Thống Kê Loại Chủ Rừng Huyện Diễn Châu Năm 2017

Biến động giảm do chuyển sang các loại đất: 589.83 ha, cụ thể:

- Đất trồng cây hàng năm khác 12.16 ha.

- Đất trồng cây lâu năm 69.08 ha.

- Đất nuôi trồng thủy sản 0.19 ha.

- Đất ở tại nông thôn 0.6 ha.

- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 258.3 ha.

- Đất có mục đích công cộng 13.51 ha.

- Đất sông ngòi, kênh, rạch, suối 0.48 ha.

- Đất có mặt nước chuyên dùng 0.31 ha.

- Đất bằng chưa sử dụng 0.16 ha.

- Giảm khác 235.04 ha, nguyên nhân do xác định lại diện tích theo kết quả đo đạc bản đồ địa chính.

Biến động tăng do chuyển từ các loại đất sang: 296.36 ha, cụ thể:

- Đất trồng cây hàng năm khác 0.75 ha.

- Đất trồng cây lâu năm 0.01 ha.

- Đất xây dựng công trình sự nghiệp 0.53 ha.

- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 0.53 ha.

- Đất có mục đích công cộng 49.32 ha.

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng 1.81 ha.

- Đất sông ngòi, kênh, rạch, suối 0.09 ha.

- Đất bằng chưa sử dụng 0.22 ha.

- Tăng khác 243.1 ha, nguyên nhân do xác định lại diện tích theo kết quả đo đạc bản đồ địa chính.

* Đất rừng phòng hộ biến động giảm 171.55 ha.

Biến động giảm do chuyển sang các loại đất: 370.2 ha, cụ thể:

- Đất trồng cây hàng năm khác 50.84 ha.

- Đất nuôi trồng thủy sản 4.15 ha.

- Đất ở tại nông thôn 1.48 ha.

- Đất xây dựng công trình sự nghiệp 0.03 ha.

- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 3.75 ha.

- Đất có mục đích công cộng 7.04 ha.

- Đất bằng chưa sử dụng 0.24 ha.

- Giảm khác 302.67 ha, nguyên nhân do xác định lại diện tích theo kết quả đo đạc bản đồ địa chính.

Biến động tăng do chuyển từ các loại đất sang: 198.64 ha, cụ thể:

- Đất trồng cây hàng năm khác 3.61 ha.

- Đất quốc phòng 0.18 ha.

- Đất sông ngòi, kênh, rạch, suối 2.85 ha.

- Đất bằng chưa sử dụng 2.05 ha.

- Tăng khác 189.95 ha, nguyên nhân do xác định lại diện tích theo kết quả đo đạc bản đồ địa chính.

Về xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm, UBND huyện đã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn, đơn vị rà soát thực hiện kế hoạch và xây dựng kế hoạch chi tiết cho các xã, thị trấn, đơn vị. Nhìn chung, việc lập kế hoạch sử dụng đất đã đi dần vào nề nếp, được làm chi tiết, hoàn chỉnh nên việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất đạt hiệu quả khá cao. Tuy nhiên, do kinh phí thực hiện còn hạn chế, kế hoạch cụ thể đến cấp xã, thị trấn thường chậm làm cho kế hoạch đầu năm phải chờ đợi, đến cuối năm lại không thực hiện hết kế hoạch... gây không ít khó khăn trong công tác quản lý và sử dụng đất của huyện. Nội dung quy hoạch về diện tích, cơ cấu sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn huyện Diễn Châu đến năm 2020 sẽ được trình bày trong phụ lục.

Có thể thấy công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Diễn Châu cơ bản phù hợp với tình hình thực tế; việc triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thực hiện tương đối tốt; việc công bố công khai quy hoạch được thực hiện đúng quy định; các dự án thực hiện mang tính khả thi và không có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân địa phương. Tuy nhiên, việc

lấy ý kiến đóng góp của nhân dân trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn nhiều hạn chế, mang tính hình thức.

b. Quản lý việc giao đất, giao rừng

Giai đoạn 2016-2019, huyện Diễn Châu đã thực hiện xây dựng 84 công trình dự án, với tổng diện tích là 387,00 ha. Công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn huyện được thực hiện thường xuyên, liên tục và kịp thời theo quy định của pháp luật. Công tác QLNN về đất đai cơ bản đáp ứng được nhu cầu để xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị. Công tác giao đất và cho thuê đất liên tục tăng qua các năm. Tuy nhiên, công tác giao đất, cho thuê đất đang tồn tại một số bất cập như: đất đã giao các tổ chức, doanh nghiệp quản lý nhưng không được khai thác sử dụng kịp thời, dẫn đến tình trạng tái lấn chiếm để sản xuất (nuôi trồng thủy sản), rất khó khăn trong việc giao đất cho các nhà đầu tư triển khai các dự án khác. Bên cạnh đó khi triển khai các dự án hoặc thu hồi các dự án cũng liên quan đến nhiều cơ quan quản lý dẫn đến hiệu quả quản lý chưa cao.

Đối với diện tích đất lâm nghiệp, dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh Nghệ An, với sự giúp đỡ của hạt kiểm lâm, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng địa chính huyện và các phòng ban có liên quan. Huyện Diễn Châu đã tiến hành việc giao đất giao rừng cho các cá nhân, tổ chức trên địa bàn các xã có đất lâm nghiệp. Các bước tiến hành như sau:

Bước 1: Thành lập ban chỉ đại giao đất của huyện gồm:

+ Chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban.

+ Hạt trưởng hạt kiểm lâm huyện làm phó ban.

+ Trưởng phòng nông lâm làm ủy viên.

+ Trưởng phòng địa chính làm ủy viên.

- Ở xã: Ban chỉ đạo do chủ tịch xã làm trưởng ban, các ngành nông lâm nghiệp, địa chính và trưởng thôn làm ủy viên.

Thành lập tổ công tác giao đất gồm 3 - 4 người, do tổ cán bộ lâm nghiệp là trưởng tổ, trường hợp cần làm rõ tài nguyên rừng thì các tổ được tăng cường cán bộ điều tra rừng ở tỉnh.

Trưởng thôn có trách nhiệm giám sát khi tiến hành giao ở thôn mình. Bước 2: Thu thập các tài liệu có liên quan.

+ Diện tích các loại đất.

+ Dân sinh KTXH, dân tộc, dân số, lao động, thu nhập, diện tích canh tác, tình hình sản xuất.

+ Kết quả giao đất giao rừng trước đây.

+ Diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng.

+ Phương án quy hoạch sử dụng đất.

+ Các tài liệu quản lý địa chính.

+ Bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng rừng 1/1000.

Bước 3: Dự kiến phương án giao đất giao rừng trên cơ sở phương án sử dụng đất và quỹ đất của xã, thôn, bản.

Tổ chức thực hiện: Hạt kiểm lâm huyện phối hợp với các tổ công tác giao đất UBND xã, trưởng thôn thực hiện việc giao đất giúp UBND cấp GCNQSDĐ và rừng theo đúng quy định của Nhà nước.

Bước 4: Họp dân từng thôn để triển khai cho dân học tập, hiểu rõ các chính sách của Nhà nước. Căn cứ vào quỹ đất của địa phương, yêu cầu nhận đất của từng hộ (qua đơn xin nhận đất) tổ công tác cùng trưởng thôn dự kiến kế hoạch giao đất trên thực địa.

Bước 5: Giao đất ngoài thực địa.

Căn cứ vào bản đồ quy hoạch, tiến hành giao đất ngoài thực địa cho các hộ gia đình có đơn đã phê duyệt với sự hiện diện của các thành viên trong ban giao đất và chủ hộ gia đình. Xác định vị trí giữa bản đồ và thực địa tiến hành đo đạc và cắm mốc bảng ranh giới cho từng hộ. Lập biên bản nhận đất nhận rừng, vẽ sơ đồ, xác

định loại đất loại rừng ngoài thực địa, chủ hộ ký nhận. Sau khi hoàn thành công tác ngoại nghiệp, tổ công tác tiến hành hoàn thành hồ sơ theo quy trình kỹ thuật.

Bước 6: Nội nghiệp.

Tài liệu giao đất ngoài thực địa được tổng hợp và xây dựng thành các hồ sơ thành quả sau:

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

- Bản đồ giao đất giao rừng.

- Các loại biểu tổng hợp về hiện trạng đất, biểu giao đất giao rừng.

- Hồ sơ giao đất lâm nghiệp gồm:

+ Đơn xin nhận đất của hộ.

+ Khế ước giao đất (hoặc hợp đồng khác).

+ Biên bản giao đất ngoài thực địa.

+ Kế hoạch và thời gian giao đất lâm nghiệp.

Kết quả ở bảng 2.8 cho thấy, công tác giao đất giao rừng trên địa bàn huyện Diễn Châu tính đến năm 2017 đã được thực hiện khá tốt khi diện tích đất trống chưa giao chỉ còn 12 ha. Kết quả này đạt được là do công tác giao đất giao rừng trên địa bàn huyện Diễn Châu thời gian qua đã được thực hiện theo đúng chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Các hộ có nhu cầu nhận đất nhận rừng đã tham gia tích cực trong toàn bộ quá trình triển khai giao đất giao rừng. Được sự phối hợp một cách có hiệu quả giữa các ban ngành từ tỉnh đến huyện, xã, công tác giao đất giao rừng đã được triển khai trên địa bàn xã và tuân thủ theo các bước trên một cách khoa học, chính xác và có quy hoạch rõ ràng.

Bảng 2.8: Thống kê loại chủ rừng huyện Diễn Châu năm 2017


Loại chủ rừng

Diện tích [ha]

Số lô

Tổng trữ lượng [m3]

Trữ lượng [m3/ha]

Hộ gia đình, cá nhân

4597

2582

347715

76

UBND xã

2975

1316

164424

55

Đất chưa giao

12

16

0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An - 9

5

7

390

86

Tổng

7589

3921

512529


Cộng đồng

(Nguồn: Hệ thống thông tin Tài nguyên rừng Việt Nam)

c. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ

Theo Khoản 15 Điều 3 Luật Đất đai 2013, đăng ký đất đai là việc kê khai và ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính. Hồ sơ địa chính bao gồm các tài liệu dạng giấy hoặc dạng số, thể hiện thông tin chi tiết về từng thửa đất, người được giao quản lý đất, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, các quyền và thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Hồ sơ địa chính được lập theo đơn vị hành chính xã, thị trấn. Nội dung thông tin trong hồ sơ địa chính phải đảm bảo thống nhất với Giấy chứng nhận được cấp (nếu có) và phù hợp với hiện trạng quản lý, sử dụng đất.

Đăng ký đất đai là quy định bắt buộc đối với mọi đối tượng sử dụng đất và được giao đất, bao gồm đăng ký lần đầu và đăng ký biến động. Việc đăng ký đất đai nhằm giúp Nhà nước nắm chắc và quản lý chặt chẽ, hiệu quả nguồn tài nguyên đất, đồng thời thiết lập quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất; quản lý biến động đất đai, tạo lập cơ sở pháp lý để người sử dụng đất và cơ quan quản lý đất đai thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình đối với đất đai, giải quyết nhanh chóng các vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý và sử dụng đất.

* Kết quả cấp GCNQSDĐ đối với diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Diễn Châu thời gian qua:

Những năm qua, công tác cấp GCNQSDĐ được Đảng bộ, chính quyền huyện Diễn Châu đặc biệt quan tâm. Ban Thường vụ Huyện ủy thường xuyên chỉ đạo tập trung lãnh đạo đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện; UBND huyện hàng năm đều ban hành Kế hoạch về công tác cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

Nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách lĩnh vực tài nguyên, môi trường và đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện, hàng năm, UBND huyện đều tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý đất đai và môi trường cho cán bộ Phòng TN & MT, Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện và cán bộ địa chính các xã, thị trấn.

Hàng năm, UBND huyện cùng Phòng TN & MT cũng đều tổ chức giao ban với các xã, thị trấn về công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện nhằm tổng kết, đánh giá những tồn tại, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác cấp GCNQSDĐ cũng như giao chỉ tiêu cho những năm tiếp theo.

Đối với đất lâm nghiệp của huyện, tình trạng quyền sử dụng đất đến năm 2017 cụ thể như sau:

Bảng 2.9: Thống kê tình trạng quyền sử dụng đối với diện tích đất lâm nghiệp của huyện Diễn Châu năm 2017


Loại

Diện tích [ha]

Số lô

Chưa có GCNQSDĐ

4530

2143

Có GCNQSDĐ

3044

1755

Không có giá trị

12

16

Có GCNQSDĐ khác

3

7

Tổng

7589

3921

(Nguồn: Hệ thống thông tin Tài nguyên rừng Việt Nam)


Kết quả bảng 2.9 cho thấy mặc dù đã có nhiều cố gắng tuy nhiên cho đến năm 2017, kết quả cấp GCNQSDĐ đối với diện tích đất lâm nghiệp của huyện Diễn Châu vẫn còn nhiều hạn chế, số lượng lô đất, diện tích đất lâm nghiệp chưa được cấp GCNQSDĐ vẫn còn chiếm tỷ lệ cao. Về nguyên nhân không được cấp GCNQSDĐ, bên cạnh lý do một số trường hợp người dân không tiến hành thực hiện kê khai đăng ký cấp GCNQSDĐ thì còn một số nguyên nhân khác như:

- Đất tranh chấp, lấn chiếm;

- Đất không đủ giấy tờ hợp lệ;

- Đất giao trái thẩm quyền;

- Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất.

Bên cạnh đó, do thực tế phần lớn diện tích đất lâm nghiệp phân bố ở các khu vực đồi núi, dân cư thưa thớt cũng là một phần nguyên nhân khiến cho việc quản lý, kiểm soát diện tích đất gặp nhiều khó khăn.

* Công tác lập, quản lý hồ sơ địa chính:

Cho đến nay hầu hết các xã, thị trấn, cơ quan đơn vị, chủ sử dụng đất đều đã tiến hành kê khai, đăng ký quyền sử dụng đất. Các xã, thị trấn có đất lâm nghiệp cũng đã tiến hành lập hồ sơ địa chính theo từng lô, thửa đất theo quy định của Bộ TN&MT về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính để theo dõi và quản lý. Việc lập và lưu trữ hồ sơ địa chính gắn với việc cấp giấy chứng nhận, chỉnh lý giấy chứng nhận trên địa bàn huyện Diễn Châu được giao cho Chi nhánh VPĐKĐĐ thuộc Phòng TN & MT thực hiện. Hồ sơ địa chính ban đầu gồm hệ thống bản đồ địa chính, sổ cấp GCNQSDĐ, sổ mục kê đất đai, sổ địa chính và các hồ sơ liên quan kèm theo.

Ngoài ra, để quản lý tốt hồ sơ địa chính, Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Diễn Châu đã lập các loại sổ theo dõi từng loại hồ sơ cụ thể. Bao gồm: Sô đăng ký giao dịch đảm bảo, áp dụng cho việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà; sổ theo dõi phiếu chuyển thông tin nghĩa vụ tài chính, áp dụng cho việc kê khai, chuyển thông tin thực hiện nghĩa vụ tài chính của công dân; Sổ theo dõi cấp trích lục bản đồ; sổ theo dõi giao nhận hồ sơ cấp GCNQSDĐ; sổ theo dõi giao nhận và tiến độ giải quyết đơn thư, khiếu nại liên quan đến việc cấp GCNQSDĐ. Hệ thống hồ sơ của huyện chủ yếu được lập theo mẫu của Thông tư 29/2004/TT- BTNMT và Thông tư 09/2007/TT-BTNMT, chỉ có một số sổ mới là được lập theo hướng dẫn tại Thông tư 24/2014/TT-BTNMT.

d. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trên địa bàn huyện đạt được kết quả rất tích cực, đã thụ lý, giải quyết hàng nghìn hồ sơ thực hiện các quyền của người sử dụng đất bao gồm: chuyển đổi,

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 18/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí