Bên cạnh những ngôi chùa, nhà thờ, đình đền, miếu kể trên thì Việt Nam còn có nhiều di tích lịch sử, công trình văn hoá kiến trúc nổi tiếng khác như: Cột cờ Hà Nội các bảo tàng lăng tẩm, tháp cổ như Thành Cổ Loa vốn là di tích đã từng hai lần là kinh đô của nước Việt Nam, Pắc Pó (Cao Bằng) là di tích cách mạng nổi tiếng...Hai di tích lịch sử nổi tiếng ở Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới, đó là: phố cổ Hội An (Đà Nẵng), từng là thương cảng thịnh vượng, là trung tâm buôn bán lớn của vùng Đông Nam Á (thế kỷ XVI) và thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam) đã từng là kinh đô của các triều vua Chăm Pa (Thế kỷ IV-thế kỷ XII).
Lễ hội truyền thống:
Bên cạnh những ngày lễ hội truyền thống của cả nước như Tết Nguyên Đán, rằm Trung Thu, lễ xá tội vong nhân thì trên mỗi miền đất nước lại có những đặc trưng lễ hội riêng như:
Miền Bắc: có hội Đền Hùng, hội đền Cổ Loa, Hội Chùa Hương, Hội Gióng,
lễ hội Yên Tử, Hội chọi trâu Đồ Sơn, hội Lim, hội đền Cửa Ông...
Miền Trung: có lễ hội Hòn Chén, hội Nghinh Cá Ông, lễ hội Cầu Ngư, hội
Thế Am, hội đua voi Tây Nguyên...
Miền Nam: có hội Núi Bà, hội miếu Bà Chúa Xứ, ngày giỗ Trần Hưng Đạo,
lễ hội ngư dân Cần Giờ, lễ hội đua bò của dân tộc Khơ me.
Phong tục – nghề cổ truyền:
Phong tục tập quán: Thờ cúng, thờ Thành Hoàng, mừng được mùa, mừng thọ,
mừng nhà mới, tục ăn trầu cau và hút thuốc lào, lễ tang...
Nghề cổ truyền: Nghề gốm (nổi tiếng là làng gốm Bát Tràng) có lịch sử từ thế kỷ XV, nghề sơn mài (thế kỷ XVIII), mây tre, thêu, khảm (Hà Tây), chạm khắc đá (Đà Nắng), đúc đồng, kim hoàn (Hà Nội), làm nón (Hà Đông, Huế, Quảng Bình)...
Với tiềm năng và lợi thế cả về tự nhiên lẫn nhân văn của một nền văn hoá giàu bản sắc dân tộc, Việt Nam chắc chắn sẽ là “miền đất hứa” đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
2.3. Nguồn lao động dồi dào có tri thức.
Với số dân trên 80 triệu dân, 47% dân số đang trong độ tuổi lao động, Việt Nam được đánh giá là một nước có lực lượng lao động dồi dào về số lượng, có mặt bằng lương thấp hơn các nước ASEAN khác. Hơn nữa, người lao động Việt Nam nói chung đều thông minh, sáng tạo, cần cù và có ý thức tuân thủ kỷ cương, kỷ luật lao động, ít có đình công, bãi công tự do, có khả năng tiếp thu và thích nghi nhanh với công nghệ mới thuận lợi cho thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài. Đây là một trong những yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư đặc biệt là trong một lĩnh vực cần nhiều lao động như ngành du lịch.
II.THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI TRONG NGÀNH DU LỊCH (1988-2003)
1.Tình hình thu hút FDI vào ngành du lịch (1988-2003)
1.1. Nhịp độ thu hút vốn đăng ký.
Vốn đăng ký vàodu lịch
Số dự án
Vốn đăng ký trên cả nước
Triệu USD
Dự á n
Kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài ra đời năm 1987, Việt Nam đã thu hút được một số lượng đáng kể các dự án FDI vào ngành du lịch. Tính đến hết tháng 8/2003, đã có hơn 20 nước và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào ngành
90
92
94
96
98
2000
2002
với số dự án được cấp giấy phép là 365 dự án và số vốn cam kết khoảng 9 tỷ
USD.
Nguồn: Vụ kế hoạch đầu tư - Tổng cục Du lịch.
Từ năm 1988 đến nay, động thái thu hút FDI vào ngành du lịch Việt Nam được chia thành 2 giai đoạn sau đây:
Giai đoạn 1988-1995: đây là giai đoạn hưng thịnh của dòng vốn FDI vào ngành du lịch Việt Nam. Đặc biệt, các năm 1993,1994,1995 là thời gian mà du lịch Việt Nam thu hút được nhiều nhất lượng dự án và dòng vốn FDI. Năm 1993 lượng vốn cam kết đầu tư vào du lịch Việt Nam đạt 877,2 triệu USD (chiếm tỷ trọng 30% nguồn vốn FDI nói chung vào Việt Nam), năm 1994 đạt
1040 triệu USD (bằng 25%), năm 1995 đạt 1692 triệu USD (bằng 30%). Nguyên nhân có thể là do Hiến pháp Chính phủ 1992 về bảo vệ tài sản và các quyền được pháp luật công nhận của các nhà đầu tư nước ngoài cùng nhiều chính sách khuyến khích ưu đãi dành cho họ đã khiến các nhà đầu tư nước ngoài cảm thấy yên tâm khi đầu tư vào Việt Nam. Mặt khác, sau 6 năm đổi mới, du lịch Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định. Lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam ngày càng gia tăng khiến cho nhu cầu xây dựng khách sạn, khu nghỉ mát, vui chơi giải trí, sân golf... gia tăng. Và du lịch do đó đã thực sự trở thành “miền đất hứa” đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Giai đoạn 1996 đến nay: Đây là giai đoạn thoái trào của đầu tư nước ngoài vào du lịch Việt Nam, số lượng các dự án giảm đáng kể. Điều này là phù hợp với động thái chung của FDI vào Việt Nam.
Năm 1996 FDI vào du lịch chỉ bằng 49,47% so với năm 1995; năm 1997 FDI vào du lịch chỉ bằng 29,89% so với năm 1996. Năm 1998 tổng vốn đầu tư tăng nhưng không phải biểu hiện hồi phục của hoạt động FDI vào du lịch mà lý do của hiện tượng này là trong năm 1998 có 1 dự án đầu tư lớn là dự án khu nghỉ mát Đà Lạt Dankia với mức vốn đầu tư lên đến 706 triệu USD. Vì thế, nếu không xét dự án khu nghỉ mát Đà Lạt Dankia thì hoạt động FDI vào du lịch vẫn tiếp tục giảm đáng kể. Năm 1999, FDI vào du lịch tiếp tục suy giảm.
Năm 2000, 2001 FDI vào du lịch Việt Nam có tăng nhưng không vững chắc chủ yếu là do có dự án đầu tư với số vốn đăng ký lớn. Năm 2002,2003 đánh dấu sự sụt giảm trầm trọng dòng FDI vào du lịch Việt Nam. FDI vào du lịch Việt Nam năm 2002 chỉ bằng 1/12 năm 1995 (năm đỉnh điểm về thu hút FDI vào du lịch Việt Nam). Trong 8 tháng đầu năm 2003, chúng ta mới chỉ thu hút được 13 dự án với số vốn đăng ký khiêm tốn là 61,4 triệu USD.
Sự giảm sút này có thể là do những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, môi trường đầu tư vào ngành du lịch của Việt Nam không còn như ở thời kỳ đầu thu hút FDI, các cơ hội thuận lợi bị giảm sút. Hơn nữa, có
quá nhiều người trong một sân chơi nhỏ hẹp tạo ra sự bất lợi cho những người đến sau. Những nhà đầu tư tiềm năng giờ phải xem xét các chi phí cơ hội nhiều hơn để bảo đảm thành công. Do đó, họ chờ đợi và quan sát là chủ yếu. Đồng thời, chính sự cạnh tranh khốc liệt cũng khiến các nhà đầu tư hướng vào những thị trường hấp dẫn hơn. Những điều này cũng có thể giúp cho chúng ta lí giải được việc FDI vào du lịch Việt Nam năm 1996 giảm sút trong khi FDI nói chung vào Việt Nam năm 1996 vẫn tăng và đạt mức đỉnh điểm trong lịch sử thu hút FDI của Việt Nam.
Thứ hai, tuy các nhà chức trách vẫn trải thảm đỏ chào đón các nhà đầu tư nước ngoài nhưng dường như lại quan tâm nhiều hơn đến những tác động của FDI. Họ quan tâm nhiều đến những hiệu quả về kinh tế- xã hội của các dự án hơn là cố gắng thu hút càng nhiều FDI càng tốt. Để loại bỏ những tác động tiêu cực của FDI sớm muộn đây cũng là điều cần thiết, tuy nhiên, nó sẽ ảnh hưởng đến chiến lược phát triển du lịch về lâu dài.
Thứ ba, phần lớn vốn cam kết FDI trong ngành du lịch là đầu tư vào khu vực khách sạn. Việc đầu tư tràn lan vào lĩnh vực khách sạn trong những năm 1993-1995 đã dẫn tới hiện tượng khủng hoảng thừa khách sạn. Trước tình hình đó, các nhà đầu tư nước ngoài cũng đã nhận thức được sự cung quá mức của khu vực này nên số lượng dự án đầu tư vào kinh doanh lưu trú đã giảm đáng kể từ năm 1996. Trong khi đó, để đi đến quyết định có nên đầu tư vào các tiểu ngành khác như xây dựng khu vui chơi giải trí, nghỉ mát, vận chuyển... nơi có tỉ lệ lợi nhuận thấp hơn và thời gian hoàn vốn lâu hơn hay không, các nhà đầu tư còn phải mất khá nhiều thời gian nữa.
Thứ tư, cuộc khủng hoảng tài chính gần đây ở Đông Nam Á và tiếp theo là Hàn Quốc đã ảnh hưởng mạnh đến FDI vào Việt Nam nói chung và ngành du lịch nói riêng. Sự suy giảm kinh tế ở những nước này đã hạn chế các quyết định đầu tư vào Việt Nam của các doanh nghiệp nước ngoài vì họ còn phải rất vất vả
để đáp ứng những yêu cầu của đầu tư trong nước do đó chỉ dành ít vốn đầu tư ra nước ngoài.
1.2.Quy mô bình quân một dự án.
Đồ thị 3: Qui mô bình quân một dự án đầu tư vào du lịch Việt Nam 1991-8/2003
80
60
40
20
0
91 92 93 94 95 96 97 98 99 2000 2001 2002 2003
Triệu USD/ dự á n
Do đặc điểm riêng của ngành nên các dự án đầu tư trong lĩnh vực du lịch thường đòi hỏi mức vốn đầu tư lớn, đặc biệt là các dự án xây dựng khách sạn,
ngành du lịch Cả nước
khu vui chơi giải trí bởi vì các dự án này đòi hỏi một khối lượng vốn lớn để đầu tư vào các công trình xây dựng và tài sản cố định. Vì thế, qui mô một dự án trong lĩnh vực du lịch luôn ở mức cao so với qui mô bình quân của toàn bộ dự án FDI ở Việt Nam.
Nguồn: Vụ kế hoạch đầu tư- Tổng cục Du lịch
Giai đoạn đầu quy mô bình quân một dự án chỉ đạt khoảng 10 triệu USD, nhưng từ năm1993 quy mô một dự án tăng dần, đến năm 1995 quy mô một dự án cấp mới đã đạt 45,7 triệu USD. Nguyên nhân là do trong những năm đầu, các nhà đầu tư còn chưa tin tưởng vào môi trường đầu tư ở Việt Nam nên các dự án đầu tư mới chỉ mang tính chất thăm dò. Mặt khác, từ khi mở cửa nền kinh tế, lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam tăng mạnh, nhu cầu về dịch vụ lưu trú cũng tăng mạnh, và để đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường, các dự án đầu tư thường là cải tạo nâng cấp khách sạn cũ của Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế mà ít xây dựng mới. Các dự án như vậy thường có mức vốn đầu tư
không cao. Nhưng từ năm 1993, trong điều kiện môi trường đầu tư của nước ta ngày càng thuận lợi, có sức hấp dẫn cao và các nhà đầu tư nước ngoài đã có lòng tin đối với những chính sách đầu tư của Nhà nước Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng đầu tư vào Việt Nam nhiều dự án có số vốn lớn để xây dựng mới các khách sạn, khu nghỉ mát, khu vui chơi giải trí, sân golf... đạt tiêu chuẩn quốc tế. Chính vì vậy, quy mô một dự án đầu tư trong lĩnh vực này ngày càng có xu hướng tăng lên.
1.3. Phân bổ vốn đăng ký theo chủ đầu tư.
Cho đến nay du lịch Việt Nam đã thu hút được khoảng 30 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào du lịch. Tuy nhiên, cũng tương tự như ở các ngành khác, gần 80% vốn đầu tư có nguồn gốc từ các nước Châu Á. 10 nước dẫn đầu về FDI vào du lịch Việt Nam là: Singapore, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Brishish Virgin Islands, Nhật, Malaysia, Pháp, Thái Lan, Hà Lan. Trong số 10 nước này có tới 7 nước Châu Á. Bốn nước dẫn đầu về vốn và số dự án đầu tư vào du lịch Việt Nam là 4 nước công nghiệp mới (NIC). Chỉ riêng 4 nước châu Á này đã chiếm 50% số dự án và gần 70% lượng FDI vào du lịch Việt Nam.
Bảng 1: Danh sách 10 nước và vùng lãnh thổ đứng đầu về FDI vào du lịch Việt Nam tính đến cuối năm 2002.
Nước và vùng lãnh thổ | Số dự án | Vốn đăng ký (USD) | Vốn pháp định (USD) | |
1. | Singapore | 42 | 2.020.942.737 | 494.540.250 |
2. | Đài Loan | 23 | 1.410.531.140 | 638.968.398 |
3. | Hồng Kông | 63 | 1.389.485.695 | 657.517.169 |
4. | Hàn Quốc | 15 | 701.941.849 | 197.026.474 |
5. | British VirginIslands | 24 | 571.881.232 | 217.321.589 |
6. | Nhật | 23 | 477.745.624 | 239.695.686 |
7. | Malaysia | 9 |
Có thể bạn quan tâm!
- Về Thủ Tục Đầu Tư Và Công Tác Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Đầu Tư Nước Ngoài
- Tình Hình Rút Giấy Phép Đầu Tư, Giải Thể Trước Thời Hạn.
- Tính Tất Yếu Khách Quan Của Việc Thu Hút Fdi Vào Du Lịch Việt Nam.
- Phân Bổ Vốn Cam Kết Fdi Trong Ngành Du Lịch Theo Hình Thức Fdi
- Tình Hình Rút Giấy Phép Đầu Tư Của Các Dự Án Fdi Vào Ngành Du Lịch Việt Nam Thời Kỳ 1988-2002.
- Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Tại Chỗ Tăng Thu Ngoại Tệ.
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
282.690.000 | 98.715.030 | |||
8. | Pháp | 14 | 203.101.639 | 93.956.060 |
9. | Thái lan | 11 | 191.011.475 | 69.120.304 |
10. | Hà Lan | 6 | 157.098.750 | 51.078.417 |
Nguồn: Bộ Kế hoạch - Đầu tư.
Sự tập trung nguồn vốn đầu tư từ các nước Châu Á và đặc biệt là từ các nước NIC có thể do những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, các nước Châu Á, đặc biệt là các nước NIC nhận thức được du lịch Việt Nam là một thị trường tiềm năng để giải quyết chu trình kinh doanh của họ và để vượt qua việc tăng giá chi phí sản xuất ở thị trường trong nước khi mức tăng trưởng kinh tế cao. Chiến lược đầu tư của họ ở Việt Nam phần lớn dựa trên lợi thế cạnh tranh của lương thấp và tài nguyên thiên nhiên phong phú. Đó là động cơ để họ chuyển giao công nghệ cần nhiều lao động cho Việt Nam với lương nhân công khá thấp và lực lượng lao động có kỷ luật.
Thứ hai, với lợi thế gần về địa lý, đầu tư vào Việt Nam sẽ giúp các nước
Châu Á giảm thiểu được chi phí giao dịch và giao thông.
Thứ ba, sự tương đồng về văn hoá với Việt Nam sẽ giúp các nhà đầu tư Châu Á dễ dàng vượt qua các trở ngại khi tiến hành đầu tư ở nước sở tại hơn các nhà đầu tư khác.
Một lý do khác là trong nhận thức của các nhà đầu tư, Việt Nam là một thị trường mới nổi, nhiều rủi ro nên các nhà đầu tư ở xa tận Châu Âu, Châu Mỹ... chưa sẵn sàng đầu tư vào thị trường này. Ngoài ra, lý do cũng có thể là Việt Nam chưa tập trung chú ý khai thác các nguồn vốn đầu tư từ các nước Châu Âu, Châu Mỹ, chưa có chính sách khuyến khích đầu tư từ khu vực này.
Chính vì các dự án của các công ty ở các nước Châu Á chiếm tỷ trọng lớn cả về số dự án cũng như lượng vốn đầu tư nên lĩnh vực du lịch là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng tài chính
tiền tệ Châu Á. Để phát triển bền vững, ngoài việc thu hút vốn đầu tư từ các