Khách Du Lịch Nội Địa Là Công Dân Việt Nam, Người Nước Ngoài Cư Trú Ở Việt Nam Đi Du Lịch Trong Lãnh Thổ Việt Nam.

thao, văn hóa kèm theo là việc hưởng thụ những giá trị tự nhiên, kinh tế, dịch vụ và qua đêm tại cơ sở lưu trú của ngành du lịch.

Ngày 4-3-1993 theo đề nghị của Tổ chức Du lịch Thế giới, Hội đồng Thống kê Liên hiệp quốc (United Nations Statistiacl Commission) đã công nhận những thuật ngữ sau để thống nhất việc soạn thảo thống kê du lịch:

Khách du lịch quốc tế (International tourist) bao gồm:

Khách du lịch quốc tế đến (Inbound tourist): Gồm những người từ nước ngoài đến du lịch một quốc gia.

Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài (Outbound tourist): Gồm những người đang sống trong một quốc gia đi du lịch nước ngoài.

Khách du lịch trong nước (Internal tourist): Gồm những người là công dân của một quốc gia và những người nước ngoài đang sống trên lãnh thổ của quốc gia đó đi du lịch trong nước.

Khách du lịch nội địa (Domestic tourist): bao gồm khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế đến.

Theo Luật du lịch Việt Nam (2017), thì “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến.”

Căn cứ điều 10, chương II (Luật du lịch 2017) quy định:

“1. Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 75 trang tài liệu này.

2. Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam.

3. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch.

Đánh giá chất lượng phục vụ tour Vũng Tàu – Côn Đảo tại Công ty Du lịch ATZ - 4

4. Khách du lịch ra nước ngoài là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài.”

Không chỉ dựa vào quốc tịch mà chúng ta đã đưa ra những khái niệm, những Luật quy định về phân loại khách du lịch, mà khách du lịch còn được phân loại dựa theo số lượng khách.

Đối với số lượng khách, ta có thể phân loại thành 2 dạng là khách đoàn và khách lẻ:

+ Khách đoàn: được hiểu là những lượng khách có số lượng đông, đi cùng nhau, cùng nhau sử dụng chung các dịch vụ: bữa ăn, lưu trú, các điểm tham quan... trong suốt quá trình thực hiện chuyến đi.

+ Khách lẻ: là những người hoặc nhóm người có số lượng ít. Cùng tham gia với một nhóm khách đông khác trong chuyến đi để tạo thành đoàn.

2.1.3 Sản phẩm du lịch

Cũng giống như các loại sản phẩm khác, sản phẩm du lịch cũng được tạo nên từ nguyên liệu. Tuy nhiên, nguyên liệu để tạo ra được một sản phẩm du lịch đó là: dịch vụ du lịch và tài nguyên. Khác nhiều so với các sản phẩm phổ biến mà chúng ta được dùng trong hàng ngày.

Dịch vụ du lịch gồm có:

- Dịch vụ lữ hành.

- Dịch vụ vận chuyển.

- Dịch vụ lưu trữ, ăn uống.

- Dịch vụ vui chơi, giải trí.

- Dịch vụ mua sắm.

- Dịch vụ thông tin, hướng dẫn.

- Dịch vụ trung gian và dịch vụ bổ sung. Tài nguyên du lịch bao gồm:

- Tài nguyên du lịch tự nhiên.

- Tài nguyên du lịch nhân văn.

Theo từ điển tiếng Việt, “Sản phẩm do lao động của con người tạo ra”. Theo Th.S Nguyễn Ngọc Long :“Sản phẩm là những hàng hóa và dịch vụ với những thuộc tính nhất định, với những công dụng cụ thể nhằm thỏa mãn những nhu cầu đòi hỏi của khách hàng. Sản phẩm có giá trị sử dụng và giá trị, nó có thể là hữu hình hoặc vô hình”.

Sản phẩm du lịch, tiếng Anh là “Tourist marketing”, là một thuật ngữ chuyên ngành du lịch, là một quá trình “trực tiếp” cho phép các doanh nghiệp và các cơ quan du lịch xác định khách hàng hiện tại và tiềm năng, ảnh hưởng đến ý nguyện và sáng kiến khách hàng ở cấp độ địa phương, khu vực quốc gia và quốc tế để các đơn vị này có thể thiết kế và tạo ra các dịch vụ du lịch nhằm nâng cao sự hài lòng của khách và đạt được mục tiêu đề ra.

Theo Michael M. Cottman: “Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành phần không đồng nhất hữu hình và vô hình”.

Theo Luật Du lịch (2017) giải thích từ ngữ: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.”

Các loại hình du lịch

Dựa trên sự phân tích về nhu cầu của con người, Tiến sỹ Abraham Maslow trong bài “Lý thuyết về động lực của con người” đăng trên “Tạp chí Tâm sinh lý học của con người” năm 1943 đã đưa ra mô hình khái quát các nhu cầu của con người đã xếp theo thứ bậc như sau (hình):


Nhu cầu tự hoàn thiện- Self-actualization Nhu cầu tự trọng và

được tôn trọng-Esteem Nhu cầu về hòa nhập và tình yêu-

Belong and love Nhu cầu về an toàn và an ninh tính mạng-

Safety, security

Nhu cầu về sinh lý: thức ăn, thức uống, nghỉ ngơi, ngủ- Physiological needs


Hình 2.1 Các bậc thang nhu cầu theo lý thuyết nhu cầu của con người của A.Maslow năm 1943

Sau đó, do sự phát triển không ngừng của xã hội, nhu cầu của con người ngày càng trở nên phong phú hơn, đa dạng hơn và thang cấp bậc nhu cầu của con người cũng được bổ sung thêm 2 thang bậc sau cho phù hợp (mô hình):


Nhu cầu tự hoàn thiện- Self-actualization Nhu cầu hiểu biết-

Knowledge and understanding Nhu cầu thẩm mỹ, cảm nhận Cái đẹp-Aesthetics

Nhu cầu tự trọng và

được tôn trọng-Esteem Nhu cầu về hòa nhập và tình yêu-

Belong and love

Nhu cầu về an toàn và an ninh tính mạng- Safety, security

Nhu cầu về sinh lý: thức ăn, thức uống, nghỉ ngơi, ngủ- Physiological needs


Hình 2.2 Các bậc thang nhu cầu theo lý thuyết nhu cầu của A.Maslow (có bổ sung)

Từ những nhu cầu cơ bản của con người, Maslow đã hình thành nên các loại hình du lịch để đáp ứng các nhu cầu con người như:

Du lịch chữa bệnh: loại hình du lịch giúp cho khách du lịch điều trị các bệnh tật về thể xác và tinh thần. Các loại hình du lịch chữa bệnh phổ biến như: chữa bệnh bằng nước khoáng, chữa bệnh bằng bùn…

Du lịch nghỉ ngơi: Loại hình rất được phổ biến hiện nay. Loại hình du lịch đa phần dành cho những tầng lớp bận rộn, có thu nhập ổn định. Họ đi du lịch để được nghỉ ngơi và thư giãn sau những giây phút làm việc mệt mỏi và căng thẳng.

Du lịch giải trí, khám phá, mạo hiểm: đây là loại hình du lịch rất được các bạn trẻ ưa thích, loại hình du lịch này đa phần chỉ dành cho những bạn trẻ thích xê dịch, yêu thích thiên nhiên và muốn khám phá những điều mới mẻ tại nơi đến. Không sợ khó khăn, mạo hiểm.

Du lịch giải trí, khám phá, mạo hiểm: loại hình du dịch dành cho những người làm việc, tận dụng thời gian làm việc để kết hợp với du lịch nghỉ ngơi nhằm thực hiện công việc, lịch công tác. Đa phần là dự hội thảo, tham gia các cuộc hội nghị, triển lãm...

Ngoài ra còn có rất nhiều các loại hình du lịch khác như: du lịch văn hóa, du lịch thương gia, du lịch thăm hỏi... Tất cả những loại hình du lịch trên đều dựa trên nhu cầu của con người và giúp cho người có những trải nghiệm theo yêu cầu và mong muốn của mình.

Đặc điểm của sản phẩm du lịch

Tính không hiện hữu (vô hình)

Sản phẩm du lịch hay nói cách khách là dịch vụ du lịch. Là một loại sản phẩm không có hình dạng cụ thể và nhất định. Việc đánh giá chất lượng sản phẩm hay dịch vụ chỉ được đánh giá dựa trên phần lớn là sự trải nghiệm của khách hàng, cảm nhận về những dịch vụ họ đang sử dụng, mức độ hài lòng về dịch vụ mà họ đã mua. Ngoài ra, việc đánh giá chất lượng không thể dựa trên hình dáng, kích thước bề ngoài của sản phẩm.

Ví dụ: Dịch vụ chăm sóc khách hàng, không ai có thể tính toán, đo đếm được kích thước, cân nặng và đặc tính của sản phẩm này.

Tuy nói sản phẩm dịch vụ có tính vô hình, nhưng không phải tất cả mọi sản phẩm của những ngành dịch vụ đều là vô hình mà chỉ là phần lớn nó mang tính vô hình mà thôi. Riêng đối với ngành dịch vụ ăn uống, tính hữu hình thể hiện rõ trên từng món ăn, thức uống. Do không thể xác định được tính hữu hình trên từng loại sản phẩm, nên việc đánh giá chất lượng sản phẩm rất khó khăn. Việc đánh giá chất lượng sản phẩm không phải được đánh giá đơn thuần từ doanh nghiệp, nhà sản xuất, mà chất lượng sản phẩm được đánh giá dựa trên sự cảm nhận của khách hàng về sản phẩm dịch vụ đó. Sản phẩm du lịch không có tính cụ thể về tính chất, nên việc sao chép và bắt chước các chương trình du lịch của các công ty cũng trở nên dễ dàng hơn, từ việc bắt chước cách trang trí và quy trình phục vụ. Các công ty chỉ được đánh giá khác nhau bởi quy trình phục vụ và các chương trình du lịch được nghiên cứu tỉ mỉ hơn.

Tính không tách rời

Như chúng ta đã biết, sản phẩm du lịch được tạo nên bởi hai yếu tố là dịch vụ du lịch và tài nguyên du lịch. Đối với các tài nguyên du lịch, chúng không thể tự di chuyển để tìm đến khách hàng, biết khách hàng nào đang cần để chúng có thể đến và tiếp cận họ. Trên thực tế, chúng ta cũng đều thấy được, đối với các điểm du lịch, điểm tham quan chỉ khách hàng mới tìm đến những địa điểm này

thôi. Tại nơi đây, khách hàng mới có thể thỏa mãn được những nhu cầu tham quan, vui chơi của mình.

Ví dụ: Chỉ khách hàng sẽ đi đến các khu du lịch sinh thái để trải nghiệm các dịch vụ và ngắm nhìn những cảnh quan tại nơi đấy. Chứ những cảnh quan và dịch vụ du lịch tại khu du lịch không thể tìm đến khách hàng của mình mà phục vụ.

Tính không cất trữ (không tồn kho)

Không giống như những sản phẩm hữu hình khác, sản phẩm du lịch không có hình dạng cụ thể, nên khi không dùng đến chúng ta có thể cất trữ để sử dụng cho lần sau. Mà sản phẩm du lịch được tạo ra và tiêu dùng cùng thời gian và địa điểm tạo ra sản phẩm du lịch nên chúng không thể lưu trữ, mà chỉ được sản xuất và tiêu dùng trong ngày, không dùng cho ngày hôm sau.

Tính không thể cất trữ là hệ quả của tính vô hình và không thể tách rời. Ở đây nhà cung cấp dịch vụ không cất trữ những dịch vụ nhưng họ cất trữ khả năng cung cấp dịch vụ cho những lần tiếp theo.

Ví dụ: Khi một phòng trong khách sạn không được thuê trong đêm nay, khách sạn sẽ mất doanh thu của phòng đấy, chứ không thể cất trữ, hay lưu kho để cộng thêm số phòng cho thuê vào đêm sau được.

Tính thời vụ

Hằng năm, nước ta có rất nhiều dịp nghĩ trong năm như: Tết Nguyên Đán (từ ngày 1/1- 7/1 AL), lễ Quốc Khánh (2-9), Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 AL), Giải Phóng Miền Nam Thống nhất đất nước (30/4) và Quốc tế Lao động (1/5)… có nhiều ngày nghỉ lớn như vậy, và thời gian kéo dài trong nhiều ngày nên nhu cầu lượng khách đi du lịch trở nên nhiều hơn, tạo ra tính thời vụ du lịch trong năm.

Không những vào dịp lễ lớn và còn vào dịp hè và dịp đầu năm mới. Nhu cầu du lịch của khách hàng cũng tăng nhanh bởi nhiều lý do khác nhau.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/03/2023