Phân Tích Nhân Tố Chi Phí Dịch Vụ Du Lịch Khi Tham Gia Loại Hình Du Lịch Sinh Thái “Miệt Vườn – Sông Nước” Tiền Giang

2.4.2.7. Phân tích nhân tố chi phí dịch vụ du lịch khi tham gia loại hình du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước” Tiền Giang

Từ bảng communalities phân tích nhân tố khám phá của EFA sự hài lòng của du khách khi tham gia loại hình du lịch sinh thái“miệt vườn – sông nước” tỉnh Tiền Giang chúng ta thấy rằng hầu hết tất cả các nhân tố chi phí đều có hệ số sau khi chiết suất Communalities lớn hơn 0.30 nên tất cả các nhân tố này đều có mức độ tương quan cao (Phụ lục).

Bảng 2.35. KMO và kiểm định bartlett của chi phí dịch vụ du lịch


KMO and Bartlett's Test

KMO đo lường sự tương thích của mẫu

.661

Kiểm định Bartlett's

Chi bình phương

1043.925


df

6


Sig.

.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Đánh giá sự hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái Miệt vườn – sông nước tỉnh Tiền Giang - 10

(Nguồn: SPSS – Phân tích nhân tố EFA từ 295 mẫu phỏng vấn, 2013)

Theo bảng kiểm đinh Bartlett ta có KMO bằng 0.661 lớn hơn 0.50 và kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig. = 0,000 < α = 0.05) nên EFA là phù hợp.

Bảng 2.36. Tổng phương sai được giải thích của chi phí dịch vụ du lịch Total Variance Explained


Nhân tố

Eigenvalues ban đầu

Tổng hệ số tải bình phương sau khi chiết xuất

Tổng

%

Phương sai

%

Tích lũy

Tổng

%

Phương sai

%

Tích lũy

1

3.211

80.279

80.279

3.211

80.279

80.279

2

.499

12.484

92.763

3

.206

5.145

97.908

4

.084

2.092

100.000

(Nguồn: SPSS – Phân tích nhân tố EFA từ 295 mẫu phỏng vấn, 2013)

Dựa trên bảng phân tích từ EFA, ta thấy cột tổng trong tổng hệ số tải bình phương sau khi chiết xuất (Extraction Sums of Squared Loadings) Eigenvalues chỉ có một giá trị lớn hơn 1 là 2.570. Như vậy, chỉ có một nhân tố được trích tại Eigenvalues bằng 3.211, nhân tố này được đặt tên là “giá cả cảm nhận”. Ngoài ra ta có thể thấy, tổng phương sai trích có được là 80.279% lớn hơn 50% đều này cho ta biết có đến 80.279% tổng biến thiên của nhân

tố sự hài lòng được giải thích bởi các yếu tố trên. Như vậy mô hình thang đo “giá cả cảm nhận” là đáng tin và đạt yêu cầu.


Bảng 2.37. Ma trận tính điểm nhân tố của chi phí dịch vụ du lịch

Component Score Coefficient Matrix



Component

1

Chi phí cho phong cảnh du lịch

.284

Chi phí hạ tầng kỹ thuật

.274

Chi phí phương tiện vận chuyển

.276

Chi phí hướng dẫn viên du lịch

.282

(Nguồn: SPSS – Phân tích nhân tố EFA từ 295 mẫu phỏng vấn, 2013)

Dựa trên bảng phân tích ma trận tính điểm nhân tố ta có thể viết được phương trình cho “giá cả cảm nhận” như sau:

FGCCN = 0.284 x23+ 0.274 x24 + 0.276x25 + 0.282 x26

Từ phương trình phân tích ma trận tính điểm nêu trên, ta thấy “giá cả cảm nhận” được tác động thuận với 4 biến quan sát. Trong đó, biến x23 “chi phí cho phong cảnh du lịch” là biến có tác động mạnh nhất đến nhân tố “giá cả cảm nhận” cho loại hình du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước” do có hệ số tính điểm nhân tố cao nhất là 0.284.

Đều này nghĩa là, nếu nhân tố x23 tăng lên hay giảm xuống một đơn vị thì FGCCN sẽ tăng lên hay giảm 0.284 một đơn vị; kế đến là nhân tố “chi phí cho HDVDL” (x26) với hệ số tính điểm nhân tố là 0.282; nhân tố “chi phí phương tiện vận chuyển” (x25) với hệ số tính điểm nhân tố là 0.276 và cuối cùng nhân tác có tác động thấp nhất là “chi phí hạ tầng kỹ thuật” (x24) với hệ số tính điểm nhân tố là 0.274.

Như vậy, đối với nhóm nhân tố “giá cả cảm nhận” cho du lịch sinh thái “miệt vườn

– sông nước” tỉnh Tiền Giang thì chúng ta cần phải quan tâm nhiều đến những chi phí dich vụ du lịch như đã nêu trên. Trong đó, đặc biệt chú ý nhiều đến nhân tố “chi phí cho phong cảnh du lịch” và “chi phí cho HDVDL” vì đây là yếu tố đem lại sự hài lòng rất nhiều cho du khách khi đến tham quan tại đây.

2.4.2.8. Phân tích nhân tố sự hài lòng chung của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước” Tiền Giang

Sự hài lòng chung của du khách là một trong những tiêu chí có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ hài lòng của du khách. Sau khi chiết suất từ phân tích nhân tố khám phá EFA, từ bảng communalities ta thấy chúng ta thấy rằng hầu hết tất cả các nhân tố nói về sự hài lòng chung của du khách đều có hệ số sau khi chiết suất Communalities là khá cao, trên 0.50 nên tất cả các nhân tố này đều có mức độ tương quan cao và đạt yêu cầu (Phụ lục).

Bảng 2.38. KMO và kiểm định bartlett sự hài lòng chung


KMO and bartlett's test

KMO đo lường sự tương thích của mẫu

.815

Kiểm định Bartlett's

Chi bình phương

542.619


df

6


Sig.

.000

(Nguồn: SPSS – Phân tích nhân tố EFA từ 295 mẫu phỏng vấn, 2013)

Theo bảng kiểm đinh Bartlett ta có KMO bằng 0.815 lớn hơn 0.50 và kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig. = 0,000 < α = 0.05) nên EFA là phù hợp.

Bảng 2.39. Tổng phương sai được giải thích cho sự hài lòng chung Total Variance Explained


Nhân tố

Eigenvalues ban đầu

Tổng hệ số tải bình phương sau khi chiết xuất


Tổng

%

Phương sai

%

Tích lũy


Tổng

%

Phương sai

%

Tích lũy

1

2.827

70.687

70.687

2.827

70.687

70.687

2

.518

12.952

83.638

3

.354

8.860

92.498

4

.300

7.502

100.000

(Nguồn: SPSS – Phân tích nhân tố EFA từ 295 mẫu phỏng vấn, 2013)

Dựa vào bảng phân tích từ EFA, ta thấy cột tổng trong tổng hệ số tải bình phương sau khi chiết xuất (Extraction Sums of Squared Loadings) Eigenvalues chỉ có một giá trị lớn hơn 1 là 2.827. Như vậy, chỉ có một nhân tố được trích tại Eigenvalues bằng 2.827, nhân tố này được đặt tên là “Mức độ hài lòng du khách”.

Ngoài ra ta có thể thấy, tổng phương sai trích có được là 70.687% lớn hơn 50% đều này cho ta biết có đến 70.687% tổng biến thiên của nhân tố sự hài lòng chung của du khách được giải thích bởi các yếu tố trên. Như vậy mô hình thang đo sự hài lòng của du khách là đạt yêu cầu.

Bảng 2.40. Ma trận tính điểm nhân tố cho sự hài lòng chung

Component Score Coefficient Matrix


Nhân tố

1

Rất hài lòng về phong cảnh du lịch

.304

Rất hài lòng về cơ sở hạ tầng

.274

Rất hài lòng về HDVDL

.308

Rất hài lòng về chuyến đi này

.302

Nguồn: SPSS – Phân tích nhân tố EFA từ 295 mẫu phỏng vấn, 2013

Dựa trên bảng phân tích ma trận tính điểm nhân tố ta có thể viết được phương trình cho “Mức độ hài lòng du khách” như sau:

FMĐHL = 0.304x27 + 0.274x28 + 0.308 x29 + 0.302x30

Theo phương trình phân tích ma trận tính điểm nêu trên, ta thấy “mức độ hài lòng của du khách” được tác động thuận với 4 biến quan sát. Trong đó, biến x29 rất hài lòng về HDVDL” là biến có tác động mạnh nhất đến nhân tố “mức độ hài lòng chung của du khách” do có hệ số tính điểm nhân tố cao nhất là 0.308.

Đều này nghĩa là, nếu nhân tố x29 tăng lên hay giảm xuống một đơn vị thì FMĐHL sẽ tăng lên hay giảm 0.308 một đơn vị; kế đến là nhân tố x27 “rất hài lòng về phong cảnh du lịch” với hệ số nhân tố là 0.304, nhân tố x30 “rất hài lòng về chuyến đi này” với hệ số nhân tố là 0.302 sau cùng là nhân tố x28 rất hài lòng về cơ sở hạ tầng” với hệ số nhân tố là 0.274.

Vì vậy, nếu muốn du khách hài lòng đối với loại hình du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước” ở Tiền Giang thì các khu, điểm du lịch cần phải làm hài lòng du khách về hướng dân viên du lịch, phong cảnh du lịch và cơ sở hạ tầng du lịch.

2.4.3. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự hài lòng chung của du khách bằng phương pháp hồi qui tương quan đa biến‌

Như vậy sau khi phân tích nhân tố, mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước” tỉnh Tiền Giang.

Nhận diện có tổng cộng 6 thang đó đại diện cho sự hài lòng của du khách, đó là: Phong cảnh du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước”; Cơ sở hạ tầng GTVT du lịch; Hạ tầng cơ sở vật chất phục vụ du lịch; Kỹ năng của hướng dẫn viên du lịch và NVPV; Ngoại ngữ và trang phục của HDVDL; hình thức HDVDL; chi phí cảm nhận và một thang đo đại

74

diện cho sự hài lòng chung của du khách với tổng cộng có 28 biến đặc trưng. Tổng hợp kết quả như sau:

Bảng 2.41. Tổng hợp kết quả kiểm định cronbach alpha và efa


STT

Thang

đo

Biến đặc trưng

Giải thích thang đo

1

F1

X1, X2, X5

PCDL và sự thân thiện của người dân

địa phương

2

F2

X7, X9, X10, X11

Cơ sở hạ tầng GTVT du lịch

3

F3

X3, X4, X6

Hoạt động vui chơi giải trí và đặc sản miệt vườn

4

F4

X12, X13, X14, X15, X19, X21


Trình độ và hình thức của HDVDL và NVPV

5

F5

X16, X17, X18, X20

Kỹ năng của HDVDL và NVPV

6

FGCCN

X23, X24, X25, X26

Giá cả cảm nhận

7

FMĐHL

X27, X28, X29, X30

Sự hài lòng chung của du khách

Tổng

7

28


(Nguồn: SPSS – Phân tích nhân tố EFA từ 295 mẫu phỏng vấn, 2013)


Hình 2.4. Mô hình lý thuyết được điều chỉnh qua kiểm định cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA)‌


MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA

DU KHÁCH

Trình độ và hình thức của HDVDL và NVPV

PCDL và sự thân thiện của người dân địa phương


Giá cả cảm nhận

Hoạt động vui chơi giải trí và đặc sản miệt vườn

Kỹ năng của HDVDL và NVPV


Cơ sở hạ tầng GTVT du lịch

Từ mô hình lý thuyết được điều chỉnh sau khi phân tích các nhân tố khám phá EFA, ta đã xác định được 6 nhân tố sử dụng trong phương trình hồi qui. Phương trình hồi qui đa biến nghiên cứu về sự hài lòng của du khách đến với loại hình du lịch sinh thái “miệt vườn

– sông nước” tỉnh Tiền Giang có dạng như sau:

YMĐHL = β0 + β1*F1 + β2*F2 + β3*F3 + β4 *F4 + β5 *F5 + β6*FGCCN

Trong đó:

Biến phụ thuộc: YMĐHL Mức độ hài lòng của du khách dối với loại hình du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước” tỉnh Tiền Giang.

Biến độc lập:

F1 - PCDL và sự thân thiện của người dân địa phương

F2 - Cơ sở hạ tầng GTVT du lịch

F3 - Hoạt động vui chơi giải trí và đặc sản miệt vườn F4 - Trình độ và hình thức của HDVDL và NVPV F5 – Kỹ năng của HDVDL và NVPV

FGCCN – Giá cả cảm nhận.

Qua kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA, cho ta được kết quả có 7 nhân tố chung là F1, F2, F3, F4, F5, FGCCN và FMĐHL. Như vậy, để xác định được mức độ hài lòng của du khách bằng hồi quy tương quan đa biến tác giả tiến hành tính giá trị trung bình của mỗi nhân tố nêu trên để làm cơ sở chạy chương trình hồi quy tuyến tính đa biến với YMĐHL chính là giá trị trung bình của nhóm nhân tố hài lòng du khách trong phân tích nhân tố ở trên và cũng chính là mức độ hài lòng tổng thể của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước” tỉnh Tiền Giang.

Công thức tính giá trị trung bình các biến nhân tố: F1 = (X1 + X2 + X5)/3

F2 = (X7 + X9 + X10 + X11)/4

F3 = (X3 + X4 + X6)/3

F4 = (X12 + X13 + X14 + X15 + X19 + X21)/6

F5 = (X16 + X17 + X18 + X20)/4 GCCN = (X23 + X24 + X25 + X26)/4 MĐHL = (X27 + X28 + X29 + X30)/4

Sau khi xử lý số liệu, tính giá trị trung bình và thực hiện chạy chương trình hồi quy đa biến tuyến tính bội trong SPSS 16.0 ta được kết quả sau:

Dựa vào bảng hệ số chuẩn hóa hồi qui tương quan đa biến tuyến tính bội ta thấy có 7 biến độc lập có sức ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước” tỉnh Tiền Giang. Tuy nhiên, trong cột Sig. ta thấy có các

biến F2, F4 đều có trị số Sig. lớn hơn 0.05 (không tính hệ số tự do Sig. (constant) bằng 0.000).

Như vậy, với mức ý nghĩa kiểm định là 0,05 (α = 5% với độ tin cậy 95%) thì tất cả các biến F4 F5 cần phải được lần lượt loại ra khỏi mô hình để mô hình đạt độ tin cậy cao nhất. Tất cả các biến còn lại đều có trị số chấp nhận được và được đưa vào chạy hồi quy tương quan tuyến tính bội sự hài lòng của du khách.


Bảng 2.43. Tóm tắt mô hình Model Summary

Mô hình

R

R bình phương

R bình phương điều chỉnh

Sai số ước lượng

1

.779a

.607

.601

.41877

a. Predictors: (Constant)

b. Giá cả cảm nhận

c. Cơ sở hạ tầng GTVT du lịch

d. Hoạt động vui choi giải trí và đặc sản miệt vườn

e. Kỹ năng của HDVDL và NVPV

f. Phong cảnh du lịch và sự thân thiện của người dân địa phương

Nguồn: SPSS – Hồi quy đa biến 295 mẫu phỏng vấn

Sau khi loại bỏ các biến có trị số Sig. không phù hợp và chạy chương trình hồi quy, ta có mô hình SPSS đưa ra như trên. Theo mô hình ta thấy, hệ số quyết định điều chỉnh (Adjusted R Square) khá lớn 0.607 và sai số mô hình (Std. Error of the Estimate) hình khá nhỏ (0.4). Mô hình này có biến phụ thuộc là sự hài lòng tổng thể (YMĐHL) và các biến độc lập gồm 5 nhân tố đạt tiêu chuẩn và đã đưa vào mô hình.

Ngoài ra, trong bảng hệ số chuẩn hóa hồi quy tương quan sau khi loại biến không phù hợp (bảng 2.44) chúng ta thấy rằng, giá trị Sig. của tất cả các biến trong mô hình mà SPSS 16.0 đưa ra đều có giá trị nhỏ hơn 0.05 (α = 5% với độ tin cậy 95%). Như vậy, tất cả các biến đều có trị số chấp nhận được và mô hình mà SPSS đưa ra đã đạt độ tin cậy cao nhất.

Bảng 2.44. Hệ số chuẩn hóa Coefficients hồi qui tương quan đa biến sau khi loại biến không đạt yêu cầu Coefficientsa



Mô hình

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số chuẩn hóa

t

Sig.




B

Sai số chuẩn


Beta



(Constant)

-1.035

.295


-3.504

.001

PCDL và sự thân thiện của người dân địa phương

.173

.046

.178

3.745

.000

Cơ sở hạ tầng GTVT du lịch

.146

.056

.100

2.625

.009

Hoạt động vui chơi giải trí và đặc sản miệt vườn

.160

.052

.142

3.099

.002

Kỹ năng của HDVDL và NVPV

.104

.045

.093

2.326

.021

Giá cả cảm nhận

.628

.042

.583

14.793

.000

a. Dependent Variable: Mức độ hài lòng du khách

(Nguồn: SPSS – Hồi quy đa biến 295 mẫu phỏng vấn, 2013)

Như vậy với hệ số quyết định R bình phương (R Square) bằng 0.601, mô hình này đã giải thích được 60,1% sự biến động về sự hài lòng chung của du khách khi tham gia loại hình du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước” ở Tiền Giang. Mặc khác ta có bảng phân tích phương sai sau khi hồi quy như sau:

Trong bảng phân tích phương sai hồi quy ANOVA, với Sig. = 0.000 < 0,01, như vậy ta có thể kết luận rằng mô hình đưa ra là chính xác và phù hợp với dữ liệu thực tế má tác giả điều tra. Hay nói cách khác các biến độc lập có độ tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc với độ tin cậy đạt tới mức 95%. Từ đó, ta có thể thiết lập phương trình hồi quy như sau:

YMĐHL = 0.173 F1 + 0.146 F3 + 0.160 F5 + 0.104 F6 + 0.628FGCCN

Dựa vào phương trình hồi qui nêu trên, ta thấy nhóm nhân tố FGCCN “Giá cả cảm nhận” có mức độ ảnh hưởng lớn nhất đến sự hài lòng chung của du khác khi tham gia loại hình du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước” tỉnh Tiền Giang do có hệ số B lớn nhất bằng 0.628. Do đó, nếu sự hài lòng về chi phí du lịch tăng lên một đơn vị thì sự hài lòng của du khách sẽ tăng lên 0.628 đơn vị, tương ứng với 62.80%. Tiếp đến là nhân tố F1 “PCDL và sự thân thiện của người dân địa phương” với hệ số B bằng 0.173, nghĩa là nếu sự hài lòng về PCDL và sự thân thiện của người dân địa phương tăng lên một đơn vị thì sự hài lòng chung của du khách sẽ tăng lên 0.173 đơn vị, tương ứng 17.30%, nhân tố có sự tác động không nhỏ đến sự hài lòng của du khách tiếp theo là “Hoạt động vui chơi giải trí và đặc sản miệt vườn” (F5) với hệ số B bằng 0.160 tương ứng với 16.0%

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 10/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí