Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hình Thành Và Phát Triển Du Lịch Sông Nước


1.1.2.3. Vai trò của du lịch sông nước

* Đối với đời sống nhân dân

- Du lịch sông nước tham gia tích cực vào quá trình tạo nên nguồn thu cho các địa phương từ các hoạt động dịch vụ du lịch như: sản xuất ra đồ lưu niệm, chế biến và tiêu thụ thực phẩm, xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật,…

- Góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm cho người lao động trong khu vực khai thác du lịch.

- Tăng cường giao lưu, liên kết với các địa phương trong và ngoài tỉnh, thành phố trong đầu tư khai thác phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế nói chung.

* Đối với ngành du lịch

- Trước hết, du lịch sông nước mang lại cho du khách nhiều điều thú vị nhất là đối với những du khách thích khám phá nét văn hóa của dân cư hai bên bờ sông hay cũng như những loại hình nghệ thuật đặc trưng của vùng sông nước.

- Du lịch sông nước mang lại lợi ích kinh tế khá cao cho những đơn vị tham gia tổ chức và cả người dân hai bên bờ sông; gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế có đóng góp thực sự quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội.

- Phát triển du lịch sông nước bền vững, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; đảm bảo an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

1.1.2.4. Sản phẩm du lịch sông nước

Theo Chu Văn Bình, sản phẩm du lịch sông nước “Là sản phẩm du lịch tổng hợp mà các hoạt động vui chơi giải trí, tham quan, ăn uống, nghỉ dưỡng, vận chuyển gắn liền với thiên nhiên sông nước. Các dịch vụ du lịch được phục vụ ngay trên sông hoặc ven bờ sông. Đặc biệt phát triển sản phẩm du lịch sông nước phải đi đôi với phát triển đời sống kinh tế người dân trong vùng và bảo vệ môi trường sinh thái sông nước” (Chu Văn Bình, 2015).

Xây dựng mô hình phát triển du lịch sông nước ở thành phố Cần Thơ - 5

Các nhóm sản phẩm du lịch sông nước

- Nhóm sản phẩm du lịch tham quan đường sông: với SPDLĐS du khách có


thể sử dụng các dịch vụ như du thuyền, canô, tàu cánh ngầm để tham quan vẻ đẹp hai bên bờ sông với không khí trong lành thoáng mát, tìm hiểu phong tục tập quán, sinh hoạt cũng như các món ăn đặc trưng của người dân bản địa. Trên những du thuyền sang trọng du khách có thể thả mình theo sông nước và tận hưởng những màn biểu diễn nghệ thuật, những món ăn độc đáo với sự phục vụ chu đáo và tận tình.

- Nhóm sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng sông nước: kết hợp nối tuyến với các điểm du lịch, sản phẩm du lịch sông nước tạo cho du khách một không gian vui vẻ, thư giãn cùng với thiên nhiên sau những ngày làm việc vất vả. Cùng với những dịch vụ tốt của các khách sạn, resort sang trọng đẳng cấp tại những điểm đến hoặc những khách sạn nổi trên những con sông, con kênh sẽ mang lại cho du khách những khoảng thời gian nghỉ ngơi thoải mái nhất.

- Nhóm sản phẩm du lịch mạo hiểm sông nước: trên những đoạn sông đã được quy hoạch cho phát triển du lịch sông nước, du khách có thể tham gia những trò chơi mang cảm giác mạnh gắn liền với sông nước như: lướt ván có canô kéo, chèo xuồng kayak để thử sức mình và trải nghiệm bản thân. Nhóm sản phẩm này sẽ mang lại một cảm giác thú vị và hào hứng đối với những du khách muốn khám phá những điều mới lạ và thích thể thao.

1.1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch sông nước

* Vị trí địa lý

Trong quá trình hình thành và phát triển du lịch, vị trí địa lý được coi là một nguồn lực quan trọng. Nó có ý nghĩa rất lớn về mặt giao thông, giao lưu, trao đổi. Vị trí địa lý bao gồm: vị trí địa lý về mặt tự nhiên (phạm vi lãnh thổ có giới hạn và tọa độ địa lý), vị trí về kinh tế - xã hội và chính trị.

Bên cạnh đó, để đánh giá về khả năng phát triển của các điểm du lịch thì cần nhận xét yếu tố quyết định của điều kiện vị trí địa lý là điểm du lịch đó được nằm trong khu vực phát triển du lịch và khoảng cách từ các điểm du lịch tới các điểm gửi khách du lịch ngắn. Do đó, khi phân tích và đánh giá vị trí địa lý cần đặt nó trong phạm vi của vùng, quốc gia, khu vực và quốc tế.


* Tài nguyên du lịch

Bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.

- Tài nguyên du lịch tự nhiên là các đối tượng và hiện tượng trong môi trường tự nhiên bao quanh chúng ta bị lôi cuốn vào hoạt động du lịch, tác động đến người quan sát qua hình dạng bên ngoài của nó. Trong đó, tác động mạnh mẽ nhất của các thành phần tự nhiên đến du lịch là địa hình, khí hậu, thủy văn và tài nguyên sinh vật.

- Tài nguyên du lịch nhân văn là do sự sáng tạo của con người nên nó có nguồn gốc nhân tạo, mang đậm nét văn hóa của mỗi vùng, lãnh thổ. Tài nguyên du lịch nhân văn được chia thành: Di sản văn hóa thế giới và di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc; các lễ hội; các đối tượng du lịch gắn liền với dân tộc học; các đối tượng văn hóa, thể thao và hoạt động nhận thức khác.

Du lịch nói chung và loại hình du lịch sông nước nói riêng thì tài nguyên du lịch là một trong những tiền đề để hình thành và phát triển du lịch của một vùng, địa phương. Tài nguyên du lịch giữ vai trò chủ yếu, quyết định sự hình thành và tạo nên sức hấp dẫn cho sự hình thành loại hình du lịch, là yếu tố cơ bản để tạo ra các sản phẩm du lịch.

Tuy nhiên, đối với du lịch sông nước, không phải cứ có sông là có thể hình thành được các tuyến du lịch đường sông. Để có thể đưa vào khai thác du lịch, đầu tiên con sông đó phải có những đặc điểm thẩm mỹ, hấp dẫn được du khách như cảnh quan bên sông thanh tú, dọc dòng sông có nhiều di sản, di tích, công trình văn hóa hoặc trên con sông có những thác, ghềnh phục vụ du lịch mạo hiểm. Hoặc giả con sông đó phải gắn liền với một biến cố lịch sử hay đã từng xuất hiện trong một tác phẩm văn học, thơ ca, điện ảnh nổi tiếng nào đó. Ngoài ra các đặc điểm về địa lý, tự nhiên của con sông như chiều dài, chiều rộng, chế độ thủy văn cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc thiết kế tuyến du lịch trên sông. Một con sông quá hẹp hoặc quá nông thì khó có thể mang lại trải nghiệm về một không gian thoáng đãng, nhẹ nhàng của du lịch sông nước cho du khách. Sông quá hẹp cũng khiến cho việc lưu thông của các chuyến tàu, thuyền du ngoạn trở nên khó khăn hơn khi số lượng thuyền tăng đột biến. Môi trường nước cũng nên được chú ý vì chẳng có du khách


nào lại muốn du ngoạn trên một dòng sông đầy rác thải và bốc mùi hôi thối.

Đồng thời, để du lịch sông nước phát triển mạnh mẽ và thu hút được du khách phải cần có sự kết nối giữa các hoạt động trên sông và trên đất liền. Du lịch sông nước sẽ kém hấp dẫn nếu thiếu vắng các hoạt động trên đất liền. Một tuyến du lịch đường sông hoàn hảo phải có sự kết nối với các hoạt động tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, đền chùa, hoặc tham gia vào các hoạt động du lịch cộng đồng với cư dân địa phương ở hai bên dòng sông, hay du khách có thể dừng chân tham gia câu cá bên bờ sông,... nhằm tạo nên sự phong phú và hấp dẫn cho hành trình du lịch sông nước.

* Nguồn nhân lực

Đây là nhân tố quan trọng, có tính chất quyết định trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia. Trong lĩnh vực du lịch nói chung và du lịch sông nước nói riêng, nguồn nhân lực được đề cập đến chính là người làm du lịch, nhất là hướng dẫn viên. Vì mỗi tuyến du lịch đường sông đều có hành trình nhất định và đi qua nhiều cảnh đẹp đặc trưng không dễ nhận thấy, nên người hướng dẫn viên phải biết làm sao giới thiệu cho được những đặc điểm về cảnh quan thiên nhiên, cuộc sống hoang dã, đời sống của cư dân dọc theo dòng sông, hoặc là giới thiệu về những công trình kiến trúc, công trình văn hóa đặc sắc xuất hiện trong lộ trình bằng những thứ tiếng khác nhau. Điều này đòi hỏi người hướng dẫn viên phải có những kiến thức phong phú về địa phương và vốn ngoại ngữ dồi dào, khả năng truyền đạt tốt. Ngoài hướng dẫn viên của các công ty lữ hành, việc đào tạo cho người dân địa phương trở thành những hướng dẫn viên không chuyên cũng là một yếu tố cần thiết. Chính những người dân này sẽ là nguồn bổ sung những thông tin thực tế, mới lạ bên cạnh những thông tin chính thống do hướng dẫn viên của các công ty lữ hành cung cấp.

* Cơ sở hạ tầng - vật chất kỹ thuật

- Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng nói chung có ý nghĩa đặc biệt đối với việc đẩy mạnh phát triển du lịch. Về phương diện này, mạng lưới giao thông và phương tiện vận tải là những nhân tố quan trọng hàng đầu.


Du lịch nói chung và du lịch sông nước nói riêng gắn với sự di chuyển của con người trên một khoảng cách không gian nhất định. Nó phụ thuộc vào mạng lưới đường sá và phương tiện giao thông. Một đối tượng có thể có sức hấp dẫn đối với khách du lịch, nhưng vẫn không thể khai thác được khi thiếu nhân tố giao thông. Việc phát triển giao thông, nhất là tăng nhanh phương tiện vận chuyển (công cộng và cá nhân) cho phép khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên du lịch mới một cách nhanh chóng. Vì vậy, chỉ có thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện, nhanh chóng thì du lịch mới trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội.

Các loại phương tiện giao thông phục vụ cho du lịch sông nước tuy lưu thông với tốc độ chậm, nhưng nó lại tạo điều kiện cho du khách được giải trí, hòa mình vào thiên nhiên sông nước, cảm nhận được sự mát mẻ của hơi nước trên sông, được nhìn ngắm cảnh quan và nhiều điều thú vị dọc hai bên bờ sông, tạo cho du khách có cảm giác thích thú. Và ở đây cần đề cập đến tính an toàn và phù hợp của phương tiện vận chuyển. Tùy theo đặc điểm của từng dòng sông và từng loại hình du lịch mà lựa chọn kiểu phương tiện vận chuyển phù hợp, tàu, thuyền kiểu theo truyền thống hay hiện đại, kích thước lớn hay kích thước nhỏ, hay loại thuyền kayak nào cho du lịch mạo hiểm vượt thác, ghềnh. Hay có sự kết hợp luân phiên giữa những chặng đi bằng thuyền ở những đoạn có độ sâu nước phù hợp và những chặng đi bằng xe ô tô, xe máy trên đường bộ tại những đoạn nước cạn, nông không thuận tiện cho đi thuyền. Nhưng cho dù có lựa chọn loại hình thuyền nào đi nữa thì tính an toàn của các loại hình này đều phải được chú trọng, đảm bảo an toàn cho cả phương tiện lẫn du khách. Yếu tố an toàn bao giờ cũng phải được đặt lên hàng đầu để tạo sự an tâm và lòng tin của du khách.

Bên cạnh đó, thông tin liên lạc còn là một phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng của hoạt động du lịch nói chung và du lịch sông nước nói riêng. Nó là điều kiện cần thiết để đảm bảo thông tin cho khách du lịch trong nước và quốc tế. Thông tin liên lạc là những nhu cầu trao đổi các dòng tin tức khác nhau của xã hội được thỏa mãn bằng nhiều loại hình truyền tin với những hình thức quảng bá du lịch khác nhau.

Nếu mạng lưới giao thông và các phương tiện vận tải phục vụ cho việc đi lại của con người thì thông tin liên lạc đảm nhiệm việc vận chuyển các tin tức một cách


nhanh chóng và kịp thời, góp phần thực hiện các mối giao lưu trong nước và quốc tế. Nhờ các tiến bộ của khoa học kĩ thuật, các phương tiện thông tin liên lạc ngày càng phong phú và hiện đại. Các hệ thống cáp ngầm xuyên biển, vệ tinh thông tin, các hệ thống máy vi tính và điện báo, điện thoại, internet ngày càng được sử dụng phổ biến và trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống. Các hệ thống thông tin hiên đại cho phép truyền và nhận thông tin, hình ảnh ở bất cứ nơi nào trên Trái Đất. Từ đó, góp phần thúc đẩy du lịch sông nước phát triển.

Trong cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn phải đề cập đến hệ thống các công trình cấp điện, nước mà sản phẩm của nó phục vụ trực tiếp cho việc nghỉ ngơi giải trí của khách. Như vậy, cơ sở hạ tầng là tiền đề và trở thành đòn bẩy của mọi hoạt động kinh tế, trong đó có du lịch sông nước.

- Cơ sở vật chất - kỹ thuật

Cơ sở vật chất - kỹ thuật đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra sản phẩm du lịch, cũng như quyết định mức độ khai thác các tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách. Chính vì vậy nên sự phát triển của ngành du lịch sông nước bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất

- kỹ thuật.

Cơ sở vật chất - kỹ thuật bao gồm nhiều thành phần với những chức năng khác nhau và có ý nghĩa nhất định đối với việc tạo ra sản phẩm du lịch. Với mục đích đáp ứng cho việc tham quan du lịch trên quy mô lớn, cần phải xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật tương ứng như các khách sạn, nhà hàng, cửa hiệu, trạm cung cấp xăng dầu, trạm y tế, nơi vui chơi thể thao… Khâu trung tâm của cơ sở vật chất - kỹ thuật là các cơ sở phục vụ cho việc ăn uống, nghỉ ngơi của khách và các cơ sở vui chơi giải trí. Như vậy có thể nói, cơ sở vật chất - kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đảm bảo được tinh thần, sức khỏe và thỏa mãn được đầy đủ các nhu cầu trong chuyến đi của khách du lịch.

* Các chính sách đầu tư

Tiềm năng có nhưng thiếu đầu tư cũng không thể hình thành nên loại hình du lịch như mong muốn. Vai trò đầu tư của nhà nước và doanh nghiệp trong phát triển du lịch sông nước có thể chia thành hai hướng. Về phía nhà nước, sẽ đầu tư hình


thành nên những cơ sở hạ tầng nền tảng, cơ sở hạ tầng ban đầu để khu vực tư nhân tiếp tục phát triển; hỗ trợ đào tạo người dân địa phương về nghiệp vụ hướng dẫn viên; đầu tư xây dựng một hệ thống quy định chặt chẽ nhằm quản lý có hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch trên sông… Về phía doanh nghiệp, đầu tư hình thành các tour với lịch trình rõ ràng, giá cả hợp lý, thông tin cụ thể, xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên cho doanh nghiệp mình, đầu tư mua sắm các phương tiện tàu thuyền, xe cộ phục vụ cho tour của công ty, tiếp tục xây dựng những hạ tầng cần thiết cho việc hoạt động… Từ đó tạo điều kiện cho du lịch sông nước được phát triển và hoạt động một cách có hiệu quả.

* An ninh chính trị, an toàn xã hội

Một đất nước hòa bình, quốc phòng, an ninh vững chắc và xã hội ổn định là điều kiện đảm bảo sự an toàn, tạo được môi trường bình yên cho đất nước và thu hút đông đảo du khách đến tham quan. Ngược lại, một thế giới bất ổn về chính trị, xung đột vê sắc tộc, tôn giáo làm ảnh hưởng tới việc phát triển du lịch tức là nó không làm tròn “sứ mệnh” đối với du lịch, gây nên nỗi hoài nghi, tâm lí sợ hãi cho du khách.

Như vậy, sự phối hợp chặt chẽ giữa quốc phòng và an ninh với các hoạt động du lịch cũng như các ngành kinh tế khác có ý nghĩa cực kì quan trọng. Hòa bình và ổn định chính trị còn là đòn bẩy để du lịch phát triển không ngừng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

Điều kiện đảm bảo về y tế trước các dịch bệnh (dịch bệnh SARS, cúm H1N1, sốt xuất huyết, dịch lao,...) cũng ảnh hưởng rất lớn đến tâm lí và nhu cầu của du khách, làm rút ngắn thời gian tham quan của du khách. Thêm vào đó, các tai biến thiên nhiên (như động đất, sóng thần, lũ lụt,...) gây mất an toàn cũng là những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thu hút khách của các quốc gia và vùng lãnh thổ.

* Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch

Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch và sự thay đổi của nó theo thời gian và không gian trở thành một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình ra đời và phát triển du lịch, là nhu cầu của con người về khôi phục sức khỏe, khả năng lao


động, thể chất và tinh thần bị hao phí trong quá trình sinh sống, lao động.

Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch là một hệ thống và được thể hiện ở 3 mức độ: xã hội - nhóm người - cá nhân. Mang tính chất kinh tế - xã hội và là sản phẩm của sự phát triển xã hội. Nó được hình thành trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội dưới tác động của các nhân tố khách quan thuộc môi trường bên ngoài và phụ thuộc trước hết vào phương thức sản xuất.

Trong sự phát triển không ngừng của nền sản xuất xã hội thì du lịch là một đòi hỏi tất yếu của con người khi mà trình độ kinh tế - xã hội và dân trí ngày càng phát triển. Con người luôn muốn chinh phục thế giới bên ngoài, muốn nâng cao tầm hiểu biết, muốn được chiêm ngưỡng những cảnh đẹp, hoặc muốn được nghỉ ngơi,vui chơi giải trí…Từ đó dẫn đến việc hình thành nhiều loại hình du lịch với nhiều động cơ, mục đích khác nhau của con người trong chuyến du lịch.

* Điều kiện sống

Điều kiện sống của dân cư là nhân tố quan trọng để phát triển du lịch. Nó được hình thành nhờ việc tăng thu nhập thực tế và cải thiện điều kiện sinh hoạt, nâng cao khẩu phần ăn uống, phát triển đầy đủ mạng lưới y tế, văn hóa, giáo dục,...

Du lịch chỉ có thể phát triển khi mức sống của con người đạt tới trình độ nhất định. Một trong những nhân tố then chốt là mức thu nhập thực tế của mỗi người trong xã hội. Không có mức thu nhập cao thì khó có thể nghĩ đến việc nghỉ ngơi du lịch. Nhìn chung, ở các nước phát triển có mức thu nhập bình quân đầu người cao, nhu cầu và hoạt động du lịch trên thực tế phát triển mạnh mẽ.

* Thời gian rỗi

Du lịch trong nước và quốc tế không thể phát triển được nếu con người thiếu thời gian rỗi, là thời gian cần thiết để con người nâng cao học vấn, phát triển trí tuệ, hoàn thành các chức năng xã hội, tiếp xúc với bạn bè và vui chơi giải trí. Nó thực sự trở thành một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động du lịch.

Thời gian rỗi nhiều hay ít phục thuộc vào năng suất lao động, đặc điểm của quan hệ sản xuất và của dân cư. Để tăng thời gian rỗi thì cần giảm độ dài của tuần làm việc và giảm thời gian của công việc nội trợ. Ở nhiều nước trên thế giới đã thực hiện chế độ tuần làm việc 5 ngày. Bằng cách này người lao động có nhiều thời gian

Ngày đăng: 09/05/2023