quận, huyện và về đến từng xã trên địa bàn thành phố cho phép cung cấp thông tin liên lạc giữa Thành phố Cần Thơ với các tỉnh trong cả nước và trên phạm vi quốc tế. Mạng lưới internet phát triển rộng khắp từ trung tâm đô thị đến vùng nông thôn với mật độ sử dụng cao.
2.2.4.4. Hệ thống các công trình thể thao, văn hóa
Là trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long, Thành phố Cần Thơ được quan tâm đầu tư và có điều kiện phát triển hệ thống các công trình thể thao văn hóa lớn, đồng bộ. Đây là điều kiện thuận lợi đối với phát triển du lịch, đa dạng hóa sản phẩm du lịch cũng như phát triển các loại hình và thị trường du lịch.
Hệ thống các công trình văn hóa, thể thao của Thành phố Cần Thơ bao gồm hệ thống các bảo tàng, nhà hát, rạp chiếu phim, thư viện, công viên, các sân vận động và nhà thi đấu.
Trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cần Thơ hiện có các đơn vị:
- Bảo tàng Thành phố Cần Thơ.
- Thư viện Thành phố Cần Thơ.
- Trung tâm văn hóa Thành phố Cần Thơ.
- Nhà hát Tây Đô Thành phố Cần Thơ.
Có thể bạn quan tâm!
- Diện Tích, Dân Số Các Đơn Vị Hành Chính Của Thành Phố Cần Thơ Năm 2016
- Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Cấp Quốc Gia Ở Tp. Cần Thơ
- Cơ Sở Hạ Tầng Phục Vụ Du Lịch
- Nguồn Nhân Lực Du Lịch Sông Nước Ở Thành Phố Cần Thơ
- Trình Độ Văn Hóa Và Học Vấn Của Lao Động Ngành Du Lịch Cần Thơ
- Các Dự Án Phát Triển Du Lịch Ở Tp. Cần Thơ
Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.
- Trung tâm thể dục thể thao Thành phố Cần Thơ.
Ngoài các đơn vị trực thuộc Sở, Cần Thơ còn có các cơ sở, đơn vị khác trong lĩnh vực văn hóa, thể thao như:
- Nhà thi đấu đa năng thành phố.
- Các rạp chiếu phim.
- Nhà văn hóa lao động Thành phố Cần Thơ.
- Sân vận động Cần Thơ.
- Công viên Lưu Hữu Phước.
- Bảo tàng quân khu 9.
- Công viên văn hóa miền Tây.
- Trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế Cần Thơ.
- Trung tâm thể dục thể thao Quân khu 9.
Với hệ thống các công trình văn hóa, thể dục thể thao này, nếu được đầu tư
thích hợp thì du lịch Cần Thơ sẽ có điều kiện tiếp cận những hướng phát triển mới phù hợp với vai trò, vị trí của một đô thị trung tâm vùng.
2.2.5. Vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư trên địa bàn thực hiện 40.053,9 tỷ đồng, đạt 97,6%, tăng 4,8% so với năm 2014 (trong đó nguồn vốn nhà nước trên địa bàn thực hiện 20.828 tỷ đồng, đạt 100%, tương đương so năm 2014 (riêng vốn ngân sách thành phố thực hiện được 17.964,8 tỷ đồng, tăng 10,8% so năm 2014); vốn đầu tư ngoài nhà nước 17.996 tỷ đồng, giảm 13%với năm 2014; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.229,8 tỷ đồng, đạt 48,1%, tăng 10,9% (so thực hiện năm 2014). Về đầu tư hướng về cơ sở đã huy động các nguồn vốn xây dựng xã nông thôn mới 1.275 tỷ đồng (trong đó ngân sách Trung ương 6,4%, ngân sách địa phương 37,9%, huy động các thành phần kinh tế ngoài nhà nước và nhân dân chiếm 55,7% tổng vốn huy động); xã hội hóa đầu tư nâng cấp, phát triển hệ thống chợ với tổng vốn huy động 42,961 tỷ đồng, xây dựng mới 08 chợ và sửa chữa, nâng cấp 04 chợ; phát triển giao thông nông thôn, huy động nhân dân đóng góp 26,489 tỷ đồng, chiếm 46,42% vốn đầu tư; lĩnh vực thủy nông nội đồng huy động được 7,386 tỷ đồng từ người dân để đầu tư nạo vét hệ thống kênh mương; lĩnh vực giáo dục, vận động xã hội hóa đầu tư 08 trường mầm non, mẫu giáo, 01 trường trung học cơ sở với kinh phí tài trợ 96 tỷ đồng...
Năm 2015, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (52,0%) chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư; vốn của khu vực ngoài nhà nước và dân cư (45,0%). Nguồn vốn đầu tư của các tổ chức, doanh nghiệp, và đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ (FDI chiếm 3,0% tổng vốn đầu tư trong năm 2015). Qua đó cho thấy mặc dù có nhiều tiềm năng, thế mạnh, khả năng thu hút vốn đầu tư của thành phố trong những năm qua là chưa tốt. Đặc biệt, do những khó khăn về kinh tế, nguồn vốn đầu tư của các tổ chức doanh nghiệp liên tục giảm trong những năm vừa qua.
2.3. Thực trạng phát triển du lịch sông nước ở Thành phố Cần Thơ
2.3.1. Khái quát về tình hình phát triển du lịch sông nước Cần Thơ
Là thành phố trung tâm vùng ĐBSCL, đầu mối giao thông nối liền giữa các địa phương trong vùng với miền Đông Nam Bộ và đi cả nước, Cần Thơ tập trung
đẩy đủ những nét đặc trưng của một vùng đất miền sông nước là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển du lịch sông nước. Với chợ nổi Cái Răng, bến Ninh Kiều, những cồn, cù lao với những vườn cây ăn trái sum suê,… Bên cạnh đó, lợi thế phát triển du lịch sông nước của TP. Cần Thơ còn gắn với hệ thống các lễ hội văn hóa - lịch sử, các làng nghề truyền thống, các di tích văn hóa - lịch sử có giá trị và hệ thống ẩm thực phong phú đa dạng của các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer,… đang sinh sống trên địa bàn thành phố đã góp phần tạo nên một nền văn hóa rất đặc trưng và đa dạng, hình thành một cộng đồng đoàn kết, thân thiện. Chính vì thế, từ lâu văn hóa sông nước đã được xem như một trong những nét văn hóa đặc thù của Cần Thơ nói riêng và miền Tây nói chung.
Đồng thời, TP. Cần Thơ đã đầu tư và hoàn thành nhiều công trình quan trọng, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển như: sân bay Quốc tế Cần Thơ; hệ thống chiếu sáng mỹ thuật cầu Cần Thơ; đặc biệt là cầu đi bộ Ninh Kiều, bắc qua rạch Khai Luông, được trang bị hệ thống đèn led nghệ thuật, thu hút hàng ngàn lượt khách tham quan mỗi ngày… Theo Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch, năm 2017 trên địa bàn TP. Cần Thơ có 270 cơ sở lưu trú du lịch đang hoạt động với tổng số 7.015 phòng; nhiều nhà hàng, trung tâm hội nghị với cơ sở vật chất tiện nghi, hiện đại có sức chứa trên 1.000 chỗ ngồi; nhiều trung tâm thương mại - dịch vụ, mua sắm và giải trí có quy mô lớn như: Vincom, Lotte, Sense City, Big C…. Và sắp tới, dự án Khu đô thị du lịch sinh thái tại Cồn Ấu của Tập đoàn Novaland và dự án Khách sạn 5 sao của Tập đoàn Vingroup đang xây dựng đi vào hoạt động sẽ tạo thêm điểm nhấn cho du lịch thành phố.
Bên cạnh đó, việc thu hút và đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch đã được quan tâm và đầu tư mạnh mẽ. Ngoài ra, thành phố cũng khuyến khích các doanh nghiệp có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ cho nhân viên, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, các nhân viên phục vụ, bán hàng tại các khu, điểm tham quan thu hút du khách tham quan.
Trong năm 2017, du lịch Cần Thơ đã có những bước phát triển mạnh mẽ và có những đóng góp to lớn cho nền kinh tế địa phương. Năm 2017, theo Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch cho biết, Thành phố Cần Thơ đã đón trên 7,5 triệu lượt khách du
lịch đến tham quan và du lịch, tăng hơn 41% so với năm 2016; phục vụ hơn 2 triệu lượt khách du lịch lưu trú, tăng 26,5% so với năm 2016; tổng doanh thu từ du lịch đạt trên 2,8 tỉ đồng, tăng 58,7% so với năm 2016. Thị trường khách du lịch quốc tế đến Cần Thơ ngày càng nhiều, đặc biệt là Châu Âu, Châu Mỹ, Úc.
Trên cơ sở nguồn tài nguyên du lịch đặc trưng sẵn có, TP. Cần Thơ đang tiếp tục tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù để thu hút thêm nhiều du khách, nhất là du khách quốc tế như: du lịch MICE (du lịch hội họp, khen thưởng, hội nghị, hội thảo và triển lãm); du lịch sinh thái sông nước miệt vườn; du lịch văn hóa - lịch sử kết hợp tham quan các làng nghề truyền thống. Đặc biệt, chú trọng phát triển du lịch đường sông gắn với tham quan di tích văn hóa, lịch sử, làng nghề truyền thống và du lịch sinh thái; tập trung khai thác các di tích, Nông trường sông Hậu và Viện lúa ĐBSCL; phát triển loại hình du lịch nông nghiệp sạch;… hướng tới mục tiêu chung đưa du lịch Cần Thơ phát triển hiệu quả và bền vững, tương xứng với tiềm năng và lợi thế.
TP. Cần Thơ còn đẩy mạnh liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các địa phương trong vùng ĐBSCL và các thành phố có thế mạnh về du lịch trên cả nước như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Khánh Hòa, TP. HCM… Kể từ khi đường bay Cần Thơ - Hà Nội, Cần Thơ - Đà Nẵng chính thức đưa vào khai thác đã tạo điều kiện rất thuận lợi trong giao thương và du lịch giữa ba miền Bắc - Trung - Nam, thúc đẩy sự liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa Cần Thơ và các tỉnh/thành phố khu vực miền Bắc - Trung, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trao đổi kinh nghiệm và ký kết hợp tác phát triển, xây dựng tour tuyến, giao thương giữa các địa phương được thuận lợi hơn. Bên cạnh việc khai thác thị trường nội địa, việc xúc tiến, quảng bá về du lịch sông nước Cần Thơ nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến thành phố cũng đã được lãnh đạo thành phố quan tâm thông qua việc ký kết các thỏa thuận liên kết phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ các chính sách đầu tư phát triển du lịch, tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế về du lịch, khảo sát mở các đường bay quốc tế mới đến TP. Cần Thơ…
Nhìn chung, từ khi Cần Thơ trở thành thành phố trực thuộc TW, cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng giao thông được đầu tư hiện đại và đồng bộ hơn; nhiều loại hình
dịch vụ du lịch và vui chơi giải trí phong phú và đa dạng, đưa Cần Thơ trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn du khách của vùng ĐBSCL.
2.3.2. Phát triển sản phẩm du lịch sông nước
Thành phố Cần Thơ ngoài đặc trưng về địa lý là đầu mối giao thông quan trọng giữa các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, còn được ví như “đô thị miền sông nước”. Vừa qua, Thành phố Cần Thơ cũng đã đoạt giải thưởng Cuộc thi Cảnh quan châu Á 2016, với bài dự thi “Cần Thơ - Thành phố sông nước vùng ĐBSCL”. Chính những giá trị của tài nguyên sông nước này đã được khai thác để phát triển sản phẩm du lịch hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu của du khách để trải nghiệm các giá trị sông nước và những giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống với các sảm phẩm du lịch tiêu biểu.
- Giá trị cảnh quan sông nước gắn với đời sống sinh hoạt truyền thống của cộng đồng:
+ Trải nghiệm cảnh quan sông nước với những gì du khách quan sát được và tiếp nhận từ hướng dẫn viên qua các chuyến tham quan bằng thuyền hoặc đi bộ. Không gian thưởng ngoạn là bến Ninh Kiều, cảnh quan trên các cù lao, cồn trên sông Hậu.
+ Tìm hiểu, trải nghiệm sinh hoạt truyền thống của cộng đồng qua tham quan hoạt động chợ nổi, đời sống thường ngày của người dân ở các làng quê ven sông, trên các cù lao, trên ghe, thuyền của những thương hồ; khám phá sự trù phú về nông sản của miệt vườn. Không gian trải nghiệm ở chợ nổi Cái Răng, hoạt động sinh hoạt trên các cù lao, cồn.
+ Tìm hiểu giá trị hệ sinh thái với những vườn cây xanh tươi mát, cùng nhiều loại đặc sản trái cây của vùng Đồng bằng sông Cửu Long như: vườn du lịch Mỹ Khánh, các cù lao, cồn trên sông Hậu, trên các tuyến sông Phong Điền và nhiều vườn du lịch gia đình khác ở Ô Môn, Thốt Nốt... Tại đây, du khách có thể vừa đi dạo trong vườn hít thở không khí trong lành mát mẻ, vừa được nếm các loại trái cây chín và những món ăn đặc sản miệt vườn.
+ Tìm hiểu, trải nghiệm các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể qua các lễ hội truyền thống, diễn xuất đờn ca tài tử, cải lương, tuồng Nam Bộ,... Hoạt động Ninh Kiều, các di tích ở Phong Điền, Bình Thủy.
+ Tìm hiểu, thưởng thức các giá trị văn hóa ẩm thực gắn với sông nước. Tập trung ở các điểm du lịch, nhà hàng, quán xá ở các quận, huyện.
+ Tìm hiểu và trải nghiệm các làng nghề truyền thống gắn với sông nước. Tập trung ở Cái Răng, Phong Điền, Thốt Nốt, Ô Môn.
- Giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống “Đờn ca tài tử”: Tìm hiểu và trải nghiệm những giá trị của loại hình nghệ thuật đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Trình diễn trong các điểm vườn du lịch, trên các du thuyền ở Ninh Kiều.
Sản phẩm du lịch sông nước được khai thác khá đa dạng. Tuy nhiên, vẫn chưa khai thác được hết các giá trị sông nước: hoạt động đi thuyền để tham quan cảnh quan sông nước thì thời gian và lộ trình chưa khai thác được hết các trải nghiệm sông nước, chưa có hoạt động ngủ đêm trên tàu; tổ chức biểu diễn Đờn ca tài tử tại một số điểm vườn du lịch với không gian thưởng thức chưa đầy đủ, chưa giới thiệu được các nét đặc trưng và tính gắn kết với văn hóa của loại hình nghệ thuật này; tìm hiểu, thưởng thức các giá trị văn hóa ẩm thực gắn với sông nước được phục vụ trong các nhà hàng, quán xá và trình diễn ẩm thực đa dạng về món ăn nhưng lộ trình tham quan và thông tin chưa đầy đủ, nhiều cơ sở chưa đảm bảo chất lượng; tham quan chợ nổi tìm hiểu cuộc sống cộng đồng trên ghe, thuyền với thời gian tham quan chưa hoàn toàn phù hợp, hoạt động mua bán ngày một thưa thớt, cảnh quan bờ sông, chất lượng tàu thuyền, vệ sinh môi trường đều chưa đảm bảo.
Cần Thơ xác định thế mạnh sản phẩm du lịch đặc thù là sông nước đô thị. Các tour du lịch tại Cần Thơ chủ yếu là du lịch trên sông nước. Do đó đã tập trung mời gọi đầu tư các cồn ven sông Hậu, xác định cụm không gian du lịch trung tâm, gồm: Không gian quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Phong Điền đóng vai trò đầu mối, điều hành hoạt động du lịch toàn thành phố và cụm không gian du lịch phía Tây, gồm: quận Ô Môn, Thốt Nốt và các huyện Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh là không gian du lịch quan trọng.
Hiện nay, Thành phố Cần Thơ đang tích cực đa dạng hóa các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, sông nước miệt vườn, văn hóa, du lịch kết hợp hội nghị, du lịch công vụ, triễn lãm, lễ hội, tâm linh, thể thao, giải trí trên nước, nhằm tăng sức
hấp dẫn đối với du khách. Theo đó, Cần Thơ tăng cường xúc tiến du lịch, tăng cường đào tạo đội ngũ nhân viên lành nghề, tác phong phục vụ chuyên nghiệp, tạo ra sản phẩm, chương trình du lịch, dịch vụ phục vụ đồng bộ, chất lượng cao; xây dựng hoàn chỉnh 235 khách sạn (trong đó có 145 khách sạn từ 1-5 sao) với gần
6.392 buồng, đáp ứng tốt chỗ ăn ở, nghỉ dưỡng của du khách trong và ngoài nước đến đây.
Cần Thơ cũng đẩy mạnh việc khai thác vị trí trung tâm trung chuyển của địa phương đến các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh thành khác trong nước; mở thêm các tour, tuyến du lịch sông nước tại Cần Thơ và từ Cần Thơ đến các tỉnh khác trong và ngoài vùng. Ngoài ra, Cần Thơ hợp tác với tỉnh An Giang, Kiên Giang, hình thành “tam giác du lịch” mạnh nhất khu vực với các loại hình du lịch sông nước - biển đảo - núi. Hiện nay, TP. Cần Thơ đã kết nối tour đến các địa phương xung quanh có loại hình du lịch khác biệt để đa dạng hóa sản phẩm du lịch, kéo dài thêm thời gian lưu trú của du khách.
Bên cạnh đó, triển khai các dự án nâng cấp, mở rộng các khu du lịch quốc gia tại các cồn dọc sông Hậu như cồn Ấu, cồn Khương, cồn Cái Khế; mở rộng làng du lịch Mỹ Khánh; Quận Cái Răng khai thác loại hình du lịch sông nước, tập trung thực hiện đề án “Bảo tồn và phát triển chợ nổi Cái Răng”, đưa Chợ nổi Cái Răng và văn hóa chợ nổi Cái Răng trở thành sản phẩm du lịch đặc thù của vùng ĐBSCL nói chung và của Thành phố Cần Thơ nói riêng; Quận Thốt Nốt phát triển du lịch sinh thái Vườn cò Bằng Lăng và khai thác sản phẩm du lịch tại Cù lao Tân Lộc; Quận Ô Môn xây dựng kế hoạch phục vụ các loại hình văn hoá nghệ thuật truyền thống của người Khmer tại Chùa PôthiSomrôn.
2.3.3. Phát triển du lịch sông nước theo lãnh thổ
* Theo đơn vị hành chính Quận, Huyện
- Quận Ninh Kiều như: Bến Ninh Kiều, Chùa Ông, nhà lồng chợ cổ Cần Thơ, Khám lớn Cần Thơ, Bảo tàng Cần Thơ, chùa Muni Răngsây, chùa Phật Học Cần Thơ, cơ sở hủ tiếu Sáu Hoài.
- Huyện Phong Điền như: Làng Du lịch Mỹ Khánh, Thiền viện Trúc Lâm
Phương Nam, Khu du lich sinh thái Lung Côṭ Cầu, Vườn Du lịch Sinh thái Giáo
Dương, Vườn Du lịch sinh thái Vũ Bình, Điểm dừng chân Du lịch Sinh thái 3 Xinh, Vườn trái cây Vàm Xáng, Vườn du lịch sinh thái Hoàng Anh, cơ sở sản xuất bánh hỏi Út Dzách, Vườn lan Hai Khánh, Vườn ca cao Mười Cương, Homestay Mỹ
Thuận, Di tích lich Phan Văn Trị.
sử Giàn Gừa, chợ nổi Phong Điền, Di tích lịch sử mộ nhà thơ
- Quận Bình Thủy như: Vườn trái cây Ba Cống, Nhà cổ Bình Thủy (nhà cổ Vườn Lan), Đình Bình Thủy, Di tích lịch sử mộ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa, chùa Nam Nhã, chùa Hội Linh, chùa Long Quang, Căn cứ vườn Mận, du lịch tại cồn Sơn, làng hoa Phó Thọ Bà Bộ.
- Quận Cái Răng như: Chợ nổi Cái Răng, Du lịch sinh thái Út Hiên, Du Lịch Sinh Thái Lê Lộc, Homestay Hưng, Homestay Nguyễn Shack, Green Village, Homestay Thế Phương, Homestay Hai Thành, Bảo Gia Trang Viên, Homestay Bờ Sông, Homestay Minh Tín.
- Quận Ô Môn: Chùa Pothi Somrôm, Khu Du lịch Sinh thái Bảy Tiễn, làng đan lọp tép Thới Long.
- Quận Thốt Nốt: Vườn cò Bằng Lăng, Homestay Hoa Sen Mekong, các nhà cổ tại cù lao Tân Lộc, làng bánh tráng Thuận Hưng, làng đan lưới Thơm Rơm, làng đan thúng.
- Huyện Thới Lai, Cờ Đỏ và Vĩnh Thạnh: Hiện chưa có điểm tham quan thu hút khách du lịch.
* Phát triển một số điểm du lịch sông nước
- Bến Ninh Kiều
Bến Ninh Kiều tọa lạc ở bờ phải sông Hậu, nằm giữa ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ với diện tích hơn 7.000 m2.
Bến Ninh Kiều không chỉ nổi tiếng là một địa danh cảnh sắc hữu tình đi vào thơ, vào nhạc, mà còn được xem là một biểu tượng của Thành phố Cần Thơ, biểu tượng của nét đẹp miền tây sông nước. Đây cũng chính là lý do khiến du khách khi đến với Cần Thơ đều muốn đi thăm bến Ninh Kiều.