Những Điểm Thống Nhất Và Khác Biệt Trong Các Lý Thuyết


xem xét VXH theo hình thức cầu nối, nghĩa là VXH qua bên thứ 3 (trung gian). “Lỗ hổng cấu trúc” xảy ra khi trong mạng lưới xuất hiện các trung gian.

Lý thuyết “lỗ hổng cấu trúc” mô tả việc làm thế nào để sử dụng VXH như một chức năng chính cho các trung gian trong các mạng lưới quan hệ (Burt, 1997). “Lỗ hổng cấu trúc” cung cấp cơ hội cho các tác nhân trung gian qua luồng thông tin, quyền đàm phán và cơ hội nghề nghiệp nhờ kết hợp hai mặt đối lập của các lỗ hổng. “Lỗ hổng cấu trúc” XH có thể mang lại nhiều lợi ích nhất định cho những người tham gia (Burt & Talmud, 1993). Đây là nền tảng lý thuyết “lỗ hổng cấu trúc” của Burt. Burt (2009) tin rằng, cá nhân nào làm chủ càng nhiều “lỗ hổng” càng có thể đạt được nhiều lợi ích. Điều này giải thích tại sao một số cá nhân có lợi thế, trong khi những người khác được coi là thiệt thòi trong cùng một lĩnh vực (Burt & Talmud, 1993).

Burt (2000) coi XH như một thị trường, là nơi mọi người giao tiếp, trao đổi hàng hóa và ý tưởng trên cơ sở lợi ích của họ. Lý thuyết “lỗ hổng cấu trúc” cho rằng, tài nguyên đóng vai trò quan trọng để phát triển MQH giữa các cá nhân (Burt, 2007). Mối quan tâm lớn đối với các cá nhân là biết cách tối đa hóa lợi ích của các nguồn lực trong thời điểm cần thiết. Vốn kinh tế, vốn con người và VXH được hình thành thông qua vị trí của mỗi người trong cấu trúc XH (Hauberer, 2010). Các mạng lưới XH nổi lên do nhiều MQH giữa các cá nhân khác nhau và các mạng lưới này chứa VXH (Hauberer, 2010). Trong XH, một số người thành công và một số khác thì không, sự khác biệt này là do tồn tại sự chênh lệch về tài chính và nhân lực giữa các cá nhân và mỗi người sở hữu mạng lưới “lỗ hổng cấu trúc” khác nhau (Burt, 1997).

Lin (1999) đưa ra lý thuyết nguồn lực xã hội dựa vào lý thuyết của Bourdieu (1986), Coleman (1988), Portes (1995) và hoàn chỉnh lý thuyết của mình sau khi kiểm chứng VXH trong thực tế (Lin, 2001). Lin (2001) tập trung nghiên cứu VXH theo vị trí (địa vị) xã hội của các cá nhân. Lin (2001) cho rằng, VXH là một khoản đầu tư MQH xã hội nhằm đạt lợi nhuận kỳ vọng nào đó. Như vậy, VXH là một tài sản thuộc về hệ thống mạng lưới các quan hệ và cấu trúc XH. Theo Lin (2001), nguồn lực XH có ba thành phần chính là tài nguyên, sự tham gia của các cá nhân trong cấu trúc XH và hành động xã hội (Lin, Cook & Burt, 2001). Nguồn lực XH thể hiện tầm quan trọng của sự giàu có, quyền lực và địa vị (Lin, 1999). Việc tiếp cận và sử dụng các nguồn lực XH có thể dẫn đến các vị trí XH tốt hơn (Lin, 1982). Vị trí và các MQH xã hội (MQH yếu) của một cá nhân


quyết định khả năng tiếp cận và sử dụng nguồn lực (Lin, 1999). Lin (2008) tin rằng một cá nhân tham gia vào mạng lưới vì các thành viên trong mạng lưới đó đang sở hữu hoặc kiểm soát các nguồn lực cần thiết giúp cá nhân có thể đạt được mục tiêu của mình. Theo Lin (2008), VXH có hai phần là VXH tiếp cận và VXH sử dụng. Ban đầu, các cá nhân thông qua mạng lưới quan hệ của họ để tiếp cận các nguồn lực có sẵn (VXH tiếp cận). Họ hy vọng rằng với nguồn tài nguyên sẵn có cao hơn, sẽ mang lại lợi nhuận lớn hơn, trong các MQH xã hội nằm trong các mạng lưới XH hoặc kết nối XH. Sau đó, cách cá nhân sử dụng các MQH của họ quyết định hiệu quả, lợi ích của VXH.

Qua các nghiên cứu thực nghiệm của mình, Lin (2001) chia VXH theo: cấu trúc (phân theo địa vị XH), sự tương tác, mạng lưới MQH. Như vậy, cả Coleman và Lin đều đồng quan điểm là VXH bao gồm sự tin tưởng, chuẩn mực và quyền hạn giữa các thành viên trong xã hội (Coleman, 1990; Lin, 1999). Điểm khác biệt của Lin (2001) là đặt MQH của cá nhân vào địa vị XH của từng người để xác định VXH của họ. Quan điểm này thể hiện sự phù hợp với XH hiện nay, tuy nhiên khó có thể tiếp cận và đo lường vì bản thân mỗi người cũng khó cảm nhận rõ lợi thế, bất lợi đến từ địa vị XH của mình.

Những nghiên cứu có cách tiếp cận khác nhau, các lý thuyết sau có thể bổ sung hoặc trái ngược với các lý thuyết trước đó. Vì thế, những lý thuyết đã nêu trên có những điểm tương đồng và không tương đồng với nhau. Bảng 2.2 trình bày những nét chính thể hiện những điểm giống và khác nhau của các kết quả nghiên cứu điển hình về XHH.

Theo Bảng 2.2 cho thấy, hầu hết các lý thuyết đều cho rằng VXH thể hiện ở MQH dựa trên hai khía cạnh: cấu trúc và tri nhận (lòng tin). Cấu trúc thể hiện số lượng và khía cạnh của MQH còn tri nhận thể hiện chất lượng của MQH. Các lý thuyết cũng chưa đồng nhất về VXH. Ví dụ như: Bourdieu (1986) và Coleman (1988) xem xét MQH nhưng ở hai mức độ khác nhau. Bourdieu (1986) và Putnam (2000) đề cập đến “sự có đi có lại” giữa các cá nhân theo hướng tích cực nhưng Fukuyama (1995) lại xem xét theo hướng tiêu cực và gắn với thể chế chính trị (Woolcock, 1998), còn Burt (2001) tiếp cận theo hướng MQH trung gian.

Lòng tin là yếu tố quan trọng thể hiện VXH được Granovetter (1973, 1995), Fukuyama (1995) và Putnam (2000) kiểm chứng qua các nghiên cứu thực nghiệm. Như vậy trong nghiên cứu này, VXH được tiếp cận theo cả chất lượng và số lượng (cấu trúc và lòng tin), nghĩa là kết hợp khái niệm và khung lý thuyết của Granovetter (1973, 1995),


Bourdieu (1986), Putnam (2000), Burt (2001), Adler & Kwon (2002) để đề xuất mô hình và thang đo nghiên cứu.

Bảng 2.2: Tổng hợp khung lý thuyết về vốn xã hội


Tác giả

Vốn xã hội

Kết quả nổi bật

Granovetter (1973, 1995)

MQH yếu (bạn bè, đồng nghiệp, bạn của bạn)

Niềm tin, sự gắn kết

Bourdieu (1986)

MQH cá nhân với cộng đồng (hàng xóm, bạn bè, người thân)

Quan hệ qua lại giữa các cá nhân

Coleman (1988)

MQH cá nhân với cộng đồng (tổ chức, chính quyền)

Quan hệ giữa các cá nhân với tổ chức, nhấn mạnh “chuẩn mực”

Fukuyama (1995)

Chuẩn mực theo quan điểm chính trị (VXH là thứ phát)

Sự “có đi có lại”, niềm tin và ứng xử giữa các cá nhân (tích

cực và tiêu cực)

Woolcock (1998)

Niềm tin, chuẩn mực, sự “có đi có lại”

Sự “có đi có lại”, niềm tin vào thể chế chính trị

Portes (1995)

3 chức năng của VXH là: Kiểm soát

XH, Hỗ trợ XH & Nguồn lợi thông qua mạng lưới MQH ngoài gia đình.

Mặt trái của VXH

Putnam (2000)

Kết nối của cá nhân với MQH gắn bó, bắc cầu và liên kết

Mạng lưới XH, sự “có đi có lại” và niềm tin giữa các cá nhân

Burt (2001)

Lỗ hổng cấu trúc của mạng lưới XH

Lợi thế của trung gian trong MQH mạng lưới

Lin (2001)

Cấu trúc, tương tác, mạng lưới và hành động.

VXH gắn với địa vị và vị trí XH của từng cá nhân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Vốn xã hội tác động đến việc làm và thu nhập của hộ gia đình - 8

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2020) Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, mô hình và khung phân tích VXH của Granovetter (1973, 1995), Bourdieu (1986), Putnam (2000), Burt (2001), Adler & Kwon (2002) được sử dụng vì: (i) Khi kết hợp các khái niệm, khung lý thuyết của các học giả trên sẽ hình thành khung đo lường VXH hoàn chỉnh hơn, do các lý thuyết của nhà nghiên cứu này có những điểm bổ sung cho nhau; (ii) Lý thuyết và khung phân tích VXH của các học giả trên đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới sử dụng và kiểm chứng trong các nghiên cứu có liên quan đến VXH; (iii) Các lý thuyết Granovetter (1973, 1995), Bourdieu (1986), Putnam (2000) và Burt (2001) bổ sung cho nhau, góp phần hình thành


lý thuyết tương đối hoàn chỉnh và phù hợp với đặc điểm KTXH của Việt Nam cũng như mục tiêu nghiên cứu của luận án. Nghiên cứu này kỳ vọng bổ sung thang đo VXH gắn với việc làm, thu nhập, ĐDHTN của HGĐ, đồng thời khẳng định lại các lý thuyết nêu trên bằng dữ liệu thực nghiệm.

2.2.2. Những điểm thống nhất và khác biệt trong các lý thuyết

Phần nội dung ở mục 2.2.1 đã hệ thống lại những lý thuyết về VXH cũng nhưng những khía cạnh, thang đo lường VXH trong MQH với những vấn đề kinh tế. Qua đó cho thấy, các lý thuyết VXH được đưa ra từ những nhà nghiên cứu sâu về VXH từ trước đến nay cũng có những điểm giống và khác nhau nhất định. Luận án sẽ hệ thống lại những điểm này nhằm giúp các nghiên cứu về VXH có thể tìm ra hướng tiếp cận mới, những điểm chưa thống nhất của các lý thuyết nền và các khoảng trống nghiên cứu.

2.2.2.1. Những điểm thống nhất

Các nhà nghiên cứu về VXH nổi tiếng như Bourdieu, Coleman, Granovetter, Fukuyama, Putnam, Portes, Burt, Lin đã đưa ra khung lý thuyết và thang đo lường VXH có những điểm thống nhất chung như sau:

(i) Hầu hết các học giả đều đồng ý rằng, VXH là “nguồn lực”, là “vốn”. Vì nó là “vốn” nên có tính chất như các loại vốn khác (vật chất, kinh tế, tài chính, văn hóa). Do đó, bản thân nó không tự sinh ra mà phải có sự đầu tư, tích lũy, củng cố và phát triển theo thời gian. VXH là “nguồn lực”, có nghĩa là nó mang lại lợi ích nhất định cho các chủ thể sở hữu nó. Cá nhân nào sở hữu hay tiếp cận được “nguồn lực” này sẽ có những lợi thế nhất định nếu biết khai thác, sử dụng, đầu tư và phát triển. Điều này thể hiện rõ trong lý thuyết của Lin và Bourdieu. Coleman không nêu rõ yếu tố “nguồn lực” như Lin và Bourdieu, nhưng ông có đề cập “cấu trúc VXH” tạo thuận lợi cho các cá nhân có thể có những điều kiện thuận lợi khi tham gia trong mạng lưới cấu trúc đó – như vậy cũng hàm ý “VXH như một nguồn lực”. Portes thì cho rằng, động cơ để các cá nhân “nhúng” vào các mạng lưới MQH xã hội là nhằm tiếp cận những lợi thế của mạng lưới mang lại, nguồn gốc của VXH là “nhượng bộ các nguồn lực bản thân”. VXH là một loại vốn, một “nguồn lực” nên cần được đầu tư xây dựng, tích lũy, sử dụng, bảo tồn và phát triển. Điều này thể hiện rõ ràng trong lý luận của Bourdieu và Coleman. Các tác giả khác cũng đề cập việc duy trì, đầu tư và phát triển VXH thông qua quan điểm củng cố lòng tin và sự có đi có lại giữa các cá nhân trong mạng lưới MQH xã hội.


(ii) Mối quan hệ XH được hình thành dựa trên niềm tin, sự “có đi có lại”. Trong đó, lòng tin là yếu tố then chốt tạo nền tảng để xây dựng MQH, củng cố và phát triển MQH. Lòng tin không thể tự dưng mà có, không thể có được trong ngắn hạn. Điều này thể hiện rõ ràng nhất trong lý luận của Coleman. Coleman (1990) cho rằng, lòng tin là cơ sở quan trọng để duy trì VXH (Hauberer, 2010). Chuẩn mực “có đi có lại” là cơ chế vận hành MQH giữa các cá nhân, duy trì và củng cố mạng lưới xã hội. Quan điểm “trách nhiệm xã hội” của Bourdier thể hiện điều này. Putnam và Portes đã rút ra kết luận rằng sự “có đi có lại” và niềm tin trong các MQH xã hội là mấu chốt quan trọng bậc nhất để hình thành, duy trì và phát triển VXH. Fukuyama cũng đề cập đến lòng tin trong VXH qua khái niệm “bán kính của niềm tin” hay độ lớn của VXH.

(iii) Điểm thống nhất thứ 3 giữa các học giả là VXH gắn liền với mạng lưới xã hội. Mỗi cá nhân có thể có những MQH khác nhau, mức độ tin tưởng và sự “có đi có lại” khác nhau nhưng chúng không thể tách rời nhau vì cá nhân là một thành viên, một tế bào của gia đình, của tổ chức, của xã hội và của quốc gia. Coleman nhấn mạnh “mạng đóng”

– mạng lưới khép kín giúp duy trì VXH (Coleman, 1990). Bourdier đề cập mạng lưới gắn liền với thể chế (cấp độ vĩ mô, sự tham dự công dân). Putnam đề cập đến mạng lưới cá nhân. Burt (2001) trong lý thuyết “lỗ hổng cấu trúc” đã khẳng định khía cạnh này. Lin và Portes (1995) khẳng định lợi thế mà các cá nhân có được khi tham gia vào các tổ chức, mạng lưới (chỉ khi là thành viên của tổ chức đó mới có thể tiếp cận). Fukuyama nêu rõ, VXH thúc đẩy các cá nhân hợp tác, liên kết lại với nhau.

(iv) Các học giả đều nhìn nhận lợi ích của VXH mặc dù mức độ lợi ích mà mỗi cá nhân có được từ nguồn vốn này có thể khác nhau. Lợi ích đó có thể là những lợi ích về kinh tế, vật chất hoặc lợi ích về tinh thần hay lợi ích về chính trị - xã hội (quyền lợi của công dân). Những lợi ích này đều được các học giả đề cập trong lý luận và đã dùng các nghiên cứu thực nghiệm để kiểm chứng, cụ thể như: sức mạnh của MQH yếu theo Granovetter (1973, 1995); lợi ích kinh tế theo kết luận của Bourdieu (1986), Woolcook (1998) và Ader & Kwon (2002); “tài nguyên” theo khái niệm của Coleman, hay VXH và vốn văn hóa của Coleman, Fukuyama; giảm bất cân xứng thông tin, giảm các cú sốc kinh tế Woolcook (1998); lợi ích tinh thần (Hamano & cộng sự, 2010); sức khỏe (Lochner & cộng sự, 2003); gia tăng chỉ số hạnh phúc (Helliwell & Wang, 2010).

2.2.2.2. Những điểm khác biệt


Bên cạnh bốn quan điểm tương đồng trong các nghiên cứu về VXH như đã nêu trên, vẫn còn tồn tại các điểm chưa thống nhất giữa các học giả, cụ thể:

Khác biệt rõ ràng nhất giữa các học giả xuất phát từ khái niệm vốn xã hội. Các khái niệm hay định nghĩa về VXH chưa thống nhất giữa các nhà nghiên cứu. Từ hướng tiếp cận khác nhau dẫn đến định nghĩa về VXH vẫn còn “luẩn quẩn, trùng lắp” như nhận định của một số nhà phê bình VXH (Schuller, Baron & Field, 2000; Trần Hữu Dũng, 2006; Trần Hữu Quang, 2006 & 2010). Tuy nhiên, các học giả vẫn có những điểm hội tụ với nhau trong khái niệm VXH đó là niềm tin, chuẩn mực, “có đi có lại” như đã trình bày ở trên. Những khác biệt trong khái niệm, khung phân tích hay thang đo lường của các học giả nghiên cứu về VXH đến từ góc nhìn và cấp độ nghiên cứu (vi mô, trung mô, vĩ mô).

Cùng trên cấp độ vi mô, Bourdieu nghiên cứu VXH gắn với cá nhân và cho rằng VXH và vốn văn hóa giúp gia tăng vốn kinh tế (Bourdieu, 1986). Trong khi đó, Lin tập trung phân tích MQH giữa VXH với các nguồn lực và hành vi của cá nhân như sức khỏe, quyền lực. Ở cấp độ trung mô, Coleman (1988) nghiên cứu VXH của cá nhân trong MQH với gia đình, cộng đồng và tập trung vào mặt tích cực của VXH. Cũng trên cấp độ trung mô, Fukuyama nghiên cứu VXH ở góc độ rộng hơn Coleman, đặc biệt là tập trung vào mặt tiêu cực của VXH. Granovetter (1973) tập trung vào tính chất của MQH nhưng phân chia MQH thành MQH mạnh và MQH yếu. Putman cũng dựa vào lý thuyết của Granovetter nhưng chia VXH theo tính chất gắn bó, bắc cầu, kết nối, trong khi các học giả khác lại nghiên cứu VXH theo khía cạnh cấu trúc và tri nhận. Trên góc độ vĩ mô, Fukuyama và Putnam quan tâm đến VXH gắn với tăng trưởng kinh tế, mức độ tham dự của công dân, tính dân chủ và các chính sách KTXH được hoạch định, còn Woolcock thì nghiên cứu VXH theo quan điểm thể chế chính trị, pháp luật.

Nghiên cứu VXH mạng lưới, các học giả cũng chưa hoàn toàn thống nhất với nhau, cụ thể là: Coleman nhấn mạnh “mạng lưới đóng”, Putman lại nhấn mạnh tính kết nối của cá nhân với mạng lưới XH, “mạng lưới mở”, sự tham gia của công dân vào các tổ chức mang tính cộng đồng hay quyền bỏ phiếu của công dân, còn Portes đề cập đến mạng lưới tổ chức mà cá nhân là thành viên. Cũng đưa ra vấn đề mạng lưới nhưng khác với các nhà nghiên cứu khác, mạng lưới các TCCT, các tổ chức xã hội (hiệp hội, câu lạc bộ) được Woolcock & Narayan (2000) quan tâm hơn. Trong khi đó, mạng lưới các hiệp


hội, cộng đồng dân tộc, những tổ chức liên kết chặt chẽ giữa cá nhân với gia đình và cộng đồng dân cư được Burt (1998), Granovetter (1973), Portes (1998) quan tâm hơn vì những tổ chức này gắn chặt với cuộc sống của người dân hơn là những TCCT.

2.2.3. Các lý thuyết về vốn xã hội và việc làm

Granovetter (1973) đưa ra lý thuyết sức mạng của mối quan hệ, đặc biệt là MQH yếu đã cho thấy tầm quan trọng của MQH xã hội đến thị trường lao động, sự thành công trong tìm kiếm việc làm của các cá nhân. Theo Granovetter (1995), mọi người thường tìm được việc làm thông qua các MQH yếu. Theo Granovetter (1995), sự kết hợp của thời gian, cường độ cảm xúc, sự thân mật (tâm sự với nhau) và các dịch vụ đối ứng là đặc trưng cho MQH. Những MQH này là cần thiết cho sự hợp nhất và cơ hội hòa nhập của cá nhân vào cộng đồng. Những người có nhiều công việc có thể có nhiều mối liên hệ cá nhân hơn và do đó có cơ hội sử dụng các liên hệ của họ để tìm việc làm mới. Lý thuyết của Granovetter (1973) đã mở ra một lĩnh vực nghiên cứu mới về VXH, đó là MQH yếu. Dựa vào lý thuyết của Granovetter (1973), nhiều nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của quan hệ XH đến những khía cạnh khác của đời sống XH ở các quốc gia được thực hiện và vì thế có nhiều điểm tranh luận xung quanh lý thuyết này. Các nhà nghiên cứu như Campbell, Marsden & Hurlbert (1986), Wegener (1991) đã chỉ ra rằng, người càng có nhiều VXH thì cơ hội thành công trong tìm việc làm ở thị trường lao động càng cao. Fernandez, Castilla & Moore (2000) cũng cho rằng, những người có việc làm có nhiều quyền tham gia vào các nhóm quan hệ tốt hơn so với người thất nghiệp. Điều này càng giúp cho họ có được công việc tốt hơn. Korpi (2001) cho rằng, khi những người đã có việc làm bị mất việc, họ có xu hướng rút lui khỏi cuộc sống xã hội và mất liên lạc với thế giới công việc, vì thế dễ dẫn đến phá hủy mạng lưới quan hệ cá nhân, hạn chế cơ hội tìm việc mới. Mouw (2003) lập luận rằng, tác động của VXH với việc làm có thể bị sai lệch vì tính không đồng nhất của XH. Nông dân thường có VXH thấp hơn do MQH có hạn chế (Ali & cộng sự, 2002). Người làm việc ở những khu vực khác nhau (khu vực công, tư) có VXH khác nhau và mức độ ảnh hưởng của VXH đến việc làm cũng khác nhau (Pellizzari, 2010).

Cùng vận dụng lý thuyết của Granovetter (1973), các nhà nghiên cứu thực nghiệm đã tìm thấy những bằng chứng khác nhau. Ví dụ như, nghiên cứu của Pose & Berlepsch (2014); Israel, Beaulieu & Hartless (2001) chứng minh rằng các cá nhân có thể sử dụng


các MQH gia đình trong tìm kiếm việc làm cũng như quá trình làm việc. Nền tảng gia đình, TĐHV và tình trạng nghề nghiệp của cha mẹ có ảnh hưởng tích cực đến học vấn, việc làm và nghề nghiệp của con cái họ (Rumberger, 1983). Các nghiên cứu của Rumberger (1983), Corcoran & cộng sự (1990) cho thấy, nền tảng gia đình và cộng đồng có ảnh hưởng quan trọng đến tình trạng kinh tế của cá nhân và HGĐ. Lin & Dumin (1986) nhận thấy rằng, cá nhân nào có vị trí XH càng cao thì VXH càng lớn, càng dễ tiếp cận các nguồn lực XH thông qua các MQH của mình (Lin, Ensel & Vaughn, 1981). Ban đầu, cá nhân dựa vào nguồn lực của gia đình để tìm việc. Dần dần, chính cá nhân giúp gia tăng nguồn lực và VXH của gia đình nhờ vị trí việc làm của mình. Bên cạnh đó, tình trạng của mối liên hệ có ảnh hưởng đến hiệu quả tìm việc, vị trí việc làm và tiền lương, tiền công của NLĐ (Lin, Ensel & Vaughn, 1981). Như vậy, từ MQH gia đình sẽ giúp cho cá nhân tiếp cận VXH gắn kết bên ngoài để tìm kiếm được việc làm và thông qua việc làm họ sẽ có điều kiện gia tăng VXH, gia tăng thu nhập và tiếp tục mở rộng mạng lưới MQH ngày càng rộng hơn.

2.2.4. Các lý thuyết về việc làm và thu nhập

Smith (1976) đưa ra khung lý thuyết về tiền lương, theo ông có năm yếu tạo ra sự khác biệt của một số công việc được trả thù lao, tiền lương nhiều hơn những công việc khác: (i) sự phù hợp của việc làm; (ii) độ khó của công việc, chi phí của quá trình học việc; (iii) sự bất ổn hoặc bất tiện của việc làm; (iv) niềm tin ở những người thực hiện chúng; (v) xác suất thành công trong công việc của họ. Smith (1976) lập luận rằng, nếu không có chính sách hoặc bất lợi nào khác tác động đến khả năng dịch chuyển nguồn nhân lực, tiền lương sẽ có xu hướng dịch chuyển đến mức cân bằng đối với các công việc có đặc điểm tương đồng. Do đó, những khác biệt về tiền lương này sẽ phản ánh sự hấp dẫn tương đối của các việc làm khác nhau. Những yếu tố quan trọng này giúp hình thành thang đo việc làm, cũng như thu nhập của nghiên cứu.

Lang & Majumdar (2004) đã phát triển khung lý thuyết của Smith (1976) bằng cách phát triển một mô hình lý thuyết tìm kiếm việc làm với cả hai khía cạnh việc làm và những yếu tố không đo bằng tiền để chứng minh cho MQH giữa thu nhập, việc làm và đặc điểm công việc. Những rủi ro trong công việc của người lao động như thương tích, tử vong, tổ chức công đoàn, sở thích… là những nhân tố quan trọng để họ cân nhắc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/02/2024