Bối Cảnh Hiện Nay Và Phương Hướng Hoàn Thiện Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Trên Địa Bàn Thành Phố Cần Thơ


hội hóa thì có hạn. Ngân sách đầu tư cho các hoạt động còn nhiều hạn chế, đặc biệt là kinh phí đầu tư cho hoạt động ứng dụng CNTT.

Nguyên nhân khách quan

Một là, nguồn nhân lực tham gia HĐDL, phục vụ cho phát triển du lịch còn chưa đáp ứng được nhu cầu. Khảo sát thực tế cho thấy, yếu tố con người và dịch vụ khách hàng có tỷ lệ đánh giá tốt còn thấp.

Hai là, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch còn chậm trong xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với chiến lược phát triển ngành của thành phố, còn thụ động chưa vươn ra các thị trường mới, đáp ứng thị trường quốc tế.

Ba là, các hộ nông dân làm du lịch gặp khó khăn về vốn đầu tư, một số điểm du lịch xa trung tâm, gặp trở ngại về giao thông như: Khu du lịch Cái Nai (Q. Cái Răng), homestay Nguyễn Shark (Q. Cái Răng), khu DLST Long Tuyền (Q. Bình Thủy), vườn du lịch Ba Cống (Q. Bình Thủy), vườn DLST Út Dzách (H. Phong Điền), điểm dừng chân Hoàng Anh (H. Phong Điền).

Bốn là, các di tích lịch sử còn thiếu dịch vụ phụ trợ để phát triển du lịch.


Chương 4

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.


4.1. BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hội nhập quốc tế - 18

4.1.1. Bối cảnh hiện nay tác động đến quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Một là, Việt Nam HNQT ngày càng sâu rộng. Trong HNQT, HĐDL sẽ chịu tác động của sự di chuyển du khách quốc tế (đặc biệt trong cộng đồng ASEAN) giữa Việt Nam và các quốc gia khác. Nguồn khách quốc tế gia tăng, tạo điều kiện cho giao lưu kinh tế và hoạt động văn hóa được giao thoa. Đồng thời, HNQT tạo cơ hội có được hệ thống chính sách hỗ trợ có hiệu quả cho phát triển du lịch và những loại hình du lịch mới.

Hội nhập quốc tế sẽ làm lượng du khách gia tăng từ nhiều nước với nhiều mục đích du lịch khác nhau. Chẳng hạn nhiều du khách đi du lịch để tìm hiểu về văn hóa địa phương và dành thời gian với gia đình họ khi đi du lịch, trong khi những thành viên gia đình có thể có những sở thích khác nhau như người lớn tuổi thích một hành trình thoải mái hơn, những người trẻ thích những chuyến du ngoạn phiêu lưu hơn; hoặc du khách đi du lịch với nhiều chuyến đi lặp lại đến cùng một quốc gia hoặc các điểm đến vì họ đã quen thuộc với văn hóa địa phương, ngôn ngữ, và họ đã trở lại địa danh đó nhiều hơn; hoặc du khách thích mạo hiểm hơn và rất vui khi khám phá thế giới một mình hoặc với một nhóm bạn bè.

Nhu cầu du lịch gia tăng làm cho các hình thức du lịch và tour du lịch gia tăng. Ngày nay, các công ty bắt đầu cho phép nhân viên kết hợp những cuộc vui chơi giải trí vào công việc; dân du lịch chuyên nghiệp quan tâm tới những trải nghiệm phiêu lưu hơn như những môn thể thao mạo hiểm (nhảy dù, vượt thác, băng qua rừng, leo núi), lựa chọn một quốc gia, điểm du lịch xa lạ ít


người biết tới; hoặc du khách không chú trọng mua sắm hàng hóa chất liệu đắt tiền nữa, thay vào đó, họ quan tâm nhiều hơn đến trải nghiệm trong chuyến đi như thưởng thức ẩm thực địa phương, trải nghiệm hành trình và ngắm cảnh, trải nghiệm cuộc sống ở những con phố náo nhiệt, gặp một người bạn mới tại quán bar xinh xắn, chụp ảnh, tận hưởng từng khoảnh khắc của kỳ nghỉ.

Bên cạnh đó, trong HNQT, Việt Nam đã tham gia các tổ chức và Hiệp ước khu vực, thế giới, gia nhập vào thị trường du lịch quốc tế như WTO, các FTA thế hệ mới, Cộng đồng Kinh tế ASEAN, do đó, phải tuân thủ các cam kết, chuẩn mực quốc tế. Chẳng hạn, Cộng đồng Kinh tế ASEAN thừa nhận lẫn nhau về văn bằng của người lao động, về nghề du lịch (MRA-TP), và cho phép chuyển dịch việc làm của người lao động du lịch lành nghề giữa các quốc gia thành viên, đồng thời, công nhận các kỹ năng, văn bằng của người lao động du lịch từ các quốc gia thành viên khác trong ASEAN theo tiêu chuẩn chung. Do đó, người lao động Việt Nam phải trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng để đáp ứng tiêu chuẩn này.

Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực của HNQT thì đó là những tác động tiêu cực. Những hiện tượng tiêu cực nảy sinh và ngày càng gia tăng chẳng hạn hiện tượng tour 0 đồng, mại dâm, tội phạm quốc tế, văn hóa truyền thống địa phương thay đổi (hành vi ứng xử của người dân địa phương thay đổi), ảnh hưởng môi trường cảnh quan, đời sống dân cư.

Do đó, trong QLNN về du lịch cần phải nắm bắt được các vấn đề trên để từ đó có các biện pháp quản lý hiệu quả, hạn chế những mặt tiêu cực và thúc đẩy mặt tích cực để phát triển HĐDL địa phương.

Hai là, trên thế giới, xu hướng chủ đạo là phát triển du lịch theo hướng bền vững và có trách nhiệm. Phát triển bền vững là một trong những mục tiêu thiên niên kỷ của thế giới và cũng là mục tiêu hàng đầu cho phát triển của Việt Nam. Phát triển du lịch bền vững là đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của các thế hệ tương lai. Quá trình phát triển phải đảm bảo được sự bền vững về kinh tế, bền vững về tài


nguyên môi trường và bền vững về văn hóa xã hội [14]. Bên cạnh đó, du lịch có trách nhiệm nhằm tạo ra những trải nghiệm tích cực cho du khách, dân cư địa phương nâng cao nhận thức về môi trường và văn hóa, giảm đến mức thấp nhất những tác động xấu do HĐDL, chú trọng tới người nghèo, trao quyền cho người dân địa phương và tăng đến mức tối đa thu nhập và việc làm cho họ từ du lịch.

Xu hướng phát triển du lịch ngày càng tăng. Theo nhận định chung của UNWTO, trong thời gian tới, du lịch tiếp tục tăng trưởng trên phạm vi toàn cầu. Lượng khách quốc tế năm 2020 đạt khoảng 1,6 tỷ và khoảng 1,8 tỷ năm 2030. Dự báo đến năm 2030, khách du lịch đi với mục đích thăm viếng, sức khỏe và tôn giáo sẽ chiếm 31% tổng lượng du khách quốc tế; với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí chiếm 54%; và với mục đích công việc và nghề nghiệp chiếm 15% [24].

Xu hướng miễn thị thực visa cho du khách. Nhiều quốc gia trong khu vực Châu Á có chính sách miễn thị thực visa cho du khách quốc tế để thu hút lượng du khách. Đối với HĐDL Việt Nam, đây là vấn đề hạn chế. Việc miễn visa giống như một thái độ chào đón, giúp khách quốc tế khỏi phải đau đầu về thủ tục. Khi doanh nghiệp quảng bá, chào bán tour du lịch cho khách quốc tế thì câu hỏi của khách là "Tại sao tôi phải đến một nước mà có yêu cầu visa?", và tại hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam diễn ra hồi tháng 3/2018 đã có khách đặt vấn đề họ có còn được tiếp tục miễn thị thực khi đến Việt Nam không. Theo các DNDL thì điều này sẽ gây thiệt hại lớn cho HĐDL, sẽ ảnh hưởng đến lượng khách đến Việt Nam từ các quốc gia.

Xu hướng thay đổi việc lựa chọn các loại hình du lịch của khách du lịch quốc tế. Theo nhiều tổ chức nghiên cứu du lịch quốc tế, xu hướng nổi bật của ngành du lịch thế giới trong năm 2016 là du lịch trên sông, các điểm đến vùng Bắc Âu, du lịch mạo hiểm. Trong đó, các nhà tổ chức du lịch đặc biệt quan tâm đến loại hình du lịch theo chủ đề, du lịch đơn lẻ và du thuyền trên sông. Bên cạnh đó, một hình thức du lịch khác cũng trở thành xu hướng mới với 60% du khách có độ tuổi từ 22 - 42 tuổi thích sử dụng dịch vụ chia sẻ với người cùng


mục đích trong hành trình du lịch, và 78% du khách cho rằng các chuyến du lịch sẽ thú vị hơn khi có một người bạn hướng dẫn tại chỗ [40].

Ba là, QLNN hiện nay theo hướng bộ máy nhà nước được thu gọn, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước được nâng lên. Nghị quyết Trung ương 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) đã đề ra các nội dung về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả (Xem Phụ lục 6.6). Do đó, để thực hiện quan điểm này, phải xây dựng bộ máy quản lý gọn nhẹ, hoạt động nhanh nhạy và hiệu quả hơn nhằm tăng năng lực cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa đây là một xu hướng mới trong hoạt động của nhà nước. Nền hành chính chuyển dần sang chức năng "phục vụ", kiến tạo, cung cấp các dịch vụ công cho xã hội, nhà nước (người cung ứng) - công dân (khách hàng tiêu dùng). Nhà nước có trách nhiệm (phục vụ) đáp ứng đầy đủ và kịp thời mọi nhu cầu của công dân chính là phong cách quản lý dân chủ, văn minh [28].

Bốn là, cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên số hóa và kết nối là xu thế của thế giới. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được phát triển trên nền tảng khoa học công nghệ. Trong cuộc cách mạng này nếu không đi đúng hướng, tiếp cận với xu thế này thì địa phương sẽ chậm phát triển. Trong QLNN hiện nay, cần phải áp dụng khoa học công nghệ vào hoạt động hành chính, dịch vụ công của các cơ quan nhà nước, từ đó tạo môi trường kinh doanh, sản xuất thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Sự phát triển của CNTT được đánh giá là đã làm thay đổi phương thức tiếp cận và chia sẻ thông tin của du khách, đặc biệt là ảnh hưởng của mạng xã hội và các ứng dụng trên internet, điện thoại di động ngày càng phổ biến, đòi hỏi cơ quan QLNN về du lịch phải thay đổi phương thức. Cũng nhờ việc ứng dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật và công nghệ mà du lịch đã được khu vực hóa, quốc tế hóa trên toàn cầu. Các tour du lịch giữa các nước gắn kết với nhau đáp ứng nhu cầu du lịch nhiều nước trong một chuyến hành trình của khách, sản phẩm du lịch được quốc tế hóa.


Trong thời đại công nghệ phát triển, thông tin luôn được truy cập nhanh chóng và miễn phí. Vì vậy, rất nhiều du khách đã tự lên kế hoạch cho chuyến đi của mình, tự tìm hiểu và học lỏm vài mẹo khi đi du lịch và họ đã trở thành hướng dẫn viên du lịch của chính mình. Du khách có thể so sánh các dịch vụ nhờ thông tin trên mạng. Các trang web như Viator, Trip Advisor là nơi tất cả mọi người công khai đánh giá trải nghiệm của mình về các dịch vụ hay sản phẩm du lịch.

Sử dụng Mobile Booking, du khách đặt phòng thông qua trang web của nhà điều hành tour du lịch, và những đặt phòng đó, gần một nửa (49%) được thực hiện trên Smartphone. Những bài đánh giá trực tuyến có tác động nhiều nhất đến việc đặt phòng, 9 trong số 10 du khách nghĩ rằng tham khảo trước các bài đánh giá trực tuyến là rất quan trọng và 95% du khách tin tưởng các bài đánh giá [68].

4.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ

4.1.2.1. Mục tiêu hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Về mục tiêu, phấn đấu đến năm 2025 - 2030, đưa du lịch thành phố Cần Thơ cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, khẳng định thương hiệu, phát triển bền vững; và đưa Cần Thơ trở thành trung tâm dịch vụ du lịch và đầu mối điều phối khách cho toàn vùng ĐBSCL. Phát triển HĐDL theo hướng chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; dịch vụ, sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu và mang đậm bản sắc văn hóa, dân tộc, xứng tầm vị thế trung tâm vùng ĐBSCL.

Chỉ tiêu cụ thể

Từ thực trạng phát triển HĐDL và mục tiêu kế hoạch phát triển du lịch của Cần Thơ có thể đề ra chỉ tiêu sau:

Đến năm 2025, đón 16 triệu lượt khách tham quan, tăng bình quân 10%/năm; đón khoảng 5 triệu lượt khách lưu trú (trong đó có 680 ngàn lượt khách quốc tế), tăng bình quân 10%/năm; tổng doanh thu du lịch đạt 9.900 tỷ đồng, tăng bình quân 16%/năm; số ngày lưu trú bình quân của du khách đạt 2,5


ngày; chi tiêu trung bình một ngày của khách quốc tế đạt 90 USD, khách trong nước đạt 30 USD.

Từ năm 2025 - 2030, đón 26 triệu lượt khách tham quan, tăng bình quân 10%/năm; đón khoảng 8 triệu lượt khách lưu trú (trong đó có 1 triệu lượt khách quốc tế), tăng bình quân 10%/năm; tổng doanh thu du lịch đạt 15.900 tỷ đồng, tăng bình quân 10%/năm; số ngày lưu trú bình quân của du khách đạt 3 ngày; chi tiêu trung bình một ngày của khách quốc tế đạt 120 USD, khách trong nước đạt 40 USD.

4.1.2.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Để tăng cường hiệu lực QLNN, tạo bước chuyển biến mới, nâng cao sức cạnh tranh, đẩy mạnh phát triển du lịch Cần Thơ, QLNN về du lịch ở Cần Thơ phải được hoàn thiện với phương hướng như sau:

Một là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy QLNN về du lịch. Tổ chức bộ máy nhà nước thu gọn, tiếp tục kiện toàn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành của bộ máy chính quyền các cấp; đẩy mạnh cải cách hành chính toàn diện về bộ máy tổ chức, thể chế và thủ tục.

Hai là, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong QLNN của chính quyền. Đổi mới tư duy kinh tế về vai trò của HĐDL trong phát triển KT-XH, đổi mới nhận thức QLNN theo hướng chuyển từ quản lý điều hành, "cai trị" là chính sang quản lý kiến tạo, phụng sự, phục vụ là chính theo quan điểm "nhà nước phục vụ", nhà nước (người cung ứng) - công dân (khách hàng tiêu dùng).

Ba là, Nâng cao năng lực quản lý điều hành của bộ máy và đội ngũ cán bộ QLNN về du lịch. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức cho cán bộ QLNN về du lịch.

Bốn là, nâng cao, tăng cường hợp tác, liên kết trong QLNN về du lịch. Tăng cường hợp tác giữa các cơ quan và các địa phương trong quản lý để thúc đẩy phát triển du lịch. Đầu tư phát triển hạ tầng du lịch trên địa bàn thành phố.

Năm là, chú trọng hỗ trợ phát triển dịch vụ theo hướng bao trùm và bền vững.

Sáu là, hiện đại hóa QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố chú trọng chuẩn mực quốc tế, chú trọng công cụ quản lý du khách, đặc biệt khách quốc tế.


4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

4.2.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Để khắc phục các hạn chế về phía bộ máy QLNN về du lịch, cần thực hiện các biện pháp sau:

Một là, tiến hành rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức ngành du lịch từ thành phố tới cấp xã, phường đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu QLNN về du lịch theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Việc sắp xếp tổ chức bộ máy gắn liền với sắp xếp nhân sự, khắc phục cơ bản những hạn chế về bộ máy và cán bộ của ngành du lịch trong thời gian qua, đảm bảo được tính kế thừa, không bị gián đoạn và phát huy được vai trò của HĐDL trong thời gian tới.

Cần có cơ chế phân công phân nhiệm rõ ràng, phân cấp cụ thể, không để tình trạng chồng chéo chức năng giữa các ngành, các cấp.

Xây dựng phong cách làm việc chủ động và có tổ chức, một mặt có đủ năng lực chủ động để kiến tạo thị trường, mặt khác để thu hút đầu tư cho HĐDL từ các nhà đầu tư và doanh nghiệp. Đưa ra những chính sách hỗ trợ, lợi thế kinh doanh rõ ràng, cụ thể và cách thức làm việc với các nhà đầu tư (hội thảo, đến tận nơi gặp nhà đầu tư, các cuộc họp,…), cũng như các phương pháp để hỗ trợ cho các nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, Cần Thơ nên thành lập Sở Du lịch để thực hiện QLNN về du lịch. HĐDL ở Cần Thơ ngày càng phát triển nhanh và được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố. Và Cần Thơ có vai trò là trung tâm điều phối du khách cho toàn vùng, nhưng quản lý HĐDL chỉ có một bộ phận nằm trong Sở VH-TT-DL Cần Thơ.

Hai là, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ QLNN về du lịch trên mọi mặt: năng lực chuyên môn, năng lực điều hành, năng lực ứng xử. Xác định đây là công tác đột phá đầu tiên nhằm tăng cường vai trò QLNN đối với HĐDL trong HNQT. Đây là vấn cần được cải thiện trong thời gian tới, với các biện pháp:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/03/2023