Mối Quan Hệ Giữa Du Lịch Và Các Lĩnh Vực Khác


nghiệp nào được độc quyền tổ chức các tour du lịch, khai thác tài nguyên du lịch tại bất cứ điểm du lịch nào. Thậm chí một công ty hay một tập đoàn tư bản đầu tư quy hoạch xây dựng một khu du lịch, song cũng không thể độc quyền tổ chức các tour du lịch mà chỉ có thể hưởng lợi nhuận từ việc đầu tư xây dựng và tổ chức kinh doanh. Vì thế nếu như lượng khách du lịch đến càng ít sẽ dẫn đến lãng phí tài nguyên, cơ sở vật chất kỹ thuật và từ đó kéo theo hiệu quả kinh doanh thấp.

- Tài nguyên du lịch có thời gian khai thác khác nhau.

Trong số các tài nguyên du lịch, có những tài nguyên có khả năng khai thác quanh năm, nhưng có những tài nguyên chỉ khai thác vào một số thời điểm trong năm, phụ thuộc chủ yếu vào thờì tiết khí hậu và chính điều này tạo nên tính thời vụ trong du lịch. Đối với các tài nguyên biển, thời gian khai thác thích hợp nhất là vào thời kì có khí hậu nóng bức trong năm; đối với nguồn tài nguyên nhân văn là các lễ hội thì thời điểm hoạt động du lịch, thu hút khách trùng với thời gian diễn ra lễ hội. Thời gian diễn ra lễ hội thường gắn với đặc điểm tôn giáo, hoặc đặc điểm hình thành các lễ hội đó và mùa xuân là mùa của lễ hội với các lễ hội nổi tiếng như lễ hội Chùa Hương, lễ hội Đền Hùng (mồng 10 tháng 3), Hội Lim (ngày 13 tháng giêng), lễ hội đền Cổ Loa (từ ngày 6 đến 16 tháng giêng), Hội Gióng, Hội Đống Đa,…

Thời kì mùa khô, ít mưa, có tiết trời ấm áp và có thời tiết tốt là thời kì thuận lợi cho nhiều loại hình du lịch. Các địa phương, những người quản lý, điều hành và tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch cũng như du khách đều phải quan tâm đến tính chất mùa vụ của du lịch để có biện pháp chủ động điều tiết thích hợp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.

- Tài nguyên du lịch được khai thác tại chỗ để tạo ra sản phẩm du lịch.

Không như những ngành sản xuất các sản phẩm hàng hóa khác là tài nguyên sau khi khai thác có thể đưa đến nơi để chế biến ra các sản phẩm, sau đó các sản phẩm phải được vận chuyển đến tận nơi tiêu thụ. Còn đối với ngành du lịch, tài nguyên du lịch được khai thác ở vị trí nào thì sẽ cho ra sản phẩm du lịch ngay tại vị trí đó và du khách muốn được chiêm ngưỡng các sản phẩm du lịch này thì bắt buộc họ phải đến tận nơi có sản phẩm du lịch. Điều đó có nghĩa là quá trình khai thác, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm diễn ra đồng thời.


Chính vì khách du lịch phải đến tận các điểm du lịch, nơi có tài nguyên du lịch và thưởng thức các sản phẩm du lịch nên muốn khai thác các tài nguyên này thì điều đầu tiên cần quan tâm là phải chuẩn bị tốt các cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, phương tiện vận chuyển khách du lịch. Thực tế cho thấy những điểm du lịch nào có vị trí địa lý thuận lợi, tiện đường giao thông và các cơ sở dịch vụ du lịch tốt thì hoạt động du lịch ở nơi đó sẽ đạt được hiệu quả cao. Ngược lại, ở những điểm du lịch có tài nguyên du lịch rất đặc sắc như bãi biển Trà Cổ (Quảng Ninh), thị trấn Sa Pa, cao nguyên Bắc Hà (Lào Cai)… vì nằm ở vị trí xa xôi và còn hiểm trở nên ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu hút khách du lịch. Do đó nếu được đầu tư về cơ sở hạ tầng và phương tiện vân chuyển du khách tốt hơn thì chắc chắn không bao lâu những điểm du lịch này sẽ phát triển vượt bậc.

- Tài nguyên du lịch có thể được sử dụng nhiều lần.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Với đặc điểm này thì nguồn tài nguyên tạo nên sản phẩm du lịch sẽ được phục vụ cho nhiều đối tượng khách du lịch khác nhau trong một thời gian nhất định và rất nhiều lần. Tài nguyên du lịch được xếp vào loại tài nguyên có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài. Vấn đề chính là phải nắm được quy luật của tự nhiên, lường trước được sự thử thách khắc nghiệt của thời gian và những biến động, đổi thay do con người gây nên. Từ đó có định hướng lâu dài và các biện pháp cụ thể để khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên du lịch, không ngừng bảo vệ, tôn tạo và hoàn thiện tài nguyên nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của du lịch.

* Phân loại tài nguyên du lịch

Xây dựng mô hình phát triển du lịch sông nước ở thành phố Cần Thơ - 4

Tài nguyên du lịch rất đa dạng và phong phú, vì vậy, có nhiều cách phân loại tùy thuộc vào việc sử dụng các tiêu chí khác nhau.

Năm 1997, tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã phân chia tài nguyên du lịch thành 3 loại, với 9 nhóm gồm: loại cung cấp tiềm tàng (3 nhóm: văn hóa kinh điển, tự nhiên kinh điển, vận động); loại cung cấp hiện tại (3 nhóm: giao thông, thiết bị, hình tượng tổng thể) và loại tài nguyên kỹ thuật (3 nhóm: khả năng hoạt động, cách thức và tiềm lực khu vực).

Theo Luật Du lịch Việt Nam (2017), tài nguyên du lịch được chia thành 2 nhóm cơ bản sau:


- Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.

- Tài nguyên du lịch văn hóa gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.

* Tài nguyên du lịch sông nước

- Tài nguyên tự nhiên gồm địa hình, khí hậu, sông ngòi, hệ sinh thái cảnh quan vùng sông nước.

- Tài nguyên nhân văn gồm văn hóa chợ nổi trên sông, các lễ hội truyền thống, di tích lịch sử văn hóa - cách mạng, các làng nghề sản phẩm thủ công mỹ nghệ, văn hóa ẩm thực, nghệ thuật dân gian.

1.1.1.5. Sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách dựa trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị, một trải nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng.

Có nhiều quan điểm khác nhau về sản phẩm du lịch: theo Michael M.Coltman: “Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành phần không đồng nhất hữu hình và vô hình”. Theo Luật Du lịch Việt Nam: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của du khách trong chuyến đi du lịch” (Quốc Hội, 2017).

Như vậy, hiểu một cách chung nhất, sản phẩm du lịch là sự kết hợp nhiều dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tài nguyên du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách.

Điểm chung nhất mà sản phẩm du lịch mang lại cho du khách chính là sự hài lòng. Nhưng đó không phải sự hài lòng như khi ta mua sắm một loại hàng hóa vật chất nào đó, sự hài lòng ở đây là do được trải qua một khoảng thời gian thú vị, tồn tại trong kí ức của du khách khi kết thúc chuyến du lịch. Sản phẩm du lịch là sự kết hợp giữa dịch vụ du lịch và tài nguyên du lịch. Có thể được biểu diễn theo công


thức:


Sản phẩm du lịch = Dịch vụ du lịch + Tài nguyên du lịch Đặc điểm của sản phẩm du lịch:

- Sản phẩm du lịch về cơ bản là không cụ thể, không tồn tại dưới dạng vật thể.

Do tính chất không cụ thể nên khó có thể dán nhãn sản phẩm. Vì vậy, sản phẩm du lịch rất dễ bị bắt chước, cụ thể là mọi người có thể sao chép chương trình du lịch đã đặt ra, xem theo cách trang trí hay một quy trình phục vụ được nghiên cứu rất công phu và bài bản.

- Sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng đặc biệt của du khách (nhu cầu thưởng thức cái đẹp, nhu cầu tìm hiểu giá trị văn hóa,…).

- Sản phẩm du lịch được tạo ra thường gắn liền với yếu tố tài nguyên nên không thể dịch chuyển được.

- Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch diễn ra cùng một thời gian và địa điểm nơi sản xuất ra chúng.

- Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch có tính thời vụ.

1.1.1.6. Mối quan hệ giữa du lịch và các lĩnh vực khác

* Mối quan hệ giữa du lịch và văn hóa

Trong nhận thức mới của nhân loại, văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng là tất cả những gì con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội; một hệ thống tổng hòa các giá trị vật chất và tinh thần, vật thể và phi vật thể, tĩnh và động; là hoạt động sáng tạo cả tinh thần lẫn vật chất, chứ không bó hẹp trong hoạt động tinh thần sáng tạo như cách hiểu trước đây.

Văn hóa thấm sâu và lan tỏa rộng ra khắp nơi, tác động trực tiếp lên tất cả các hoạt động của con người, trở thành động lực và mục tiêu của mọi hoạt động xã hội cũng như sự phát triển kinh tế, trong đó có hoạt động du lịch.

Nếu thiên nhiên là cái nôi đầu tiên nuôi sống con người, thì văn hóa là cái nôi thứ hai, trong đó toàn bộ đời sống tinh thần của con người được tạo ra, nuôi dưỡng và phát triển. Bao nhiêu khát vọng được hình thành và thỏa mãn, trong đó có khát vọng được đi tìm cái mới, cái khác trong đời sống thường nhật của mình. Nói cách


khác văn hóa là nền tảng của du lịch. Mỗi dân tộc có những sự khác nhau trong ăn mặc, nói năng, sinh sống, đi lại, lễ nghi, phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng,... Cùng một dân tộc, nhưng ở các vùng, miền khác nhau thì tính chất, kết cấu, mô thức văn hóa cũng đã khác nhau. Chính sự khác nhau đó là sự hấp dẫn du lịch, tạo ra các loại hình du lịch. Sự trường tồn của văn hóa, tính tiên tiến và bản sắc văn hóa cùng với sự tồn tại và phát triển của nhân loại sẽ quyết định sự phát triển của du lịch.

Một nơi muốn trở thành một điểm du lịch thì thuận lợi nhất là phải có tài nguyên du lịch hấp dẫn, được sử dụng để phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch. Đối với phần lớn du khách, chính sự hấp dẫn của điểm du lịch mới là động cơ thúc đẩy họ đi du lịch chứ không phải là tiện nghi của khách sạn hay khu du lịch. Chỉ những điểm du lịch hấp dẫn, an toàn và thân thiện, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh, an ninh và chất lượng, mới thu hút được khách du lịch, mới có thể thành công cả trong hiện tại và tương lai, hay nói một cách khác là mới phát triển bền vững được.

Được “xây” trên nền văn hóa, phát triển phải dựa trên nền tảng văn hóa, nhưng du lịch không thụ động mà có những tác động trở lại văn hóa, phát triển vì mục tiêu văn hóa, góp phần bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa. Trong sự phát triển của lịch sử nhân loại, văn hóa xã hội của các vùng, miền, các dân tộc, các khu vực có sự giao lưu, thâm nhập, giao thoa với nhau. Bên cạnh sự giao lưu ngày càng tăng giữa các nền văn hóa trên thế giới nhờ vào sự phát triển của giao thông, thông tin liên lạc, ngoại giao và thương mại, thì hoạt động du lịch thúc đẩy hoạt động giao lưu văn hóa một cách trực tiếp và nhanh nhất. Bởi lẽ, một mặt nhu cầu du lịch là sự mong muốn được thỏa mãn sự tìm hiểu các nền văn hóa khác, thôi thúc con người đi du lịch để giao lưu; mặt khác du lịch là hoạt động thực tiễn của con người, theo nghĩa rộng, nó thuộc về phạm trù văn hóa, là một hoạt động văn hóa mang tính cao cấp, xuất hiện và xếp sau các hoạt động văn hóa đáp ứng nhu cầu sống thường nhật của con người.

Có thể nói, du lịch là một hoạt động văn hóa mang tính tổng hợp và xã hội hóa cao. Mọi hoạt động của nó đều theo đuổi hoặc chứa đựng một loại hình, một hình thức văn hóa nào đó. Dù ý thức hoặc vô thức từ phía người làm du lịch, văn hóa đều


phải xuyên suốt các mặt hoạt động của du lịch. Các nhu cầu du lịch chủ yếu bao gồm đi lại, ăn uống, lưu trú, mua sắm, tham quan, vui chơi giải trí đều chứa đựng đặc trưng văn hóa. Trong ăn uống, lưu trú, đi lại, mua sắm không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt bình thường mà còn là sự khám phá, thưởng thức, trải nghiệm; tham quan và vui chơi giải trí là nhu cầu đặc trưng của chuyến đi du lịch càng thể hiện rõ nét hơn tính văn hóa. Tất cả các dịch vụ và hàng hóa du lịch đáp ứng được các nhu cầu này có giá trị đối với khách du lịch ở chỗ nó thỏa mãn được các nhu cầu tìm đến cái mới, cái khác biệt của nơi họ đến du lịch so với nơi ở thường ngày của mình, giúp cho du khách tìm được cái đáp ứng khát vọng hướng tới cái chân, cái thiện, cái mỹ, ba trụ cột vĩnh hằng của sự phát triển văn hóa nhân loại.

Tóm lại, văn hóa là nền tảng cho du lịch khai thác, phát triển, nhưng văn hóa cũng phải dựa vào du lịch để quảng bá. Đó là mối tương quan cơ bản và chặt chẽ, không thể tách rời. Như một học giả đã nói: Du lịch là một hoạt động văn hóa cao cấp của con người, bởi văn hóa là mục đích mà du lịch hướng tới, là nguyên nhân nội sinh của nhu cầu du lịch. Dù người đi du lịch nhằm mục đích gì hoặc theo phương thức nào thì mục đích cuối cùng là nhằm thỏa mãn những nhu cầu của bản thân, để cảm nhận, thụ hưởng những giá trị vật chất, tinh thần do con người tạo ra ở một xứ sở ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ.

* Mối quan hệ giữa du lịch và môi trường

Hiện nay vấn đề môi trường đã và đang có tác động rất lớn đối với phát triển kinh tế đất nước, kể cả sự phát triển của ngành du lịch. Ngành du lịch đang chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ sự biến đổi khí hậu, môi trường sinh thái,... Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mà sự tồn tại và phát triển của nó tác động qua lại với nhiều ngành kinh tế - xã hội, nhiều lĩnh vực, trong đó quan hệ giữa du lịch và môi trường gắn kết hữu cơ với nhau: sự tồn tại và phát triển của du lịch gắn liền với môi trường, du lịch phát triển chỉ khi môi trường được bảo vệ.

Việc khai thác hợp lý, phục hồi, cải tạo và tái tạo tài nguyên du lịch sẽ làm tốt lên chất lượng môi trường du lịch, làm tăng sức hấp dẫn tại các điểm, khu du lịch. Ngược lại, việc khai thác không đồng bộ, không có các biện pháp phục hồi, tái tạo tài nguyên du lịch sẽ dẫn đến việc phá vỡ cân bằng sinh thái, gây nên sự giảm sút


chất lượng môi trường, sự đi xuống của hoạt động du lịch cũng như chất lượng của môi trường du lịch ở khu vực đó.

Thực tế cho thấy phát triển du lịch thường đi kèm với những tác động tiêu cực đến môi trường. Nếu trong quá trình phát triển, các tác động tiêu cực đến môi trường không được liệt kê thông qua những biện pháp bảo vệ môi trường quản lý hữu hiệu thì hậu quả sẽ dẫn tới suy thoái môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển du lịch bền vững. Do vậy, trong quá trình phát triển du lịch phải lồng ghép các yêu cầu và giải pháp về bảo vệ môi trường, ngay từ khâu lập quy hoạch, xây dựng các chiến lược phát triển đến triển khai các dự án, thiết kế các sản phẩm du lịch cụ thể.

Do đó, du lịch và môi trường là hai bộ phận không thể tách rời nhau, môi trường có tốt thì du lịch mới phát triển bền vững. Khi phát triển du lịch thì bản thân của ngành du lịch cũng đã ý thức được vấn đề môi trường. Phát triển một ngành du lịch gắn bó với thiên nhiên, thân thiện với môi trường - du lịch bền vững là ưu tiên của tất cả các quốc gia.

* Các loại hình du lịch

Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, mức sống của con người ngày càng được nâng cao, nhu cầu đi du lịch của con người ngày càng nhiều và tùy theo mục đích của mỗi người mà hình thành nhiều loại hình du lịch khác nhau như: du lịch sinh thái, du lịch sông nước, du lịch miệt vườn, du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, du lịch MICE, du lịch khám phá, du lịch tâm linh, du lịch nông nghiệp.

1.1.2. Du lịch sông nước‌

1.1.2.1. Quan niệm về du lịch sông nước

Trong quá trình tìm hiểu một sự vật hiện tượng nào đó, tùy thuộc vào mỗi góc độ và mục đích của việc nghiên cứu mà người ta có thể đưa ra những khái niệm khác nhau. Cũng vậy, để xây dựng một khái niệm hoàn chỉnh và thống nhất về du lịch sông nước là không thật sự đơn giản. Tuy nhiên, đã có rất nhiều nhà nghiên cứu nói về du lịch sông nước theo mỗi quan điểm khác nhau.


Theo quan điểm của Châu Âu: Du lịch sông nước là một loại hình du lịch mà trong đó chúng ta dùng thuyền, cano để di chuyển và di chuyển trên những con sông, những con kênh, con rạch nhỏ. Thưởng thức những phong cảnh đẹp trên sông, gặp gỡ những người dân sống ở đây, trò chuyện với họ để có thể cảm nhận được cuộc sống của họ. Tìm hiểu về nền kinh tế - xã hội của những quốc gia đó và những vấn đề về môi trường sinh thái mà hằng ngày vẫn liên quan đến cuộc sống của ta.

Theo quan điểm của nhóm tác giả ở trường Đại học Nicolaus Copemicus, viện nghiên cứu sinh thái và địa chất Phần Lan: “Du lịch sông nước là một phần của du lịch sinh thái và liên kết với liên khu kinh tế của vùng đó. Du lịch kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái trên các con sông, kênh rạch, điều chỉnh tốc độ dòng chảy, đồng thời phát triển kinh tế dọc bờ sông. Đầu tư phát triển cung cấp những dịch vụ du lịch xuất phát từ chính đời sống xã hội, thắng cảnh, từ văn hóa của địa phương” (Báo nông nghiệp thực phẩm và khoa học môi trường-Phần Lan, 2007).

Tóm lại, qua những quan niệm từ các nhà nghiên cứu ta có thể rút ra quan niệm: Du lịch sông nước là một loại hình du lịch mà ở đó việc tổ chức các chuyến du lịch không chỉ là sử dụng các phương tiện để vận chuyển trên sông mà chủ yếu nhằm phục vụ cho các hoạt động vui chơi, giải trí, ăn uống, nghỉ ngơi được diễn ra ngay trên sông, ven sông và trên các cù lao, đồng thời tìm hiểu được đời sống văn hóa của cư dân trên các tuyến du lịch đường sông đi qua. Phát triển du lịch sông nước phải gắn liền với phát triển đời sống người dân và bảo vệ môi trường sinh thái.

1.1.2.2. Tuyến du lịch đường sông

Theo Trần Văn Thông: “Tuyến du lịch đường sông là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch ven sông và trên bờ, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch gắn với các tuyến giao thông đường sông” (Trần Văn Thông, 2006).

Các tuyến du lịch đường sông thường là những tuyến ngắn ngày, từ 1 - 2 ngày. Tuy nhiên, cũng có những tuyến dài ngày, kết hợp với việc tham quan các nước lân cận dựa vào những con sông lớn mang tính khu vực. Cũng như các tuyến du lịch khác, tuyến du lịch đường sông cũng phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố về sức hấp dẫn của các điểm tham quan, các cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, các dịch vụ du lịch, các yếu tố đảm bảo an toàn giao thông đường thủy.

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 09/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí