Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Trên Địa Bàn Cần Thơ


lịch di tích lịch sử - văn hóa kết hợp DLST; liên hệ Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch viết đề án Xây dựng Điểm du lịch quốc gia Bến Ninh Kiều.

Để hình thành đa dạng các tour và phát triển hoạt động lữ hành, Cần Thơ đã thống nhất với Sở VH-TT-DL các tỉnh, thành: An Giang, Kiên Giang, Cà Mau và Bạc Liêu về phương án sắp xếp tour du lịch đặc trưng vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL "Một điểm đến bốn địa phương +".

Qua tổ chức các hoạt động trên, đã hình thành trên địa bàn thành phố Cần Thơ các tour du lịch phổ biến sau: tour đường bộ, tour đường sông, tour du lịch trong ngày, tour nửa ngày, tour liên kết vùng, tour 2 ngày 1 đêm, tour tham quan công tình kiến trúc, văn hóa (Xem Phụ lục 6.4).

Tổ chức xây dựng các sản phẩm du lịch và bảo tồn di tích văn hóa

Chính quyền Cần Thơ xem trọng việc xây dựng các sản phẩm du lịch và bảo tồn các di tích văn hóa trên địa bàn phục vụ cho phát triển các HĐDL, thể hiện như sau: Xúc tiến xây dựng sản phẩm du lịch đường sông kết hợp làng nghề và tham quan di tích văn hóa lịch sử; Xây dựng và thực đề án "Bảo tồn và Phát triển Chợ nổi Cái Răng", đưa Chợ nổi Cái Răng và Văn hóa Chợ nổi Cái Răng trở thành sản phẩm du lịch đặc thù của vùng ĐBSCL nói chung và của thành phố Cần Thơ nói riêng; Phê duyệt Đề án bảo vệ và phát huy nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ tại thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016 - 2020 và ra mắt CLB Đờn ca tài tử phục vụ du khách, tổ chức đờn ca tài tử trên chợ nổi Cái Răng phục vụ khách du lịch vào thứ 7, chủ nhật hàng tuần, các ngày Lễ, Tết…; Triển khai thực hiện dự án "Xây dựng mô hình làng hoa kiểng thành phố Cần Thơ phục vụ du lịch"; Hỗ trợ nhóm chuyên gia EU về việc xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù của vùng và địa phương, tại các điểm: Cồn Sơn, chợ nổi Phong Điền, Vườn Trái cây Vàm Xáng, cù lao Tân Lộc, Nhà cổ Tân Lộc và Vườn Cò Bằng Lăng. Khảo sát một số điểm du lịch quận Ô Môn, Bình Thủy và tiến hành xây dựng sản phẩm du lịch của từng địa phương; Phối hợp viện Nghiên cứu phát triển du lịch khảo sát các điểm, tuyến du lịch thành phố, phục vụ cho công tác xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù của ĐBSCL và thành phố Cần Thơ.


Có thể thấy rằng, Cần Thơ đang dần hình thành hệ thống sản phẩm dịch vụ du lịch để đáp ứng các nhu cầu tham quan, trải nghiệm, vui chơi, giải trí của du khách. Tuy nhiên việc phát triển các sản phẩm du lịch trên vẫn chưa hiệu quả, chưa hấp dẫn được du khách.

Cần Thơ đã quan tâm thực hiện kế hoạch đầu tư, tôn tạo các công trình di tích trên địa bàn phục vụ HĐDL, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích Lịch sử - Văn hóa trên địa bàn thành phố Cần Thơ; thi công các công trình lịch sử văn hóa phục vụ cho giáo dục truyền thống, cộng đồng và du khách như khu tưởng niệm cố soạn giả Mộc quán Nguyễn Trọng Quyền, Đền thờ Châu Văn Liêm, Mộ Thủ Khoa Bùi Hữu Nghĩa; triển khai áp dụng thử nghiệm Bộ tiêu chí bảo vệ môi trường tại 05 di tích, gồm chùa Ông, đình Bình Thủy, chùa Pôthi Somrôn, đình Thuận Hưng, đình Thường Thạnh; tổ chức thực hiện công tác xếp hạng các di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố (Đình Thạnh Hòa, Chùa Cảm Thiên Đại Đế).

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Cần Thơ có 12 di tích cấp quốc gia và 15 di tích cấp thành phố; 10 điểm du lịch phổ biến; 11 điểm du lịch tiêu biểu cấp thành phố, và 04 điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL; các sự kiện văn hóa du lịch Cần Thơ; và các món ẩm thực Cần Thơ. Ngoài ra, còn có các sản phẩm du lịch mới như du lịch làng nghề (các làng nghề ở quận Thốt Nốt, cù lao Tân Lộc), du lịch cộng đồng Cồn Sơn (Xem Phụ lục 6.5).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Tổ chức hoạt động lưu trú và vận chuyển khách

Để tổ chức hoạt động lưu trú, Cần Thơ đã thực hiện công tác xúc tiến và cung cấp thông tin dự án mời gọi đầu tư trên lĩnh vực lưu trú tại Cồn Sơn, Cồn Khương, Cù lao Tân Lộc, DLST Phong Điền, Trung tâm Văn hóa Tây Đô, Khách sạn hội nghị tiêu chuẩn 5 sao, Khách sạn cao cấp tiêu chuẩn 5 sao và Khu resort, khách sạn 5 sao tại Cồn Cái Khế.

Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hội nhập quốc tế - 15

Chính quyền Cần Thơ đã chỉ đạo phối hợp Trung tâm Xúc tiến đầu tư - Thương mại - Du lịch và các sở, ban ngành có liên quan cung cấp các thông tin kịp thời giới thiệu với nhà đầu tư và hỗ trợ cho các nhà đầu tư tìm hiểu, khảo sát hiện


trường, xác định địa điểm dự án, hỗ trợ về mặt bằng và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc triển khai xây dựng các dự án trên địa bàn của địa phương.

Kết quả là Cần Thơ đã có các dự án quan trọng đã hoàn thành như Khách sạn Azerai (Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái tại Cồn Ấu), Khách sạn Mường Thanh (5 sao), Khách sạn Vinpearl (5 sao) và các dự án đang được đầu tư vào như Tập đoàn FLC đầu tư dự án quần thể DLST, dịch vụ nghỉ dưỡng và thể thao giải trí cao cấp (1.300 ha); khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Cần Thơ do Công ty trách nhiệm hữu hạn nghỉ dưỡng sinh thái Cần Thơ đầu tư.

Cần Thơ đã đầu tư, xây dựng các bến xe khách như Bến xe 91B, Bến xe khách trung tâm thành phố Cần Thơ; tổ chức đa dạng các phương tiện di chuyển khi du lịch Cần Thơ (xe đạp, xe máy, ô tô, xe điện du lịch, tàu, thuyền, máy bay); lấy ý kiến đóng góp về việc đầu tư dự án Bến tàu tổng hợp Hành khách - du lịch - hàng hóa tại bến phà Cần Thơ cũ, gửi Sở Kế hoạch & Đầu tư tổng hợp.

Tổ chức cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động du lịch

Để đảm bảo cho các doanh nghiệp tham gia HĐDL, Cần Thơ đã triển khai Kế hoạch "Phân công thực hiện chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch và nâng cao nhận thức của thành phố Cần Thơ"; triển khai thực hiện Nghị quyết "Về đẩy mạnh phát triển du lịch"; hoàn thiện và phát huy du lịch cộng đồng tại Cồn Sơn (Q. Bình Thủy); và đề xuất chủ trương đầu tư dự án Cầu từ đường Trần Phú qua Cái Khế để thúc đẩy HĐDL.

Để thúc đẩy phát triển HĐDL, Cần Thơ đã triển khai các chương trình kích cầu du lịch đến các DNDL trên địa bàn; và phối hợp với Hiệp hội Du lịch thành phố Cần Thơ ra mắt 04 Câu lạc bộ (Câu lạc bộ vận chuyển Bến Tàu du lịch Ninh Kiều, Câu lạc bộ Quần vợt ngành du lịch, Câu lạc bộ Lữ hành và Câu lạc bộ Khách sạn).

Đồng thời, chính quyền cũng quan tâm đến công tác tăng cường hướng dẫn doanh nghiệp, nhà vườn về các quy định pháp luật trong kinh doanh du lịch; đảm bảo an ninh, an toàn, vệ sinh môi trường để phát triển du lịch bền vững.


Bên cạnh đó, thành phố Cần Thơ đã đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thành lập và hoạt động doanh nghiệp; lĩnh vực hải quan, trọng tâm là "Giảm thời gian thông quan cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu từ việc kê khai hải quan điện tử qua hệ thống VNACCS/VCIS", tiến tới hệ thống một cửa liên thông quốc gia, sẵn sàng gia nhập ASEAN. Từ đó, Cần Thơ đã đạt tỷ lệ doanh nghiệp kê khai thuế điện tử đạt 100%, số doanh nghiệp đăng ký nộp thuế điện tử với cơ quan thuế đạt 99,51%, nộp thuế bằng phương thức điện tử chiếm 99,95% trên tổng số tiền thuế nộp vào ngân sách [85].

Kết quả là đến năm 2017, Cần Thơ đã thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia HĐDL, các doanh nghiệp tham gia hoạt động lưu trú gia tăng (trên 270 cơ sở lưu trú, 26 điểm vườn du lịch và các tàu du lịch có lưu trú), doanh nghiêp lữ hành trên địa bàn gia tăng so với các năm trước, các hộ dân tham HĐDL cũng gia tăng (trên 15 hộ dân tham gia HĐDL ở Cồn Sơn, và nhiều hộ dân ở các làng nghề)

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch

Con người là yếu tố quan trọng tham gia HĐDL, do đó, Cần Thơ đã quan tâm đến công tác tổ chức đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch, cụ thể như sau:

Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn về du lịch (501 học viên/năm 2016) như tập huấn tuyên truyền nâng cao nhận thức, phong cách ứng xử cho các hộ tiểu thương trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa chợ nổi Cái Răng; tập huấn nghiệp vụ du lịch cho người lái phương tiện vận chuyển khách du lịch và nhân viên phục vụ trên tàu, xe, và cấp giấy chứng nhận cho 162 học viên.

Tổ chức khóa bồi dưỡng kiến thức định kỳ cho hướng dẫn viên du lịch, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng thuyết minh và cấp giấy chứng nhận cho học viên (29 HDV/năm 2014, 31 HDV/năm 2016, 29 TMV/2016,…). Tổ chức các lớp bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngành du lịch và tham dự lớp QLNN về du lịch (318 học viên); Tập huấn công tác QLNN cho Phòng Văn hóa thông tin quận, huyện.

Phối hợp Ban quản lý Dự án EU tổ chức các lớp tập huấn: xây dựng chính sách và quy hoạch du lịch có trách nhiệm cho cán bộ quản lý ở địa phương (47 học viên); nâng cao nhận thức cho quản lý trong các cơ sở lưu trú (50 học


viên) về du lịch trách nhiệm cho cơ sở lưu trú; nâng cao nhận thức cho các hộ nâng dân làm du lịch (45 học viên) về du lịch trách nhiệm cho cộng đồng; Quản lý khách sạn theo tiêu chuẩn các kỹ năng nghề du lịch Việt Nam (VTOS) cho giám đốc, phó giám đốc khách sạn và giáo viên trường Cao đẳng nghề Du lịch Cần Thơ (25 học viên), tổ chức khóa đào tạo "Kinh doanh lưu trú du lịch tại nhà dân" (Homestay Operation) tại nhà Văn hóa xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền (27 học viên là các hộ nông dân làm du lịch được cấp giấy chứng nhận).

Phối hợp với Viện Du lịch bền vững Việt Nam tổ chức lớp quản lý khách sạn hiện đại và sử dụng phần mềm quản lý khách sạn PMS cho nhân viên điều hành, quản lý khách sạn trên địa bàn thành phố Cần Thơ (97 người tham dự); phối hợp với Vụ Đào tạo - Bộ VH-TT-DL tổ chức lớp tập huấn kỹ năng nghề du lịch cho cán bộ quản lý du lịch, các giáo viên trường du lịch (120 học viên các tỉnh, thành tham dự). Ngoài ra, Cần Thơ còn tập huấn nghiệp vụ điều tra chi tiêu của khách du lịch cho các DNDL vào năm 2013.

Liên kết phát triển hoạt động du lịch

Cần Thơ khai thác vị trí trung tâm trung chuyển khách cho toàn vùng và cả nước, đã mở các tuyến du lịch từ Cần Thơ đến các tỉnh khác trong và ngoài vùng. Cần Thơ tiến hành cũng cố, nâng cấp các tuyến du lịch từ Cần Thơ - đến các tỉnh Vĩnh Long, Cà Mau, Kiên Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng, Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại.

Chính quyền Cần Thơ đã phối hợp tổ chức khai trương các đường bay như Cần Thơ - Lâm Đồng, Cần Thơ - Bangkok. Đón tiếp các đoàn Famtrip, đoàn khảo sát và xúc tiến du lịch (Đà Nẵng, Huế, Lâm Đồng, Hà Nội, Hải Phòng) nhằm phối hợp tổ chức chương trình liên kết và ký kết hợp tác phát triển du lịch.

Năm 2014, Cần Thơ đã tham gia ký Biên bản thỏa thuận Hợp tác phát triển liên kết phát triển du lịch chung với tỉnh An Giang và Kiên Giang, hình thành "tam giác du lịch" mạnh nhất ĐBSCL với các loại hình du lịch sông nước, biển đảo, núi. Bên cạnh đó, Cần Thơ đã cùng với các tỉnh An Giang, Kiên


Giang, Cà Mau và Bạc Liêu hình thành liên kết phát triển du lịch "Một điểm đến bốn địa phương +".

Ngoài ra, Cần Thơ cũng quan tâm đến hợp tác phát triển du lịch với các nước và đã đề xuất hợp tác với Pilsen, Cộng hòa Séc; Hyogo, Nhật Bản; Hoa Kỳ; Pháp; Singapore. Tham gia đoàn khảo sát sản phẩm du lịch Campuchia, Thái Lan [55].

Chính quyền Cần Thơ đã quan tâm đến liên kết phát triển HĐDL với các địa phương, tuy nhiên việc liên kết phát triển này còn hạn chế, chưa thúc đẩy được sự phát triển HĐDL của các địa phương vùng ĐBSCL, chưa phát huy được vai trò là đầu tàu phát triển, đầu mối điều phối khách cho toàn vùng.

Tổ chức hoạt động xúc tiến du lịch

Cần Thơ đã đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến du lịch, tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá du lịch. Các Phòng Văn hóa thông tin quận Ninh Kiều, quận Bình Thủy, Trung tâm Du lịch quận Cái Răng, Trung tâm xúc tiến Thương mại Du lịch huyện Phong Điền đã tích cực chủ động trong tuyên truyền quảng bá, thực hiện nhiều ấn phẩm quảng bá tiềm năng của địa phương cũng như hỗ trợ các đơn vị nhà vườn in ấn phẩm các brochure giới thiệu sản phẩm.

Chính quyền thành phố đã phát hành bản đồ và sách hướng dẫn du lịch thành phố Cần Thơ song ngữ Việt - Anh, lắp đặt các Pano tấm lớn quảng bá du lịch, triển khai kế hoạch bình chọn biểu trưng (Logo) và khẩu hiệu (Slogan) Du lịch Cần Thơ, thực hiện tờ gấp (brochure) giới thiệu ẩm thực Cần Thơ, tờ gấp giới thiệu 10 điểm đến của thành phố Cần Thơ và tờ gấp tuyên truyền, giới thiệu hành vi ứng xử văn minh văn hóa, bảo vệ môi trường cho tiểu thương và khách du lịch trên chợ nổi Cái Răng, các biện pháp QLNN, "Bảo tồn và phát triển chợ nổi Cái Răng". Đồng thời, chính quyền Cần Thơ đã phối hợp Hiệp hội Du lịch ĐBSCL phát hành brochure và đĩa DVD về tour du lịch "ĐBSCL một điểm đến bốn địa phương +";

Cần Thơ cũng quan tâm tham dự các Hội chợ quốc tế, Hội nghị liên kết phát triển du lịch; tham gia trưng bày và triển lãm về du lịch trong và ngoài nước,


để quảng bá du lịch Cần Thơ với các hoạt động như tái hiện văn hóa địa phương/vùng, giới thiệu ẩm thực và quảng bá du lịch Cần Thơ; tham gia các sự kiện (như Roadshow tại Hà Nội) để giới thiệu du lịch Cần Thơ và ĐBSCL.

Bên cạnh đó, chính quyền thành phố đã tổ chức các hội chợ triển lãm, sự kiện để quảng bá du lịch như Hội chợ triển lãm thành tựu 10 năm thành phố Cần Thơ, Hội chợ Thương mại Cần Thơ, Hội chợ MDEC tổ chức tại các tỉnh ĐBSCL, Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Việt Nam tại Cần Thơ, kỷ niệm ngày Du lịch Thế giới (27/9), "Ngày hội Bánh Dân gian Nam bộ", "Ngày hội vườn cây".

Cần Thơ đã tích cực tuyên truyền, quảng bá du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng như thực hiện chuyên mục về du lịch, sản xuất đĩa DVD giới thiệu ẩm thực và đĩa DVD giới thiệu du lịch Cần Thơ; và mỗi tháng có một phóng sự về du lịch Cần Thơ phát trên đài Phát thanh truyền hình thành phố Cần Thơ; phối hợp Báo Cần Thơ thực hiện mỗi tháng một chuyên trang (1/2 trang báo) về du lịch Cần Thơ; phối hợp, hỗ trợ Đoàn làm phim sản xuất chương trình "Việt Nam - Vẻ đẹp bất tận" quảng bá hình ảnh du lịch và ẩm thực Cần Thơ phát sóng trên Đài truyền hình Việt Nam; hỗ trợ thực hiện số báo chuyên đề "ĐBSCL, tiềm năng và cơ hội đầu tư" của Báo Đầu Tư; cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu phục vụ công tác xúc tiến đầu tư cho các tỉnh phía Nam.

Bên cạnh đó, chính quyền thành phố cũng đã triển khai đưa thông tin du lịch Cần Thơ lên website của Sở VH-TT-DL và của Hiệp hội Du lịch thành phố Cần Thơ như giới thiệu chương trình biểu diễn nghệ thuật do Câu lạc bộ Nghệ thuật dân tộc - Nhà hát Tây Đô thực hiện lên website Sở, đồng thời mời các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đến tham dự buổi biểu diễn ra mắt Câu lạc bộ Nghệ thuật dân tộc - Nhà hát Tây Đô và tham dự buổi biểu diễn nghệ thuật phục vụ khách du lịch của Trung tâm Văn hóa thành phố.

Nhìn chung, công tác tổ chức xúc tiến du lịch của Cần Thơ đã được đẩy mạnh, và ngày càng có tính chuyên nghiệp cao. Đặc biệt sự phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội Du lịch ĐBSCL cũng như việc thực hiện chương trình liên kết hợp tác với các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL đã mang lại những


hiệu quả bước đầu hết sức khích lệ. Cần Thơ đã tổ chức thành công nhiều sự kiện lớn như các Festival, Năm Du lịch Quốc gia, Ngày hội VH-TT-DL, sự kiện APEC tại Cần Thơ (2017).

3.2.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Cần Thơ

Hội đồng nhân dân và UBND là cơ quan cao nhất, thực hiện thống nhất QLNN về du lịch trên địa bàn. Các cơ quan tham mưu, giúp việc cho HĐND và UBND thành phố trong bộ máy QLNN về du lịch gồm:

Sở VH-TT-DL là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, có chức năng tham mưu, giúp UBND thành phố thực hiện chức năng QLNN về du lịch ở địa phương. Sở chịu sự chỉ đạo, quản lý tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND thành phố Cần Thơ; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ VH - TT - DL.

Cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở VH-TT-DL gồm: Lãnh đạo, Khối QLNN và Đơn vị sự nghiệp trực thuộc.

Lãnh đạo: Giám đốc và 03 Phó Giám đốc.

Khối QLNN: Văn phòng, Phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình, Phòng Nghệ thuật, Phòng Kế hoạch - Tài chính, Phòng Tổ chức pháp chế, Ban Quản lý xây dựng cơ bản, Phòng Quản lý văn hóa, Phòng Quản lý thể dục thể thao, Phòng Thể thao thành tích cao, Thanh tra, Phòng Quản lý du lịch.

Đơn vị sự nghiệp trực thuộc: Thư viện, Bảo tàng, Trung tâm Văn hóa, Nhà hát Tây Đô, Trường Văn hóa nghệ thuật, Ban Quản lý di tích, Trung tâm Thể dục thể thao, Trường Phát triển năng khiếu Thể dục thể thao, Trường trung cấp Thể dục thể thao, Hiệp hội du lịch Cần Thơ, Trung tâm phát triển du lịch.

Tổ chức bộ máy QLNN về du lịch ở Cần Thơ không chỉ là sự quản lý của UBND thành phố giao cho Sở VH-TT-DL mà còn liên quan tới các sở ban ngành khác:

- Sở Giao thông vận tải: Quản lý về lĩnh vực giao thông, đi lại, là yếu tố quyết định cho hoạt động di chuyển du lịch.

Xem tất cả 241 trang.

Ngày đăng: 09/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí