Tổng Hợp Kết Quả Của Các Nghiên Cứu Sử Dụng Bảng Hỏi


Bảng 2.2. Tổng hợp kết quả của các nghiên cứu sử dụng bảng hỏi



Tác giả

Đặc điểm mẫu

nghiên cứu và số mẫu nghiên cứu

Phương pháp định lượng


Kết quả nghiên cứu

Zhan (2006)

Mẫu nghiên cứu lấy thông qua chương trình liên kết tài chính người có thu nhập thấp tại Tây Ban Nha

Bảng hỏi về cách sử dụng tiền của người dần.

Sử dụng phần mềm SPSS và mô hình mã hóa biến của FLLIP.

Chương trình hỗ trợ này có hiệu quả làm tăng DTTC trong khu vực.

Người gốc Tây Ban Nha và người biết nói tiếng Anh có sự gia tăng về DTTC nhanh hơn khi tham gia chương trình

hỗ trợ.

Brown và Graf (2013)

Nghiên cứu kế hoạch nghỉ hưu của nhóm người từ 20 đến 74 tuổi tại Thụy Sỹ; gần 1500 quan sát trong nghiên cứu.

Sử dụng bảng câu hỏi khảo sát về các đặc điểm kinh tế xã hội (tuổi, giới tính, giáo dục,

...), chỉ số về đặc điểm hành vi (ác cảm rủi ro, ưu tiên thời gian) và thông tin về mối quan hệ ngân hàng và các sản phẩm tài chính được sử dụng.

Dùng STATA để xử lý.

Kiến thức về lạm phát lãi suất rủi ro của người trẻ còn thấp so với nhóm dân số sắp và đã nghỉ hưu. Bên cạnh đó kết quả cũng chỉ ra rằng có mối tương quan chặt chẽ của DTTC với tự chủ tiết kiệm cho hưu trí cũng như tham gia thị trường tài chính và thế

chấp vay.

Atkinson và Messy (2012), OECD (2015),

Lusardi và cộng sự (2017)

Nghiên cứu tổng quát về các nước OECD với nhiều mẫu khác nhau.

Nghiên cứu sử dụng bảng hỏi, tổng hợp và phân tích đánh giá DTTC thông qua 3 yếu tố: kiến thức, thái độ và hành vi (mỗi yếu tố gồm 6 – 8 câu hỏi). Mỗi câu hỏi có thang chấm điểm riêng.

Dùng SPSS và STATA để

xử lý dữ liệu.

Nghiên cứu chỉ ra rằng kiến thức tài chính của 8 nước tham gia nghiên cứu có điểm cao hơn thái độ và hành vi. Bên cạnh đó, các nước chỉ yếu cao một hoặc hai trong 3 yếu tố.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra tác động cùng chiều của kiến thức tài chính đối với thái độ và hành vi tài

chính.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Dân trí tài chính của người nghèo tại khu vực nông thôn Việt Nam - 7

Nguồn: Tổng hợp của tác giả.


Ngoài phương pháp bảng hỏi, các nghiên cứu trên thế giới còn sử dụng một số phương pháp khác, ví dụ như đo lường DTTC thông qua nhận thức và hiểu biết về tỷ lệ phần trăm hàng năm (APR). Báo cáo về APR đã được yêu cầu bắt buộc bởi luật Hành động trung thực trong cho vay (TLA, 1968 – đạo luật liên bang Mỹ yêu cầu người cho vay phải công bố bằng văn bản lãi suất cho vay và một số điều khoản khác). Tuy nhiên, đây là một phương pháp được sử dụng khá ít khi đo lường DTTC trong các nghiên cứu.

Trên thế giới, DTTC được cụ thể hóa đo lường bằng nhiều phương pháp khác nhau và phục vụ cho từng mục đích nghiên cứu cũng như cho từng đối tượng khác nhau. Trong phạm vi của luận án này, đối tượng hướng đến là người nghèo của khu vực nông thôn Việt Nam, có hiểu biết về tài chính không cao (Nguyễn Kim Anh và cộng sự, 2017) nên việc sử dụng phương pháp FILS hay FSA khó khả thi (vì các nghiên cứu này tập trung quá nhiều vào kĩ thuật đo lường lãi suất, hoặc phân tán rủi ro của các khoản đầu tư

– do các phương pháp này tập trung vào đối tượng là người trẻ tuổi, hoặc đều ở các nước có nền tài chính phát triển). Vì vậy, tác giả sẽ sử dụng phương pháp bảng hỏi, nhưng sẽ hiệu chỉnh để phù hợp với đối tượng nghiên cứu để tránh những sai lệch trong kết quả là điều cần thiết. Tác giả sẽ trình bày chi tiết hơn trong chương 3 của nghiên cứu.

2.3. Vai trò của dân trí tài chính

DTTC dần được được xem là một yếu tố rất quan trọng trong việc phát triển hệ thống tài chính, và nền kinh tế vững mạnh (Lusardi, 2008, Atkinson và Messy, 2012, OECD, 2013). Vai trò và tầm quan trọng của DTTC đã được đề cập và chứng minh trong rất nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau trên thế giới.

2.3.1. Đối với tổng thể nền kinh tế

Bảo vệ người tiêu dùng khỏi sự thiếu hụt tài chính gây ra những vụ lừa đảo

Lusardi và Mitchell (2014) cho rằng bằng cách tăng DTTC thông qua cả kỹ năng, thái độ và hành vi và tài chính sẽ góp phần làm tăng khả năng bảo vệ tài chính người tiêu dùng – nhất là nhóm người khó có khả năng tiếp cận dịch vụ tài chínhchính thức (thường là người nghèo ở khu vực nông thôn). Ngày nay, công nghệ tài chính ngày càng phát triển đòi hỏi sự hiểu biết của người dân về những thao tác, cách thức sử dụng những công nghệ này càng cao. Nghiên cứu của Servon và Kaestner (2008) đã đo lường DTTC và mức độ ảnh hưởng của DTTC đến các dịch vụ online của ngân hàng, và cho thấy: Những người đã tham gia chương trình hỗ trợ này tiếp tục muốn được đào tạo nhiều hơn so với những người không tham gia vào trang trực tuyến được tạo để giải quyết nội dung không đáp ứng nhu cầu của những người này, và có thể tính toán được mức lãi suất phù hợp đối với các khoản vay và khoản đầu tư, từ đó tránh được phần nào các khoản tín dụng phi chính thức trên thị trường.


Các nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng: những người thiếu hụt về DTTC sẽ có thể có những quyết định tài chính như đầu tư, mua bán thiếu chính xác. Những người có kiến thức tài chính thấp hơn có xu hướng mua bằng tín dụng và không thể thanh toán toàn bộ số dư mỗi tháng và cuối cùng chi nhiều tiền lãi hơn. Nhóm này cũng không đầu tư, gặp rắc rối với nợ nần và hiểu biết kém về các điều khoản của các khoản thế chấp hoặc khoản vay của họ. Đáng lo ngại hơn, nhiều người tiêu dùng tin rằng họ hiểu biết về tài chính hơn nhiều so với thực tế. Thực trạng lừa đảo tài chính xuất hiện rất nhiều tại vùng nông thôn Việt Nam (như vỡ hụi tại Bến Tre 2013,...), những khu vực có thu nhập thấp và khả năng tiếp cận những thông tin và sản phẩm tài chính hiện đại thấp (Thanh Du, 2016). Việc định hướng cho việc tiêu dùng tài chính thông minh góp phần bảo vệ người tiêu dùng tài chính khỏi những hệ lụy do sự kém hiểu biết mang lại, thông qua đó Chính phủ sẽ có những chính sách đo lường phù hợp và hiệu quả hơn.

Thay đổi thói quen giữ tiền nhàn rỗi

Trình độ DTTC có mối quan hệ tích cực với sự phát triển tài chính và kinh tế (Beck và cộng sự, 2007). Dân số có kiến thức tài chính tốt hơn có khả năng sử dụng khoản tiền nhàn rỗi như một khoản vốn đầu tư trong nước; kết quả là, giảm sự phụ thuộc vào vốn nước ngoài và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh hơn (Yoshino và cộng sự, 2015).

Nhóm nghiên cứu về tài chính vi mô cũng cho thấy, khi người nghèo hoặc người dân khu vực nông thôn được đào tạo về các sản phẩm tài chính thì sẽ có khả năng sử dụng đồng tiền nhàn rỗi tốt hơn thông qua mở rộng tỷ lệ tiết kiệm, từ đó hướng đến mục tiêu tái đầu tư, tái sử dụng khoản vay và tiến tới xóa đói giảm nghèo (Lê Thanh Tâm, 2013, Ledgerwood và cộng sự, 2013, Nguyễn Kim Anh và cộng sự, 2017). Thêm vào đó, việc tăng nhu cầu đầu tư của người dân sẽ tạo cơ hội phát triển cho khu vực tài chính trung gian bao gồm các ngân hàng, bảo hiểm, thị trường chứng khoán, thị trường ngoại hối,... Mở rộng các chính sách và định hướng lại mục tiêu giúp cho các công ty khu vực tài chính trung gian có thể phát triển các dịch vụ mới, hiệu quả hơn như e-banking,... Huy động vốn hiệu quả hơn từ việc phát triển khu vực tài chính trung gian môi giới tạo cơ hội cho các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội tiếp cận được nguồn vốn rẻ hơn. Qua đó góp phần hoàn thiện mục tiêu tài chính của quốc gia.

Như vậy, việc nâng cao DTTC của người nghèo nói chung và tại khu vực nông thôn nói riêng sẽ thay đổi thói quen tiêu dùng thông qua tiết kiệm nhiều hơn, chấp nhận sử dụng các dịch vụ tài chính khác nhau – từ đó góp phần nâng cao thu nhập.


Làm giảm chênh lệch giàu nghèo ở mỗi quốc gia

Tác động của DTTC lên nền kinh tế được Lusardi và cộng sự (2017) chỉ ra rằng DTTC có thể giải thích cho hơn 50% sự chênh lệch giàu nghèo đang diễn ra ở Mỹ. Kết quả này cũng được ủng hộ trong nghiên cứu của Holzmann (2010): Những người có điểm số DTTC thấp có những khoản đầu tư, chi tiêu kém hiệu quả hơn từ đó gây tác động tiêu cực lên thu nhập của họ. Và đối với các nền kinh tế mới nổi, người có DTTC cao có thể đảm bảo mức sống cho chính mình, từ đó đóng góp hiệu quả cho tăng trưởng kinh tế thực sự và giảm nghèo (Faboyede và cộng sự, 2015).

Tóm lại, vai trò của DTTC là rất quan trọng, không thể phủ nhận. DTTC ảnh hưởng không chỉ ảnh hưởng tới các cá thể riêng biệt của nền kinh tế, mà còn ảnh hưởng tới tổng thể nền kinh tế nói chung. Có thể cho rằng DTTC đang ứng dụng kiến thức, hiểu biết, kỹ năng và giá trị trong bối cảnh tài chính và các quyết định liên quan ảnh hưởng đến bản thân, người khác, cộng đồng và môi trường (MCCEECDYA, 2011). Quan điểm này cho thấy DTTC có tác động không chỉ đối với cá nhân mà còn đối với xã hội cũng như môi trường.

2.3.2. Đối với các đối tượng của nền kinh tế

Tác động lên hành vi tài chính của người có thu nhập trung bình - thấp

Holzmann (2010) khi nghiên cứu nhóm đối tượng có thu nhập trung bình - thấp chỉ ra rằng những người có DTTC kém thường có những khoản chi tiêu, đầu tư không hiệu quả gây lãng phí vốn và ảnh hưởng tới thu nhập của chủ thể đó. Những người, khu vực có DTTC cao thường có hiểu biết rộng về những vấn đề tài chính và các phương thức đầu tư, tiết kiệm. Tư duy cao về tài chính giúp nhóm người này có được sự chính xác tương đối trong việc nắm bắt cơ hội và tạo ra một nguồn thu nhập tiếp theo cho mình thông qua các hoạt động được tính toán cụ thể như mua trái phiếu, đầu tư vào thị trường ngoại hối, thị trường chứng khoán,... Những người có DTTC thấp thường thiếu hiểu biết về thị trường tài chính. Những người này sẽ hoặc khó khăn trong việc tính toán, ra quyết định đầu tư, tiết kiệm. Những khoản đầu tư này không phát huy được mục đích của mình, làm giảm nguồn thu nhập cho chính chủ nhân của nó. Việc tăng DTTC cho những người có thu nhập thấp là một trong những vấn đề góp phần cải thiện lại thu nhập và mức sống của nhóm người này.

Tác động đến năng suất của người lao động

Nói về khía cạnh trong cuộc sống và công việc, Brennan (1998) chỉ ra rằng trình độ DTTC cao làm gia tăng tính hiệu quả, hiệu suất của công việc và sẽ giúp người lao động hiểu rõ hơn về lợi ích mà tổ chức mang lại và cải thiện sự hài lòng của họ. Fox và


cộng sự (2005) cho rằng việc nâng cao DTTC có tác động tích cực đến mọi người trong cuộc sống cá nhân và công việc. DTTC cao giúp giảm áp lực xã hội và tâm lý và tăng phúc lợi cho các hộ gia đình. Tương tự, Kim (2007) nêu ra DTTC cao làm giảm nguy cơ bị căng thẳng và lo lắng tại nơi làm việc. Theo Vitt và Anderson (2000), lợi thế lớn nhất của việc nâng cao DTTC là làm giảm đi các sai lầm trong tài chính của nhân viên và khiến họ có trách nhiệm hơn trong việc quản lý tài chính cá nhân, điều này sẽ góp phần làm tăng chất lượng sống của các hộ gia đình.

2.3.3. Đối với thu nhập của người nghèo tại khu vực nông thôn

Khái niệm thu nhập

Thu nhập là một khái niệm được sử dụng trong rất nhiều các bài nghiên cứu để đo lường các vấn đề của nền kinh tế. Do sự khác biệt về văn hoá, chính trị nên định nghĩa thu nhập chưa có được sự thống nhất chung. Các nghiên cứu về thu nhập được đề cập trong các nghiên cứu về vốn con người, về sinh kế bền vững, và về cả các nghiên cứu thuộc dân trí tài chính.

Đối với nhánh nghiên cứu về vốn con người, thường cho rằng thu nhập là tiền mà một cá nhân hoặc doanh nghiệp nhận được để đổi lấy việc cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc thông qua vốn đầu tư (Romer, 1990, Moock và cộng sự, 2003, Trần Thọ Đạt và Đỗ Tuyết Nhung, 2008). Những người từ 65 tuổi trở xuống thường nhận phần lớn thu nhập của họ từ tiền lương hoặc tiền công kiếm được từ một công việc. Đầu tư, lương hưu và an sinh xã hội là nguồn thu nhập chính của người về hưu.

Đối với nhánh nghiên cứu về sinh kế bền vững hay xóa đói giảm nghèo, thu nhập cá nhân đề cập đến tất cả thu nhập được nhận bởi tất cả các cá nhân hoặc hộ gia đình trong một quốc gia, bao gồm cả tiền đổi công (Rebelo, 1991, Chambers và Conway, 1992, Nguyễn Thị Hoa, 2009, Thái Phúc Thành, 2014). Thu nhập cá nhân bao gồm tiền bồi thường từ một số nguồn bao gồm tiền lương, tiền công và tiền thưởng nhận được từ việc làm hoặc tự làm chủ; cổ tức và phân phối nhận được từ các khoản đầu tư; biên lai cho thuê từ đầu tư bất động sản và chia sẻ lợi nhuận từ các doanh nghiệp. Ngoài ra, thu nhập có các định nghĩa khác nhau tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh được chỉ định. Thu nhập nói chung là tiền mặt hoặc tương đương tiền phát sinh từ tiền lương, tiền thuê đất, nhà, tiền lãi, cổ tức hoặc lợi nhuận từ đầu tư. Về mặt kinh tế, thu nhập là động lực thực sự của nền kinh tế, vì nhu cầu của người mua hàng hóa và dịch vụ chỉ có thể tồn tại nếu người mua có thu nhập. Tiền mặt, các tài sản tương đương tiền, tài sản hoặc bất kỳ hình thức thanh toán nào khác mà một người nhận được định kỳ hoặc thường xuyên cũng được coi là thu nhập.


Tại Việt Nam, Trần Xuân Cầu (2013) đưa ra định nghĩa: “Thu nhập là khoản tiền thu được từ việc sở hữu và cung ứng các nhân tố sản xuất trong một thời kỳ. Các khoản tiền thu được từ lao động, tư bản, đất đai và năng lực kinh doanh là thu nhập từ tiền lương, lãi suất, địa tô và lợi nhuận. Doanh nhân (người sở hữu năng lực kinh doanh) là người kết hợp các nhân tố sản xuất để tạo ra sản lượng và thu nhập cho các nhân tố sản xuất”. Tuy nhiên, tác giả này cho rằng khi sử dụng thuật ngữ thu nhập thì cần phải thận trọng do nó có thể có những ý nghĩa khác nhau. Người nhận được tiền từ chương trình phúc lợi xã hội coi là thu nhập, những xét trên bình diện toàn bộ nền kinh tế, đó là khoản chuyển giao thu nhập, thường gọi là trợ cấp.

Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả sử dụng định nghĩa thu nhập là tổng tất cả các khoản tiền mà một cá nhân có được trong một khoảng thời gian cố định từ tất cả các hoạt động: lợi nhuận kinh doanh, tiền lương, tiền công, các khoản nhận thừa kế, các khoản phụ cấp, trợ cấp từ người thân và Chính phủ, kể cả các khoản đổi công ở khu vực nông thôn (không thể hiện bằng tiền).

Thang đo thu nhập

Mỗi bài nghiên cứu đều hướng đến mục tiêu và đối tượng nghiên cứu khác nhau, nên các thang đo thu nhập của các bài nghiên cứu cũng rất đa dạng và được thiết kế và hiệu chỉnh để có thể phù hợp với số liệu cần thiết của bài nghiên cứu đó.

Nhiều nghiên cứu về DTTC sử dụng dữ liệu thu nhập của những tổ chức chuyên khảo sát và đo lường chỉ số kinh tế ở quốc gia, khu vực đó. Nhánh nghiên cứu về sinh kế bền vững và xóa đói giảm nghèo, ví dụ như Alessie và cộng sự (2008) sử dụng dữ liệu từ khảo sát hộ gia đình năm 2005. Đây là một cuộc khảo sát hộ gia đình hàng năm của Hà Lan bao gồm những thông tin về nhân khẩu học và đặc điểm kinh tế, và tập trung chủ yếu vào dữ liệu về mức sống và tiết kiệm của cư dân.

Tương tự, Lusardi và Tufano (2015) cũng sử dụng dữ liệu của cuộc khảo sát năm 2007 bởi TNS, một trong những doanh nghiệp hàng đầu về nghiên cứu thị trường. Dữ liệu được thu thập thông qua phỏng vấn điện thoại với mẫu nghiên cứu là những người trả lời đến từ Mỹ. Cuộc khảo sát này cung cấp thông tin về nhân khẩu học, như là tuổi tác, giới tính, chủng tộc và tôn giáo, tình trạng hôn nhân, tình trạng việc làm... Thêm vào đó, nó còn cung cấp những thông tin mà đối tượng nghiên cứu tự đánh giá về thu nhập và tổng tài sản của gia đình mình.

Ngoài ra, đặc biệt những nghiên cứu hướng tới đối tượng nghiên cứu là hưu trí tại Mỹ, bộ dữ liệu từ HRS được sử dụng thường xuyên. Đây là một bộ dữ liệu mang tính đại diện quốc gia cho những người Mỹ có độ tuổi hơn 50. Cuộc khảo sát này được thực hiện


2 năm một lần, bắt đầu từ năm 1992, được thiết kế để đo lường các thông tin về sức khỏe, tài sản, nợ và độ giàu có của những đối tượng nghiên cứu. Bộ dữ liệu này được sử dụng để phân tích và đánh giá trong nghiên cứu của Lusardi và Mitchell (2011b).

Tại Việt Nam, khảo sát để đo lường thu nhập của dân số quốc gia có độ tin cậy cao nhất được thực hiện bởi Tổng Cục Thống kê Việt Nam. Tổng cục Thống kê đã chuẩn hóa một bảng riêng nhằm đo lường và đánh giá thu nhập cá nhân của công dân trên toàn Việt Nam thông qua hệ thống câu hỏi khảo sát về các yếu tố khác nhau như nhân khẩu học, việc làm, lương,... Bên cạnh đó, Tổng cục Thống kê cũng quy định rõ ràng về việc những khoản không được tính vào thu nhập như: các khoản thu đột xuất (như: bán/chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhà ở...), trợ cấp cho các đối tượng được hỗ trợ của chính phủ... Do tính chất đặc thù về chính trị, kinh tế, văn hóa, pháp luật... so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới, tác giả quyết định chọn thang đo của Tổng cục thống kê Việt Nam làm thang đo mẫu để đo lường và đánh giá thu nhập của người dân.

Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ sử dụng thang đo định danh có hiệu chỉnh từ thang đo thu nhập của Tổng cục thống kê Việt Nam. Từ một số đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng như giới tính, địa điểm sống, nghề nghiệp, thu nhập tại địa phương nghiên cứu nhằm đo lường những thông tin của các đối tượng tham gia khảo sát về: tình trạng công việc trong 1 năm, thông tin về công việc chính, công việc phụ của hộ gia đình nghiên cứu giúp đem lại những thông tin tổng quan và chính xác khi đo lường thu nhập trong phạm vi đối tượng của nghiên cứu này.

Tác động của dân trí tài chính lên thu nhập của người nghèo khu vực nông thôn

DTTC bao hàm 3 yếu tố là kiến thức tài chính, thái độ tài chính và hành vi tài chính. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng DTTC đóng vai trò trong việc ra các quyết định về tài chính cũng như sự hiệu quả của các quyết định đó. Từ đó DTTC tác động tới thu nhập của các cá nhân cũng như doanh nghiệp, quốc gia.

a. Kiến thức

Kiến thức là một phần cơ bản tạo nên vốn con người, nên tác động của kiến thức lên thu nhập rất rõ ràng, nhất là trong nhánh nghiên cứu về vốn con người. Mincer (1974) chỉ ra rằng cứ thêm 1 năm học thì thu nhập tăng thêm khoảng 10 phần trăm tại Hoa Kỳ. Phát triển trên nghiên cứu này, Lee và Lee (2018) cung cấp bằng chứng rằng vốn nhân lực, được đo bằng trình độ học vấn, đóng một vai trò quan trọng trong phân phối thu nhập.

Filmer và Pritchett (1999) đưa ra một phân tích thực nghiệm sử dụng khảo sát hộ gia đình ở 35 quốc gia, và sử dụng chỉ số về nghèo đói làm đại diện cho tình trạng kinh tế của hộ gia đình. Kết quả cho thấy chỉ số về nghèo đói có tương quan với việc giảm trình độ học tập ở 40% dân số nghèo nhất.


Đo lường mức độ ảnh hưởng của vốn con người lên năng suất lao động của cá nhân, Lucas (1988) đưa ra mô hình có dạng hàm:

(Với Y là năng suất lao động, h là “vốn con người”)

Mô hình trên có thể rút ra được rằng việc gia tăng vốn con người giúp làm gia tăng năng suất lao động con người. Từ đó, thu nhập của người lao động tăng lên. Nhận định về mối quan hệ cùng chiều giữa năng suất lao động và thu nhập cũng được chỉ ra trong một số nghiên cứu khác (Bosworth, 1994, Fisher và Hostland, 2002).

Schultz (1961) cho rằng đầu tư vào vốn con người là một trong những yếu tố quan trọng đối với việc gia tăng thu nhập bình quân đầu người. Vốn con người có năng suất cao phản ánh kiến thức của nhân lực và ảnh hưởng đến năng suất công việc của đối tượng nghiên cứu. Đầu tư về giáo dục được coi là một trong những yếu tố là thúc đẩy thu nhập bình quân đầu người. Đây cũng là kết quả của những nghiên cứu khác như Moock và cộng sự (2003); Nguyen (2004).

Hanushek và Woessmann (2009) so sánh mẫu của các quốc gia OECD với mẫu của các quốc gia không thuộc OECD, với ước tính điểm về ảnh hưởng của chất lượng giáo dục lớn hơn một chút ở các quốc gia không thuộc OECD. Khi mẫu được phân tách dựa trên việc một quốc gia thấp hơn hoặc trung bình GDP bình quân đầu người năm 1960, ảnh hưởng của chất lượng giáo dục lớn hơn đáng kể về mặt thống kê ở các nước thu nhập thấp so với các nước thu nhập cao. Có thể thấy rằng giáo dục có ảnh hưởng đến thu nhập, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Theo Trần Thọ Đạt và Đỗ Tuyết Nhung (2008), những người lao động có trình độ càng cao đạt được những mức tiền công cao hơn. Ở các bậc học thấp, sự gia tăng trình độ dẫn đến sự gia tăng tiền công nhưng với mức tăng rất chậm. Mức tiền công tăng vọt từ bậc học trung học phổ thông đến bậc cao đẳng, bậc học đầu tiên trong hệ thống đào tạo chuyên môn. Đối với lao động không có trình độ, tiền công của người lao động được trả dựa chủ yếu trên thể lực của họ nên lao động nam thường có tiền công hơn lao động nữ. Ủng hộ ý kiến trên, Thái Phúc Thành (2014) cho rằng tại Việt Nam, trong thu nhập giữa các nhóm nghề nghiệp, nhóm lao động có chuyên môn bậc cao (tức nhóm có kiến thức, trình độ học vấn cao) được trả một khoản thu nhập cao nhất so với các nhóm nghề nghiệp khác khi lấy lao động giản đơn làm mốc so sánh trong tất cả các khoảng phân vị. Tương tự, nhóm lao động bậc cao luôn cho thấy sự ổn định của mình. Nhìn vào sự so sánh thu nhập của lao động là lãnh đạo, ta thấy càng đến khoảng phân vị cao thì khoảng cách thu nhập của nhóm lãnh đạo càng tăng và ở khoảng phân vị cuối cùng nhóm lãnh đạo vượt lên là nhóm có cách biệt lớn nhất so với các nhóm nghề nghiệp còn lại.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/12/2022