nhạy đã có những chính sách rất hợp lý phù hợp với sự thay đổi của thị trường.
2.2. Phân tích và đánh giá môi trường kinh doanh của công ty TNHH Địa Ốc Phong Dân
2.2.1. Phân tích và đánh giá môi trường bên ngoài của công ty
2.2.1.1. Phân tích môi trường bên ngoài của công ty
Yếu tố kinh tế:
Tổng thu nhập quốc nội( GDP)
Bảng 2.5. GDP Thành Phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 2014
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | |
GDP | 3.653 | 4.000 | 4.513 | 5.131 |
Có thể bạn quan tâm!
- Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Địa ốc Phong Dân đến năm 2020 - Huỳnh Sĩ Đại - 5
- Thực Trạng Tình Hình Kinh Doanh Tại Công Ty Tnhh Địa Ốc Phong Dân
- Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Giai Đoạn 2012 – 2014
- Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Địa ốc Phong Dân đến năm 2020 - Huỳnh Sĩ Đại - 9
- Phân Tích Và Đánh Giá Môi Trường Bên Trong Của Công Ty
- Chiến Lược Kinh Doanh Và Giải Pháp Cho Các Chiến Lược
Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.
Đơn vị: USD
Nguồn: Tổng cục thống kê
Tuy chỉ chiếm 0,6% về diện tích tự nhiên và 8,8% dân số cả nước nhưng kinh tế thành phố luôn duy trì tăng trưởng ở mức cao trong nhiều năm liên tục. Nếu trước thời kỳ đổi mới, trong 10 năm (1976 1985), tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Thành phố chỉ tăng bình quân 2,7%/năm, thì trong giai đoạn 19912010, thành phố là một trong rất ít địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hai con số trong suốt 20 năm. Từ năm 2011 đến nay, Thành phố cũng đạt mức tăng trưởng kinh tế xấp xỉ 10%/năm, gấp 1,6 lần mức bình quân chung của cả nước. GDP bình quân đầu người liên tục tăng nhanh, từ khoảng 700 USD giai đoạn 19951996, đến năm 2014 đã đạt mức 5.131 USD (107 triệu đồng) , đóng góp 21,7% GDP cả nước, 30,3% tổng thu ngân sách nhà nước. Mức sống của người dân ngày càng được nâng cao. Với mức thu nhập bình quân trên, thu nhập người dân TP HCM bằng 2,5 lần so với bình quân đầu người cả nước. Mức thu nhập
này cao hơn so với bình quân thu nhập/người của cả nước năm 2013 1.960
USD/người (40 triệu đồng). Đây là mức tăng trưởng cao hai con số (đạt 12,89%) chỉ sau 1 năm, năm 2013, thu nhập bình quân người dân TP HCM chỉ đạt 4.513 USD/người/năm.
Cơ cấu kinh tế
Hiện cơ cấu kinh tế TP HCM
có sự dịch chuyển mạnh mẽ sang dịch vụ
và công nghiệp. Theo tổng cục thống kê, năm 2014 dịch vụ chiếm 59,6% tỷ
trọng, công nghiệp và xây dựng 39,4% còn nông lâm ngư nghiệp chỉ chiếm 1% .
Sự dịch chuyển mạnh mẽ và đi đầu này phần nào giải thích nguyên nhân thu
nhập bình quân/người của người dân TP HCM đạt mức cao nhất cả nước và theo kịp 1 số nước trong khu vực.
Lạm phát
Luôn song hành cùng với tăng trưởng trong các cuộc tranh luận về kinh tế vĩ mô chính là lạm phát. Tỷ lệ lạm phát của các tháng năm 2014 so với cùng kỳ đạt cao nhất vào tháng 1 cũng chỉ là 5,45%. Kể từ tháng 6, tỷ lệ tăng của CPI ngày càng giảm.
Hình 2.3. Tỷ lệ tăng CPI so với cùng kỳ năm 2013
CPI tháng 12 chỉ tăng 1,84% so với cùng kỳ năm 2013, kéo tỷ lệ lạm phát bình quân tháng chỉ còn 4,09%/năm, thấp hơn mức trung bình của năm 2013 là 2,5 điểm phần trăm.
Lãi suất
Lãi suất huy động và cho vay của hệ thống ngân hàng đã giảm khá sâu trong năm 2014. Ngân hàng Nhà nước cũng đã phát hành một lượng tín phiếu lớn nhằm hút bớt lượng tiền đã đưa vào lưu thông để mua ngoại tệ, đảm bảo điều tiết tiền tệ theo mục tiêu lạm phát.
Với chỉ số CPI năm 2014 chỉ ở mức 1,84% thấp nhất trong 11 năm qua đã giúp cho mặt bằng lãi suất huy động và cho vay tiếp tục điều chỉnh giảm đối với hầu hết các kỳ hạn. Hiện tại, lãi suất huy động bằng VND có kỳ hạn dưới 1 tháng; 55,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng và có kỳ hạn dưới 6 tháng; 5,7 6,8%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6,87,5%/năm. Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 7 9%/năm đối với ngắn hạn; 9,511%/năm đối với trung và dài hạn. Điều này đã tạo thuận lợi cho những người có nhu cầu thực về nhà ở, mạnh dạn vay vốn ngân hàng để mua căn hộ nhà ở.
FDI
Nguồn: Tổng cục thống kê Hình 2.4. Tỷ lệ tăng FDI so với cùng kỳ năm 2013
Trong giai đoạn trước, sự cạnh tranh để tìm kiếm nguồn vốn trong khu vực tương đối hạn chế, cho đến đầu những năm 2000, Việt Nam trở thành tâm điểm của đầu tư nước ngoài, và đạt đỉnh điểm vào năm 2008, với lượng vốn đầu
tư nước ngoài đăng ký lên tới gần 70 tỷ USD. Từ đó tới nay, chất lượng nguồn vốn FDI đang có chiều hướng được cải thiện đáng kể, với sự gia tăng về tỷ lệ hấp thụ của nguồn vốn này.
Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, theo các báo cáo nhận được, tính đến ngày 20/5/2015 cả nước có 592 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư
với tổng vốn đăng ký là 2,95 tỷ
USD, bằng 80,6% so với cùng kỳ
năm 2014.
Đồng thời, có 210 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 1,34 tỷ USD, bằng 72,9% so với cùng kỳ năm 2014. Như vậy, tính chung trong 5 tháng đầu năm 2015, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 4,29 tỷ USD, bằng 78% so với cùng kỳ năm 2014. Về vốn thực hiện, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 4,95 tỷ USD, tăng 7,6% với cùng kỳ năm 2014.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 14 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 269 dự án đầu tư đăng ký mới và 142 lượt dự án tăng vốn, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 3,15 tỷ USD, chiếm 73,4% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 10 dự án đăng ký mới và 7 lượt dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 461,5 triệu USD, chiếm 10,7% tổng vốn đầu tư.
Trong 5 tháng đầu năm 2015 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 40 tỉnh thành phố, trong đó TP. Hồ Chí Minh là địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 983,5 triệu USD, chiếm 22,9% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Kiều hối
Thực trạng hiện nay cho thấy, Việt Nam là một trong 10 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất thế giới, đó cũng là yếu tố đóng góp chủ yếu vào GDP. Đầu
tư bất động sản trực tiếp cũng có lợi khi nhận được khoảng 17% đến 20% tổng lượng kiều hối.
Bởi khi có nhiều người Việt sinh sống ở hải ngoại quay trở về thì việc tiếp cận với kiều hối sẽ dễ dàng hơn. Gần đây, Chính phủ đã nhận ra lợi ích này thông qua việc sửa đổi Luật Nhà ở, với việc cho phép việt kiều được hoàn toàn sở hữu bất động sản trong nước.
Kiều hối trong năm 2015 đến nay vẫn tiếp tục tăng mạnh so với năm ngoái. Cụ thể, từ đầu năm đến nay kiều hối thu về tại TP.HCM là 1,7 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ. Dự kiến kiều hối đến hết năm sẽ đạt khoảng 5,35,5 tỷ USD. Trong thời gian qua giá USD tại các ngân hàng thương mại có tăng, giảm
theo diễn biến cungcầu trong ngày. Về trường vẫn ổn định.
cungcầu chung của ngoại tệ trên thị
Theo báo cáo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 2020 đã nêu rõ: phấn đấu đến năm 2020, GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng
3.000 USD. Muốn đạt mức này, GDP năm 2020 theo giá so sánh (1994) phải bằng
khoảng 2,2 lần so với năm 2010 và tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong
nước (GDP) bình quân 7% 8%/năm (2011 2020). Nếu muốn duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức khoảng 7,5% như thời gian vừa qua, nền kinh tế đã phải duy trì mức đầu tư cao tới trên 35% GDP, cá biệt có năm lên tới trên 40% GDP. Trong khi đó, do khả năng tích lũy, tiết kiệm để đầu tư từ trong nước có hạn, chúng ta đã phải dựa một phần vào FDI, một phần vào vốn vay (cả trong nước và quốc tế). Tình hình đó nếu cứ tiếp tục kéo dài, có thể sẽ ảnh hưởng không tốt đến khả năng bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô.
Yếu tố chính trị pháp luật:
Hệ thống chính trị ổn định tại Việt Nam trong các năm qua là nhân tố đảm bảo phát triển kinh tế. Đặc biệt là nước ta tạo được nhiều uy tín khi gia nhập WTO đã tạo nên sự yên tâm lớn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Luật Đất đai 2013 tạo điều kiện cho việc rà soát lại các dự án đầu tư nhà ở để giải quyết những bất cập giữa cung và cầu trong thời gian vừa qua, thuận lợi hơn trong việc phân loại, giải quyết cho kho bất động sản tồn đọng. Ngoài ra, Luật mới cũng khuyến khích đầu tư FDI vào thị trường bất động sản, một mặt giải quyết một phần kho bất động sản tồn đọng, mặt khác phát triển thị trường bất động sản đáp ứng đúng nhu cầu của cầu, khắc phục tình trạng cầu “ảo”.
Ngày 25/11/2014, Quốc hội đã thông qua Luật Nhà ở sửa đổi tại Kỳ họp thứ 8 Khóa XIII và có hiệu lực thi hành vào ngày 1/7/2015. Trong đó có nhiều nội dung thay đổi mang tính đột phá đã được thông qua.
Đánh giá về những tác động tích cực tới thị trường bất động sản trong năm 2015 từ Luật Nhà ở 2014, có thể thấy trong tương lai ngắn hạn, những tác động trực tiếp từ Luật Nhà ở 2014 vào thị trường bất động sản năm 2015 bao gồm: Tăng niềm tin vào thị trường bất động sản, tạo điều kiện thu hút đầu tư từ tiền tiết kiệm của dân và từ vốn FDI; Tăng cung tại phân khúc nhà ở giá rẻ dưới dạng nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá rẻ, giải quyết tốt nhà ở cho người lao động; Có cơ hội tăng cung cho phân khúc nhà ở cho thuê, nhà chung cư ở nhiều dạng khác nhau; Phân khúc nhà ở giá trung bình và giá cao từng bước tăng hơn dưới dạng giao dịch nhà ở hình thành trong tương lai (gọi vốn tham gia từ người có nhu cầu mua nhà) và hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp FDI.
Trong tương lai xa hơn, Luật Nhà ở 2014 sẽ giúp tăng cầu nhà ở cho khu vực giá trung bình và giá cao từ nguồn người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Thị trường bất động sản sẽ phát triển đa dạng, cân đối hơn và tạo hiệu quả cao hơn cho cả người tiêu dùng và nhà đầu tư.
Nếu Luật Nhà ở giúp gia tăng lượng cầu, thì Luật kinh doanh BĐS sửa đổi hiệu lực từ 1/7/2015 quy định điều kiện doanh nghiệp kinh doanh BĐS phải có vốn pháp định trên 20 tỷ và chủ đầu tư phải được tổ chức tín dụng bảo lãnh bán,