Cơ Cấu Thu Nhập Của Hộ Gia Đình Trước Và Sau Tđc

Diện tích các loại đất canh tác của người dân khu TĐC Cân Tôm 2 có sự thay đổi. Tuy nhiên, mức độ thay đổi khác nhau về cả số lượng và chất lượng. Diện tích đất canh tác các loại cây trồng đều giảm xuống và chất lượng đất ở đây cũng có sự thay đổi nhiều hơn, hiện giờ đất canh tác là đất đá thay cho đất thịt màu mỡ và đất phù sa trước kia.

Từ những phân tích trên cho biết sự thay đổi về cơ cấu diện tích đất canh tác của các hộ trước và sau TĐC có sự khác nhau rõ ràng. Với tình trạng diện tích đất ít ỏi và cằn cỗi như vậy, người dân khó có thể đạt mức sản lượng và các sản phẩm hoa màu như trước. Đó là chưa kể, khi cộng đồng đi vào ổn định cuộc sống, dân số gia tăng thì nhu cầu về đất đai cho sản xuất sẽ càng trở nên bức thiết.

Về hoạt động chăn nuôi, theo người dân cho biết tại nơi ở cũ chăn nuôi trâu bò tương đối phát triển, nhờ có diện tích đồng cỏ, bãi chăn thả rộng lớn. Trung bình mỗi hộ có khoảng 5-7 con trâu bò. Nhưng khi chuyển đến khu TĐC Cân Tôm 2, hoạt động chăn nuôi của người dân gặp nhiều khó khăn do thiếu bãi chăn thả và dịch bệnh phát triển phức tạp mà không có cán bộ thú y hướng dẫn bà con cách chăm sóc cho gia súc. Chính vì vậy mà số lượng trâu, bò ở nơi ở mới giảm nhiều so với nơi ở cũ. Ngoài ra số lượng gà, dê, lợn cũng giảm đi so với nơi ở cũ. Đặc biệt là gà, do nơi ở mới thường xuyên xảy ra dịch bệnh, gà hay bị chết nhiều do đó mà nhiều hộ không mặn mà gì với chăn nuôi gà nữa.

Qua những phân tích trên có thể biết được: đời sống của người dân tại nơi ở mới gặp rất nhiều khó khăn và người dân chưa có định hướng mới nhằm phát triển sinh kế của hộ. Vì vậy, áp lực lên TNR tại khu vực xung quanh khu TĐC ngày càng tăng lên.

b. Thu nhập của người dân trước và sau khi TĐC

Với quy mô SXNN bị ảnh hưởng do tác động của thủy điện A Lưới và diện tích đất trồng cây lâm nghiệp bị suy giảm dẫn đến sự thay đổi cơ cấu thu nhập của người dân so với trước khi chuyển đến khu TĐC Cân Tôm 2 (được thể hiện thông qua bảng số liệu 3.10):

Bảng 3.10: Cơ cấu thu nhập của hộ gia đình trước và sau TĐC


Nguồn thu

Trước TĐC

Sau TĐC


Số hộ

Triệu đồng/năm

Số hộ

Triệu đồng/năm

Trồng trọt

50

13,72

50

7,61

Chăn nuôi

50

5,59

50

2,94

Thủy sản

18

3,44

13

1,15

Lâm nghiệp

50

7,86

50

0,06

Khác

49

4,58

50

9,39

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Phân tích hiện trạng sử dụng tài nguyên rừng của người dân tái định cư Cân Tôm 2, thủy điện A Lưới, Thừa Thiên Huế - 9

Nguồn:Tác giả nghiên cứu thực địa, 2014”.


13.02%

38.99%

22.34%

9.78%

15.89%

Trồng trọt

Chăn nuôi Thủy sản Lâm nghiệp Khác



Biểu đồ 3.1: Cơ cấu thu nhập của người dân trước TĐC


44.40%

35.98%

13.90%

Trồng trọt

Chăn nuôi Thủy sản Lâm nghiệp

Khác

0.28%

5.44%


Biểu đồ 3.2: Cơ cấu thu nhập của người dân sau TĐC

Kết quả từ 2 biểu đồ 3.1 và 3.2 cho thấy cơ cấu đóng góp các hoạt động tạo thu nhập của hộ có sự khác nhau giữa hai thời điểm trước và sau TĐC. Trước TĐC (nơi ở cũ) thu nhập chủ yếu của người dân là từ hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp. Tới nơi ở mới cũng gần tương tự, chỉ thay lâm nghiệp bằng hoạt động khác. Tuy vậy, mức độ đóng góp vào cơ cấu các hoạt động tạo thu nhập lại có sự thay đổi về vị trí. Hoạt động tạo thu nhập chính trước kia là trồng trọt còn hiện giờ là hoạt động khác. Sự thay đổi này là vì tới nơi ở mới điều kiện sản xuất khó khăn hơn, diện tích trồng trọt ít hơn rất nhiều, năng suất trên một đơn vị diện tích cũng giảm do đất đai cằn cỗi, khó canh tác, cây trồng vật nuôi sinh trưởng, phát triển kém, dễ bị dịch bệnh. Mặc dù vẫn là hoạt động tạo thu nhập chính nhưng trồng trọt ở đây thực sự chưa mang lại cho người dân hiệu quả kinh tế, sản phẩm từ trồng trọt chưa đủ để phục vụ nhu cầu của gia đình chứ chưa nói đến làm hàng hóa, do đó mà đời sống của người dân khó khăn trăm bề và thiếu đói là một vấn đề bức thiết ở nơi đây.

Hai biểu đồ trên thể hiện sự thay đổi cơ cấu thu nhập của người dân trước và sau khi mất đất rất rõ rệt. Trước khi mất đất, kinh tế của hộ phụ thuộc chủ yếu vào trồng trọt và chăn nuôi (chiếm 54,87%) và lâm nghiệp (chiếm 22,34%). Thu nhập khác chỉ chiếm một phần rất nhỏ khoảng 13,02%. Nhưng sau khi bị mất đất thì trồng trọt và chăn nuôi giảm còn 49,88%. Tuy số % không thay đổi đáng kể nhưng số tiền tương ứng lại ít hơn rất nhiều so với thu nhập từ nơi ở cũ. Cụ thể như sau:

trồng trọt và chăn nuôi ở nơi ở cũ chiếm 54,87% tương ứng với 19,31 triệu đồng/hộ, còn ở nơi ở mới thì số tiền đó chỉ được 10,55 triệu đồng/ hộ. Như vậy, có thể nhận thấy sự chênh lệch lớn trong cơ cấu thu nhập này.

Về lâm nghiệp chỉ còn 0,28% do diện tích cây mới trồng chưa cho thu hoạch và đất xấu nên cây chậm phát triển. Các hoạt động sinh kế khác (làm thuê, dịch vụ…) tăng lên chiếm gần 44,40% trong tổng cơ cấu thu nhập của hộ.

Người dân đã cải thiện kinh tế của hộ gia đình bằng các hoạt động sinh kế khác như: làm thuê, buôn bán tạp hóa, dịch vụ xay xát lúa… Vào những mùa thu hoạch tràm, người dân đi làm thuê vác tràm, bốc vỏ tràm. Trung bình mỗi ngày thu nhập được khoảng 100 – 150 nghìn đồng/ người tùy theo năng suất lao động.

Hoạt động tạo thu nhập trên hộ có sự đa dạng hơn, một số hộ có 4 đến 5 hoạt động tạo thu nhập. Do trồng trọt và chăn nuôi tại nơi ở mới không được bền vững do yếu tố về điều kiện sản xuất khó khăn, dịch bệnh, mất mùa có thể xảy ra và gây thiệt hại nghiêm trọng. Vì vậy, người dân phải đa dạng hóa các hoạt động tạo thu nhập để đảm bảo duy trì cuộc sống khó khăn hiện tại.

3.3.3 Tầm quan trọng của TNR đối với người dân khu TĐC Cân Tôm 2

3.3.3.1 Các sản phẩm người dân khu TĐC Cân Tôm 2 khai thác từ rừng Như đã phân tích ở bảng 3.2 về hiện trạng các loài động thực vật tại rừng A

Lưới. TNR tại khu vực quanh thôn Cân Tôm 2, xã Hồng Thượng có những đặc điểm tương tự với đặc điểm chung của TNR huyện A Lưới. Các loại cây gổ chủ yếu là Lục, Dẻ… còn các loại cây gỗ thuộc nhóm 3 như Chũa, Trò, Lim, Sến, Gõ, Trám, Trâm… còn rất ít hoặc toàn cây con. Cây mây còn tương đối nhiều nhưng chủ yếu là cây non và phân bố sâu trong rừng. Cây đót hiện nay tại khu vực xung quanh thôn Cân Tôm 2 còn tương đối nhiều nhưng số lượng giảm so với những năm trước đây. Ngoài ra khu vực này còn có rất nhiều lá nón do loại cây này có đặc tính tái sinh nhanh. Các loại cây thuốc như nhân trần, hà thủ ô… còn nhiều, người dân thường xuyên vào rừng lấy về để sử dụng hoặc bán lấy tiền.

Về động vật, các loài động vật quý hiếm như hổ, báo, gấu gần như bị tuyệt chủng ở khu vực này. Các loại như hươu, mang, lợn rừng, thỏ, dê… số lượng còn ít.

Theo đánh giá của người dân: nhiều năm trở lại đây không thấy lợn rừng về phá hoa màu như trước. Khỉ ở đây có số lượng nhiều nhưng chúng ở sâu trong rừng. Đôi khi người dân vào rừng lấy củi thấy các đàn khỉ nhở từ 3 – 7 cá thể.

Trước tình hình SXNN gặp nhiều khó khăn do đất đai cằn cỗi, thiếu nước, sâu bệnh…và cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu cơ bản của người dân đang dần xuống cấp thì việc người dân khai thác các sản phẩm từ rừng để cải thiện đời sống của mình là không thể tránh khỏi.

Rừng và cuộc sống của người dân sống gần rừng có một mối quan hệ tương tác với nhau. Rừng được xem như là vốn sinh kế của cộng đồng cũng như người dân địa phương. Rừng cung cấp các loại lâm sản và dịch vụ phục vụ cho đời sống người dân. Người dân khai thác và sử dụng các lâm sản đã gây ra những tác động xấu đến sự phát triển của rừng. Việc khai thác quá khả năng hồi phục của rừng dẫn đến sụ suy giảm tài nguyên rừng, đến lượt nó lại có những ảnh hưởng tiêu cực đến sinh kế của người dân. Vì vậy, để tìm ra những giải pháp thích hợp nhằm cải thiện công tác quản lý rừng và tiến đến mục tiêu quản lý rừng bền vững, phải xem xét sự phụ thuộc giữa sinh kế người dân địa phương với TNR.

Bảng 3.11: Các sản phẩm rừng người dân khai thác



TT


Tên loại SP


Số hộ

TG khai thác

Đối tượng

Sản lượng

(hộ/năm 2013)


Ghi chú

1

Gỗ

23

Mùa khô

Nam

2 – 3 khối

Chủ yếu các loại gỗ nhóm V, dùng để làm nhà

2

Tre, nứa, mây

30

Quanh năm

Nam

0,5 – 1 tấn

Dùng cho gia đình, bán 1 phần

3

Củi

50

Quanh năm

Nữ

20 – 30kg/ lần

Thường xuyên (1-

3 ngày đi 1 lần)

4

Lá nón

20

T5 – T6

dương lịch

Nữ

20 – 40 kg

Nhưng phải đi sâu vào rừng hơn so


5

Đót

23

T12 – T2

năm sau

Nữ

40 – 50 kg

với trước

những

năm

6

Mật ong

7

T4 – T9

Nam

Rất ít, 2 -3 tổ/ mùa

Mỗi tổ từ 3-5 lít mật

7

Cá sông, suối

37

Quanh năm

Nam/ nữ

30kg

Chủ yếu dùng cho gia đình

8

Nấm, măng, rau rừng

50

Khai thác quanh năm

Nữ

50 – 100kg

Theo mùa, chủ yếu dùng cho gia đình

9

Cây thuốc, thảo dược

50

Quanh năm

Nam/nữ

Khó xác định

Khó tìm hơn, khi cầm mới đi lấy

10

Cây cảnh (phong lan, lộc vừng…)

15

Quanh năm

Nam/ nữ

15 – 20 giò

Ngày hiếm

càng

khan

11

Động vật rừng (lợn rừng, nhím, chồn…)

20

Quanh năm

Nam

Rất ít

(có khi 1 tháng được 2-3 con, có khi không được gì)

Số lượng ngày càng khan hiếm, thường đi theo nhóm 3-5 người

Nguồn:Tác giả nghiên cứu thực địa, 2014”. Trước khi chuyển đến khu TĐC Cân Tôm 2, người dân vẫn khai thác các sản phẩm từ rừng để phục vụ cho đời sống của gia đình. Tuy nhiên, họ chỉ khai thác củi, các loại rau rừng… và tần suất đi vào rừng của người dân cũng ít hơn so với nơi ở mới. Lý do mà người dân ít khai thác các sản phẩm rừng là vì họ có cuộc sống ổn định lâu đời tại nơi ở cũ. Đời sống của họ dựa vào trồng trọt, chăn nuôi và trồng cây lâm nghiệp là chủ yếu. Công việc này mang lại cho họ thu nhập ổn định và việc làm

thường xuyên nên họ có ít thời gian để vào rừng.

Tại khu TĐC, khai thác lâm sản để phục vụ cuộc sống là hoạt động sinh kế rất phổ biến của những cộng đồng sống gần rừng. Theo số liệu điều tra (bảng 3.11), 100% gia đình làm nghề nông có khai thác các sản phẩm rừng. Các loại lâm sản được khai thác từ rừng chủ yếu là mật ong, mây, lá nón, củi, rau rừng, động vật rừng, gỗ... Trong đó gỗ và động vật rừng được xem là những sản phẩm phi pháp.

Sản lượng của các loại lâm sản mà người dân khai thác được phụ thuộc nhiều vào thời tiết, số lần đi rừng, trử lượng từng loại và nhu cầu của người dân… Vì vậy, sản lượng khai thác không ổn định và khó thống kê được.

Mây, lá nón, củi là những lâm sản được khai thác phổ biến có vai trò rất quan trọng đối với đời sống người dân. Đối với người dân tộc Pa Cô và Tà Ôi, việc khai thác các sản phẩm rừng đã có từ lâu đời. Khai thác gỗ, động vật rừng quý hiếm được xem là hoạt động phạm pháp, tuy nhiên do đời sống khó khăn nên người dân đã bất chấp. Tình trạng khai thác gỗ lậu, săn bắt động vật quý hiếm vẫn đang tiếp diễn. Những hộ mới tách hộ, nhưng không có điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp do thiếu đất sản xuất, thiếu vốn đầu tư và thiếu kiến thức kỹ thuật. Mưu sinh cho gia đình, không có lựa chọn nào khác, họ phải khai thác gỗ lậu để bán, mặc dù họ vẫn biết đây là hoạt động phạm pháp. Nhưng hiện nay, các loại gỗ ngày càng hiếm và kiểm lâm quản lý chặt chẽ hơn trước nên việc khai thác của người dân gặp nhiều khó khăn.

Ngoài khai thác gỗ trái phép để làm nhà, người dân sử dụng một phần để bán. Lẽ ra các hộ khai thác gỗ để làm nhà phải xin phép xã, Lâm trường, Hạt kiểm lâm và thông thường là nhận được đồng ý vì hàng năm huyện có cấp cho xã chỉ tiêu khai thác gỗ để làm nhà ở. Nhưng họ cho rằng do thủ tục phức tạp nên họ không làm, hơn nữa họ cho rằng việc khai thác gỗ để làm nhà nếu như bị bắt cũng không bị xử phạt. Đây là cơ hội cho các hộ lạm dụng khai thác gỗ trái phép để bán.

Khai thác động vật rừng hầu như đã được nghiêm cấm, nhưng vẫn còn xảy ra phổ biến. Các loài động vật người dân khai thác chủ yếu hiện nay là là rắn, chim, hươu, nai, lợn rừng, mang... Đa số các loài động vật này hiện nay rất khan hiếm. Vì vậy, số lượng người dân săn bắt được là rất ít. Có khi vài tháng mới bắt được 1 con. Số lượng lợn rừng bắt được nhiều hơn so với các loài khác do chúng hay xuất hiện gần khu vực bìa rừng để kiếm ăn. Phương thức khai thác phổ biến là đặt bẫy. Người dân cho rằng, họ chỉ săn bắt những loài động vật không bị cấm, tuy nhiên trong khi đặt bẫy, những động vật quý hiếm cấm khai thác mắc bẫy thì họ cũng bắt. Các loài động vật quý hiếm có giá trị kinh tế rất cao đã khiến người dân bất chấp pháp luật.

Cơ chế quản lý rừng không chặt chẽ đã tạo điều kiện cho các hộ khai thác gỗ trái phép. Chính quyền xã cũng như thôn không có sự ràng buộc về trách nhiệm và quyền lợi trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Nhiều khi xã phát hiện các trường hợp khai thác lâm sản trái phép nhưng họ “làm lơ” không xử lý. Họ cho rằng nếu họ xử lý sẽ thiệt cho dân trong khi xã cũng không có lợi gì vì đó là rừng của các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn. Hầu hết các trường hợp vi phạm được xã xử lý là do Kiểm lâm và các tổ chức phát hiện, báo lên xã và đề nghị xã giải quyết.

Ngoài ra, các loại rau rừng, măng, nấm được người dân khai thác thường xuyên quanh năm. Đây cũng là nguồn thực phẩm chủ yếu của người dân, phục vụ cho bữa ăn hằng ngày. Nếu khai thác được nhiều người dân có thể mang ra chợ bán nhưng thu nhập không đáng kể.

Người dân có tập quán sử dụng củi làm nhiên liệu đun nấu. Trung bình 1-2 ngày họ sẽ vào rừng lấy củi 1 lần. Việc lấy củi thường do phụ nữ trong gia đình đảm nhiệm và đi theo từng nhóm. Mỗi lần, họ lấy từ 20 – 30kg để sử dụng và dự trữ cho mùa mưa. Trử lượng củi ở khu vực gần khu TĐC nhiều hơn so với nơi ở cũ. Vì vậy, việc lấy củi của bà con thuận tiện hơn, không phải đi sâu vào rừng.

Các loại cây thuốc, thảo dược cũng được người dân sử dụng để chữa bệnh theo kinh nghiệm từ xưa của họ. Nhưng khi cần họ mới vào rừng tìm kiếm, hiện nay các loại cây thuốc này cũng khan hiếm và phải đi sâu vào rừng mới tìm thấy được.

Từ những sản phẩm rừng người dân sử dụng, chúng ta thấy rằng: rừng đóng vai trò rất quan trọng đối với đời sống của người dân. Rừng cung cấp chất đốt, thực phẩm (cá, rau rừng…), lá nón, thuốc… phục vụ nhu cầu hàng ngày cho người dân. Đặc biệt trong hoàn cảnh thiếu đất sản xuất do đất xấu và nhiều đá sỏi như hiện nay.

3.3.3.2 Tầm quan trọng của TNR đối với sinh kế của người dân khu TĐC Cân Tôm 2

Qua những phân tích trên chúng ta thấy được: đời sống của người dân ngày càng khó khăn do không có đất sản xuất nông nghiệp, dịch bệnh trong chăn nuôi và cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu cơ bản của người dân đang dần xuống cấp. Vì vậy, đời sống của người dân chủ yếu sống dựa vào rừng. Tuy nhiên, hoạt động khai thác

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí