Xây Dựng Mô Hình Phát Triển Du Lịch Sông Nước


rỗi vào cuối tuần, đó là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.

* Sự phát triển của các nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế

Sự phát triển của nền sản xuất xã hội có tầm quan trọng hàng đầu làm xuất hiện nhu cầu du lịch và biến nhu cầu của con người thành hiện thực. Không thể nói tới nhu cầu hay hoạt động du lịch của xã hội nếu như lực lượng sản xuất xã hội ở trong tình trạng thấp kém.

Các ngành sản xuất như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, dịch vụ và kết cấu hạ tầng ảnh hưởng quan trọng đến phát triển du lịch. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô, chất lượng của du lịch.

1.1.3. Xây dựng mô hình phát triển du lịch sông nước‌

1.1.3.1. Khái niệm về mô hình phát triển du lịch sông nước

Để đi đến khái niệm mô hình du lịch sông nước, trước hết cần nhắc đến khái niệm mô hình phát triển: Mô hình phát triển là tổng hợp các hợp phần và mối liên kết giữa chúng để tạo nên kết quả mà các nhà thiết lập mong đợi.

Khái niệm về mô hình phát triển du lịch nói chung và phát triển du lịch sông nước nói riêng cũng không nằm ngoài khái về “Mô hình phát triển” được nêu ở trên. Như vậy, mô hình phát triển du lịch sông nước được hiểu: Mô hình phát triển du lịch sông nước là tổng hợp các hợp phần cần thiết cho hoạt động du lịch liên quan đến sông nước và các mối liên kết giữa chúng tạo ra hoạt động vận hành để đạt được mục tiêu phát triển bền vững mà các nhà thiết lập đề ra.

1.1.3.2. Nguyên tắc xây dựng mô hình du lịch sông nước

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Các nguyên tắc cần quan tâm trong việc nghiên cứu xây dựng mô hình du lịch bao gồm:

- Khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hợp lí, hạn chế việc sử dụng quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải;

Xây dựng mô hình phát triển du lịch sông nước ở thành phố Cần Thơ - 6

- Phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch kinh tế - xã hội;

- Phát triển du lịch gắn liền với việc bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa bản

địa;


- Khuyến khích sự tham gia và chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương;

- Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực (bổ sung đội ngũ, đào tạo mới và đào


tạo lại nhằm nâng cao trình độ);

- Tuyên truyền, quảng cáo du lịch đa mục tiêu;

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học.

1.1.3.3. Điều kiện xây dựng mô hình du lịch sông nước

- Phải có cảnh quan thiên nhiên sông nước đẹp, bình dị.

- Tài nguyên văn hóa mang đậm giá trị bản sắc dân tộc và gắn với miền sông nước.

- Vị trí thuận lợi cho phát triển du lịch sông nước.

- Nhu cầu của du khách về du lịch ngày càng nhiều về thiên nhiên và văn hóa miền sông nước.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ và thuận tiện.

1.1.3.4. Tiêu chí xây dựng mô hình du lịch sông nước

Để xây dựng mô hình phát triển du lịch sông nước cần phải đạt được các tiêu chí sau:

- Thống nhất hoạt động quản lí và giải quyết có hiệu quả các mâu thuẫn, xung đột nảy sinh trong hoạt động kinh doanh du lịch.

- Xây dựng được sản phẩm du lịch đặc thù, có tính cạnh tranh cao để thu hút khách du lịch.

- Xây dựng các sản phẩm du lịch đa dạng và phù hợp với nhu cầu thị trường, song không làm tổn hại đến sức chịu tải của tài nguyên.

- Tăng cường hoạt động quảng bá du lịch có trách nhiệm

- Phân chia lợi ích công bằng giữa các bên tham gia hoạt động kinh doanh du

lịch.

- Nâng cao đời sống cộng đồng, những người sở hữu hoặc vốn sống dựa vào

những giá trị tài nguyên mà doanh nghiệp khai thác để phát triển sản phẩm du lịch.

- Quy hoạch không gian du lịch, kiến trúc công trình phù hợp với cảnh quan, thân thiện với môi trường.

- Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, nguồn nhân lực du lịch (bao gồm cả lao động gián tiếp cung cấp các dịch vụ có liên quan để tạo ra những sản phẩm du lịch hoàn hảo, có chất lượng và sức hấp dẫn).


- Tăng trưởng kinh tế du lịch mà không làm suy thoái, tổn hại đến môi trường, bảo tồn được các giá trị văn hóa truyền thống bản địa.

- Phát triển du lịch gắn với bảo tồn các giá trị tài nguyên du lịch để đảm bảo cho sự phát triển lâu dài.

1.1.3.5. Quy trình xây dựng sản phẩm mô hình du lịch sông nước

Các sản phẩm du lịch bản thân nó đã có sức hấp dẫn đối với du khách nhưng để biến nó thành một sản phẩm du lịch phổ biến rộng rãi còn phải căn cứ vào nhiều yếu tố, đòi hỏi nhiều nỗ lực và trải qua nhiều bước

- Kiểm kê, đánh giá tài nguyên: Việc kiểm kê, nghiên cứu và đánh giá giá trị các sản phẩm du lịch sông nước là một công việc hết sức quan trọng có ý nghĩa tiên quyết đối với toàn bộ các bước tiếp theo.

- Xây dựng quy hoạch, chương trình khai thác: Đối với những sản phẩm sông nước sau khi đã xác định có khả năng xây dựng thành một sản phẩm du lịch thì một công việc quan trọng và cần thiết là tiến hành thiết lập một quy hoạch tổng thể (đối với những sản phẩm có quy mô lớn hay giá trị cao) hoặc một chương trình dài hạn để quản lý một cách toàn diện quá trình khai thác cho hoạt động du lịch.

- Liên kết, thiết lập hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực: Sản phẩm sông nước nói riêng cũng như các tài nguyên du lịch khác nói chung chỉ có thể khai thác được cho hoạt động du lịch khi có các điều kiện về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành Du lịch.

+ Hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm nhiều thành tố nhưng để phát triển hoạt động du lịch thì điều kiện tiên quyết cần có là hệ thống giao thông. Các cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành Du lịch bao gồm hệ thống vận chuyển khách, khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí…

+ Nhân tố con người giữ vai trò quyết định tới việc khai thác một cách có hiệu quả các sản phẩm sông nước cho hoạt động du lịch. Chính vì vậy, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một khâu then chốt trong quy trình xây dựng sản phẩm sông nước thành sản phẩm du lịch.

- Tổ chức liên kết với các tuyến điểm du lịch: Các sản phẩm du lịch ít khi được khai thác một cách đơn lẻ mà thường tập hợp và liên kết lại với nhau trở thành


những điểm, tuyến du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng và tổng hợp của du khách.

- Xúc tiến quảng bá hình ảnh của sản phẩm sông nước: Việc xúc tiến, quảng bá hình ảnh của sản phẩm sẽ làm cho đối tượng công chúng rộng rãi nắm được thông tin về sản phẩm và đặc biệt là những giá trị sông nước mà nó chứa đựng.

- Liên kết với các công ty gửi khách và các nguồn khách chính: Một cách khá thông dụng để khai thác các sản phẩm sông nước cho hoạt động du lịch chính là thông qua các công ty lữ hành hoặc các đầu mối gửi khách lớn.

- Các hoạt động duy trì, bảo tồn: Bên cạnh những lợi ích về kinh tế thì mục đích chính của việc khai thác các sản phẩm sông nước cho hoạt động du lịch là phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa của những sản phẩm này.

- Đánh giá và điều chỉnh: Việc đánh giá cần dựa trên những mục tiêu đã đặt ra trong quá trình lên kế hoạch. Căn cứ vào các đánh giá định kỳ, các nhà quản lý sản phẩm sông nước có thể tiến hành quá trình điều chỉnh những nội dung trong hoạt động tổ chức, quản lý và khai thác sản phẩm của mình.

1.2. Cơ sở thực tiễn‌

1.2.1. Phát triển mô hình du lịch sông nước ở một số nước trên thế giới‌

- Ở Châu Mĩ: điển hình là Hoa Kỳ mô hình du lịch sông nước đã được xây dựng, khai thác và phát triển mạnh. Du khách sẽ bị thu hút bởi chuyến du ngoạn thành phố San Antonio trên hệ thống sông uốn khúc, lượn quanh của River Walk. Đây là một khu phố đi dạo dọc theo hai bờ của một con sông hẹp. Con sông này chảy trong lòng thành phố, là dòng thoát nước thải của thành phố, nhưng nước thải ở đây đã qua xử lý, không gây ô nhiễm. Hai bên bờ sông được viền bởi cây cối, những bông hoa nhiệt đới, những thác nước nhân tạo và những lối đi quanh co khúc khuỷu với rất nhiều cây cầu được xây dựng một cách mỹ thuật băng qua đoạn sông này, và những chiếc thuyền du lịch không mui thường xuyên khuấy động mặt nước yên tĩnh. Buổi tối nơi đây lấp lánh ánh đèn và những tiếng đàn, tiếng nhạc du dương, các nhà hàng phục vụ món ăn ngon từ mọi miền thế giới. Ban ngày, thay cho ánh đèn màu huyền ảo và không gian đầy tiếng nhạc thơ mộng là ánh nắng rực


rỡ và bầu không khí tươi mát trong lành của những công viên xanh với đường lót đá quanh co bên dòng nước trong xanh. Một con sông nhỏ, cảnh quan và điều kiện tự nhiên không có gì đặc biệt, thế nhưng cư dân các thế hệ của thành phố đã biết cách làm cho nó trở nên hài hòa, xinh đẹp, quyến rũ và nổi tiếng có một không hai trên thế giới.

- Tại châu Âu, nói về du lịch sông nước châu Âu thì không thể bỏ qua thành phố Venice của Italia. Venice là thành phố có nhiều kênh rạch sông ngòi chảy trong thành phố nhất thế giới. Những con sông len lỏi vào đời sống của người dân Venice, họ đi lại bằng thuyền trong thành phố, những ngã ba, ngã tư sông cũng chính là những góc cạnh của những tòa nhà, tàu bè qua lại nhộn nhịp không thua gì trên bộ. Đây cũng là điểm hấp dẫn của Venice làm du khách thích thú. Một sản phẩm du lịch đặc trưng khác của Venice đó chính là phương tiện vận chuyển trên sông, không đi lại bằng du thuyền mà bằng thuyền gondola, một loại thuyền chèo truyền thống đặc trưng của Venice. Tại Venice, các lễ hội cũng được “sông nước hóa”, mang xuống những chiếc thuyền để làm phong phú hơn cho những sản phẩm du lịch nơi đây. Bên canh Thành phố Venice của Italia, đến với châu Âu đừng quên ghé thăm một ngôi làng cổ tích đẹp nhất thế giới Giethoorn. Giethoorn thuộc tỉnh Overijssel, Hà Lan. Cái tên Giethoorn (sừng dê) xuất phát từ khám phá của những cư dân đầu tiên đến từ Địa Trung Hải. Họ đã tìm thấy tại đây hàng trăm chiếc sừng dê, hậu quả của trận lũ lịch sử vào thế kỷ thứ 10. Ở Giethoorn, khói bụi và tiếng còi của xe cộ không tồn tại. Khi đặt chân đến đây, mọi người phải để lại xe hơi bên ngoài làng, thuê thuyền mà người dân gọi là “Whisper boat” (Thuyền thì thầm) có động cơ không gây tiếng ồn để “tiếp cận” ngôi làng, hoặc có thể đi bộ qua hơn 176 cây cầu vòm bằng gỗ. Nhưng nhiều ngôi nhà đến nay vẫn không thể tới được bằng đường bộ. Ngay cả những người đưa thư báo cũng phải giao thư từ bằng cách đi thuyền. Đến đây, du khách có thể thuê thuyền của dân địa phương với giá 20 euro/giờ. Thông thường, trong khoảng 2 - 3 giờ, bạn có thể hoàn tất hành trình khám phá ngôi làng nhỏ này. Chiếc thuyền nhẹ nhàng lướt đi dọc theo kênh rạch nhỏ, qua những ngôi nhà lợp mái tranh lâu đời vẫn tồn tại từ thế kỷ 18, mang lại cho bạn cảm giác không thể nào quên.


- Ở Châu Á: Không chỉ ở châu Âu, các thành phố châu Á cũng đã rất thành công khi đưa những dòng sông trở thành sản phẩm du lịch đặc thù của mỗi vùng. Điển hình trong các quốc gia này có Thái Lan: là một cường quốc du lịch có cách làm du lịch rất sáng tạo và chuyên nghiệp. Đặc trưng du lịch sông nước Thái Lan là các chợ nổi trên những đoạn sông nước uốn quanh. Những chợ nổi của Thái Lan đa số không phải tự phát mà do người dân dựng lại và khai thác theo hướng du lịch. Chợ nổi Thái Lan chỉ buôn bán giữa những người dân sông nước vào buổi sáng sớm, còn buổi trưa và chiều, họ buôn bán phục vụ du lịch. Tại các chợ nổi, họ bán trái cây ăn ngay được, bày biện sạch sẽ, đẹp mắt; dọc hai bờ sông, họ bày bán hàng lưu niệm, đặc sản, quán ăn uống bày bán tấp nập, sát bờ sông, thuận lợi cho khách ngồi trên thuyền thưởng thức. Một điểm đặc trưng khác là người Thái Lan đã khai thác được Boatabus, một loại taxi thủy đi lại trên sông Chao Praya chảy qua thủ đô Bangkok, loại taxi thủy này rất thuận tiện cho du khách tham quan tổng quát thủ đô với giá rất mềm.

1.2.2. Ở Việt Nam‌

Tại Việt Nam, mô hình du lịch sông nước cũng được các địa phương khai thác rất đa dạng, mỗi địa phương có những loại hình khác nhau: Thừa Thiên Huế có chương trình du lịch gắn với sông Hương như: đi thuyền dọc theo sông Hương đến thăm chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén, lăng Minh Mạng;… lênh đênh trên thuyền nghe ca Huế hay thưởng thức các món ẩm thực xứ Huế, ngắm cầu Trường Tiền, Đại Nội lung linh ánh điện vào ban đêm,…

Ở đồng bằng sông Cửu Long, có nhiều mô hình du lịch được xây dựng trên sông để phục vụ khách du lịch tại nhiều tỉnh. Ở Cần Thơ du khách được giới thiệu những tour trên các tuyến sông hấp dẫn, mang đặc trưng của vùng đất Nam Bộ như: du lịch đến bến Ninh Kiều vào ban đêm, nghe đờn ca tài tử Nam Bộ; du lịch bằng thuyền trên sông Mekong và các kênh rạch để ngắm phong cảnh làng quê thôn dã; tham quan chợ nổi Cái Răng, ghé các nhà vườn dọc hai bên bờ sông để thưởng thức trái cây bốn mùa,... Đến với du lịch sông nước ở Tiền Giang là nơi hội tụ của ba vùng sinh thái, vùng sinh thái nước ngọt phù sa, sinh thái rừng ngập mặn và vùng sinh thái ngập nước Đồng Tháp Mười. Với nhiều sông ngòi, kênh rạch chằng chịt,...


đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư khai thác, xây dựng nên sản phẩm du lịch phong phú, với nhiều dịch vụ như du thuyền trên dòng Mekong, đi thuyền chèo trong kênh rạch, nghe đờn ca tài tử, tát mương bắt cá, tham quan các làng nghề truyền thống, chợ nổi trên sông, thưởng thức trái cây đặc sản, các món ăn địa phương, nghỉ đêm trải nghiệm trong các ngôi nhà cổ (homestay),…

Tại Đồng Tháp là nơi mang đặc thù vùng sông nước, mảnh đất Đồng Tháp được thiên nhiên ban tặng sự trù phú nhờ nguồn phù sa bồi dưỡng cho miệt vườn quanh năm thêm xanh tươi. Thời điểm du lịch tuyệt vời nhất là vào mùa nước nổi có nhiều hoạt động du lịch sông nước nơi đây diễn ra phong phú thu hút được nhiều du khách cả trong và ngoài nước như ngắm khung cảnh ngập nước, xanh tốt, điểm xuyến sắc hồng của hoa sen, hoa súng bừng nở, các loài chim như tụ họp về đây tấu lên bản nhạc rừng, tham gia các hoạt động thú vị như chèo xuồng ba lá trải nghiệm cuộc sống vùng ngập nước, hay tham gia thu hoạch lúa trời (hay còn gọi là lúa ma) và thăm quan khu vực các loài chim tập trung sinh sản với hàng ngàn tổ chim, cận cảnh quan sát những chú chim non xinh xắn của một số loài: cồng cộc, điêng điểng cổ rắn... ở vườn quốc gia Tràm Chim. Thưởng thức các loại đặc sản miền Tây mùa nước nổi vô cùng độc đáo như lá sâu nhái chấm với mắm me, rắn nướng mọi, rau mát, bông súng… và nhâm nhi chút rượu mật ong tràm thơm lừng.

Một điểm nhấn về du lịch sông nước ở ĐBSCL không thể bỏ qua là Long An - nốt son nổi bật giữa vùng sông nước miền Tây, được ngắm rừng tram xanh ngắt tại làng nổi Tân Lập; thưởng thức cơm gạo nàng thơm nổi tiếng, tham quan các làng nghề truyền thống ở Cần Đước; ngắm những bãi bồi đặc trưng của vùng sông nước ở Cần Giuộc hoặc thưởng ngoạn quanh những cánh đồng sen ở khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười.

Qua thực tế phát triển du lịch sông nước ở trên Thế giới và ở Việt Nam có thể thấy được rằng mỗi địa phương có những nét độc đáo riêng trong việc phát triển mô hình sông nước; thực tiễn phát triển của mỗi mô hình là một kinh nghiệm để vận dụng cho sự phát triển mô hình du lịch sông nước tại TP. Cần Thơ. Với những lợi thế của mình, Cần Thơ có nhiều cơ hội để phát triển mạnh hơn nữa mô hình du lịch sông nước để khai thác hết những tiềm năng sẵn có về tự nhiên, lịch sử, văn hóa của mình.


Chương 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÔNG NƯỚC‌

Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ

2.1. Khái quát chung về Thành phố Cần Thơ‌

2.1.1. Vị trí địa lí và lãnh thổ‌

- Thành phố Cần Thơ nằm ở vùng hạ lưu của Sông Mê Kông và ở vị trí trung tâm đồng bằng châu thổ Sông Cửu Long, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 169 km, cách thành phố Cà Mau hơn 150 km, cách thành phố Rạch Giá gần 120 km, cách biển khoảng hơn 80 km theo đường nam sông Hậu (quốc lộ 91C).

Về tọa độ địa lý, Thành phố Cần Thơ có tọa độ địa lý 105013’38" - 105050’35" kinh độ Đông và 9055’08" - 10019’38" vĩ độ Bắc, trải dài trên 65 km dọc bờ Tây sông Hậu. Thành phố Cần Thơ có các điểm cực sau: cực Bắc là phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt; cực Nam là xã Trường Xuân A, huyện Thới Lai; cực Đông là phường Tân Phú, quận Cái Răng; cực Tây là xã Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh.

Về ranh giới, Thành phố Cần Thơ tiếp giáp với các tỉnh Tây Nam Bộ: phía bắc giáp tỉnh An Giang; phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long; phía tây giáp tỉnh Kiên Giang; phía nam giáp tỉnh Hậu Giang.

Về diện tích, Thành phố Cần Thơ có tổng diện tích là 1,439.0km² chiếm 3,49% diện tích toàn vùng, dân số trung bình khoảng 1.262.566 người, mật độ dân số là 877 người/km² (năm 2016). Cần Thơ là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương của cả nước, cũng là thành phố hiện đại và lớn nhất của cả vùng hạ lưu sông Mê Kông.

Nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long, là đầu mối giao thông quan trọng, Cần Thơ có vị trí hết sức thuận lợi để trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và khoa học kĩ thuật của vùng.

- Về đơn vị hành chính: Thành phố Cần Thơ hiện nay được chia làm 9 đơn vị hành chính gồm 5 quận và 4 huyện. Tổng số thị trấn, xã, phường là 85, trong đó có 5 thị trấn, 44 phường và 36 xã (tính từ thời điểm ban hành Nghị định số 12/NĐ-CP). Quận Ninh Kiều là trung tâm của thành phố.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2023