cho thuê nhà ở hình thành trong tương lai. Những quy định mới này làm hạn chế
khả năng tham gia thị trường của các doanh nghiệp có năng lực tài chính yếu
kém, từ đó ổn định nguồn cung. Bên cạnh đó, Thông tư 32, do NHNN ban hành có hiệu lực từ 25/11/2014, sẽ góp phần thúc đẩy việc giải ngân gói 30,000 tỷ. Thông tư bổ sung cho vay đối với nhà ở thương mại có giá trị hợp đồng không quá 1.05 tỷ đồng, được vay để xây mới, sửa chữa nhà ở, cá nhân xây nhà xã hội cho thuê, thuê mua hoặc bán, nới thời hạn vay lên 15 năm so với quy định trước đây là 10 năm. Ngân hàng cho vay vốn có thể là các NHTM cổ phần.
Bên cạnh Thông tư
32, NHNN cũng đã ban hành Thông tư
36 ban hành
ngày 20/11/2014 quy định về đảm bảo an toàn trong hệ thống ngân hàng. Trong đó đáng chú ý là hệ số rủi ro cho vay đối với BĐS giảm từ 250% xuống 150%, tạo thêm đà phục hồi cho thị trường BĐS khi tín dụng hứa hẹn được giải ngân mạnh hơn cho lĩnh vực này.
Thêm vào đó, theo quyết định phê duyệt định hướng phát triển nhà ở đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, diện tích nhà bình quân đầu người phải đạt mức 20m2 sàn vào năm 2020, chất lượng nhà ở phải đạt tiêu chuẩn quốc gia.
Quyết định này sẽ có tác động khuyến khích rất lớn đối với sự phát triển nhà ở trong căn hộ chung cư cao tầng để tăng nhanh quỹ nhà ở, tiết kiệm đất đai, tạo diện mạo và cuộc sống văn minh đô thị.
Ngoài ra, một số biện pháp nhằm cải tiến thủ tục hành chính, thuế đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển.
Pháp luật trong quản lý nhà đất, quản lý xây dựng, quy hoạch còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó, chính sách tài chính công cũng là một vấn đề quan trọng, đó là: chính sách chi phí, chính sách định giá đất, định giá bất động sản.
Yếu tố văn hóa – xã hội:
Xu hướng hội nhập quốc tế, kinh tế ngày càng phát triển, trình độ dân trí ngày càng cao, quá trình đô thị hóa nhanh chóng làm lối sống người dân ngày càng
thay đổi, nhu cầu nhà ở tăng cao. Trước đây một gia đình chung sống gồm nhiều thế hệ chung sống dần thay đổi. Đa số các cặp vợ chồng trẻ, các cá nhân do nhu cầu học tập, làm việc có xu hướng tách riêng sống độc lập với gia đình. Chính vì vậy đã làm cho nhu cầu nhà ở ngày càng tăng lên.
Dân số: thế giới hiện có khoảng 1,8 tỷ người. Với dân số trên 90 triệu người, Việt Nam là nước đông dân thứ 14 trên thế giới, thứ 8 Châu Á và thứ 3 khu vực Đông Nam Á.
Bảng 2.6. Dân số Việt Nam qua các thời kỳ
Đơn vị: triệu người
1989 | 1999 | 2005 | 2010 | 2014 | |
Dân số | 64,3 | 76,3 | 83,1 | 89 | 90,4 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Tình Hình Kinh Doanh Tại Công Ty Tnhh Địa Ốc Phong Dân
- Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Giai Đoạn 2012 – 2014
- Phân Tích Và Đánh Giá Môi Trường Kinh Doanh Của Công Ty Tnhh Địa Ốc Phong Dân
- Phân Tích Và Đánh Giá Môi Trường Bên Trong Của Công Ty
- Chiến Lược Kinh Doanh Và Giải Pháp Cho Các Chiến Lược
- Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Địa ốc Phong Dân đến năm 2020 - Huỳnh Sĩ Đại - 12
Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng cục thống kê Qua bảng trên, ta thấy dân số ở Việt Nam tăng rất nhanh. Năm 2014 dân số
là 90,4 triệu người, trong đó tỷ lệ dân số trẻ là lực lượng chiếm tỷ trọng cao. Về mức độ gia tăng dân số, trong khi tỷ lệ tăng tự nhiên khoảng 1,07% thì tỷ lệ tăng cơ học lên tới 2,5%.
Những năm gần đây dân số các quận trung tâm thành phố Hồ Chí Minh có xu hướng giảm, trong khi dân số các quận mới lập vùng ven tăng nhanh, do đón nhận dân từ trung tâm chuyển ra và người nhập cư từ các tỉnh đến sinh sống. Theo ước tính năm 2005, trung bình mỗi ngày có khoảng 1 triệu khách vãng lai tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 2010, con số này còn có thể tăng lên tới 2 triệu.
Theo tổng cục thống kê năm 2014 công bố cụ thể dân số ba tỉnh, thành lớn nhất nước. Theo đó, TP.HCM có dân số đông nhất nước, đạt 7,955 triệu người. Hà Nội đứng thứ hai với 7,067 triệu, Thanh Hóa đứng thứ ba với 3,491 triệu.
Tỷ lệ thất nghiệp: tỷ lệ thất nghiệp năm 2013 tăng nhẹ từ 1,81% 1,9% so với cùng kỳ năm 2012, Việt Nam vẫn nằm trong số các quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp thấp trên toàn cầu. Tuy nhiên với tình hình việc làm tại Việt Nam thì đây vẫn là vấn đề nan giải.
Thu nhập: Với tốc độ tăng GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái bình quân đạt 14%/năm, quy mô GDP bình quân đầu người của Việt Nam từ năm 2008 đã vượt qua mốc 1.000 USD. Nếu tính thêm yếu tố giảm
giá của đồng USD, thì từ năm 2010 Việt Nam đã chuyển vị thế từ nhóm nước có thu nhập thấp sang nhóm nước có thu nhập trung bình (thấp).
Nguồn: Tổng cục thống kê Hình 2.5. GDP bình quân đầu người của Việt Nam qua các năm
Mức thu nhập của người Việt Nam được xếp vào loại trung bình (mặc dù
là trung bình thấp) nhưng nhìn chung cuộc sống của đại bộ phận người dân
không phải rơi vào tình trạng đói khổ. Với xu hướng thu nhập được tăng lên nhưng có thể cuộc sống của người dân không được cải thiện mấy do các yếu tố lạm phát,… tác động.
Yếu tố Khoa học công nghệ:
Khoa học công nghệ không ngừng phát triển mở ra nhiều cuộc cách mạng kỹ thuật trong ngành xây dựng: công nghệ cọc khoan nhồi, công nghệ nhà cao
tầng thi công lõi coppa trượt, công nghệ đổ sàn nhanh không cần coppa, công
nghệ bê tong tự dầm… cũng như áp dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý dự án, giúp các nhà thầu đảm bảo nhân công hợp lý, thời gian tối ưu, giảm chi phí thi công … giúp nâng cao chất lượng dự án, giá cả cạnh tranh hợp lý.
Ngaǹ h công nghệ vật liệu cuñ g phat́ triển mạnh mẽvơí cać loai được ra đơì cótính nămg ưu việt hơn.
Yếu tố tự nhiên:
vật liệu mới
Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế, nằm ở trung tâm của khu vực có tốc độ kinh tế cao nhất thế giới hiện nay. Vì vậy nền kinh tế Việt Nam luôn đón nhận một lượng đầu tư lớn (trong đó có đầu tư hạ tầng, xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng khá cao) làm cho các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển hơn.
Nước ta cũng là một nước có khí hậu với 2 mùa rõ ràng, mùa mưa kéo dài cộng thêm lũ lụt thường xuyên, điều này gây cản trở, và thiệt hại không nhỏ cho việc thực thi công tác công trình xây dựng.
Yếu tố hội nhập:
Việt Nam chính thức gia nhập WTO cũng là yếu tố ảnh hưởng lâu dài tới hoạt động kinh doanh của Công ty. Việc thông thoáng hơn trong các chính sách đối với nhà đầu tư nước ngoài khi hội nhập sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường bất động sản Việt Nam và trở thành đối thủ cạnh tranh trước tiếp với các doanh nghiệp trong nước, Công ty TNHH Địa Ốc Phong Dân cũng đang đứng trước một vận hội lớn với sự tăng
trưởng mạnh của nhu cầu nhà ở, văn phòng cho thuê khi hội nhập cũng như
những cơ hội hợp tác với các đối tác nước ngoài thực hiện những dự án lớn,
mang tầm cỡ quốc tế nhằm nâng cao trình độ kinh doanh, trình độ quản lý và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho Công ty. Đứng trước những cơ hội và thách thức hội nhập như vậy, Phong Dân đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về năng lực quản lý, điều hành, chiến lược kinh doanh, từng bước củng cố tiềm lực tài chính để có thể chủ động nắm bắt thời cơ và vận hành phù hợp với tình hình mới.
Tổng lượng khaćh quốc tếđến thành phốtrong 7 thań g đầu năm 2014 ước đạt 2.392.648 lượt, tăng 9,1 % so với cuǹ g kỳvàđạt 54,3% kếhoạch năm 2014 (4.400.000 lượt). Tổng doanh thu du lịch thành phố (lữ hành, khách sạn, nhà hàng) ươć đạt 51.965 tỷ đồng, tăng 8,5% so vơí cuǹ g ky.̀
Ngoại trừ tháng 5/2014 tốc độ tăng khách quốc tế chậm lại, chỉ tăng 1,4% do tác động trực tiếp của tình hình căng thẳng tại biển Đông, các tháng còn lại, đặc biệt là tháng 6 và tháng 7/2014 đều có mức tăng từ 10 đến 10,5% so cùng kỳ là do các thị trường khách khác (khách Châu Âu) tăng trong khi thị trường khách tiếng Hoa sau khi sụt giảm mạnh vào tháng 5 cũng đã dần hồi phục trong tháng 6,7 (đạt khoảng 50% so cùng kỳ). Công suất phòng của các khách sạn lớn dần
tăng trở lại tính thời điểm từ tháng 5 đến tháng 7/2014 như: khách sạn Caravelle từ 46,9% lên 59,8%, khách sạn Sheraton từ 64,3% lên 72,1%, khách sạn Windsor Plaza từ 45,9% lên 61,2%, khách sạn Rex từ 55% lên 58%... Điều này cho thấy sự ứng phó chủ động của ngành du lịch thành phố dưới sự chỉ đạo tập trung của Ủy ban nhân dân thành phố, sự quan tâm hỗ trợ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch và các đơn vị liên quan.
Theo
Ủy ban Nhân dân Thành phố
Hồ Chí Minh, trong tháng Năm này,
khách quốc tế đến thành phố ước đạt 301.000 lượt khách, tăng 3,7% so cùng kỳ
năm ngoái; doanh thu lữ
hành, khách sạn, nhà hàng, trong tháng Năm
ước đạt
7.813 tỷ đồng, tăng 4%. Tính chung 5 tháng, tổng lượt khách quốc tế đến thành phố đạt hơn 1,85 triệu lượt khách, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Nâng tổng doanh thu du lịch trong 5 tháng đầu năm ước đạt 39.671 tỷ đồng, tăng 7%.
Phát huy những kết quả đạt vừa qua, Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cho biết tháng Sáu tới sẽ tập trung thực hiện nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố; trong đó tập trung phát triển du lịch đường thủy, đặc biệt du lịch đường thủy nội đô; tiếp tục thúc đẩy chương trình nghệ thuật phục vụ du khách, chương trình Thành phố Hồ Chí Minh 100 điều thú vị…
Bên cạnh đó, Thành phố tiếp tục thúc đẩy công tác quảng bá xúc tiến du lịch theo hướng chuyên nghiệp, xây dựng hạ tầng cơ sở thông tin du lịch thành phố để tăng cường thông tin cho du khách và doanh nghiệp.
Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng Tư vừa qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 690.440 lượt, tăng 11,7% so với tháng trước và giảm 7,4% so với cùng kỳ năm 2014. Tính chung 4 tháng đầu năm nay ước đạt gần 2,7 triệu lượt khách, giảm 12,2% so với cùng kỳ.
Khách hàng:
Khách hàng là một bộ
phận không thể
tách rời và là một nhân tố
quan
trọng trong môi trường cạnh tranh. Sự trung thành của khách hàng là một lợi thế
lớn của công ty, sự trung thành này được tạo dựng bởi sự thỏa mãn các nhu cầu và đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng.
Xã hội ngày càng phát triển làm cho nhận thức, nhu cầu của con người ở mức cao hơn tức là với mức giá thấp cạnh tranh khách hàng vẫn muốn có được các dịch vụ tốt hơn.
Công ty phục vụ một cách toàn diện vào tất cả các nhóm khách hàng từ cao cấp đến bình dân. Phong Dân tập trung vào nhóm khách hàng mua các căn hộ cao cấp, khách hàng thuê văn phòng, nhà hàng, khách sạn,, mặt bằng bán lẻ…. Ngoài ra công ty còn cho phòng, nhà ở phục vụ sinh viên, người đi làm.
Khách hàng mua các căn hộ cao cấp: Là việt kiều về nước đủ điều kiện mua căn hộ, những cặp vợ chồng trẻ, có thu nhập cao, học tập và làm việc tại các công ty tập đoàn nước ngoài; người có điều kiện tài chính cao ổn định có nhu cầu sống cao… muốn được sống trong trung cư cao cấp, được bảo vệ an toàn, an ninh nghiêm ngặt, trang thiết bị hiện đại. Công ty đã tập trung khai thác nhóm khách hàng này và đã mang lại lợi ích lớn.
Khách hàng thuê văn phòng: các tập đoàn công ty nước ngoài trong và ngoài nước, các công ty lớn của Việt Nam thuê mục đích làm trụ sở chính, chi nhánh hoạt động với môi trường làm việc hiện đại, trang thiết bị đầy đủ tiện nghi sang trọng, an ninh nghiêm ngặt.
Khách hàng thuê nhà hàng khách sạn: tập trung khai thác nhóm khách hàng trong và ngoài nước đến thành phố Hồ Chí Minh công tác xa, du lịch nghỉ dưỡng với nhu cầu khách sạn cao cấp, sang trọng.
Khách hàng thuê mặt bằng bán lẻ: Là các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân thuê với mục đích buôn bán, mở các dịch vụ ăn uống giải trí…
Khách hàng học sinh sinh viên, người đi làm: nhóm này chiếm số đông,
thuê học tập làm việc. Đa số sản phẩm bất động sản phục vụ nhóm khách hàng này.
Nhà cung cấp:
Quỹ đất: Là yếu tố quan trọng trong lĩnh vực bất động sản. Phong Dân tiềm kiếm quỹ đất từ nhiều nguồn khác nhau: mua từ Ủy ban nhân dân Thành phố, mua từ các doanh nghiệp có đất nhưng thiếu vốn đầu tư, kinh nghiệm xây dự án, mua từ các hộ gia đình cá nhân có nhu cầu bán… Hiện nay công ty đang mở rộng quỹ đất xuống Quận 12, Bình Chánh, Bình Tân nhằm mở rộng phạm vi hoạt động, phục vụ mọi tầng lớp.
Ngân hàng: Đặc trưng của ngành bất động sản là cần tỷ lệ vốn vay rất
lớn để
tiến hành dự
án, sau khi có nguồn thu sẽ
hoàn trả
lại các khoản vay.
Phong Dân với mô hình TNHH, chủ yếu dựa vào lãi vay ngân hàng để tiến hành dự án giúp công ty hoàn toàn chủ động trong công tác quản lý công ty. Công ty đã xây dựng được các môi quan hệ hợp tác chiến lược lâu dài với các ngân hàng lớn như: Sacombank, Vietinbank, Vietcombank, Agribank, ACB…
Ngoài ra, công ty còn vay, mược tiền “nóng” từ các cá nhân tổ chức với lãi suất cao nhằm phục vụ dự án lúc tài chính ngân hàng chưa đến kịp thời hạn.
Về vật liệu xây dựng: vật liệu chủ yếu của nghành xây dựng là thép, xi măng, gạch, cáp điện,…Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vật liệu khác nhau, tuy nhiên các sản phẩm đáp ứng chất lượng của chủ đầu tư không nhiều (thép Pomina, Vina kyoei; ximăng Hà Tiên, Holcim, Cotec; cáp điện Cadivi…). Do các nhà cung cấp đạt yêu cầu hạn chế, các doanh nghiệp xây dựng phải cạnh tranh nhau, đặt hàng, mua hàng dẫn tới các tiêu cực trong kinh doanh của nhà cung cấp. Công ty Phong Dân liên kết tạo mối quan hệ thân với các doanh nghiệp bán vật liệu xây dựng: Quốc Tế Hùng Anh, Phúc Sơn, Thương Mại Ha Lô…giúp hạn chế được nhiều cạnh tranh từ áp lực nhà cung cấp.
Đối thủ tiềm ẩn: