Cơ Sở Hạn Tầng Và Chính Sách Phát Triển Du Lịch

những phong tục tập quán và lễ hội độc đáo nơi đây đã tạo ra sự hấp dẫn cuốn hút riêng biệt cho mảnh đất này.

a) Lễ hội chợ tình Khâu Vai


Có thể thấy đây là một phiên chợ rất đặc biệt, gọi là chợ nhưng ở

đây không có người mua cũng không có người bán, chỉ có chuyên tình yêu, là nơi gặp gỡ của người lỡ dở tình duyên và gần đây phiên chợ này còn là nơi trao gửi tình cảm của những đôi trai gái yêu nhau, bày tỏ tình cảm cho

nhau. giờ đây còn là nơi gặp gỡ của tất cả mọi người đã có gia đình và

chưa có gia đình. Những người tới với lễ hội mang trên mình những bộ

trang phục đủ mầu sắc của người dân tộc Mông, Dao, Giáy, Tày, Nùng v.v. Khiến cả phiên chợ như một rừng hoa nhiều mầu.

Đây là phiên chợ đặc biệt, chỉ tổ chức một năm một lần vào ngày 27 tháng 3 âm lịch hằng năm. Trai gái đến đây chỉ để nói trao những lời yêu thương. Già thì gặp bạn tình xưa, trẻ thì tìm người tình mới. Một khung cảnh thật ấm cúng và hạnh phúc. Người đàn ông ngồi thổi đàn môi, khèn bè; phụ nữ bên bếp lửa hát ví hát đối những điệu dân ca. Chợ tình Khâu Vai một nét văn hoá thật đẹp, luôn mang lại những điều hấp dẫn cho du khách tới thăm và cùng tham gia.

b) Lễ hội nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Lễ hội nhảy lửa là một lễ hội được xem là một lễ hội mang đầy sự huyền bí, hoang sơ. Lễ hội được tổ chức vào hàng năm khi mùa màng đã thu hoạch xong. Trong phần lễ hội, đồng bào sẽ nhảy múa trên than hồng bằng đôi chân trần nhằm trừ ma tà, cầu cho mùa màng tươi tốt, gia súc đầy đàn, con cháu được khoẻ mạnh.

Lễ vật cúng tế gồm một bát hương, một chiếc đàn sắt, một con gà, mười chén rượu, tiền giấy. Một đống lửa lớn được đốt lên và thầy mo bắt đầu làm lễ. thời gian làm lễ kéo dài 1h đến 2h đồng hồ. Sau khi cúng các

Tìm hiểu tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Hà Giang - 8

thanh niên Pà Thẻn như được tiếp thêm sức mạnh và lòng quả cảm đầy thần bí, họ nhẩy vào đống than hồng trong vòng 3 - 4 phút, không hề sợ hãi hay cảm thấy bỏng rát gì. Một người có thể nhảy vào đống lửa 3, 4 lần và qua đó thể hiện sức mạnh, khéo léo của đồng bào dân tộc Pà Thẻn.

Du khách đến với lễ hội có thể cùng tham gia để cảm nhận được sự huyền bí, hoang sơ và linh thiêng của lễ hội này. Đây cũng được coi là tâm điểm của du khách khi muốn khám phá những nét đẹp trong phong tục của người dân tộc miền núi phía Bắc nói chung.

c) Lễ hội Gầu tào của người Mông

Lễ hội Gầu tào là một lễ hội độc đáo của người dân tộc Mông. Lễ hội phong phú về thành phần tham gia có thể ở một gia chủ, nhiều gia chủ, về nơi tổ chức có thể ở một bản hoặc nhiều bản cùng chung sống tại một khu vực mà gia đình đã lựa chọn mỗi dịp Tết Nu Tra (tết Mông) hằng năm.

Từ mùng 3 đến mùng 5 chọn ngày tốt, giờ tốt, chủ nhà tiến hành khai hội. Dưới chân cây nêu đã được chuẩn bị từ trước là một cây tre to cao chủ

nhà chỉ nói một vài lời mang tính chất tuyên bố, ngay sau đó hát hội bắt

đầu. Nội dung của lời bài hát chủ yếu là ngợi ca, chúc tụng hoặc giao

duyên tình cảm. Ngoài ra còn có các trò chơi dân gian và các nội dung sinh hoạt văn hoá: hát giao duyên, sú giàng (khèn môi), sú kềng (thổi khèn bè), sinh tiền (múa gậy), sú kình (múa khèn). Sau màn múa hát, hằng trăm người

toả

khắp quả

đồi, dưới đồng ruộng cạn, dọc đường đi .v.v. Với các lễ

phục sắc mầu rực rỡ, vòng cổ, vòng tay lấp lánh, tiếng gọi cùng tiếng nói râm ran, đặc biệt nhiều loại nhạc cụ nhiều hình thức trên tay, trên vai v.v. Những màn múa hát này sẽ kéo dài đến hết lễ hội tuỳ theo kế hoạch mà gia chủ đề ra. Các loại hình sinh hoạt văn hoá của dân tộc Mông rất đa dạng và đặc sắc. Ở đó ta thấy thể hiện đúng chất Mông của vùng đất phía Tây. Tuy nhiên những thay đổi của xã hội ngày càng phức tạp thì những bản sắc văn

hoá nguyên sơ

của người dân tộc Mông có phần bị

mai một, vì thế cần

được bảo vệ và giữ gìn để phát huy hơn nữa đời sống tinh thần của đồng bào người Mông.

d) Lễ cúng thần rừng của dân tộc Pu Péo

Đây là lễ hội có từ lâu đời của dân tộc Pu Péo, tồn tại và phát triển cùng nhiều thế hệ người Pu Péo, là nét sinh hoạt tín ngưỡng dân gian, gắn

với đời sống triết lý đa thần của cư dân nông nghiệp như: Thần Suối,

Thần Sông, Thần Núi, Thần Rừng, Thần Cây v.v. đã tạo ra sắc thái văn hoá

riêng trong đời sống cộng đồng. Buổi lễ diễn ra ở khu rừng cấm - rừng

thiêng ở đầu bản. Người Pu Péo luôn hiểu rằng, giữ rừng là giữ nước, cầu thần nước là cầu thần rừng. Bởi vậy, vào ngày tết trai gái ở bản Pu Péo nô nức kéo nhau ra suối gánh nước vàng, nước bạc vè nhà cầu may.

Trong thời gian một ngày, với không khí lễ hội tưng bừng, đoàn kết.

Phần lễ đã được các nghệ nhân dân gian dân tộc Pu Péo thực hiện nghiêm

túc đảm bảo đúng yêu cầu truyền thống của lễ cúng thần rừng. Phần hội

được nhân dân tham gia hưởng ứng sôi nổi, tham gia vào những trò chơi

dân gian: nhảy cóc, đánh yến, kéo co v.v. Bên cạnh đó còn có các tiết mục múa hát các làn điệu dân ca, hát đối đáp được các nghệ nhân dân gian trình bày, nội dung các bài hát, điệu múa thể hiện phong phú cuộc sống hằng ngày của người dân tộc Pu Péo.

đ) Lễ hội cầu mùa của dân tộc Dao

Hàng năm cứ vào đúng ngày Tỵ tháng Giêng âm lịch, người dân tộc Dao lại chuẩn bị cho lễ hội truyền thống của dân tộc mình - lễ hội cầu mùa. với nghi thức hết sức đơn giản nhưng lễ hội cầu mùa mang một ý nghĩ hết sức sâu sắc và thiêng liêng đó là sự mở đầu cho một năm mùa màng bội thu, cầu mong mưa thuận gió hoà, mong mọi sự bình yên, thi đua bảo vệ rừng, phát triển sản xuất, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc, loại bỏ những hủ tục lạc hậu.

Bên cạnh lễ hội cầu mùa, đồng bào người dân tộc Dao có một số tín ngưỡng về thần linh, ma quỷ và một số tục lệ thờ cúng truyền từ thế hệ

này sang thế hệ khác, một trong những tục thờ cúng ấy là Lễ cấp sắc. Lễ

cấp sắc được coi là một nghi lễ không thể thiếu trong vòng đời người dân tộc Dao, được tổ chức vào dịp cuối năm, và đây là lễ hội không thể thiếu dành cho người đàn ông dân tộc Dao và với người Dao người đàn ông khi được cấp sắc mới được coi là người đàn ông trưởng thành, được làm nghề cúng bái và được giao tiếp với cõi âm.

e) Lễ hội cầu mưa của người Lô Lô

Đây lễ hội cầu mưa của đồng bào Lô Lô mang tín ngưỡng phồn thực khá phổ biến của cư dân nông nghiệp. Đồ tế lễ trong trong hội cầu mưa phải có rượu, ngô, chó, gà, một thanh kiếm, một bát nước, bốn chén rượu, bốn ống hương bằng tre tượng trưng cho bốn phương trời. Cúng xong, dân bản cùng nhau múa hát xung quanh bàn lễ. Những làn điệu dân ca Tế Phua, Tế La, hồ La Tế v.v. ngày hội cầu mưa, là ngày hội mà nhiều người cùng gặp mặt nói chuyện với nhau: người già gặp nhau nói chuyện nhà, chuyện trồng cấy, chọn rể, chọn dâu. Thanh niên gặp nhau nói chuyên đôi lứa hẹn hò, đây cũng là dịp tìm người yêu qua câu hát giao duyên, bằng tiếng sáo cờ lé, sáo đôi. Các cô gái Lô Lô rực rỡ trong trang phục đầy mầu sắc, hoa văn kết hợp với nhiều đồ trang sức lóng lánh càng tôn thêm vẻ đẹp cho các cô gái.

Mọi hình thức sinh hoạt của người Lô Lô trong ngày hội chủ yếu là tập trung cho lễ hội cầu mưa. Đồng bào Dao tâm nguyện, cầu khấn ước ao những hạt mưa rơi xuống tưới cho cánh đồng ngày càng xanh tốt, cầu cho dân bản ngày càng ấm no và hạnh phúc.

Văn hoá Phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc Hà Giang rất phong phú và đa dạng không chỉ bởi nó mang đặc trưng của nhiều dân tộc

trên toàn tỉnh mà đó còn là bởi những điểm đặc biệt mà không ở đâu có

được tạo nên sự hấp dẫn và lôi cuốn cho những du khách tới thăm quan và cùng tham gia vào những lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc miền núi phía Bắc. Bản sắc văn hoá dân tộc vùng núi cao nguyên không chỉ là vẻ đẹp tinh thần của đồng bào các dân tộc mà còn là điểm hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của du khách cùng các chuyên gia tới thăm quan, tìm hiểu đóng góp ý

kiến cho sự phát triển của nền văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc, cần

được giữ gìn và phát huy hiệu quả tiềm năng của tỉnh, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của Hà Giang trong tương lai

f) Chợ vùng cao

Chợ vùng cao phổ biến ở tất cả các huyện của tỉnh Hà Giang với nét

văn hóa đặc sắc. Trong đó, chợ vùng cao Đồng Văn là một trong những

điển hình. Chợ Đồng Văn thuộc xã Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Đến đây, du khách sẽ có dịp được chiêm ngưỡng phong cảnh núi rừng

trùng điệp ngút tầm mắt và tìm hiểu thêm về lối kiến trúc Việt - Hoa của ngôi chợ cổ Đồng Văn.

Chợ Đồng Văn là nơi giao thương của đồng bào các dân tộc như:

Tày, Nùng, Hán, Mông, Hoa, Dao, Kinh… Chợ họp vào ngày chủ nhật hàng tuần và các ngày lễ, tết trong năm. Chợ nằm dưới chân núi Đồn Cao, ngay bên cạnh khu phố cổ Đồng Văn. Toàn khu chợ được thiết kế theo lối kiến trúc Việt - Hoa và có sự giao thoa rất tinh tế hợp với phong thủy miền cao nguyên: những dãy cột đá ba bốn người ôm được đục đẽo rất đẹp; khu chợ

bề thế, vững chãi giữa lòng chảo thung lũng cao nguyên Đồng Văn như

một nét chấm phá đầy ấn tượng. Từng đoàn người nô nức, dắt díu nhau về chợ: người đi bộ thì mang theo gùi rau, quả, lồng gà, lồng chim, con trâu,

con bò; người đi xe đạp, xe máy thì ở đằng sau xe là những tải hàng hóa

hay những chú lợn... còn những người khác thì xúng xính trong những bộ trang phục dân tộc từ các bản làng xa xuống chơi chợ. Tất cả có vẻ như đều rất phấn khởi, hồ hởi vì sau những ngày làm việc mệt mỏi, đến cuối

tuần, họ lại được tụ họp tại đây để cùng trao đổi, thưởng thức những sản phẩm của vùng quê mình.

2.2.4. Văn hóa ẩm thực vùng cao Hà Giang

Ẩm thực là một trong cá nhân tố tạo ra sức hấp dẫn du lịch. Đến với Hà Giang, du khách sẽ được thưởng thức các món ăn đặc trưng của vùng sơn cước và cùng với đó là được hòa vào trong văn hóa ẩm thực của đồng bào các dân tộc nơi đây.

- Thắng cố: Nói đến Thắng cố, ai cũng biết đó là đặc sản, là một món

ăn truyền thống của người dân tộc Mông ở các huyện vùng cao Hà Giang

cũng như ở miền núi phía Bắc. Nếu người miền xuôi tự hào vì có phở, thì người miền núi cũng tự hào vì có thắng cố. Trời càng lạnh, thắng cố càng ngon, thêm bát rượu ngô ấm nồng với người miền núi thực không có gì sánh bằng.

Thắng cố

được chế

biến từ

nguyên liệu tổng hợp của con bò, dê

vùng cao gồm: toàn bộ đầu, chân, các loại thịt bạc nhạc và nội tạng cùng các gia vị đặc sắc (thảo dược) ăn cùng với mèn mén, bánh ngô nướng, với người Mông, Thắng cố không chỉ là món ăn ngon, thể hiện sự khéo léo và sành ăn, mà còn là nét đẹp văn hóa của đồng bào

- Mèn mén: Được chế biến từ nguyên liệu bột ngô xay vùng cao, sau nhiều công đoạn chế biến trở thành món ăn độc đáo và hấp dẫn. Hương thơm, vị đượm, rất bùi và ngậy. Món ăn này gắn bó với đồng bào vùng cao từ bao đời nay, đây là loại thực phẩm được dùng hàng ngày và trong các dịp

lễ tết ăn rất ngon và no lâu. Mèn mén chế biến khá dễ dàng nhưng khi

thưởng thức món ăn, phải theo một quy tắc ăn hợp lý thì mới cảm nhận được vị thơm ngon của món ăn. Đây là món ăn khô nên trong bữa ăn không

thể thiếu bát nước canh (thường là canh rau cải, canh bí hoặc canh gà),

cách ăn của người Mông là ăn từ từ, nhai kỹ và kèm theo nước canh hoặc thức ăn cùng một lúc, để tránh bị ngẹn.

- Thịt bò khô Đồng Văn: Nguyên liệu chính là thịt bò sạch, có hàm lượng chất dinh dưỡng cao của cao nguyên đá Đồng Văn. Thịt bò tươi sau khi được ướp ủ các gia vị, treo hong khói để khô trên sàn bếp củi.. Quan trọng nhất trong chế biến món đặc sản này là phải chọn được miếng thịt

ngon, đưa vào tẩm

ướp đúng gia vị và đủ

lượng, rồi treo sản phẩm lên

nóc bếp hong khói nhiệt độ vừa đủ và thêi gian lâu ngày sao cho thớ thịt quắt lại và chín dần vào trong. Nhược điểm duy nhất là thịt ngót rất

nhiều, càng để lâu thịt càng ngót, trung bình phải 3 kg thịt bò tươi mới

được 1 kg bò khô, trong vòng từ 4 – 6 tháng.

- Thịt lợn hun khói: Được chế biến từ thịt lợn ba chỉ. Sau khi tẩm, ướp các gia vị, thịt được treo trên khu đốt lửa cho đến khi khô (thường treo từ nửa năm cho đến một năm). Lúc lấy xuống dùng thì miếng thịt gần như đã chín từ bên trong, người dân chỉ việc sơ chế qua là có thể dùng được luôn. Khi thưởng thức có vị ngọt rất thơm ngon và không "ngấy".

Thịt lợn hun khói ở đây mang đậm phong vị núi rừng, ăn rồi mới thấy khác. Hằng năm cứ đến mùa đông người dân mới chọn những miếng thịt lợn ngon về, thái mỏng, rồi treo lên gác bếp. Thông thường, người ta chỉ dùng thịt lợn ba chỉ, đôi khi là thịt mông, vai. Các món ăn được chế biến từ thịt lợn hun khói ngon hơn so với các loại thịt lợn không treo nóc bếp, bởi miếng thịt chắc, không bị nát, có mùi thơm rất đặc trưng.

- Cháo hầm

ấu tầu với chân giò lợn: Được nấu từ

một loại thuốc

quý và gạo nếp cái hoa vàng của đồng bào dân tộc vùng cao, cháo ấu tẩu Hà Giang vị bùi, dẻo và thơm đặc biệt. Cháo có tác dụng chữa bệnh tốt, và

là đặc sản chỉ có ở miền núi phía Bắc. Những đầu bếp lâu năm cho biết,

món cháo bắt nguồn từ một vị thuốc của đồng bào vùng cao. Củ ấu có chất độc, thường ngâm rượu để thoa lên các vết thương kín. Nhưng qua bàn tay

chế

biến, vị

thuốc này đã được chế

biến thành món ăn ngon, lại có tác

dụng chữa bệnh. Trườc kia, đây là món cháo "giải cảm" đơn giản của đồng bào dân tộc thiểu số. Sau này, người dân Hà Giang thêm một số gia vị, phụ gia khác, nấu thành món cháo "đặc sản" của vùng cao nguyên đá.

- Ngoài ra còn các món ăn như lạp sườn treo gác bếp, măng cuốn thịt

(măng đắng), đồ uống có rượu ngô Thanh Vân, Chè Shan Tuyết, các loại

dược liệu như thảo quả, mật ong bạc hà….

2.3. Cơ sở hạn tầng và chính sách phát triển du lịch

2.3.1. Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải

a) Hệ thống đường quốc lộ: Trên địa bàn tỉnh Hà Giang có 4 tuyến

quốc lộ đi qua, đây là những tuyến giao thông huyết mạch của tỉnh với

tổng chiều dài qua địa bàn 458 km, cụ thể như sau:

- Quốc lộ 2: Được nâng cấp xong năm 2004 (đoạn từ Đoan Hùng - thị xã Hà Giang) là đường cấp 3 miền núi được trải thảm bê tông nhựa toàn tuyến với tải trọng H30 - XB80. Tổng chiều dài đi qua địa phận tỉnh Hà Giang là 108 km,là tuyến đường quan trọng nhất nối Hà Giang với thủ đô Hà Nội và các tỉnh miền xuôi.

- Quốc lộ 4C (cung đường mang tên Hạnh phúc trước đây), có chiều dài 204 km, điểm đầu tại thị xã Hà Giang, điểm cuối xã Niêm Sơn (Mèo Vạc), đi qua 4 huyện vùng cao phía Bắc là Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc, hiện nay đã được nâng cấp rải nhựa.

- Quốc lộ 34: Có chiều dài 73 km, điểm đầu từ cột mốc Km 0 thị xã

Hà Giang đi qua huyện lỵ Bắc Mê, điểm cuối thuộc Bản Tính xã Yên

Phong (Bắc Mê), toàn tuyến đã được nâng cấp, rải nhựa đi lại thuận tiện.

- Quốc lộ 279: Tổng chiều dài 73 km.

b) Hệ thống đường tỉnh và huyện: Hiện nay sở Giao thông vận tải Hà Giang đang quản lý và duy tu bảo dưỡng 10 tuyến với chiều dài 460 km còn lại 39 tuyến với chiều dài 1.204 km do các huyện quản lý. Trong đó: Một số tuyến đường quan trọng đã được nâng cấp rải nhựa trong thời gian qua như: Đường Tân Quang (Km 244 QL2) - Hoàng Su Phì - Xín Mần, đường Yên Minh - Mậu Duệ - Mèo Vạc; đường Xín Mần - Mốc 5, đường Na Khê -

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/06/2023