có ý nghĩa quan trọng hơn cả vì nó huy động được sức người, căn cứ vào khả năng thực tế tại mỗi vùng, quốc gia đó để đưa ra chính sách phù hợp.
Tiềm năng du lịch nhân văn là đối tượng và hiện tượng văn hóa lịch sử do con người sáng tạo ra trong đời sống. So với tiềm năng du lịch tự nhiên, tiềm năng du lịch nhân văn có tác dụng nhận thức nhiều hơn, giá trị giải trí là thứ yếu. Tiềm năng du lịch nhân văn thường tập trung ở các thành phố lớn, là đầu mối giao thông và là nơi tập trung cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Đại bộ phận tài nguyên du lịch nhân dân không có tính mùa, không bị phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên tần suất hoạt động của nó là rất lớn (lượng khách, số ngày khách đến).
Các di tích lịch sử văn hóa, các công trình kiến trúc là một trong những nơi thu hút khách du lịch. Gắn với nó là loại hình du lịch khám phá, tìm hiểu về đời sống nơi cư trú của cư dân bản địa, các di tích lịch sử, du lịch hành hương, tham gia lễ hội,…
1.2. Khái niệm cơ bản về du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái (Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới và đã mau chóng thu hút được sự quan tâm của nhiều người, thuộc các lĩnh vực khác nhau. Đây là một khái niệm rộng, được hiểu khác nhau từ những góc độ khác nhau. Đối với một số người, du lịch sinh thái đơn giản được hiểu là sự kết hợp ý nghĩa của hai từ ghép du lịch và sinh thái vốn đã quen thuộc. Song đứng ở góc nhìn rộng hơn, tổng quát hơn thì một số người quan niệm du lịch sinh thái là du lịch thiên nhiên, là khái niệm mà trong thực tế đã xuất hiện từ đầu những năm 1800. Với khái niệm này, mọi hoạt động du lịch có liên quan đến thiên nhiên như tắm biển, leo núi… đều được hiểu là du lịch sinh thái.
Du lịch sinh thái có thể còn được hiểu dưới những tên gọi khác như:
- Du lịch thiên nhiên (Nature Tourism)
- Du lịch dựa vào thiên nhiên (Natourism – Based Tourism)
- Du lịch môi trường (Enviromental Tourism)
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá sự hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái Miệt vườn – sông nước tỉnh Tiền Giang - 1
- Đánh giá sự hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái Miệt vườn – sông nước tỉnh Tiền Giang - 2
- Phương Pháp Biểu Đồ, Bản Đồ Và Bảng Số Liệu
- Biểu Đồ Cơ Cấu Tổng Sản Phẩm Trên Địa Bàn Tỉnh Tiền Giang
- Biểu Đồ Doanh Thu Du Lịch Tỉnh Tiền Giang Giai Đoạn 2007 - 2012
- Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Du Khách Đối Với Loại Hình Du Lịch Sinh Thái “Miệt Vườn – Sông Nước” Tại Tiền Giang.
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
- Du lịch đặc thù ( Particular Tourism)
- Du lịch xanh (Green Tourism)
- Du lịch thám hiểm (Adventure Tourism)
- Du lịch bản xứ (Indigenous Tourism)
- Du lịch có trách nhiệm (Responsible Tourism )
- Du lịch nhạy cảm (Sensitized Tourism)
- Du lịch nhà tranh (Cottage Tourism)
- Du lịch bền vững (Sustainable Tourism)
Tổ chức The International Ecotourism Society định nghĩa: du lịch sinh thái là loại hình du lịch lữ hành có trách nhiệm đến các khu thiên nhiên, bảo vệ môi trường và mang lại phúc lợi lâu dài cho người dân địa phương.
Luật du lịch (2005) định nghĩa: du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững.
Theo Tổng cục du lịch (1999): Du lịch sinh thái ở Việt Nam có nghĩa là “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nổ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.
1.3. Lịch sử hình thành du lịch miệt vườn
Theo GS.TSKH.Võ Huy Bá thì Ðất đai ÐBSCL ngày xưa dư thừa rất cần người canh tác, chủ điền cho tá điền lãnh canh, bao canh, thu lúa ruộng rẻ và nhiều ưu đãi khác nữa. Tá điền được cất nhà lập vườn trong ruộng, mỗi người làm chủ một cuộc, một “cơ ngơi” rộng, họ sống xa nhau. Có nhiều tá điền trở nên giàu, có ruộng riêng, có bầy trâu năm bảy con, có gia nhân... nhưng trước sau họ sống hòa thuận, dựa vào nhau, không có bóc lột hà khắc như miền Bắc. Từ đó “miệt vườn” hình thành, nơi đây nhà nào cũng có trồng cây trái quanh nhà, có đào ao nuôi cá nuôi tôm. Người có tiền lên liếp, đào mương lập vườn chuyên trồng dừa, cam quít... thu lợi nhiều mà nhàn hạ hơn làm ruộng.
Như vậy, có thể thấy rằng nền "văn minh miệt vườn" có lẽ đã phát sinh từ khi người Việt di dân đến vùng phù sa nước ngọt ở hai bờ sông Cửu Long để khai khẩn, hạ phèn rồi lập vườn và ngày càng mở mang với những vườn cây ăn trái xum xuê. Từ đó, "miệt vườn" trở nên đặc trưng hơn, khác với miệt ruộng, miệt rẫy hay vùng bưng, vùng trảng đặc trưng ở miền Đông Nam Việt. Ngày nay, nghề vườn ở đây đã biết kết hợp kinh nghiệm lâu đời với khoa học kỹ thuật để lai tạo thêm giống mới nhằm vừa tăng cả về chất và lượng, vừa phòng chống dịch bệnh hữu hiệu hơn cho các loại hoa quả. Hơn nữa, do hoa quả rất dễ bầm dập, thối, khó có thể tồn kho lâu ngày nên việc vận chuyển hoa quả nhanh chóng đến các đầu mối tiêu thụ đã khiến nảy sinh nhu cầu phát triển hệ thống giao thông vận tải trên sông lẫn đường bộ và mạng lưới phân phối kịp thời. Từ đó hình thành một nền kinh tế phát triển
sinh động hơn với những nhu cầu sinh hoạt đặc trưng mà nhiều người thường gọi là nền "văn minh miệt vườn" để phân biệt với những vùng địa lý tự nhiên và kinh tế khác của nước ta.
Đến ngày nay, “miệt vườn” đã trở nên gần gũi với người dân, đặc biệt là người dân ở phía Nam và “miệt vườn” đã trở thành một hình thức du lịch... người ta quen gọi là “du lịch miệt vườn”.
1.4. Du lịch sinh thái “Miệt vườn – Sông nước”
1.4.1. Khái niệm “miệt vườn”
“Miệt vườn” là danh từ xuất hiện rất lâu đời trong văn hóa người dân Nam Bộ. Ngày nay, danh từ này được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có lĩnh vực du lịch.
Theo nhà văn Sơn Nam thì miệt vườn là: “cách gọi tổng quát của vùng đất cao ráo, có vườn cam, vườn quýt ở ven sông Tiền, sông Hậu thuộc tỉnh Sa Đéc, Vĩnh Long, Mỹ Tho, Cần Thơ. Miệt vườn tiêu biểu cho hình thức sinh hoạt vật chất và tinh thần cao nhất ở đồng bằng sông Cửu Long.”[7]
Tác giả Phạm Trung Lương cũng đưa ra khái niệm miệt vườn như sau: “Miệt vườn: Đây là một dạng đặc biệt của hệ sinh thái nông nghiệp. Miệt vườn là các khu chuyên canh cây ăn quả, trồng hoa cây cảnh …rất hấp dẫn với khách du lịch. Tính cách sinh hoạt của cộng đồng người dân nơi đây pha trộn với tính cách giữa người nông dân và tiểu thương. Đặc điểm này đã hình thành nên những giá trị văn hóa bản địa riêng gọi là văn minh miệt vườn và cùng với cảnh quan miệt vườn tạo thành một dạng tài nguyên du lịch sinh thái đặc sắc.” [6]
1.4.2. Khái niệm du lịch sinh thái “Miệt vườn – sông nước”
Theo tác giả Bùi Lan Hương thì: “Du lịch miệt vườn là loại hình du lịch cung cấp sản phẩm du lịch cho khách dựa trên nền tảng các vườn cây ăn trái tập trung, có qui mô tương đối lớn và phải gắn với cảnh quan sông nước.” [5]
Cho đến nay, chưa có khái niệm thống nhất về du lịch sinh thái“miệt vườn – sông nước”. Tuy nhiên có thể nói rằng: “Du lịch“miệt vườn – sông nước” là hình thức du lịch dựa vào những điều kiện tự nhiên sẵn có như sông ngòi; kênh rạch... kết hợp với những vườn cây ăn trái; làng nghề truyền thống;…của cư dân địa phương nhằm tạo ra các sản phẩm là các khu vườn cây trái, vườn hoa kiểng, các khu trang trại ven sông,…nhằm phục
vụ cho sự phát triển du lịch và góp phần cải thiện kinh tế, tôn vinh bảo tồn giá trị truyền
thống của cư dân địa phương”. Hình thức du lịch này có nhiều ở miền Nam Việt Nam. Trong đó Tiền Giang là tỉnh đã và đang khai thác thành công loại hình du lịch sinh thái này. Từ đó đã hình thành nên một nét rất đặc trưng cho du lịch vùng Nam bộ.
1.4.3. Đặc trưng của du lịch sinh thái “Miệt vườn – sông nước”
Xét về mặt sinh thái, “miệt vườn – sông nước” là một hệ sinh thái do con người tạo ra và duy trì trên cơ sở các quy luật khách quan của các hệ sinh thái có sự kết hợp với các yếu tố tự nhiên như kênh rạch, sông ngòi,…hợp thành hệ sinh thái miệt vườn. Bao gồm các yếu tố khí tượng như: bức xạ mặt trời, nhiệt độ, độ ẩm không khí, gió,… tác động lẫn nhau và tác động vào đất, giống cây trồng, quần thể sinh vật tạo nên vi khí hậu cho vườn cây. Bên cạnh đó, các yếu tố như: nước, không khí, chất hữu cơ, chất khoáng cũng tác động vào nhau và chịu tác động của các yếu tố khí tượng để cung cấp nước, không khí, chất hữu cơ, chất khoáng cũng tác động vào nhau và chịu tác động của các yếu tố khí tượng để cung cấp nước, chất dinh dưỡng cho cây trồng.
Mặt khác, yếu tố không thể thiếu là biện pháp kỹ thuật do các tác động của con người vào điều kiện khí tượng, vào đất, vào cây trồng hay vào quần thể sinh vật trong vườn cây thông qua các biện pháp làm đất, bón phân, tưới nước, chăm sóc,…tất cả các yếu tố trên đều tác động tương hỗ lẫn nhau để cuối cùng tạo ra sản phẩm là các vườn cây ăn trái trĩu quả, là điều kiện mang lại hiệu quả kinh tế và phát triển du lịch. Có thể nói, đây là một hệ sinh thái vừa tự nhiên, vừa nhân tạo. Vì vậy, hệ sinh thái này rất cần được bảo vệ bởi nếu con người dựa vào các điều kiện tự nhiên thuận lợi của miệt vườn mà canh tác và khai thác chúng quá mức dễ dàng sẽ dẫn đến tình trạng suy thoái và mất cân bằng.
Du lịch miệt vườn với môi trường sinh thái trong lành và thơ mộng, món ăn dân dã, cùng các loại trái cây đặc sản nổi tiếng của mỗi vùng, khiến du khách đã đến một lần không thể lỡ hẹn lần sau. Các tour du lịch thường kết hợp dã ngoại, thăm vườn và tham quan di tích văn hóa lịch sử.
1.4.4. Đặc điểm cơ bản của khách du lịch sinh thái “Miệt vườn – sông nước”
Khác với khách du lịch thông thường, khách du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước” là những người quan tâm hơn cả đến các giá trị tự nhiên và giá trị nhân văn ở những khu vực thiên nhiên hoang dã. Những đặc điểm cơ bản của khách du lịch sinh thái này là:
- Đó thường là những người đã trưởng thành, có thu nhập cao có giáo dục và có sự quan tâm đến môi trường thiên nhiên.
- Khách du lịch sinh thái thường là những người thích hoạt động ngoài thiên nhiên, yêu thích và gần gủi với cảnh quan thiên nhiên, dân dã.
- Khách du lịch sinh thái thường không chú trọng đến các cơ sở vật chất phục vụ du lịch, họ không đòi hỏi thức ăn và nhà nghỉ cao cấp đầy đủ tiện nghi, mặc dù họ có khả năng chi trả cho các dịch vụ này.
1.5. Sự hài lòng
Có khá nhiều khái niệm về sự hài lòng của khách hàng, tuy nhiên dường như các tác giả đều đồng ý với các ý kiến khác nhau. Sự hài lòng hay không hài lòng của du khách là trạng thái tình cảm thích thú hay thất vọng thông qua việc so sánh chất lượng dịch vụ với mong đợi của khách hàng. (Philip, Kotler, 2001). Theo đó, sự hài lòng của khách hàng là một hàm số của chất lượng dịch vụ theo cảm nhận của khách hàng.
Sự hài lòng của khách hàng là trạng thái tâm lý mà khách hàng cảm nhận về một công ty (tổ chức) khi những kỳ vọng của họ được thoả mãn hoặc là thoả mãn vượt qua sự mong đợi thông qua tiêu dùng sản phẩm hoặc dịch vụ. (Oliver, 1997).
Theo Cadotte, Woodruff, và Jenkins (1982) đã đưa ra định nghĩa: “Sự hài lòng là sự so sánh của những kỳ vọng với những trải nghiệm”.
Theo Mohr, Kathrin (1992) đã đưa ra 4 yếu tố cấu thành sự hài lòng của du khách đó là: i) sự mong đợi; ii) sự thực hiện; iii) sự xác nhận hoặc không xác nhận và iv) sự thỏa mãn.
* Tại sao phải làm hài lòng du khách
Sự hài lòng du khách có thể giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh đáng kể. Các doanh nghiệp hiểu được du khách có cảm giác như thế nào sau khi tham gia tour du lịch và các sản phẩm hay dịch vụ có đáp ứng được sự mong đợi của du khách hay không.
Du khách, có được sự mong đợi chủ yếu từ những kinh nghiệm du lịch trong quá khứ, thông tin từ gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, ngoài ra còn có các thông tin từ hoạt động marketing. Nếu sự mong đợi của du khách không được đáp ứng, họ sẽ không hài lòng và rất có thể họ sẽ kể cho những người khác nghe về đó.
1.6. Tổng quan đề tài nghiên cứu
SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI “MIỆT VƯỜN – SÔNG NƯỚC” TIỀN GIANG
Số liệu thứ cấp Số liệu sơ cấp
Cơ sở lý
thuyết
Tiềm năng du lịch
Thực trạng du lịch Tiền Giang
SPSS
Kiểm định thang đo Cronbach Alpha Phân tích nhân tố hồi quy tương quan
Mô hình nghiên cứu
Mô hình lý thuyết
Mô hình nghiên cứu
Mô hình điều chỉnh theo EFA
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách
Đề xuất một số giải pháp
CHƯƠNG 2 : ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI “MIỆT VƯỜN – SÔNG NƯỚC” TỈNH TIỀN GIANG
2.1. Tổng quan về tỉnh Tiền Giang
2.1.1. Vị trí địa lý
Tiền Giang là tỉnh vừa thuộc Vùng đồng bằng sông Cửu Long, vừa nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng Nam và cách thành phố Cần Thơ 90 km về hướng Bắc, nằm trong tọa độ 105050’ – 106045’ độ kinh Đông và 10035’ - 10012’ độ vĩ Bắc.
+ Phía Bắc và Đông Bắc giáp Long An và TP. Hồ Chí Minh
+ Phía Tây giáp Đồng Tháp
+ Phía Nam giáp Bến Tre và Vĩnh Long
+ Phía Đông giáp biển Đông
Tiền Giang nằm trải dọc trên bờ Bắc sông Tiền (một nhánh của sông Mê Kông) với chiều dài 120km. Tiền Giang có diện tích tự nhiên là 2.481,77 km2, chiếm khoảng 6% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, 8,1% diện tích vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, 0,7% diện tích cả nước; dân số năm 2011 là khoảng 1,68 triệu người (mật độ dân số 671 người/km2), chiếm khoảng 9,8% dân số Vùng đồng bằng sông Cửu Long, 11,4% dân số Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và 1,9% dân số cả nước. Tiền Giang có 10 đơn vị hành chính cấp huyện (8 huyện, 01 thành phố, 01 thị xã) và 169 đơn vị hành chính cấp xã, trong
đó, thành phố Mỹ Tho là đô thị loại 2.
2.1.2. Dân cư
Theo Tổng cục thống kê tỉnh Tiền Giang năm 2011, tỉnh Tiền Giang có dân số trung bình 1.682,6 nghìn người, mật độ 671 người/km2. Số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 72,9% dân số.
2.1.3. Địa hình, thổ nhưỡng
Tỉnh Tiền Giang có địa hình bằng phẳng, với độ dốc nhỏ hơn 1% và cao trình biến thiên từ 0m đến 1,6m so với mặt nước biển, phổ biến từ 0,8m đến 1,1m. Nhìn chung, toàn
vùng không có hướng dốc rõ ràng, tuy nhiên có những khu vực có tiểu địa hình thấp trũng hay gò cao hơn so với địa hình chung như sau :
- Khu vực đất cao ven sông Tiền (đê sông tự nhiên) phân bố dọc theo sông Tiền và kéo dài từ xã Tân Hưng (Cái Bè) đến xã Xuân Đông (Chợ Gạo). Cao trình phổ biến từ 0,9 - 1,3m, đặc biệt trên dãy đất cao ven sông Nam quốc lộ 1 từ Hoà Hưng đến thị trấn Cái Bè do hầu hết đã lên vườn nên có cao trình lên đến 1.6 - 1.8 m.
- Khu vực thuộc địa bàn huyện Cai Lậy, Cái Bè, giới hạn giữa kinh Nguyễn Văn Tiếp và dãy đất cao ven sông Tiền có cao trình phổ biến từ 0,7 - 1,0m và có khuynh hướng thấp dần về kinh Nguyễn Văn Tiếp. Trên địa bàn có hai khu vực giồng cát và vùng lân cận giồng cát có cao trình lớn hơn 1.0m là giồng Cai Lậy (bao gồm Bình Phú, Thanh Hoà, Long Khánh, thị trấn Cai Lậy, Tân Bình, Nhị Mỹ) và giồng Nhị Quý (kéo dài từ Nhị Quý đến gần Lonh Định). Do đó, khu vực nằm giữa hai giồng này là dãy đất cao ven sông Tiền (bao gồm khu vực Long Tiên, Mỹ Long, Bàn Long, Bình Trung) có cao trình thấp hơn nên khó tiêu thoát nước.
- Khu vực trũng phía Bắc Đồng Tháp Mười (bao gồm hầu hết huyện Tân Phước) có cao trình phổ biến từ 0,60 - 0,75m, cá biệt tại xã Tân Lập 1 và Tân Lập 2 có cao trình thấp đến 0,4 - 0,5m. Do lũ hàng năm của sông Cửu Long tràn về Đồng Tháp Mười cộng với cao trình mặt đất thấp nên đây là khu bị ngập nặng nhất của tỉnh .
- Khu vực giữa Quốc lộ 1 và kinh Chợ Gạo có cao trình từ 0,7 - 1,0m bao gồm vùng đồng bằng bằng phẳng 0,7 - 0,8m nằm kẹp giữa giồng Phú Mỹ, Tân Hương, Tân Hiệp (Châu Thành) phía Tây và giồng Bình Phục Nhất, Bình Phan (Chợ Gạo) phía Đông .
- Khu vực Gò Công giới hạn từ phía Đông kinh Chợ Gạo đến biển Đông, có cao trình phổ biến từ 0,8 và thấp dần theo hướng Đông Nam, ra đến biển Đông chỉ còn 0,4 - 0,6m Có hai vùng trũng cục bộ tại xã Thạnh Trị, Yên Luông, Bình Tân (Gò Công Tây) và Tân Điền, Tân Thành (Gò Công Đông). Do tác động bồi lắng phù sa từ cửa Xoài Rạp đưa ra, khu vực ven biển phía Bắc (Tân Trung, Tân Phước, Gia Thuận, Vàm Láng) có cao trình hơn hẳn khu vực phía Nam .
Trên địa bàn còn có rất nhiều giồng cát biển hình cánh cung có cao trình phổ biến từ 0,9 - 1,1m nổi hẳn lên trên các đồng bằng chung quanh.