Khoảng Trống Nghiên Cứu Và Điểm Mới Của Luận Án


ĐTM có tính tương đồng nhau (Hồ Đình Hải, 2013; Châu Hồng Thắng, 2018). Như vậy, nghiên cứu tập trung vào phạm vi vùng ĐTM thuộc tỉnh Long An có thể đại diện cho cả vùng ĐTM. Theo Chính phủ (2013), vùng ĐTM tỉnh Long An gồm 9 đơn vị hành chính là: Thị xã Kiến Tường và 8 huyện: Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Thủ thừa (5 xã), Bến Lức (2 xã) và Đức Huệ. Phạm vi thực hiện của nghiên cứu là tại 7/9 đơn vị hành chính nêu trên, loại trừ huyện Đức Huệ, huyện Bến Lức (chỉ có 2 xã) do hiện nay đã có sự khác biệt khá lớn về điều kiện tự nhiên (Châu Hồng Thắng, 2018; UBND tỉnh Long An, 2020).

Nghiên cứu tập trung vào VXH, việc làmthu nhập của HGĐ đang sinh sống và làm việc tại vùng ĐTM tỉnh Long An. Đối tượng nghiên cứu là các HGĐ đang sinh sống và làm việc tại khu vực ĐTM, tỉnh Long An.

Luận án sử dụng dữ liệu khảo sát của 1.197 hộ gia đình tại vùng ĐTM tỉnh Long An để kiểm chứng mô hình và thang đo nghiên cứu, từ đó tìm ra lời giải cho các câu hỏi nghiên cứu và giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.

1.5. Khoảng trống nghiên cứu và điểm mới của luận án

Qua lược khảo tài liệu (lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm), tác giả nhận thấy, VXH có ba cấp độ: vi mô, trung mô và vĩ mô, nhưng đa phần các nghiên cứu đều tập trung ở cấp độ vi mô (cá nhân), một số nghiên cứu ở cấp độ trung mô thì quan tâm nhiều đến doanh nghiệp mà bỏ qua HGĐ. Đồng thời, VXH có nhiều loại như: VXH gắn bó (bonding), bắc cầu (bridging) và kết nối (linking) nhưng các nghiên cứu trước đây chủ yếu xem xét một hoặc hai loại VXH. Để lấp đầy khoảng trống nêu trên, luận án đặt trọng tâm nghiên cứu VXH của HGĐ (cấp độ trung mô) và đồng thời xem xét VXH của cá nhân (cấp độ vi mô) gắn với hai vấn đề quan trọng của cá nhân, HGĐ là việc làm và thu nhập. Song song đó, luận án còn xem xét VXH theo khung SKBV để có được góc nhìn bao quát hơn về thu nhập của HGĐ gắn với SKBV. Ngoài việc tiếp cận VXH theo cấp độ vi mô và trung mô, luận án còn xem xét ở cả hai khía cạnh của VXH là cấu trúc và tri nhận, trên cả ba loại VXH (gắn bó, bắc cầu và kết nối). Như vậy, hướng tiếp cận của nghiên cứu mang tính toàn diện hơn, nhằm bổ sung vào khung lý thuyết thông qua việc phát triển các thang đo VXH gắn với việc làm, thu nhập, ĐDHTN của HGĐ. Kết quả nghiên cứu cũng góp phần giải tỏa phần nào những tranh luận của các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam và các nước.


Nghiên cứu này tiến hành xây dựng thang đo VXH gắn với việc làm và thu nhập của HGĐ, mà các lý thuyết hay nghiên cứu trước chưa đề cập đến, chưa đo lường bằng dữ liệu định lượng. Để đảm bảo thang đo mới hình thành có tính khoa học, phù hợp với thực tiễn và gắn với chủ đề nghiên cứu, luận án thực hiện nghiên cứu định tính (hội thảo và thảo luận chuyên gia), sau đó dùng dữ liệu thực tế để kiểm chứng thang đo. Sau cùng, luận án còn tiến hành thảo luận nhóm HGĐ trong phạm vi nghiên cứu, thảo luận chuyên gia để làm rõ hơn kết quả nghiên cứu và thực tiễn vốn xã hội, việc làm, thu nhập, ĐDHTN của HGĐ.

Luận án tiếp cận theo xu hướng nghiên cứu liên ngành – một xu hướng nghiên cứu mới của thế giới hiện nay. Bằng việc ứng dụng lý thuyết vốn xã hội vào giải thích những vấn đề kinh tế, những phát hiện của luận án cũng góp phần bổ sung vào kho tàng khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu xã hội và kinh tế.

Nghiên cứu dựa vào các lý thuyết nền, cùng với việc thảo luận, thu thập ý kiến chuyên gia, để đưa ra các thang đo VXH mới phù hợp với khung phân tích VXH gắn với việc làm và thu nhập của HGĐ. Sau đó, dùng dữ liệu thực tiễn đủ lớn, đảm bảo đủ tin cậy nhờ cách chọn mẫu xác suất để kiểm chứng thang đo. Vì thế, các thang đo VXH gắn với việc làm và thu nhập được hình thành, từ đó bổ sung cơ sở khoa học cho các nhà nghiên cứu khi chọn lựa hướng tiếp cận này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Kết quả nghiên cứu đã minh chứng MQH giữa vốn xã hội – việc làm – thu nhập mà những nghiên cứu trước đây chưa đồng thời giải quyết. Đồng thời, kết quả này cũng giúp cho cộng đồng dân cư, chính quyền các cấp có những phương cách giúp gia tăng thu nhập của cá nhân, HGĐ và kinh tế địa phương theo hướng bền vững, phát triển kinh tế song hành cùng phát triển XH ngày một văn minh, hiện đại và bền vững.

Tóm lại, những đóng góp mới của luận án là:

Vốn xã hội tác động đến việc làm và thu nhập của hộ gia đình - 5

(i) Luận án phát hiện những loại vốn xã hội khác nhau (theo hai cấp độ vi mô, trung mô ở cả hai khía cạnh cấu trúc và tri nhận) có tác động khác nhau đến việc làm, thu nhập và ĐDH thu nhập của HGĐ. Điểm này chưa được các nghiên cứu trước xem xét đến.

(ii) Luận án nghiên cứu vốn xã hội trên cả hai khía cạnh cấu trúc và tri nhận. Đồng thời, luận án xem xét cả vốn xã hội của cá nhân (vi mô) và vốn xã hội của HGĐ


(trung mô). Những nghiên cứu trước chưa xem xét VXH đồng thời cả hai khía cạnh và hai cấp độ như hướng tiếp cận của luận án.

(iii) Các nghiên cứu về vốn xã hội ở cấp độ trung mô trước đây đã bỏ qua cấp độ hộ gia đình. Trọng tâm của luận án là nghiên cứu vốn xã hội của hộ gia đình nhằm lấp đầy khoảng trống này.

(iv) Luận án ứng dụng cả lý thuyết vốn xã hội, kinh tế học và cả khung SKBV để tìm hiểu và giải quyết vấn đề nghiên cứu. Do đó, luận án cung cấp khung phân tích khá toàn diện về MQH giữa vốn xã hội, việc làm và thu nhập của HGĐ. Luận án cũng góp phần bổ sung làm giàu thêm tri thức của nhân loại, cụ thể là bổ sung thêm tri thức về MQH của vốn xã hội, tầm quan trọng và vai trò của nó trong quá trình phát triển kinh tế HGĐ, chính sách phát triển theo khung SKBV. Đồng thời, kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các HGĐ, chính quyền có những chiến lược, chính sách đảm bảo sinh kế của HGĐ theo hướng phát triển bền vững hơn. Luận án nghiên cứu vốn xã hội gắn với việc làm, thu nhập và ĐDHTN nên kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng khoa học mang tính khách quan giúp cho cá nhân, HGĐ, cộng đồng dân cư và các nhà quản lý có được những cơ sở để đề ra những hoạt động, những phương thức hay chính sách giúp nâng cao thu nhập, cải thiện việc làm và đảm bảo SKBV.

(v) Hướng tiếp cận của luận án chưa được nhiều nghiên cứu quan tâm thực hiện thỏa đáng, các lý thuyết cùng nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và Việt Nam còn có nhiều tranh luận, chưa thống nhất được thang đo lường. Vì thế, luận án xem xét bổ sung, hiệu chỉnh các thang đo nghiên cứu cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Kết quả phân tích dữ liệu và kiểm chứng thang đo góp phần bổ sung thang đo nghiên cứu VXH với việc làm và thu nhập của HGĐ.

1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

Luận án góp phần giải quyết những điểm còn đang tranh luận trong các lý thuyết về vốn xã hội và vốn kinh tế hiện nay. Vốn xã hội như là một bức tranh trừu tượng và đa sắc đa cạnh, vì thế có không ít lý thuyết và nghiên cứu trên thế giới đã tiếp cận và thực hiện nghiên cứu thực nghiệm để đưa ra khung lý thuyết, thang đo lường nhưng vẫn còn có khá nhiều tranh luận và phản bác. Những tranh luận phần lớn xuất phát từ hướng tiếp cận của các nghiên cứu. Vốn xã hội có hai khía cạnh và ba cấp độ, các nghiên cứu chỉ tiếp cận một khía cạnh nên khó giải thích hết những vấn đề nghiên cứu, nên có khác biệt


trong kết quả nghiên cứu là điều hiển nhiên. Để giải quyết những tranh luận này, luận án tiếp cận theo hướng vốn xã hội gắn với việc làm và thu nhập của HGĐ đồng thời xem xét trên cả hai khía cạnh của VXH. Đồng thời, luận án còn xem xét thêm yếu tố đa dạng hóa thu nhập (ĐDHTN) của HGĐ, khác với những nghiên cứu trước đây chỉ tập trung giải quyết một trong hai vấn đề và hầu như chỉ xem xét VXH của cá nhân.

Các lý thuyết về vốn xã hội và kinh tế đều có những nét đặc sắc riêng biệt, những điểm khác biệt nhất định. Mỗi lý thuyết đều tập trung vào những khía cạnh khác nhau, vì thế dù áp dụng cùng một khung lý thuyết nhưng các nhà nghiên cứu XH hay kinh tế đều phát hiện ra những điểm mới khác nhau, tùy thuộc vào góc nhìn và thực tế áp dụng. Những năm gần đây, các nhà kinh tế học có khuynh hướng sử dụng kết hợp các lý thuyết ở nhiều lĩnh vực khác nhau để xem xét, lý giải một vấn đề thực tế. Từ đó, cách tiếp cận “liên ngành” đang dần dần được hình thành. Theo xu hướng đó, nghiên cứu này áp dụng lý thuyết vốn xã hội và lý thuyết kinh tế học để nghiên cứu hành vi KTXH của cá nhân, HGĐ cụ thể là việc làm và thu nhập. Kết quả nghiên cứu được kỳ vọng sẽ góp phần hình thành, củng cố và phát triển xu hướng nghiên cứu “liên ngành”, giải quyết những vấn đề kinh tế khác nhau bằng các loại vốn xã hội khác nhau. Đồng thời, luận án góp phần mở ra những hướng nghiên cứu mới cho các nhà nghiên cứu trong tương lai.

Do hướng tiếp cận vấn đề khá mới, các lý thuyết cùng với các nghiên cứu đã thực hiện trước đây chưa thống nhất nên luận án thực hiện nghiên cứu định tính để bổ sung, hiệu chỉnh một số thang đo cho phù hợp với vấn đề nghiên cứu. Để đảm bảo thang đo dùng trong nghiên cứu phù hợp với thực tiễn, có tính tin cậy cao, luận án dùng dữ liệu sơ cấp để kiểm chứng các thang đo VXH trong MQH với việc làm và thu nhập – hai điều được coi là quan trọng nhất đối với người lao động (NLĐ) trong xã hội. Với bộ dữ liệu đủ lớn và độ tin cậy cao, nghiên cứu góp phần nhìn nhận, giải thích hợp lý hơn các vấn đề kinh tế trong MQH với xã hội và lý giải hợp lý nhất những hành vi cá nhân NLĐ. Kết quả nghiên cứu của luận án mang lại một vài đóng góp mới cho khoa học và thực tiễn như sau:

(1) Về giá trị khoa học: Luận án nghiên cứu các loại vốn xã hội khác nhau (trên cả hai khía cạnh của vốn xã hội) trong MQH với việc làm, thu nhập và ĐDHTN của HGĐ. Kết quả nghiên cứu của luận án nhằm xác định tác động khác nhau giữa các loại vốn xã hội đến kinh tế của HGĐ (việc làm, thu nhập và ĐDHTN). Luận án kỳ vọng bổ


sung thêm lý thuyết về kinh tế trong MQH với XH mà cụ thể là vốn xã hội. Nghiên cứu cũng hình thành thang đo phù hợp với chủ đề nghiên cứu. Điều này góp phần bổ sung các thang đo về VXH của HGĐ, khung phân tích VXH với hai khía cạnh quan trọng của cá nhân và HGĐ nói riêng, của nền kinh tế nói chung. Đồng thời, luận án còn xem xét thêm yếu tố ĐDHTN của HGĐ theo khung SKBV. Kết quả nghiên cứu giúp kiểm chứng các hoạt động sinh kế của HGĐ theo khung SKBV của DFID. Nghiên cứu phân tích, đánh giá tác động của VXH đến việc làm và thu nhập của cá nhân, HGĐ giúp các nhà nghiên cứu nhận dạng thêm những yếu tố phi tài chính khác, từ đó những vấn đề nghiên cứu mới được khám phá thêm, bổ sung thêm những kiến thức mới cho nền tri thức chung của nhân loại.

(2) Về ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án là một minh chứng khoa học để các nhà hoạch định chính sách KTXH ở Việt Nam có thể đề ra những chính sách phù hợp giúp tăng thu nhập của HGĐ; củng cố, nuôi dưỡng và gia tăng VXH, từ đó góp phần phát triển KTXH, nâng cao hiệu quả việc làm, thu nhập của dân cư và quản lý xã hội ngày một tốt hơn. Luận án cung cấp một minh chứng khoa học cho việc giảm các rủi ro của HGĐ do tác động của các yếu tố từ môi trường xã hội, từ đó giúp HGĐ đảm bảo SKBV nhờ vào VXH, đảm bảo các chính sách phát triển KTXH hiệu quả và bền vững hơn. Đặc biệt, qua quá trình kiểm chứng thang đo VXH, việc làm, thu nhập tại vùng ĐTM tỉnh Long An, kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho chính quyền địa phương nhận dạng chính xác các tác động của VXH đến việc làm, thu nhập của người dân, HGĐ trên địa bàn tỉnh, từ đó đưa ra các chính sách hiệu quả để nâng cao đời sống của nhân dân. Đồng thời, nghiên cứu về VXH cũng giúp chính quyền có thể hoạch định những chính sách KTXH phù hợp hơn, đảm bảo SKBV cho người dân, công tác quản lý xã hội tốt hơn, đảm bảo thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quản lý xã hội cùng với phát triển KTXH.

1.7. Kết cấu luận án

Bố cục của luận án bao gồm 5 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan. Phần trọng tâm của chương này trình bày bối cảnh nghiên cứu, mục tiêu, câu hỏi, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, khoảng trống và điểm mới (phát hiện mới) của luận án. Phần ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn cùng kết cấu của luận án cũng được giới thiệu trong chương này.


Chương 2: Cơ sở lý luận và khung phân tích tác động của VXH đến việc làm và thu nhập của HGĐ. Đây là phần khung sườn của nghiên cứu. Trọng tâm chính của chương là lược khảo các lý thuyết liên quan để xây dựng nền tảng khoa học cho việc đề ra mô hình và giả thuyết nghiên cứu.

Chương 3: Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu. Từ khung phân tích, mô hình nghiên cứu đề xuất, luận án thiết kế qui trình nghiên cứu, hoàn chỉnh thang đo nghiên cứu theo góp ý của chuyên gia. Phương pháp thu thập và qui trình phân tích dữ liệu cũng được trình bày trong chương này.

Chương 4: Kết quả phân tích dữ liệu. Chương bốn trình bày kết quả nghiên cứu theo trình tự thực hiện nghiên cứu và các bước của qui trình phân tích dữ liệu đã nêu ở chương 3. Nội dung chương này giúp cung cấp bằng chứng thực tiễn về VXH gắn với việc làm và thu nhập của HGĐ.

Chương 5: Kết luận và khuyến nghị. Chương này gồm có hai nội dung chính là kết luận và khuyến nghị: (i) tóm tắt lại quá trình nghiên cứu, các kết quả đạt được (có so sánh kết quả với mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu). (ii) từ các kết quả đó, kết hợp với thực tiễn, một số khuyến nghị liên quan đến VXH, việc làm và thu nhập của HGĐ được đề xuất. Cuối cùng, luận án cũng nêu ra những hạn chế nhằm gợi mở những hướng nghiên cứu mới cho các nhà nghiên cứu khác có theo quan tâm thực hiện.


CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHUNG PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA VỐN XÃ HỘI ĐẾN VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNH‌

Trọng tâm của chương 2 là hệ thống lại các lý thuyết vốn xã hội, các lý thuyết kinh tế cùng các nghiên cứu trước đây có liên quan đến chủ đề nghiên cứu của luận án. Từ quá trình hệ thống đó, tác giả chọn ra những lý thuyết phù hợp để đề khung phân tích (mô hình) và giả thuyết nghiên cứu.

2.1. Các khái niệm

2.1.1. Vốn xã hội

Vốn xã hội là một khái niệm có ảnh hưởng đến lĩnh vực khoa học XH trong thế kỷ 19. Khái niệm và khung đo lường vốn xã hội là chủ đề còn có nhiều tranh luận của các nhà nghiên cứu vì sự liên quan của nó đến nhiều khía cạnh, tính phức tạp của quan hệ XH, chuẩn mực XH (Schuller, Baron & Field, 2000). Định nghĩa vốn xã hội được đưa ra bởi các học giả hàng đầu như Granovetter, Bourdieu, Burt, Lin, Nahapiet & Ghoshal, Adler & Kwon (Bourdieu, 1980; Burt, 1992; Völker & Flap, 1999; Lin, 2001). Vốn xã hội có sự khác biệt về kích thước, tính chất, khía cạnh và cấp độ nên tạo ra sự khác biệt lớn giữa các khái niệm (Coleman, 1988; Putnam, 1993). Các nghiên cứu thường sử dụng khái niệm của Bourdieu (1986), Coleman (1988), Adler & Kwon (1998) vì tính rõ ràng của nó (Volker & Flap, 1999; Paldam, 2000; Bhandari & Yasunobu; 2009).

Bourdieu (1986) định nghĩa VXH là tổng hợp các nguồn lực hiện có hoặc tiềm năng tạo thành mối liên kết các thành viên trong một nhóm, nhằm hỗ trợ mỗi thành viên với nguồn “vốn tập thể”. Bourdieu (1986) cũng khẳng định, VXH không sẵn có, nó là kết quả của một quá trình nỗ lực không ngừng của cá nhân trong một thời gian dài để thiết lập và củng cố các MQH xã hội. Các thành viên trong XH khó có thể đạt được các mục tiêu của mình nếu hành động riêng lẻ, họ phải tương tác, hợp tác với nhau để đạt các mục tiêu nhất định của mỗi cá nhân (Gordon, 2002). Đây là nền tảng của các lý thuyết về VXH vì qua sự tương tác đó, các MQH (chất lượng, số lượng, cấu trúc) được hình thành (Field, 2008). Các MQH XH có thể đến từ họ hàng thân thuộc, hàng xóm láng giềng, cơ quan/công sở… và được duy trì sử dụng lâu dài (Bourdieu, 1986).


Định nghĩa của Coleman (1988) về VXH có điểm giống với Bourdieu (1986). Coleman (1988) cho rằng “VXH” là giá trị của “các khía cạnh của cơ cấu xã hội” đối với một cá nhân, là “tài nguyên” mà họ có thể sử dụng để đạt được lợi ích cho bản thân. Cả Bourdieu (1986) và Coleman (1988) đều đồng ý rằng VXH thể hiện ở MQH XH giữa cá nhân trong tập thể (trong nhóm) nhằm đạt được lợi ích chung. Tuy nhiên, nếu Bourdieu quan tâm đến VXH như một nguồn vốn kinh tế cho các cá thể trong hàng loạt các bối cảnh xã hội, thì Coleman lại quan tâm đến VXH trong quan hệ gia đình và cộng đồng.

Adler & Kwon (1998) đưa ra khái niệm VXH rõ ràng và rộng hơn khái niệm của Bourdieu (1986) và Coleman (1988). Theo Adler & Kwon (1998), VXH là sự tin cẩn, sự tuân thủ (phong tục, qui tắc, luật lệ) và mạng lưới XH (có thể là những hiệp hội, liên hệ gia tộc…). Những “thứ đó” thường có tác động tích cực đối với XH và mang lại những lợi ích thiết thực cho cho những ai sở hữu nó (Adler & Kwon, 2002).

Bản chất của “vốn xã hội” thể hiện ở ba điểm là: (i) tương tự những loại vốn khác, VXH có thể tích lũy từ những nguồn lực khác (Coleman, 1988) với mong muốn sẽ làm tăng thêm các lợi ích trong tương lai (Cooper, 1999). (ii) VXH được dùng trong nhiều việc khác nhau. (iii) VXH cũng có thể được chuyển thành những loại vốn khác (Cooper & Andrew, 1988).

Khái niệm của Bourdieu (1986), Coleman (1988) và Adler & Kwon (1998) có những điểm khác biệt nhưng cũng có điểm tương đồng là: (i) VXH giống như các nguồn vốn khác nên sẽ đem đến những lợi ích cho những ai đầu tư và sở hữu nó; (ii) VXH là mạng lưới các MQH xã hội. MQH tích cực giữa các cá nhân như một chất keo kết dính các thành viên trong XH (Festinger, Schachter & Back, 1950; Lott & Lott, 1965; Frank & Yasumoto, 1998); (iii) Lòng tin là yếu tố then chốt giúp hình thành, phát triển MQH.

Như vậy, VXH được thể hiện qua MQH giữa các thành viên trong xã hội. Mạng lưới XH của mỗi cá nhân rất đa dạng (trong gia đình, ngoài gia đình, các tổ chức có liên quan, chính quyền...). MQH được xây dựng trên niềm tin (sự tin cậy), sự tuân thủ các quy tắc, luật lệ của tổ chức hay cộng đồng. Trong luận án này, VXH được xem xét trên góc độ cá nhân, HGĐ. Vì thế, VXH dựa trên những điểm tương đồng trong các khái niệm của Bourdieu (1986), Coleman (1988), Adler & Kwon (1998).

2.1.2. Việc làm và sự hài lòng về việc làm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/02/2024