Đa Dạng Hóa Thu Nhập Và Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Đa Dạng Hóa Thu Nhập Của Hộ Gia Đình


Tổ chức lao động quốc tế (ILO, 2017) cho rằng, một người nào đó làm một công việc gì đó và được nhận tiền công, tiền lương hay lợi nhuận, đó là việc làm. Như vậy, việc làm và thu nhập là hai khái niệm có MQH nhân quả với nhau. Mục tiêu cuối cùng của việc làm là tạo ra thu nhập cho cá nhân, góp phần vào thu nhập chung của HGĐ và toàn xã hội.

Theo Bộ Luật Lao động (2013), việc làm là hoạt động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm. Thu nhập có thể dưới dạng hiện kim hoặc hiện vật. Như vậy, những hoạt động hay công việc được pháp luật thừa nhận mà người lao động (NLĐ) nhận được tiền công, thu được lợi nhuận việc làm. Việc làm có nhiều dạng như làm công nhận tiền lương (việc làm được trả lương), việc tự làm (nhận thu nhập, lợi nhuận). Khái niệm việc làm dựa trên khái niệm của Bộ Luật lao động và TCTK Việt Nam được sử dụng trong nghiên cứu này, theo đó việc làm là những hoạt động tạo ra thu nhập mà pháp luật không cấm, không phân biệt hình thức việc làm (ILO, 2017).

Tình trạng việc làm của NLĐ được đánh giá qua nhiều tiêu chí, ví dụ như: sự hài lòng (SHL) về việc làm (Wang, 2008), sự hài lòng (SHL) với thu nhập nhận được từ việc làm (Seibert, Kraimer & Liden, 2001; Teymouri & cộng sự, 2007; Wang, 2008), sự gắn bó, sự thăng tiến trong công việc hay sự nghiệp trong tương lai (Teymouri & cộng sự, 2007), hiệu suất hay hiệu quả làm việc (Robbins, 1991). Trong đó, SHL với công việc và SHL với thu nhập nhận được từ việc làm, sự thăng tiến hay sự gắn bó với công việc thường được các nhà nghiên cứu sử dụng để đánh giá tình trạng việc làm hiện tại của NLĐ (Ma & cộng sự, 2003; Savari, Eslami & Monavarifard, 2013). Sự hài lòng trong công việc được định nghĩa đơn giản nhất là một mặt tích cực về mặt cảm xúc và cảm giác hữu ích có được sau khi hoàn thành một công việc (Rose & cộng sự, 2006; Savari, Eslami & Monavarifard, 2013). Sự hài lòng với việc làm của mỗi người chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố VXH (Ozdemir, 2009; Savari, Eslami & Monavarifard, 2013; Wanberg & cộng sự, 2015).

Theo Wanberg & cộng sự (2015), VXH có ảnh hưởng đến SHL với việc làm. Sự hài lòng với việc làm là tiêu chí phản ánh chất lượng việc làm (Brasher & Chen, 1999; Wang, 2008). Chất lượng việc làm và mức lương nhận được có tương quan với nhau (Granovetter, 1995). Sự hài lòng còn thể hiện ở việc NLĐ đạt được điều họ mong muốn (Dries, Pepermans & Carlier, 2008) mà không nhất thiết phải là thu nhập hay tiền lương.


Hài lòng về tiền lương cũng là một yếu tố đo lường sự thành công trong công việc (Wang, 2008). Sự thành công trong công việc được định nghĩa và đo lường theo nhiều khía cạnh khác nhau trong đó có thu nhập nhận được từ việc làm (hay tiền lương), sự thăng tiến trong công việc (Ma & cộng sự, 2003; Savari, Eslami & Monavarifard, 2013). Theo lý thuyết tiền lương/thu nhập của Smith (1976), tiền lương/thu nhập phải phù hợp với đặc điểm công việc và bù đắp được công sức lao động.

Theo Friedman & Greenhaus (2000), sự thành công nghĩa là đạt được điều mà mỗi người mong muốn. Nguyễn Văn Phúc & cộng sự (2018) dựa vào định nghĩa của Saks (2006) để đưa ra khái niệm, thang đo lường sự thành công trong tìm việc làm của sinh viên. Cụ thể là sự thành công trong tìm kiếm việc làm nghĩa là tìm được việc làm một cách thuận lợi, chi phí tìm việc thấp, số lần gửi đơn xin việc và thời gian tìm được việc làm ngắn. Nguyễn Kim Phước & Phạm Tấn Hòa (2020) đưa ra thang đo sự thành công trong tìm kiếm việc làm mới thông qua: SHL với công việc hiện tại, hài lòng với thu nhập từ công việc và hài lòng với chi phí tìm việc đã chi trả. Như vậy, tình trạng việc làm hiện tại hay sự thành công trong công việc đều có thể đo lường qua SHL của NLĐ. Trong nghiên cứu này, đối tượng nghiên cứu là những người đang có việc làm nên bỏ qua vấn đề tìm việc làm, mà chỉ tập trung vào đánh giá tình trạng việc làm hiện tại. Vì thế, trong nghiên cứu này, SHL với việc làm hiện tại và SHL với khoản thu nhập đến từ việc làm hiện tại được chọn là tiêu chí đánh giá tình trạng việc làm của NLĐ.

2.1.3. Thu nhập và thu nhập hộ gia đình

Theo Haviland (2003), hộ gia đình (HGĐ, gọi tắt là hộ) là một hay một nhóm người (có thể cùng hoặc không cùng huyết thống) cùng sinh sống, sinh hoạt và tạo ra thu nhập chung. Theo Bộ luật dân sự Việt Nam (2005), HGĐ là một nhóm người (có từ một thành viên trở lên) có mối quan hệ huyết thống hoặc không nhưng được pháp luật công nhận thông qua hình thức hôn nhân hoặc nuôi dưỡng, trong đó có người đại diện cho các thành viên còn lại để thực hiện các giao dịch dân sự. Như vậy, HGĐ là tập hợp của một hay một nhóm người có cùng huyết thống hoặc không cùng huyết thống cùng ăn ở, sinh sống và làm việc trong một đơn vị XH và được pháp luật công nhận (hộ khẩu).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Theo Samuelson & Nordhaus (2010), thu nhập là những khoản thu được bằng tiền hay hiện vật được qui đổi ra tiền của một hay một nhóm người tạo ra trong một năm.


Vốn xã hội tác động đến việc làm và thu nhập của hộ gia đình - 6

Singh, Squire & Strauss (1986) định nghĩa thu nhập theo khu vực kinh tế, nó bao gồm tất cả các khoản thu mà HGĐ có được từ hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp.

CIEM (2012) tiếp cận khái niệm thu nhập trên 2 khía cạnh từ lao động và ngoài lao động. Theo đó, thu nhập là tổng hợp của cả 2 khoản thu này. Trong đó, (i) Thu nhập từ lao động bao gồm tiền lương, tiền công, thù lao lao động, thu nhập bằng tiền và hiện vật trong kinh tế hộ gia đình và (ii) Thu nhập ngoài lao động bao gồm các khoản phụ cấp hưu trí, thương tật, ốm đau, thai sản, an dưỡng, học bổng, các khoản chuyển nhượng, trúng xổ số, lãi tiết kiệm…

Thu nhập (income) được biểu hiện dưới hai dạng là hiện vật hoặc hiện kim (TCTK, 2014). Theo cách tiếp cận vi mô, thu nhập cá nhân biểu hiện bởi 4 hình thái: Tiền lương (thu nhập của lao động), địa tô (thu nhập từ đất đai), lợi tức (thu nhập từ vốn), lợi nhuận (thu nhập từ đầu tư). Người lao động muốn nhận thu nhập thì phải làm việc, bỏ sức lao động để nhận tiền lương, tiền công hoặc người chủ phải đầu tư tài lực, vật lực vào kinh doanh để nhận được lợi nhuận.

Theo TCTK (2017), thu nhập là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật còn lại của một cá nhân, HGĐ có được từ lao động, sản xuất kinh doanh (sau khi đã trừ đi các khoản chi phí). Theo đó, thu nhập bao gồm tiền lương, tiền công và các khoản thu khác (được biếu, tặng, cứu trợ, hỗ trợ...) trong một năm của một cá nhân, HGĐ. Khoản thu nhập này không bao gồm các khoản vay nợ mượn, thu hồi nợ, khoản góp vốn đầu tư kinh doanh. Luận án này sử dụng khái niệm thu nhập HGĐ của TCTK (2014) và chỉ tập trung vào khoản thu nhập đến từ việc làm, không tính những khoản thu bất thường (CIEM, 2012).

Thu nhập HGĐ (Household Income) là toàn bộ các khoản thu nhập của tất cả các thành viên từ 15 tuổi trở lên trong HGĐ (TCTK, 2014). TCTK dùng chỉ tiêu “Thu nhập bình quân/người trong HGĐ” trong các báo cáo của quốc gia nhằm đo lường mức sống, tài chính của cá nhân, HGĐ. Chỉ tiêu “thu nhập bình quân đầu người” thường dùng để đo lường thu nhập của một người (trung bình/người/hộ) trong khu vực địa lý, nhằm dễ so sánh với các vùng khác (McLeod & cộng sự, 2003; Posey, 2016). Chỉ số TNBQ/người của HGĐ được lựa chọn trong luận án này nhằm đảm bảo có thể so sánh thu nhập HGĐ ở các địa bàn nghiên cứu với nhau (McLeod & cộng sự, 2003; Phạm Tấn Hòa, 2015; Nguyễn Kim Phước & Phạm Tấn Hòa, 2015; Posey, 2016).


2.1.4. Đa dạng hóa thu nhập và các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập của hộ gia đình

Thuật ngữ “đa dạng hóa thu nhập” có 4 định nghĩa đã được nhiều học giả sử dụng là: (i) Đa dạng hóa thu nhập (ĐDHTN) là việc chuyển đổi từ hình thức sản xuất (Delgado & Siamwalla, 1997); (ii) ĐDHTN là số lượng các nguồn thu nhập gia tăng (Dercon, 1998, Joshi & cộng sự, 2004; Minot & cộng sự, 2006). (iii) ĐDHTN là quá trình thay đổi cơ cấu thu nhập của HGĐ (Reardon, 1997); (iv) ĐDHTN là việc chuyển từ những cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế thấp sang những loại khác mang lại giá trị cao hơn (Minot & cộng sự, 2006). Đa dạng hóa theo hai trục: trục ngang là đa dạng chủng loại hàng hóa, trục dọc là chuyển sang các hoạt động phi nông nghiệp (Goletti, 1999; Chaplin, 2000). Đa dạng hóa ở nông thôn thường được thực hiện theo hướng khai thác lợi thế (đất đai, lao động) sẵn có của các HGĐ (Đỗ Kim Chung, 1996).

ĐDHTN được hiểu đơn giản là có nhiều nguồn thu nhập. ĐDHTN của HGĐ nghĩa là HGĐ có nhiều nguồn thu nhập (Minot, 2006). Tuy nhiên, nếu hiểu theo nghĩa này tức là đa dạng theo số lượng nguồn thu nhập mà chưa phản ánh việc làm tạo ra các nguồn thu nhập đó. ĐDHTN ở góc độ nông hộ có thể hiểu là đa dạng theo hướng phát đa dạng sản phẩm hoặc tìm thêm việc làm phi nông nghiệp thay vì chỉ dựa vào một nguồn thu từ nông nghiệp (Joshi, Birthal & Minot, 2006; Tarp, Beck & Brandt, 2017). ĐDHTN theo hướng phát triển việc làm phi nông nghiệp thể hiện trong lý thuyết SKBV. Theo DFID (1999, 2007), vốn sinh kế gồm có: vốn văn hóa, vốn vật chất, vốn tài chính, vốn tự nhiên và vốn xã hội. Vốn sinh kế luôn bị tác động bởi những bối cảnh dễ tổn thương (thời vụ, cú sốc từ môi trường bên ngoài). DFID (2007) đề cập đến ĐDH như một chiến lược sinh kế quan trọng để giảm thiểu tính dễ tổn thương của các HGĐ. Đa dạng hóa theo hướng tăng việc làm bên ngoài khu vực nông nghiệp được các nhà nghiên cứu đề nghị như một phương cách tăng thu nhập và ĐDHTN của HGĐ (Ellis, 2000a; Davis & Bezemer, 2004; Khai & Danh, 2014).

Như vậy, khái niệm ĐDHTN vẫn còn có những điểm khác biệt (Minot & cộng sự, 2006). Trong đó, ĐDHTN theo hướng cơ cấu (tỷ trọng) các nguồn thu nhập được nhiều nhà nghiên cứu tiếp cận (Reardon, 2000, Alobo & Bignebat, 2017). Luận án tiếp cận khái niệm ĐDH theo hướng tính tỷ trọng (%) thu nhập của nông nghiệp, tỷ trọng phi nông nghiệp trong tổng các khoản thu nhập của HGĐ.


Những nhân tố quyết định ĐDHTN bao gồm nhân tố kéo và nhân tố đẩy. Nhân tố kéo gồm những cơ hội gia tăng thu nhập của HGĐ ví dụ như sự gia tăng trình độ văn hóa của các thành viên, sự thay đổi cơ cấu giới tính, đa dạng tài sản, sự phù hợp của giới tính với những việc làm phi nông nghiệp… (Barrett, Reardon & Webb, 2001; Cinner, McClanahan & Wamukota, 2010; Kassie, Kim & Fellizar, 2017). Nhân tố đẩy là những yếu tố bên ngoài (thời tiết, rủi ro chính sách KTXH, thị trường…) tác động buộc các HGĐ phải đa dạng nguồn thu nhập nhằm giảm những rủi ro, các tác động bất lợi hoặc theo kịp với xu thế thay đổi của nền kinh tế, trong đó rủi ro là yếu tố quan trọng (Ellis, 2000b; Davis & Bezemer, 2004; Khai & Danh, 2014; Khan, Tabassum & Ansari, 2017).

Trong tình trạng biến đổi khí hậu ngày một trầm trọng như hiện nay, những cú sốc bên ngoài mang đến nhiều rủi ro cho các HGĐ, nhất là những HGĐ ở nông thôn có nguồn thu chủ yếu từ hoạt động nông nghiệp (Khai & Danh, 2014). Để giảm thiểu các rủi ro, ĐDHTN theo xu hướng tăng việc làm phi nông nghiệp nhằm giảm thiểu sự sụt giảm thu nhập của HGĐ là điều cần thiết (Ellis, 2000a; Khan, Tabassum & Ansari, 2017). Nhiều bằng chứng cho thấy, những HGĐ khá giả và giàu có thường có việc làm ngoài lĩnh vực nông nghiệp và ĐDHTN cao hơn hộ nghèo (Lanjouw & Lanjouw, 2001; Reardon & cộng sự, 2007; Senadza, 2014).

Theo Ellis (2000b) và DFID (2007), VXH là một nguồn lực quan trọng của vốn sinh kế. VXH có ảnh hưởng đến ĐDHTN vì nó giúp HGĐ như tiếp cận tín dụng, tiết kiệm chi phí giao dịch, dễ phục hồi sau các cú sốc kinh tế nhờ có MQH quen biết, sự tin cậy và tương trợ của các cá nhân, HGĐ và chính quyền (Schwarze & Zeller, 2005).

Như vậy, quyết định ĐDHTN chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, có nhiều hướng đa dạng hóa. Tuy nhiên, ĐDHTN theo hướng phát triển việc làm phi nông nghiệp được chứng minh có ảnh hưởng tích cực với thu nhập của HGĐ, giảm thiểu rủi ro và đảm bảo SKBV cho HGĐ (Ellis, 2000b; DFID, 2007; Khan, Tabassum & Ansari, 2017). Do đó, luận án này cũng sẽ tiếp cận theo hướng ĐDHTN bằng cách tăng việc làm phi nông nghiệp của các HGĐ.

2.1.5. Phân loại vốn xã hội

2.1.5.1. Phân loại vốn xã hội theo khía cạnh mối quan hệ xã hội


Khi đề cập đến VXH, người ta thường nghĩ ngay đến mạng lưới các mối quan hệ (MQH) xã hội. Yodo & Yano (2017) đã chia VXH thành bốn loại gồm: Quan hệ cá nhân; sự hỗ trợ từ mạng lưới XH; tham dự công dân; mức độ tin cậy và sự hợp tác.

Quan hệ cá nhân hay các MQH cá nhân là mạng lưới của mọi người và các hành vi XH góp phần thiết lập và duy trì các mạng lưới đó (Scrivens & Smith, 2013). Trong đó, quan hệ cá nhân được xem xét trên các khía cạnh là mức độ tương tác (số lượng, số lần) với những người xung quanh (hàng xóm, bạn bè, người thân). Theo Scrivens & Smith (2013), VXH liên quan đến sự hỗ trợ, sự tin cậy đối với láng giềng, người thân, bạn bè và người quen.

Trong khi đó, VXH liên quan đến “tham dự công dân” là “các hoạt động mà mọi người đóng góp vào cộng đồng sinh sống, như hoạt động tình nguyện, tham gia chính trị, gia nhập hội nhóm và các hoạt động cộng đồng khác (Scrivens & Smith, 2013). Để đo lường VXH liên quan đến “tham dự công dân”, người ta thường dùng các việc tham gia của công dân vào: các tổ chức phi lợi nhuận (Vigoda – Gadot & Tahmud, 2010); tổ chức tình nguyện (OECD, 2013); các hoạt động thể thao, giải trí, quyên góp (Park & Subramanian, 2012; Pekkers & cộng sự, 2012). Theo Scrivens & Smith (2013) mức độ tin cậy và hợp tác niềm tin, các qui chuẩn XH, các giá trị chung để củng cố hoạt động XH và cho phép các cá nhân hợp tác cùng có lợi (Vigoda – Gadot & Tahmud, 2010; Park & Subramanian, 2012; Pekkers & cộng sự, 2012; OECD, 2013). Mức độ tin cậy và hợp tác niềm tin được đo bằng sự tin tưởng với người quen, người mới quen hay người không quen (Yado & Yano, 2017).

Lý thuyết VXH của Bourdieu (1986) chỉ đề cập đến MQH cá nhân với cộng đồng (hàng xóm, bạn bè, người thân). Coleman (1988) cũng phân loại VXH của cá nhân với cộng đồng nhưng không phải là cộng đồng dân cư mà là các tổ chức, chính quyền. Các mối quan hệ XH cũng được đề cập trong lý thuyết của Granovetter (1973), Putnam (2000), Lin (2001). Tuy nhiên, các MQH được đề cập trong các lý thuyết này cũng có điểm khác biệt nhất định.

Granovetter (1973) đề cập VXH theo MQH mạnh (người thân, họ hàng) và MQH yếu (hàng xóm, bạn bè). Cách phân loại VXH của Granovetter (1973) sau này được Putnam (2000) phân lại thành VXH gắn bó (MQH mạnh), VXH bắc cầu (MQH yếu) và VXH kết nối (cũng là một dạng MQH yếu nhưng thể hiện thứ bậc hay quyền lực).


Fukuyama (1995) và Portes (1995) chia VXH theo hướng tác động của nó (tích cực, tiêu cực). Portes (1995) chia VXH theo khía cạnh: kiểm soát XH, hỗ trợ XH & lợi ích thông qua mạng lưới MQH ngoài gia đình. Fukuyama (1995) cũng đề cập đến: sự “có đi có lại” và “niềm tin” như Granovetter (1973) nhưng quan tâm đến mặt trái nhiều hơn. Trong khi đó, Fukuyama (1995) đề cập VXH theo hành vi ứng xử giữa các cá nhân. Lin (2001) tiếp cận VXH theo địa vị và vị trí XH của từng cá nhân. Lin (2001)

chia VXH theo cấu trúc, sự tương tác, mạng lưới và hành động. Burt (2001) chia VXH theo cấu trúc, trong đó nhấn mạnh lợi thế “lỗ hổng cấu trúc”. Như vậy, Burt (2001) chia VXH theo hướng bắc cầu và kết nối giống như Putnam (2000).

2.1.5.2. Phân loại vốn xã hội theo cấp độ: vi mô, trung mô và vĩ mô


Vĩ mô

Trung mô

Tri nhận

Cấu trúc

Vi mô

Hình 2.1: Phân loại vốn xã hội

Nguồn: Tổng hợp của tác giả Falk & Kipaltric (2000) chia VXH theo 3 cấp độ: vi mô, trung mô và vĩ mô. Cả

ba cấp độ này là một khối thống nhất, tác động qua lại với nhau (Royaei & Kavoosi, 2008; Etesami & Kebria, 2014). Vì thế, việc đánh giá và đo lường VXH khá phức tạp (Etesami & Kebria, 2014).

Ở cấp độ vi mô: Các MQH của cá nhân với các đối tượng khác trong cuộc sống hay công việc hằng ngày, thể hiện các khía cạnh của VXH (cấu trúc và tri nhận) (Kricha & Sharder, 1999; Nyqvist & cộng sự, 2013; Shafiei, 2016).

Ở cấp độ trung mô: VXH cấu trúc và tri nhận thể hiện ở các MQH của tổ chức, HGĐ với cộng đồng và những người có liên quan như: khách hàng, đối tác, nhà cung cấp, các tổ chức hiệp hội… (Lin, Coook & Burt, 2001; Chieri, 2007; Yusuf, 2008; Nyqvist & cộng sự, 2013; Shafiei, 2016).


Ở cấp độ vĩ mô: VXH theo khía cạnh cấu trúc và tri nhận thể hiện ở sự tham gia của công dân (tham gia vào các tổ chức cộng đồng, tổ chức tình nguyện, bầu cử, giám sát của công dân với các hoạt động của chính quyền), niềm tin vào thể chế, chính sách, pháp luật, chính quyền… (Woolcook, 1998; Kricha & Sharder, 1999; Akdere & Roberts, 2008; Kapucu, 2011).

Nahapiet & Ghoshal (1998) đề cập đến 3 thành phần của VXH là nhận thức gồm sự chia sẻ (kinh nghiệm, cách làm hay, kiến thức hay thông tin), ngôn ngữ, qui tắc chung (Bitaab, Ghazi Noori & Firoozabadi, 2012) quan hệ thể hiện qua lòng tin, định mức và kỳ vọng (Diani, Prorokh & Mahmoudi, 2012) và cấu trúc thể hiện tổng thể các MQH giữa các cá nhân (Wickramasinghe & Weliwitigoda, 2011; Harandi, 2014).

Krishna & Shrader (1999) đưa ra khung phân tích VXH ở cấp độ vĩ mô và vi mô. Ở cấp độ kinh tế vĩ mô, những vấn đề về thể chế, pháp luật, khung pháp lý, chế độ chính trị, mức độ phân cấp XH và sự tham gia của công dân vào các quá trình xây dựng và thực thi chính sách (Olson, 1982; North, 1990; Bain & Hicks, 1998) được quan tâm và có thể có tác động đến VXH cũng như những vấn đề XH khác. Cấu trúc đề cập đến cấu trúc xã hội, hành động và quyết định của tập thể, trách nhiệm của lãnh đạo. Tri nhận bao gồm: giá trị, niềm tin, thái độ, chuẩn mực XH. Tuy nhiên, khía cạnh cấu trúc không rõ ràng và khó đo lường, vì thế các nghiên cứu trước đây ít chú ý đến khía cạnh này.

Mô hình của Krishna & Shrader (1999) cho rằng, (i) VXH cấu trúc đề cập đến ở các khía cạnh như giá trị, chuẩn mực, cam kết trong các MQH và sự tin tưởng vào các TCXH. Khía cạnh cấu trúc thể hiện MQH gắn bó (MQH mạnh), bắc cầu (MQH yếu) và kết nối (mạng lưới xã hội). Các khía cạnh này được đề cập trong lý thuyết của Granovetter (1995), Burt (2001), Putnam (2002). Khía cạnh tri nhận thể hiện ở lòng tin (cụ thể hay tổng quát) vào các MQH và sự “có đi có lại” giữa các cá nhân (Bourdieu, 1986; Woolcock, 1998; Putnam, 2000).

2.1.5.3. Phân loại vốn xã hội theo chức năng: gắn bó, bắc cầu và kết nối

Vốn xã hội phân theo chức năng thể hiện rõ ràng nhất trong lý thuyết của Putnam (2000). Lý thuyết của Putnam (2000) phát triển dựa trên lý thuyết của Granovetter (1973) và khái niệm VXH của Bourdieu (1986), Coleman (1988). Trung tâm lý thuyết của Putnam dựa vào các MQH xã hội của cá nhân. Theo đó, Putnam (2000) chia VXH theo 3 nhóm: gắn bó, bắc cầu và kết nối.

Xem tất cả 222 trang.

Ngày đăng: 25/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí