Ba hàng Móng cột này nằm trong phạm vi hố khai quật G1. Ba hàng móng cột tiếp theo nằm trong phạm vi hố khai quật G2 gồm:
Hàng móng cột 4: MT001, MT187, MT179, MT002. Hàng móng cột 5: MT005, MT132, MT177, MT178. Hàng móng cột 6: MT137, MT138, MT176, MT175.
Bảng kê phân gian kiến trúc 12.VH.LY.KT02 theo chiều Đông – Tây (Bắc - Nam)
Phân gian | Kí hiệu móng cột | Khoảng cách | |
1 | Gian thứ 1 | MT013 - MT011 | 2,6 |
MT018 - MT019 | 2,6 | ||
MT021 - MT022 | 2,6 | ||
MT014 - MT020 | 2,6 | ||
2 | Gian thứ 2 | MT011 - MT008 | 4 |
MT019 - MT010 | 4 | ||
MT022 - MT032 | 4 | ||
MT020 - MT031 | 4 | ||
3 | Gian thứ 3 | MT008 - MT001 | 7,6 |
MT010 - MT187 | 7,6 | ||
MT032 - MT179 | 7,6 | ||
MT031 - MT002 (219?) | 7,6 | ||
4 | Gian thứ 4 | MT001 - MT005 | 4 |
MT187 - MT132 | 4 | ||
MT179 - MT177 | 4 | ||
MT002 (219?) - MT178 | 4 | ||
5 | Gian thứ 5 | MT005 - MT137 | 2,6 |
MT132 - MT138 | 2,6 | ||
MT177 - MT176 | 2,6 | ||
MT178 - MT175 | 2,6 |
Có thể bạn quan tâm!
- Sơ Lược Về Lịch Sử Khảo Cổ Học Hoàng Thành Thăng Long Và Cuộc Khai Quật Khảo Cổ Học Địa Điểm Vườn Hồng.
- Nhận Diện Các Di Tích Kiến Trúc Tại Địa Điểm
- Di Tích Kiến Trúc Thời Đinh – Tiền Lê
- Mặt Bằng Kiến Trúc Hình Chữ Nhật
- Mặt Bằng Kiến Trúc Hình Chữ Nhật
- Di tích kiến trúc tại địa điểm Vườn Hồng, 36 Điện Biên Phủ, Hà Nội - 9
Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.
Qua nghiên cứu cho rằng: Khoảng cách từ hàng móng cột thứ ba đến hàng móng cột thứ tư chính là lòng kiến trúc, chiều trộng tính từ tâm hai hàng móng cột là 7,6m. Khoảng cách giữa hàng móng cột thứ hai với hàng móng cột thứ ba và giữa hàng móng cột thứ tư với hàng móng cột thứ năm là 2 gian hồi của kiến trúc, chiều rộng 4m. Tiếp theo là khoảng cách giữa hàng móng cột thứ nhất với hàng móng cột thứ hai và hàng móng cột thứ năm với hàng móng cột thứ sáu là 2 chái của kiến trúc, chiều rộng 2,6m.
Theo trục dọc Bắc - Nam thì 24 móng cột này phân bố thành 4 hàng, các hàng móng cột cũng nằm thẳng hàng và song song nhau. Lần lượt theo thứ tự từ Đông sang Tây mỗi vì có 4 móng cột tạo thành 3 khoảng cách gồm có:
Hàng móng cột 1 - nằm ngoài cùng phía Đông gồm các móng cột: MT13,
MT011, MT008, MT001, MT005, MT137.
Hàng móng cột 2: MT018, MT019, MT010, MT187, MT132, MT138. Hàng móng cột 3: MT021, MT022, MT032, MT179, MT177, MT176. Hàng móng cột 4: MT014, MT020, MT031, MT002, MT178, MT175.
Khoảng cách các hàng cột theo chiều Bắc - Nam (theo thứ tự từ Đông sang Tây)
Các khoảng cách | Kí hiệu móng cột | Khoảng cách (m) | |
1 | Khoảng cách 1 | MT013 - MT018 | 2,7 |
MT011 - MT019 | 2,7 | ||
MT008 - MT010 | 2,7 | ||
MT001 - MT187 | 2,7 | ||
MT005 -MT132 | 2,7 | ||
MT137 - MT138 | 2,7 | ||
2 | Khoảng cách 2 | MT018 - MT021 | 4,2 |
MT019 - MT022 | 4,2 | ||
MT010 - MT032 | 4,2 | ||
MT187 - MT179 | 4,2 | ||
MT132 - MT177 | 4,2 | ||
MT138 - MT176 | 4,2 | ||
3 | Khoảng cách 3 | MT021 - MT014 | 6,7 |
MT022 - MT020 | 6,7 | ||
MT032 - MT031 | 6,7 | ||
MT179 - MT002 (219?) | 6,7 | ||
MT177 - MT178 | 6,7 | ||
MT176 - MT175 | 6,7 |
Theo chúng tôi, hàng móng cột thứ ba và hàng móng cột thứ tư chính là móng của hai hàng cột cái, khoảng cách giữa hai hàng móng cột này là 6,7m cũng chính là chiều rộng lòng kiến trúc theo chiều Đông - Tây. Hàng móng cột thứ hai chính là móng của hàng cột quân, khoảng cách từ hàng móng cột thứ hai tới hàng móng cột thứ ba là 4,2m, cũng chính là độ rộng khoảng hiên của kiến trúc. Ngoài cùng là hàng móng cột cột hiên, khoảng cách từ hàng móng cột thứ nhất tới hàng móng cột thứ hai là 2,7m là độ rộng kẻ.
Như vậy, căn cứ vào mặt bằng xuất lộ các móng cột hiện tại có thể khẳng định rằng phía Tây của hàng móng cột thứ tư sẽ có 02 hàng móng cột nữa nằm đối xứng với hàng móng cột thứ nhất và hàng móng cột thứ hai qua trục trung tâm giữa hàng móng cột thứ ba và hàng móng cột thứ tư. Tuy nhiên, do hạn chế về diện tích khai quật nên
chúng tôi không thể kiểm tra các móng cột này. Phần chưa xuất lộ này chính là hiên sau và bẩy của kiến trúc.
Về đặc điểm kết cấu và thành phần cấu tạo nên các móng cột nhìn chung đều giống nhau gồm: Đất sét dẻo, gạch, ngói vỡ và sỏi trộn lẫn đầm chặt theo từng lớp. Thường thì cứ một lớp sỏi hoặc gạch ngói vỡ sẽ đến một lớp đất sét dẻo màu vàng hoặc nâu hồng. Phần đáy móng cột có gia cố thêm gạch lát thành mặt phẳng, phía dưới của lớp gạch vẫn có một số lớp sỏi hoặc gạch, ngói vỡ đầm chặt. Lớp gạch này có tác dụng gia cố và ổn định mặt bằng cho toàn bộ các lớp đầm ở bên trên. (Xem Ba 22-23, 31-48; Bv05)
Tiêu biểu di tích kiến trúc 12.VH.KT002 là móng cột mang ký hiệu: MT.013
Kỹ thuật xây dựng móng cột 12.VH.KT002.MT013
VLXD | Dày (cm) | Kỹ thuật nhồi móng | |
L1 | Sỏi | 3 | Sỏi được đầm chặt |
L2 | Đất sét | 4 | Đất sét được chặt |
L3 | Sỏi | 3 | Sỏi được chặt |
L4 | Đất sét | 3,5 | Đất sét được đầm chặt |
L5 | Sỏi | 4 | Sỏi được đầm chặt |
L6 | Đất sét | 3 | Đất sét được đầm chặt |
L7 | Sỏi | 3 | Sỏi được chặt |
L8 | Đất sét | 4 | Đất sét được đầm chặt |
L9 | Sỏi | 2,5 | Sỏi được đầm nện chặt |
L10 | Đất sét | 3 | Đất sét được đầm nện chặt |
L11 | Sỏi | 3 | Sỏi được đầm nện chặt |
L12 | Đất sét | 3 | Đất sét được đầm chặt |
L13 | Sỏi | 3 | Sỏi được đầm chặt |
L14 | Đất sét | 4,5 | Đất sét được đầm chặt |
L15 | Sỏi | 3 | Sỏi được đầm chặt |
L16 | Đất sét | 3 | Đất sét được đầm chặt |
L17 | Sỏi | 3 | Sỏi được đầm chặt |
L18 | Đất sét | 3 | Đất sét được đầm chặt |
L19 | Sỏi | 2,5 | Sỏi được đầm chặt |
L20 | Đất sét | 3 | Đất sét được chặt |
L21 | Sỏi | 3 | Sỏi được đầm chặt |
L22 | Đất sét | 3,5 | Đất sét được đầm chặt |
L23 | Sỏi | 3 | Sỏi được đầm chặt |
L24 | Đất sét | 2,5 | Đất sét được đầm chặt |
L25 | Sỏi | 3 | Sỏi được đầm chặt |
VLXD | Dày (cm) | Kỹ thuật nhồi móng | |
L26 | Đất sét | 3 | Đất sét được đầm chặt |
L27 | Sỏi | 3,5 | Sỏi được đầm chặt |
L28 | Đất sét | 3 | Đất sét được đầm chặt |
L29 | Sỏi | 2,5 | Sỏi được đầm chặt |
L30 | Đất sét | 3 | Đất sét được đầm chặt |
L31 | Cát | 0,5 - 1,5 | Lớp cát đen lót phía trên gạch lót đáy |
L32 | Gạch lót đáy | 6 | Gạch lót đáy móng cột (5 viên) |
L33 | Cát | 0,5 - 1 | Lớp cát đen lót mỏng dưới lớp gạch |
L34 | Đất sét | 3 | Đất sét được đầm chặt |
L35 | Cát | 0,5 | Lớp cát đen lót đáy móng |
L36 | Gạch | 5 - 6 | Lớp gạch lót đáy móng cột |
L37 | Cát | 0,3 | Lớp cát đen |
L38 | Đất sét + sỏi | Đất sét trộn lẫn sỏi đầm chặt |
Lớp đầm
- Di tích kiến trúc 12VH.LY.KT.003
Mặt bằng kiến trúc 12VH.LY.KT.03 xuất hiện với 05 móng cột tại hố khai quật G03, trong lớp đào 04. Theo chiều Đông - Tây các móng cột phân bố thành 02 hàng chạy song song nhau.
- Hàng móng cột phía Bắc gồm: 02 móng cột MT280 và MT055
- Hàng móng cột phía Nam gồm: 03 móng cột MT054, MT053, MT052.
Khoảng cách giữa tâm móng cột MT280 và MT055 khoảng 9,5m, khoảng cách từ MT054 đến MT053 là 5,5m, khoảng cách từ MT053 đến MT052 khoảng 5m. Khoảng cách tâm của hai hàng móng cột lấy theo tâm của hai móng cột MT053 và MT055 là 7m.
Tất cả các móng cột này đều bị đào phá và san bạt mạnh chỉ còn lại một phần đáy dạng hình lòng chảo. Các dấu tích móng cột còn lại xuất lộ trên nền đất sét đắp nền kiến trúc thời Lý ở nửa phía Bắc hố khai quật. Phạm vi phân bố của các di tích móng cột này hiện còn lại trong khoảng toạ độ X - 91 đến - 101; Y - 262 đến - 275.
Hiện trạng xuất lộ cho thấy các di tích móng cột có dạng hình gần vuông và hình chữ nhật, được đầm bởi các mảnh vật liệu vỡ nhỏ, chủ yếu là mảnh ngói cong và ngói phẳng, màu đỏ tươi và đỏ nhạt thời Lý và mảnh gạch, ngói xám thời Đại La, các mảnh vật liệu ken dày đặc trên bề mặt móng cột. Đất đầm móng cột là lớp đất nâu xám, có kết cấu chặt, lẫn nhiều đất sét nâu đỏ. Ngoài các mảnh vật liệu là gạch, ngói còn có
một số mảnh sành, sứ, bao nung gốm niên đại thời Lý. Kích thước trung bình còn lại của các di tích móng cột từ 2m đến 3,0m. (Xem Ba 49-50)
Tiêu biểu là di tích móng cột 12VH.KT003.MT.053
Hiện trạng di tích: Di tích khi xuất lộ đã bị phá huỷ và san bạt nhiều, chỉ còn lại phần đáy. Bề mặt xuất lộ của di tích không bằng phẳng, do lớp gạch, ngói trên bề mặt không còn nguyên vẹn và được đầm lộn xộn, các cạnh của móng cột được nhận biết và phân biệt bởi lớp đất bên trong và bên ngoài. Bên ngoài móng cột, xung quanh là nền đất đắp bằng đất sét thuần, có màu nâu vàng nhạt, kết cấu chặt. Đất xung quanh rìa cạnh bên trong của móng cột có màu nâu xám, lẫn cát, phân biệt rất rò so với lớp đất sét đắp nền bên ngoài.
Đáy móng cột khá bằng phẳng, có dạng hình lòng chảo, từ bề mặt xuất lộ xuống đáy hố móng dày 20cm. Đất trong hố móng có màu nâu xám, tơi, bở, lẫn mảnh gạch, ngói vụn đầm dày đặc. Bên dưới móng cột là lớp đất sét màu nâu vàng, lẫn sét trắng và nâu đỏ, thuần. Đây chính là lớp đất sét đắp nền kiến trúc thời Lý, phủ trực tiếp lên lớp văn hoá thời Đại La.
Kích thước: Chiều Đông - Tây: 2m, chiều Bắc – Nam: 2m.
Di vật bên trong di tích bao gồm: Gạch, ngói, đồ sành và sỏi.
Gạch: Gồm cả gạch thời Đại La và thời Lý. Gạch thời Đại La là mảnh gạch xám dày từ 3,5cm - 5,5cm, không hoa văn, xương gốm pha lẫn nhiều tạp chất. Gạch thời Lý, gồm các mảnh gạch hình chữ nhật đỏ, không hoa văn, màu đỏ tươi và đỏ nhạt loang vàng, pha ít tạp chất, một số viên bề mặt vẫn còn lưu lại vết cắt gọt. Bên cạnh vật liệu thời Đại La, Lý chúng tôi còn xuất lộ một mảnh gạch trang trí hình vuông ô trám lồng ở rìa cạch chữ Hán, màu nâu đỏ, dày 5,5cm.
Ngói: Là loại vật liệu dùng để đầm móng cột có số lượng nhiều nhất, gồm mảnh ngói phẳng và ngói cong các mảnh ngói thời Lý và thời Đai La. Ngói thời Đại La gồm mảnh ngói màu nâu xám, mặt lưng ngói nhẵn mịn, mặt bụng có dấu vải, dày 1,5cm - 1,8cm. Ngói thời Lý màu đỏ tươi loang vàng, dày từ 1,1cm - 1,7cm, ngói cong dày từ 2cm - 2,4cm.
Đồ sành: Có 01 mảnh vỏ sành, màu nâu đỏ, gắn quai và một số mảnh lon sành có thể có niên đại thế kỷ 8 - 9, xương gốm lẫn nhiều cát.
2.3.4. Mặt bằng kiến trúc hình tròn (Kiến trúc tâm linh đầu thời Lý
12.VH.LY.KT 004)
Đây là một tổ hợp gồm 3 kiến trúc nằm thẳng hàng nhau theo chiều Đông - Tây với diện tích khoảng 400m2, tâm các kiến trúc cách đều nhau một khoảng 9,59m, có cùng kết cấu.
+ Kiến trúc trung tâm: bình đồ hình vuông, diện tích khoảng 9,0m2 (kích thước 3,0m x 3,0m) được tạo thành bởi các cọc gỗ tự nhiên đóng sâu xuống dưới nền đất, ken dày liên tiếp và được liên kết với nhau bằng dây mây, kích thước cọc gỗ trung bình: dài 4,1m, đường kính 14cm.
Bên trong, hàng rào gỗ hình vuông là một khung gỗ có kích thước 2,4m x 2,4m, được cấu thành bởi 4 phiến gỗ. Các phiến gỗ có kích thước trung bình: dài 185cm x rộng 30cm x dày 26cm, được xếp so le và liên kết với nhau bằng khớp mộng. Chính giữa khung có một khối đá lớn, được khoét lòm ở chính giữa thành hình tròn đường kính 66cm, thót dần đều xuống đáy, phần lòm sâu 33cm. Thành bên trong của hai phiến gỗ phía Nam và phía Bắc hơi bị lòm hình vòng cung [13].
Cách bề mặt khung gỗ khoảng từ 1,1m và 1,58m xuất hiện 2 lớp gỗ khác, hẳn là được dùng để kê đỡ cho khối đá phía trên. Các thanh gỗ này có kích thước trung bình: dài 185cm, rộng 30cm, dày 26cm.
Phía Nam của cấu trúc này có đường dẫn đi xuống khối trụ đá, thấp thoải dần theo chiều từ phía Nam xuống đến trung tâm, dài 5,62m. Hai mặt của đường dẫn đều được đóng cọc gỗ, tuy nhiên chỉ phía Tây của đường dẫn còn dấu tích của 15 cọc gỗ tròn đóng ngay ngắn.
Phía ngoài kiến trúc trung tâm có 2 vòng tròn đồng tâm bao quanh, ở đó còn dấu tích các lỗ chân cột, có thể ban đầu có các cột gỗ đặt ở các vị trí lỗ cột đó nhưng hiện đã bị mất. Vòng tròn trong có đường kính 8,47m, cách tâm khối đá của kiến trúc trung tâm khoảng 4,5m, đã xuất lộ toàn bộ 16 lỗ cột, có kích thước trung bình: dài 90cm, rộng 60cm, sâu 63cm. Các lỗ cột nằm cách nhau từ 0,70m đến 0,90m. Vòng tròn ngoài đường kính 13,22m, cách tâm khối đá của kiến trúc trung tâm khoảng 6,6m, đã xuất lộ 11 lỗ cột, kích thước trung bình: dài 110cm, rộng 62cm, sâu 75cm, các lỗ cột còn lại nằm trong vách bắc của hố khai quật. Các lỗ cột cách nhau trung bình từ 1,50m đến 1,75m. (Xem Ba 51-55; Bv 06-07).
+ Mặt bằng 2 kiến trúc phụ: Cách tâm kiến trúc trung tâm về phía Đông và phía Tây một khoảng đều nhau 9,59m là hai kiến trúc phụ nằm đối xứng về hai bên có kết cấu tương tự như kiến trúc chính nhưng quy mô nhỏ hơn và được làm hoàn toàn bằng gỗ. Kiến trúc phía Đông đã xuất lộ toàn bộ, kiến trúc phía Tây bị phá hủy mạnh, mới chỉ xuất lộ phần khối gỗ lòm và hai thanh gỗ hai bên, một phần của di tích còn nằm trong vách hố khai quật. Phạm vi đã xuất lộ cho thấy, quy mô, kết cấu tương tự như kiến trúc phía Đông.
Cấu trúc của hai kiến trúc phụ phía Đông và phía Tây hoàn toàn giống nhau: chiều Bắc - Nam: 1,55m, chiều Đông - Tây: 1,0m, xung quanh có các cọc gỗ nhỏ đóng tạo thành hình gần tròn (kiến trúc phía Đông còn 18 cọc gỗ, kiến trúc phía Tây còn 8 cọc gỗ), chính giữa có 4 thanh gỗ nằm theo chiều Đông - Tây - Nam - Bắc, liên kết với nhau bằng các mộng ghép; chính tâm là khối gỗ lòm có đường kính 33cm, các thanh gỗ bị vát lòm hình tròn theo chiều lòm của khối gỗ chính tâm [13].(Xem Ba 51; Bv 06-07).
Trong lòng kiến trúc trung tâm đã tìm được ít nhất 4 lá đề bằng gỗ chạm khắc rồng, không còn nguyên vẹn, được sơn son, có đặc trưng thời Lý. Có một lá đề cân bị vỡ thành hai mảnh có thể ghép lại được khá đầy đủ, kích thước 9,0cm x 9,0cm x 1,0cm, chạm khắc trang trí hai con rồng thời Lý.
Căn cứ địa tầng xuất lộ và các di vật tìm được, di tích kiến trúc mặt bằng hình tròn (tâm linh) 12.VH.LY.KT004 được xác định có niên đại thuộc thời Lý.
2.4. Di tích kiến trúc thời Trần
2.4.1. Dấu tích móng nền kiến trúc
Dấu tích móng nền kiến trúc thời Trần được nhận diện rò nét nhất trong phạm vi hố G03 với lớp nền đầm kết cấu bằng các lớp đất sét màu nâu sẫm hoặc màu vàng xen kẽ lớp cát mỏng đầm chặt, có lẫn một số mảnh gạch, ngói màu đỏ tươi.
2.4.2. Dấu tích mặt nền kiến trúc
Mặt nền bên trong kiến trúc đều đã phá hủy hiện không còn nhận diện được dấu tích của một khoảng nền nào trong kiến trúc 12.VH.TR.KT001. Trong mặt bằng di tích kiến trúc 12.VH.TR.KT001 toàn bộ các công trình phụ trợ kiến trúc cũng như mặt nền đều bị phá hủy không còn dấu tích.
2.4.3. Mặt bằng kiến trúc hình chữ nhật
Hiện trạng xuất lộ di tích: di tích được nhận diện thông qua hệ thống móng cột trong hố khai quật G03 với 16 móng cột, tạo thành hai hàng chạy dài theo chiều Bắc - Nam, rộng theo chiều Đông - Tây
Phạm vi di tích: các móng cột phân bố trong khoảng phạm vi diện tích 297m2 (Chiều Bắc - Nam: 33m, chiều Đông - Tây: 9m), trong khoảng ô lưới tọa độ từ X: - 93 đến X: - 126 và từ Y: - 277,5 đến Y: - 278,5
Quy mô kiến trúc thể hiện qua số lượng gian trên mặt bằng kiến trúc đã được xác định, theo đó kiến trúc hiện còn.
*Bảng kê khoảng cách giữa các móng cột theo chiều Bắc Nam (từ Bắc Xuống Nam)
Phân gian | Kí hiệu móng cột | Khoảng cách (M) | |
1 | Gian thứ 1 | MT276 - MT462 | 2,9 |
MT554 - MT553 | 2,9 | ||
2 | Gian thứ 2 | MT462 - MT399 | 4,1 |
MT553 - MT294 | 4,4 | ||
3 | Gian thứ 3 | MT399 - MT492 | 4,2 |
MT294 - MT056B | 3,9 | ||
4 | Gian thứ 4 | MT492 - MT289 | 3,9 |
MT056B - MT056B | 3,9 | ||
5 | Gian thứ 5 | MT289 - MT290 | 3,9 |
MT056A - MT293 | 3,9 | ||
6 | Gian thứ 6 | MT290 - MT291 | 3,7 |
MT293 - MT292 | 3,7 | ||
7 | Gian thứ 7 | MT291 - MT005A | 10,1 |
MT292 - MT005B | 10,1 |
Mặt bằng chi tiết kiến trúc: 16 móng cột đã xuất lộ phân bố đăng đối xếp thành 2 hàng. Theo chiều Đông - Tây có 8 hàng tạo thành 7 khoảng cách: gian chái phía bắc rộng 2,9m, khoảng cách các gian còn lại rộng trung bình từ 3,7m đến 4,4m. Lòng kiến trúc rộng 8,5m. Các móng cột hình vuông, kích thước trung bình 0,8m, được gia cố bằng gạch chữ nhật và đá lót ở đáy hố móng. (Xem Ba 56-60; Bv 08-09)
Các móng cột chia thành 02 hàng thẳng chạy song song theo hướng Bắc - Nam, mỗi hàng có 8 móng cột. Đây là một phần của kiến trúc có 7 gian và 2 chái. Khoảng cách trung bình các gian được tính bằng khoảng cách giữa hai tâm móng cột khoảng 4m. Độ rộng hai chái khoảng 3m.