Quy Định Về Thanh Toán Bù Trừ: Nhằm Đảm Bảo Khả Năng Thanh Toán


Ví dụ:

Khi mới thành lập Sàn giao dịch tương lai, KRX chỉ đưa ra 7 cổ phiếu làm tài sản cơ sở, chủ yếu căn cứ vào tính thanh khoản và khối lượng cổ phiếu lưu hành…Sau thời gian phát triển, KRX dần dần đưa tiếp các cổ phiếu vào trong danh mục tài sản này. Đến này, KRX đã có danh mục lên 30 cổ phiếu. Danh mục tài sản này rất ít thay đổi do sự phát triển của các Công ty niêm yết rất ổn định và bền vững.

1.4.5.5. Quy định về cơ chế quản lý và giám sát:

Hoạt động giám sát tại TTCK Hàn Quốc được thực hiện theo mô hình 2 cấp giống như TTCK Việt Nam. Bao gồm cấp giám sát do Ủy ban giám sát tài chính Hàn Quốc thực hiện và cấp giám sát của tổ chức tự quản do KRX thực hiện. Hệ thống giám sát gồm các bộ phận sau:

Bộ phận giám sát: KRX sử dụng hệ thống giám sát điện tử (Electronic Surveillance System) để giám sát thị trường, tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn như Bản tin thị trường, hệ thống Quest-DT (CIBORS), MPA, Reuters Alerts & Bloomberg, các báo cáo đặc biệt để đưa ra sự thi hành bắt buộc đối với các nhà đầu tư. Bộ phận này có nhiệm vụ phát hiện sự dịch chuyển giá cả và khối lượng giao dịch bất thường, các hành vi gian lận trong giao dịch, sự tách bạch giữa cổ phiếu và sản phẩm phái sinh…

Bộ phận điều tra: Có trách nhiệm điều tra các vụ việc được chuyển từ bộ phận

giám sát.

Bộ phận cưỡng chế: Có thẩm quyền đưa ra các biện pháp cưỡng chế đối với từng

vụ việc cụ thể khi có kết luận vi phạm của bộ phận giám sát hay điều tra chuyển đến.

1.4.5.6. Quy định về công bố thông tin:

KRX công bố thông tin điện tử thông qua hệ thống KIND - mạng công bố thông tin cho nhà đầu tư Hàn Quốc tại địa chỉ http://engkind.krx.co.kr, các thông tin được cập nhật liên tục hàng ngày, bao gồm cả các thông tin trực tuyến như giá giao dịch, thay đổi giá, khối lượng giao dịch, các giá hỏi mua và chào bán. Nhà đầu tư có thể theo dõi diễn biến giao dịch của sản phẩm phái sinh chứng khoán hàng ngày trên trang thông tin của Sàn giao dịch.


Sàn giao dịch tương lai KRX sẽ công bố thông tin về sự thay đổi của các sản phẩm cấu thành chỉ số, giá giao dịch trong ngày, bước giá, ngày đáo hạn hợp đồng, ngày thanh toán cuối cùng của từng hợp đồng cụ thể. Các thông tin bất thường liên quan giao dịch của sản phẩm phái sinh chứng khoán cũng được Sàn giao dịch công bố ngay trong ngày đến nhà đầu tư như các biến động liên quan đến tài sản cơ sở...

Ngoài ra, các thông tin còn được công bố qua các Thành viên, các ấn phẩm bằng tiếng Anh, tiếng Trung Quốc và tiếng Hàn Quốc.

Các thông tin cơ bản về một hợp đồng quyền chọn:


Tài sản cơ sở

Samsung Electronics

Loại quyền chọn

Mua/bán

Mã quyền chọn


Quy mô hợp đồng

10 cổ phiếu

Thời gian giao dịch


Đơn vị yết giá


Biên độ dao dộng giá


Ngày giao dịch cuối cùng


Ngày thanh toán cuối cùng


Phương thức thanh toán

Cổ phiếu

Kiểu thực hiện quyền

Châu Âu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Xây dựng mô hình giao dịch quyền chọn cổ phiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh - 6

1.4.5.7. Quy định về thanh toán bù trừ: nhằm đảm bảo khả năng thanh toán

Theo Luật giao dịch tương lai Hàn Quốc, để bảo vệ nhà đầu tư trong trường hợp Thành viên mất khả năng thanh toán, tài chính của Thành viên không ổn định hay các trường hợp khẩn cấp xảy ra trên thị trường tương lai KRX, có các quy định sau:

Đối với Thành viên của KRX:

- Khi nhà đầu tư thực hiện ký quỹ, Thành viên phải tách bạch giữa tài sản của nhà đầu tư và tài sản Thành viên.

- Thành viên phải tái ký quỹ tiền của nhà đầu tư tại Cơ quan tài chính chứng khoán Hàn Quốc (KSFC) và chứng khoán của nhà đầu tư tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Hàn Quốc (Korea Securities Depository - KSD).


- Phải tham gia đóng góp vào Quỹ bồi thường, giá trị Quỹ hiện tại là 100 tỷ KRW.

Đối với KRX:

- KRX thực hiện giám sát sự cân bằng ký quỹ hàng ngày của các Thành viên trên cơ sở kết quả giao dịch hàng ngày (T+0). Thành viên phải thực hiện ký quỹ chậm nhất vào trưa ngày T+1.

- Bên cạnh Quỹ đền bù, KRX luôn duy trì mức tín dụng lên tới 100 tỷ KRW tại ngân hàng để phòng ngừa các trường hợp khẩn cấp xảy ra trên thị trường tương lai.

Khi Thành viên mất khả năng thanh toán, KRX thực hiện:

- Sử dụng phần Quỹ bồi thường của Thành viên đóng góp, số tiền mà Thành viên liên quan ký quỹ tại KRX và các dòng tiền liên quan của Thành viên.

- Sử dụng phần Quỹ bồi thường của các Thành viên khác đóng góp.

- Sử dụng tài sản của riêng KRX, bao gồm các khoản dự trữ thanh toán được đã được tích trữ dần.

1.4.6. Quy trình giao dịch và thanh toán bù trừ

Sơ đồ 1.1: Mô hình giao dịch và thanh toán bù trừ tại KRX


Thanh toán tiền

Thông báo

Thông báo

Thông báo

Đặt lệnh

Đặt lệnh

Kỹ quỹ và phong tỏa chứng khoán

Thông báo

Kỹ quỹ và phong tỏa chứng khoán

Kỹ quỹ tiền

KRX

Thành viên thanh toán

Thành viên giao dịch

Ký quỹ tiền

KSD

KSFC

Nhà

đầu tư

Thông báo


Đặt

lệnh

Thông báo

Thanh toán

Thành viên thanh toán

Ngân hàng thanh toán


Nhà

đầu tư

Đặt

lệnh


Thành viên giao dịch

Hệ thống quản lý

tài khoản


Hệ thống giao

dịch


Thành viên giao dịch thị trường tương lai

Mạng chứng khoán kết nối KRX

và Thành viên

Hệ thống quản lý

tài khoản


Hệ thống giao

dịch

Hệ thống

giám sát

Hệ thống giao dịch

Sản phẩm:

-KOSPI 200 Futures

-KOSPI 200 Options

-KOSTAR Futures

-Stock Options

-USD, YEN, EURO

Futures and Options

-Gold Futures

- …..

Cộng đồng nhà đầu tư

Hệ thống công bố thông tin

Hệ thống thông tin chứng khoán

Hệ thống

an toàn

Hệ thống Lưu ký

Ngân hàng thanh toán

Hệ thống sự

cố

Sàn giao dịch tương lai

1.4.6.1. Quy trình giao dịch:



Nhà đầu tư chứng khoán


Nhà đầu tư thị trường tương lai


Sơ đồ 1.2: Quy trình giao dịch tại KRX

- Mở tài khoản: Nhà đầu tư đến các Thành viên của KRX để mở tài khoản giao dịch.

- Đặt lệnh: Khi đặt lệnh mua bán, nhà đầu tư phải ký quỹ theo quy định. Các Thành viên thực hiện kiểm tra ký quỹ và thực hiện phong tỏa khoản ký quỹ trước khi thực hiện lệnh cho nhà đầu tư, sau đó chuyển lệnh mua/bán vào hệ thống giao dịch tại Sàn giao dịch tương lai KRX.

- Thông báo kết quả giao dịch: Theo phương thức và thời gian giao dịch đã được quy định sẵn, KRX sẽ thông báo kết quả giao dịch về từng Thành viên để thông báo cho nhà đầu tư.

Bên cạnh hệ thống giao dịch, có nhiều các hệ thống khác hỗ trợ và mỗi hệ thống đều

có chức năng riêng đảm bảo cho quá trình giao dịch được an toàn, thông suốt:

- Hệ thống giám sát: giám sát giao dịch công bằng, minh bạch.

- Hệ thống lưu ký: đảm bảo quá trình đăng ký, lưu ký, thanh toán bù trừ diễn ra an toàn, không gián đoạn. Tính toán tỷ lệ kỹ quỹ và thông báo sau mỗi ngày giao dịch, đảm bảo đủ số dư tài khoản cho ngày giao dịch kế tiếp. Ký quỹ và giải tỏa tài sản của nhà đầu tư (chứng khoán).

- Ngân hàng thanh toán: Ký quỹ và giải tỏa thanh toán và dự trữ (tiền).

- Hệ thống công bố thông tin: công bố các thông tin ra thị trường.


- Hệ thống thông tin chứng khoán: bao gồm các thông tin về chứng khoán.

- Hệ thống an toàn: kiểm soát các vấn đề trong quá trình giao dịch, đảm bảo các

hoạt động diễn ra an toàn.

- Hệ thống sự cố: luôn luôn sẵn sàng giải quyết bất cứ sự cố nào phát sinh.

1.4.6.2. Quy trình thanh toán bù trừ:

Đối với giao dịch mua bán thông thường:

Vào cuối mỗi phiên giao dịch, KRX thông báo kết quả giao dịch cho Ngân hàng thanh toán và Cơ quan thanh toán bù trừ của KRX (KSD). Sau khi nhận kết quả giao dịch:

- Ngân hàng thanh toán và KSD so sánh kết quả bù trừ tiền và chứng khoán với

các Thành viên.

- Sau khi đối chiếu so sánh, Ngân hàng thanh toán sẽ bù trừ tiền và KSD sẽ chuyển chứng khoán giữa các tài khoản thanh toán của Thành viên mở tại Ngân hàng thanh toán và KSD.

- Khi Thành viên nhận được tiền và chứng khoán, Thành viên sẽ phân bổ tiền và chứng khoán vào tài khoản của nhà đầu tư.

Tổng thời gian thanh toán của KRX trên thị trường tương lai là T+2.

Đối với việc thực hiện quyền:

Vào ngày đáo hạn hợp đồng quyền chọn, các hợp đồng không thực hiện sẽ bị hủy

bỏ, đối với các nhà đầu tư thực hiện quyền chọn:

- Nhà đầu tư thông báo cho Công ty nơi mở tài khoản về việc thực hiện quyền

chọn của mình.

- Công ty có trách nhiệm tổng hợp và gửi thông báo cho KSD.

- KSD chọn ngẫu nhiên Thành viên có nhà đầu tư phát hành quyền chọn này để

thực hiện thanh toán bù trừ theo nguyên tắc đã được quy định trước.

- Nếu Thành viên có nhiều hơn một nhà đầu tư đủ tư cách thực hiện nghĩa vụ, người phát hành được chọn theo quy định first in – first out.

- Người phát hành quyền chọn được chỉ định phải giao hoặc nhận cổ phiếu cơ sở hoặc tiền tùy vào loại hợp đồng quyền chọn được thực hiện. Trên cơ sở này, KSD và Ngân hàng thanh toán sẽ chuyển giao tiền và cổ phiếu từ tài khoản


thanh toán giữa các Thành viên và Thành viên có trách nhiệm chuyển giao tiền

và cổ phiếu về tài khoản của nhà đầu tư.

1.4.7. Nhận xét về mô hình Sở Giao dịch chứng khoán Hàn Quốc

Mỗi quốc gia với điều kiện, chính sách và đặc điểm phát triển kinh tế xã hội sẽ có cấu trúc thị trường khác nhau. Ở Hàn Quốc, với mô hình Sở giao dịch chứng khoán thống nhất tổ chức và quản lý thị trường giao dịch CKPS, chỉ một nơi duy nhất tổ chức và quản lý giao dịch các loại chứng khoán, đã thể hiện sự chuyên nghiệp, tính đúng đắn và hợp lý, phù hợp với mức độ phát triển và quy mô của TTCK.

Tuy nhiên, về mô hình thanh toán bù trừ, trên cơ sở Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (KRX) kiêm luôn chức năng này bằng việc thành lập một cơ quan thanh toán bù trừ (KSD) trực tiếp quản lý để thanh toán cho toàn bộ các giao dịch trên TTCK đã làm cho cơ cấu của Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (KRX) trở nên đồ sộ, chưa thể hiện tính độc lập và khó thể hiện tính tự chủ. Việc thành lập cơ quan thanh toán bù trừ độc lập với cơ quan tổ chức giao dịch sẽ nâng cao tính chuyên môn hóa, tiêu chuẩn hóa các nghiệp vụ hỗ trợ hoàn tất trên TTCK và nâng cao được khả năng kiểm soát rủi ro liên quan tới từng nghiệp vụ có tính chất khác nhau.

1.4.8. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

1.4.8.1. Mô hình tổ chức và quản lý giao dịch:

Cũng như hầu hết các TTCK có quy mô nhỏ và chưa thực sự phát triển, để từng bước phát triển theo từng giai đoạn, SGDCK TP.HCM không thành lập một công ty con để tổ chức và quản lý thị trường quyền chọn mà nên thiết lập thêm một bảng cho giao dịch quyền chọn(giống mô hình của Hàn Quốc).

SGDCK TP.HCM thống nhất tổ chức và quản lý giao dịch các quyền chọn niêm yết trên Sở. Giao dịch các quyền chọn trên Sở phải thông qua hệ thống các CTCK là Thành viên của Sở (toàn bộ các Công ty này hiện nay đều là các Công ty thanh toán), hệ thống các CTCK Thành viên thực hiện các chức năng cơ bản tư vấn và môi giới mua bán quyền chọn cho khách hàng. Đồng thời, một số Công ty có thể đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường khi đủ điều kiện của một nhà tạo lập thị trường.


1.4.8.2. Mô hình thanh toán bù trừ:

Mô hình của Hàn Quốc không có cơ quan lưu ký độc lập mà Sở giao dịch chứng khoán (KRX) kiêm luôn chức năng này qua hệ thống các Thành viên thanh toán, cơ quan lưu ký chứng khoán và ngân hàng thanh toán.

Tại Việt Nam, SGDCK TP.HCM có thể nghiên cứu thiết lập phòng Thanh toán bù trừ trực thuộc Sở để thực hiện chức năng của Trung tâm thanh toán bù trừ cho thị trường giao dịch quyền chọn hoặc có thể TTLKCK là lựa chọn hàng đầu trong việc thực hiện chức năng ký quỹ và thanh toán bù trừ cho các giao dịch quyền chọn vì hiện nay ở Việt Nam đã có TTLKCK độc lập có nghĩa vụ thanh toán cho mọi giao dịch trên TTCK Việt Nam.

1.4.8.3. Các hệ thống niêm yết, công bố thông tin và giám sát

Tùy thuộc vào mức độ phát triển và điều kiện của mỗi TTCK đưa ra có các quy định phù hợp.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày những vấn đề cơ bản nhất về quyền chọn, quyền chọn cổ phiếu và sự phát triển của thị trường giao dịch quyền chọn; cũng như vai trò, ý nghĩa của việc áp dụng quyền chọn đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán. Mục tiêu của chương này là cung cấp phần lý luận cơ bản làm nền tảng cho việc nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm tổ chức sàn giao dịch chứng khoán phái sinh tại Hàn Quốc cũng như việc nghiên cứu, áp dụng các giao dịch quyền chọn cổ phiếu vào TTCK Việt Nam trong các chương tiếp theo.

Ngoài ra, trong chương này, mô hình tổ chức và quản lý giao dịch chứng khoán phái sinh tại SGDCK Hàn Quốc, TTCK Hàn Quốc là một trong số ít các TTCK phát triển nhất Châu Á đã được mô tả. Việc nghiên cứu, học hỏi và ứng dụng kinh nghiệm về tổ chức sàn giao dịch quyền chọn cổ phiếu tại một số nước trên thế giới đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thị trường quyền chọn cổ phiếu tại Việt Nam. Đồng thời, tác giả đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu cấu trúc tổ chức, cơ chế vận hành của TTCK phái sinh, chi tiết các vấn đề của hệ thống giao dịch và cơ bản về các hệ thống liên quan khác như thành viên, niêm yết, giám sát, công bố thông tin và thanh toán bù trừ tại KRX.

Từ kết quả nghiên cứu mô hình, chúng ta đã có được cái nhìn tổng thể cấu trúc và cơ chế vận hành, hoạt động của một TTCK phái sinh và rút ra những kinh nghiệm cơ bản cho việc xây dựng TTCK phái sinh tại Việt Nam mà cụ thể là xây dựng mô hình giao dịch quyền chọn cổ phiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 27/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí