Về văn hóa thì cho dù phê phán nhà Nguyễn trong quá trình củng cố quyền lực của mình đã tìm mọi cách phục hồi Nho giáo vốn đã suy đồi trong những thế kỉ trước, biến Nho giáo thành bệ đỡ tư tưởng cho chính quyền chuyên chế, vẫn có ý kiến cho là dưới thời Nguyễn, giáo dục khoa cử đã có bước phát triển mới, tuyển chọn được nhiều người tài… còn trong khi thi hành chính sách độc tôn Nho giáo, hạn chế Phật giáo, cấm đoán đạo Thiên chúa thì đạo Phật ở nước ta vẫn có điều kiện phát triển ở các vùng nông thôn, bên cạnh sự thăng hoa của các tín ngưỡng dân gian. Về khoa học, nhất là về khoa học xã hội đã có nhiều thành tựu độc đáo, phát huy được truyền thống


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 294 trang tài liệu này.

văn hiến Việt Nam. Về chính sách ngoại giao, chính sách bài bác phương Tây thái quá dẫn tới việc cấm đạo hà khắc; thái độ mềm yếu trong đối phó với cuộc xâm lược vũ trang của bọn thực dân, thiếu quyết tâm chống giặc và thắng giặc… Tuy nhiên ta cũng phải công nhận rằng chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn cũng có lúc mềm dẻo, khôn khéo nhờ đó mới giữ được mối quan hệ cơ bản là tốt với Trung Quốc, với các nước trong khu vực và với cả phương Tây trong một thời gian dài.

Như vậy, để đi đến ý kiến thống nhất hoàn toàn về các vấn đề lịch sử triều Nguyễn, nhất là những vấn đề nhạy cảm, là một công việc khó, thậm chí là không thể. Nói cách khác, trong khi thừa nhận có một bức tranh nền sẫm của lịch sử thời Nguyễn thì người ta vẫn có quyền quan sát những điểm sáng trong bức tranh đó với cách thức riêng và với những cảm nhận riêng của mình.

Nghiên cứu văn bản Quốc sử di biên - 3

2. Vài nét về tiểu sử Phan Thúc Trực.


Phan Thúc Trực (1808-1852), còn có tên là Phan Dưỡng Hạo, Phan Sư Mạnh, hiệu là Hành Quý, Cẩm Đình, Dưỡng Hạo Hiên, quê ở làng Vân Tụ, huyện Đông Thành (nay đổi thành xã Khánh Thành, huyện Yên Thành), tỉnh Nghệ An. Ông, cha của Phan Thúc Trực đều đậu Hương cống (tức cử nhân) và đều ra làm quan dưới triều nhà Lê. Cha ông tên là Phan Vũ, là người thông minh dĩnh ngộ, nổi tiếng hay chữ ở vùng Nghệ An và Hà Tĩnh. Các bộ sách Ngũ kinh và Chư sử ông đều đọc thuộc lòng cho nên người đương thời đều tôn xưng ông là nhà “thông nho”. Sau gặp cảnh loạn lạc lúc cuối thời nhà Lê, ông sinh lòng chán nản. Mấy năm đầu niên hiệu Gia Long, ông Vũ đã 3 lần liên tiếp thi đỗ tú tài, nhưng không mặn mà với việc thi đại khoa, ở ẩn suốt đời và mở trường riêng để dạy học trò và con cháu trong gia tộc. Học trò của


cụ ở các vùng Hoan Châu và Diễn Châu cũng có nhiều người đỗ đạt ra làm quan.

Xuất thân trong gia đình Nho gia, từ nhỏ Phan Thúc Trực đã được các nhân sĩ trong tỉnh Nghệ An gọi là "thần đồng" họ Phan. Điều này được minh chứng bằng 10 khoa thi liên tiếp ông đều đậu tú tài. Đây là việc chưa từng có trong trường khoa cử ngày xưa ở nước ta vậy. Bởi vì Phan Thúc Trực đã đậu luôn 10 khoa tú tài cho nên người đương thời gọi ông là “thày tú mười” và hội Văn thân huyện Yên Thành đã kính tặng tiên sinh một câu đối như sau:

一 舉 成 名 天 下 有十 科 連 中 世 間 無

Nhất cử thành danh thiên hạ hữu, Thập khoa liên trúng thế gian vô. Nghĩa là:

Một lần đi thi mà thành danh, trong thiên hạ chưa từng có nhiều kẻ Mười khoa thi đều trúng tuyển, trên thế gian chửa có một người.

Trong biểu mừng Phan Thúc Trực đỗ Thám hoa năm Đinh Mùi có đoạn ca ngợi gia đình ông như sau : “ Lịch đại dĩ khoa mục thủ nhân, nhi tiến sĩ quý vu thế, tam khôi tiến sĩ khoa chi tối quý giả. Kì vinh hạnh thành phi nhất gia, nhất nhân tư dã. Ngô xã tân khoa cập đệ Phan qúy thai, gia thế nho, tự lục đại tổ đăng hương tường, tuấn thi lễ chi nguyên, kì hậu tương kế dự hiền thư giả tam tứ thế ….” [Cẩm hồi tập, ký hiệu A.1474, tờ 12a, VHN] (Dịch : Trải các đời đều lấy khoa cử để tuyển chọn người tài, đỗ tiến sĩ được người đời quý trọng , mà đỗ Tam khôi tiến sĩ thì không có gì quý hơn. Vinh hạnh này quả thực không phải là của một gia đình hay riêng của một người. Đỗ Tân


khoa cập đệ xã ta là tôn quý họ Phan. Gia thế từ xa xưa đã thuộc hàng danh nho, từ sáu đời trước đến bây giờ đều theo con đường học hành, khơi nguồn thi thư lễ nhạc, con cháu đời sau có đến ba, bốn đời đều đứng vào bậc hiền nho…).

Do được sự dạy bảo của cha cùng với bản tính siêng năng ham học, Phan Thúc Trực thuở còn đi học rất mực thông minh, ông đọc nhiều sách, thâm uyên kinh sử, nức tiếng hay chữ nhất thời bấy giờ. Năm Thiệu Trị thứ 5 (1845) ông đỗ Tú tài được sung Cống sinh (tức Cử nhân). Sau 2 năm, đến khoa thi Hội, thi Đình năm Đinh Mùi (1847) ông đỗ Thám hoa. Sau khi đỗ Thám hoa, Phan Thúc Trực trở về làng và được vua ban cho biển vàng có ba chữ "Khôi đa sĩ" (nghĩa là người đỗ đầu hơn hẳn nhiều nhân sĩ trong nước). Việc ông giành được ngôi cao thứ ba trong ba bậc Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa không chỉ là vinh hạnh của ông và gia đình mà con là niềm tự hào của người dân địa phương nơi ông sinh ra. Trong biểu do tổng Vân Tụ mừng ông đỗ Thám hoa có đoạn:

"Khoa giáp tòng tiền, ngô tổng vị hữu dã. Phá thiên hoang tự kim nhật thủy, quốc triều khai khoa dĩ lai, nhất giáp ngô Hoan vị hữu dã. Chấn thiên thanh diệc tự kim nhất, ngô tổng chi nhân thủy. Lô xướng chi nhật, quận nhân vinh chi, chí ư phủ huyện, dĩ cập xã thôn diệc giai vinh chi" (Khoa cử ở tổng ta từ trước đến nay chưa từng có người đỗ đạt cao. Mở chân trời mới cũng bắt đầu từ đây, từ ngày triều ta mởi khoa thi tới nay, chưa từng có giáp nào ở châu Hoan đỗ cao như thế. Chấn động khắp vùng từ nay cũng bắt đầu từ người của tổng ta. Ngày xướng danh, người khắp trong quận đều thấy vinh dự, từ phủ huyện cho tới xã thôn, ai ai cũng cảm thấy tự hào).

(Cẩm hồi tập, tờ 10a)


Người dân Vân Tụ không chỉ tự hào vì khoa thi năm đó, cả châu Hoan mới có một người đỗ đạt cao như ông, mà còn cho rằng, sở dĩ người dân Vân Tụ không ngại khó khăn vất vả, chung sức xây dựng quê hương đều do những danh gia vọng tộc như dòng họ Phan làm nên khuôn phép. Biểu mừng của các chức sắc cai phó tổng hương hào lý dịch tổng Vân Tụ đã ca ngợi ông như sau:

"Tiến sĩ chi vinh ư thể giả, cổ hĩ, nhi tam khôi kì giáp khoa chi vinh cánh vinh. Quốc triều Nhâm Ngọ chí kim, cái phi nhất khoa, nhất thời hoành thạc, đa do thử đồ, nhi ngô tổng vị kiến kì nhân. Kim khoa, thánh triều lị chính chi thất niên. Đăng chính bảng giả bát. Ngô tổng Phan Sư Mạnh, danh tại đệ tam. Điện thí khâm mông, sắc tứ Đệ nhất giáp đệ tam danh Thám hoa cập đệ. Lô truyền chi hậu, hữu bao hốt dĩ vinh, hữu kì bảng dĩ sủng chi. Cổ sở vị vinh cánh vinh giả. Đãi kiến vu kim hĩ. Tức tư chi ngô hầu chi hữu kim nhật, phong thổ chi mĩ, môn vọng chi cao, tích lũy cố hữu tự lai, nhi diệc hầu chi học hành, hữu dĩ thành chi dã, văn sơn cẩm thủy, tượng lĩnh hạc khê, ngô tổng phong thổ chi mĩ dã, tự ngũ đại tổ chí tiên quân tử, giai dĩ khoa mục hiển, ngô hầu môn vọng chi cao dã. Bản lục kinh dĩ vi minh thế chi văn. Ngô hầu chi học hà chính. Đôn tam vật dĩ vi trì gia chi bản. Ngô hầu chi hành hà chất, thời dữ tổng nhân tương hội. Tắc tiếp dĩ văn ái dĩ tức, tuy hương hào lí dịch hoặc kiến khiển nộ, nhi nhân bất dĩ nộ, thần từ phật tự, thời hữu tu lí, nhi nhân bất cáo lao, cái nhất tổng chi nhân dĩ tâm duyệt hĩ. Phù dĩ như thử chi phong thổ chi môn vọng nhi kiêm dĩ hầu chi học hành. Kim nhật chi vinh cố kì sở dã. Cẩm hồi chi thứ, quang diệu môn lư, quan giả tân tương vị viết, kim khoa thám hoa, Vân Trụ tổng nhân dã, kì vinh diệu vi hà như da. Tự thử nhi kim mã ngọc đường, thanh phan tử các, thụ cơ quang vu vương quốc. Nhị điển hình vu hậu lai, thị ngô hầu phận sự, nhi ngô tổng diệc sở thâm vọng yên

Bản tổng cai phó tổng, hương hào lí dịch toàn hạ


(Cảm hồi tập, tờ10b-12a)


Dịch nghĩa:


Đỗ tiến sĩ quả thực là vô cùng vinh hạnh trong đời, từ xa xưa đã thế. Mà nay đỗ tam khôi giáp khoa, sự vinh hạnh đó lại càng lớn hơn. Quốc triều ta từ năm Nhâm Ngọ đến nay, không phải chỉ là chỉ có một khoa thi, một lúc rộng lớn. Mọi người phần nhiều đều từ con này mà đi lên, nhưng tổng ta chưa thấy có người đỗ đạt. Khoa thi năm nay được tổ chức vào năm thứ 7 Thánh triều trị vì (1847), đăng chính bảng được 8 người, người của tổng ta là Phan Sư Mạnh, danh được đề vào hàng đệ tam.

Sắc chỉ ban cho Đệ nhất giáp đệ tam danh Thám hoa cập đệ. Sau khi truyền lô, được vinh dự ban bào hốt , sủng ái cho mang theo cờ biển. Từ xưa được coi là vẻ vang, nay lại càng vẻ vang hơn, đến bây giờ mới được thấy được như vậy. Nghĩ lại, ngô hầu [cách gọi kính trọng] sở dĩ được như ngay nay là do đất đai tổng ta đẹp đẽ, ngô hầu lại được sinh ra trong nhà vọng tộc, được tích lũy từ xưa nên việc học hành mới thành công như thế. Núi sông gấm vóc, non tượng, khe hạc, tổng của ta phong thổ quả vô cùng đẹp đẽ. Từ năm đời trước cho đến đời cha của ngô hầu đều theo con đường khoa mục. Gia đình ngô hầu đúng là bậc danh cao vọng tộc, vốn lấy lục kinh để làm văn chương ở đời. Nghiệp học lấy gì làm chính ? Lấy "tam vật" (Thiên địa nhân) để làm gốc giữ nếp nhà. Đức hạnh của ngô hầu thế nào? Tiếp kiến người trong tổng ta, tất lấy văn chương, lòng luôn nhân ái. Hương hào lí dịch, thảng hoặc có người bị khiển trách mà bực dọc, nhưng không ai tức giận. Cùng tu sửa đền thờ chùa Phật mà chẳng có người nào dám vất vả kêu ca. Sở dĩ người dân trong tổng vui vẻ là vì ngô hầu thuộc gia danh gia vọng tộc của quê nhà mà sự học hành của ngô hầu sở dĩ đạt vinh quang như ngày nay là do vốn đã có gốc rễ từ trước. Thứ đến là đất đai như gấm hoa, cửa nhà sáng láng. Nhiều

Xem tất cả 294 trang.

Ngày đăng: 04/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí