Đánh Giá Chung Về Việc Điều Chỉnh Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Của Việt Nam Trước Xu Thế Hình Thành Các Hiệp Định Thương Mại Tự Do Tại Châu Á


c) Thuế giá trị gia tăng

Theo Luật bổ sung, sửa đổi một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng vào ngày 17/6/2003 thì nhà ĐTNN không phải nộp thuế giá trị gia tăng đối với: “Thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp; thiết bị, máy móc, vật tư, phương tiện vận tải thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; máy bay, dàn khoan, tàu thủy thuê của nước ngoài thuộc loại trong nước chưa sản xuất được dùng cho sản xuất kinh doanh; thiết bị, máy móc, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ dầu khí”.

3.4.2. Ưu đãi về ngoại hối

a) Quy định về mở tài khoản

Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 chỉ cho phép xí nghiệp có vốn ĐTNN mở tài khoản tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài đặt tại Việt Nam (Điều 17). Theo đó, các xí nghiệp có vốn ĐTNN không được mở tài khoản tại ngân hàng ở nước ngoài. Trên thực tế, từ năm 1992 trở về trước, có không ít dự án đầu tư xin được mở tài khoản tại ngân hàng ở nước ngoài, nhất là đối với phần vốn vay tại nước ngoài. Người cho vay chỉ cho vay khi khoản vay này mở tài khoản ở ngân hàng tại nước ngoài. Các nhà đầu tư cho rằng đây là một thông lệ quốc tế và rất cần thiết cho hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, do có nhiều khó khăn, phức tạp trong quản lý nên nếu cho phép thì cũng chỉ giới hạn trong một số ít trường hợp đặc biệt cần thiết. Do đó, Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi năm 1992 đã sửa đổi, bổ sung theo hướng cho phép xí nghiệp có vốn ĐTNN mở tài khoản bằng tiền Việt Nam và tiền nước ngoài tại Ngân hàng Việt Nam hoặc tại Ngân


hàng liên doanh hoặc tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài đặt ở Việt Nam. Trong trường hợp đặc biệt được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận, xí nghiệp có vốn ĐTNN được phép mở tài khoản vốn vay tại Ngân hàng ở nước ngoài (Điều 17). Tiếp đó, Luật Đầu tư 2005 quy định rõ ràng và cụ thể hơn, không chỉ bó hẹp đối với đối tượng là “xí nghiệp có vốn ĐTNN” mà mở rộng ra cho tất cả các “nhà đầu tư”, trong đó “Nhà đầu tư được mở tài khoản ngoại tệ và tài khoản tiền đồng Việt Nam tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam. Trong trường hợp được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận, nhà đầu tư được mở tài khoản tại ngân hàng ở nước ngoài” (Điều 61).

b) Vấn đề cân đối ngoại tệ

Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996 đã luật hóa quy định về việc Nhà nước hỗ trợ về cân đối ngoại tệ cho các công trình hạ tầng, sản xuất hàng thay thế hàng nhập khẩu thiết yếu và các công trình đặc biệt khuyến khích khác, mà đã được quy định trong Nghị định 18/CP ngày 16/4/1993 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đồng thời mở rộng ra cho các hình thức đầu tư nói chung, chứ không như quy định trong Nghị định 18/CP trước đây là việc cân đối ngoại tệ chỉ áp dụng cho xí nghiệp liên doanh. Đây là một sự mở rộng diện bảo đảm hỗ trợ của Nhà nước về cân đối ngoại tệ, điều mà các nhà đầu tư rất quan tâm khi quyết định đầu tư. Hiện nay, theo Luật Đầu tư 2005, Chính phủ sẽ bảo đảm cân đối hoặc hỗ trợ cân đối ngoại tệ đối với một số dự án quan trọng trong lĩnh vực năng lượng, kết cấu hạ tầng giao thông, xử lý chất thải (Điều 16).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

3.5. Chính sách thu hút FPI

a) Về quy định các ngành nghề người nước ngoài được mua cổ

Điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam trước xu thế hình thành hiệp định thương mại tự do tại châu Á Thái Bình Dương - 12

phần

Theo Quyết định số 260/2002/QĐ-BKH ngày 10/5/2002 về việc ban

hành danh mục các ngành nghề người nước ngoài được mua cổ phần trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã ban hành 35 ngành nghề thuộc các


lĩnh vực: Nông, lâm, ngư nghiệp; Công nghiệp, chế biến; Du lịch khách sạn và nhà hàng; Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc; Hoạt động khoa học công nghệ, y tế, giáo dục.

b) Về quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài

Trước đó, theo Quyết định 36/2003/QĐ-TTg, nhà ĐTNN được phép góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam ở mức tối đa là 30% vốn điều lệ. Tuy nhiên, việc ban hành Nghị định số 139/2007/NĐ-CP vào ngày 5/9/2007 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp đã

„mở‟ ra rất nhiều. Theo đó, tất cả các tổ chức là pháp nhân, gồm cả doanh nghiệp có vốn ĐTNN, không phân biệt nơi đăng ký trụ sở chính và mọi cá nhân, không phân biệt quốc tịch và nơi cư trú, đều có quyền góp vốn, mua cổ phần với mức không hạn chế tại doanh nghiệp, trừ một số trường hợp (công ty cổ phần niêm yết, doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện do pháp luật chuyên ngành quy định; doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ áp dụng theo Biểu cam kết về thương mại dịch vụ với WTO. Ngay trong Biểu cam kết dịch vụ với WTO, Việt Nam đã cam kết: “ Một năm sau khi gia nhập, hạn chế 30% cổ phần nước ngoài trong việc mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được loại bỏ, ngoại trừ đối với việc góp vốn dưới hình thức mua cổ phần trong các ngân hàng thương mại cổ phần và các ngành không cam kết trong biểu cam kết này”.

Trong đó, về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài trên thị trương chứng khoán, từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời, Chính phủ đã ban hành 3 Quyết định:

Quyết định 139/1999/QĐ-TTg được ban hành vào ngày 30/12/1999

- Các tổ chức, cá nhân nước ngoài được nắm giữ tối đa 20% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức phát hành, chứng chỉ quỹ đầu tư của một Quỹ đầu tư chứng khoán trong đó một tổ chức nước ngoài được nắm giữ tối đa 7% và một cá nhân nước ngoài được nắm giữ tối đa là 5%.


- Các tổ chức, cá nhân nước ngoài được nắm giữ tối đa 40% tổng số trái phiếu đang lưu hành của một tổ chức phát hành, trong đó một tổ chức nước ngoài được nắm giữ tối đa 10% và một cá nhân nước ngoài được nắm giữ tối đa là 5%.

- Phần vốn góp của tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài tham gia vào công ty chứng khoán liên doanh tối đa không quá 30% vốn điều lệ của công ty chứng khoán liên doanh.

Quyết định 146/2003/QĐ-TTg ngày 17/7/2003

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài mua, bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam được nắm giữ tối đa 30% tổng số cổ phiếu niêm yết của một tổ chức phát hành.

- Tỷ lệ góp vốn của tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài trong Công ty Chứng khoán liên doanh hoặc Công ty Quản lý Quỹ liên doanh tối đa là 49% vốn điều lệ.

Quy định này đã thúc đẩy giao dịch của nhà ĐTNN tăng đột biến vào thời điểm cuối năm 2003, chiếm tới 28% tổng khối lượng giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Quyết định 238/QĐ-TTg được ban hành ngày 29/2/2005

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam được nắm giữ tối đa 49% cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch của Quỹ đầu tư chứng khoán, không giới hạn tỷ lệ nắm giữ đối với trái phiếu lưu hành của tổ chức lưu hành.

- Tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần, góp vốn liên doanh thành lập thị trường chứng khoán hoặc công ty quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán tối đa là 49% vốn điều lệ.

Như vậy, tỷ lệ tham gia của nhà ĐTNN đã tăng từ 30% đến 49%. Đây là một quy định có tính chiến lược trong việc thu hút ĐTNN vào thị trường


chứng khoán. Quyết định này là một trong những lý do khiến dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy mạnh vào Việt Nam từ năm 2006 đến nay.


4. Đánh giá chung về việc điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam trước xu thế hình thành các hiệp định thương mại tự do tại Châu Á

- Thái Bình Dương

Trong thời gian qua, việc điều chỉnh chính sách thu hút ĐTNN nhìn chung đã mang lại những thay đổi đáng kể đối với việc thu hút ĐTNN, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Từ mức đóng góp trung bình 6,3% của GDP trong giai đoạn 1991-1995, khu vực doanh nghiệp có vốn ĐTNN đã đóng góp khoảng 10,3% GDP trong giai đoạn 1996-2000. Trong thời kỳ 2001-2005, tỷ trọng trên đạt mức trung bình là 14,6% GDP (năm 2005 đạt khoảng 15,5% GDP) và trong hai năm 2006 và 2007, khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đóng góp trên 17% GDP [23]. Đặc biệt, khu vực ĐTNN ngày càng thể hiện vai trò của mình trong đóng góp vào sự tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua. Từ năm 2003, kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đã chiếm hơn 50% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt 39.826,2 triệu USD trong đó khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đạt 23.013,9 triệu USD chiếm 54,7% [38]. Việc điều chỉnh chính sách thu hút ĐTNN đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH. Tuy nhiên, chính sách thu hút ĐTNN còn bộc lộ những hạn chế sau:

4.1. Chính sách liên quan đến việc cấp giấy phép thành lập các dự án ĐTNN

Hiện Việt Nam đang áp dụng hai chế độ đăng ký cấp giấy phép đầu tư và thẩm định cấp giấy phép đầu tư. Mặc dù, Việt Nam đã nới lỏng điều kiện để đăng ký cấp giấy phép đầu tư, cho phép các dự án dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện được đăng ký cấp giấy phép đầu tư. Tuy nhiên, chính sách này vẫn chưa khuyến khích được các dự án đòi hỏi có nguồn vốn cao, quy mô lớn. Thủ tục thẩm định, cấp giấy phép đầu tư tuy đã được chú ý cải tiến nhưng vẫn còn rất phức tạp. Thời gian thẩm định vẫn còn dài do phải thống nhất ý kiến giữa các bộ, ngành. Việc cấp giấy phép


cho các nhà ĐTNN còn nhiều bất cập. Theo điều tra của Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) vừa được công bố vào ngày 24/01/2008 thì còn có những quy định phức tạp, gây tốn kém cho nhà ĐTNN. Theo điều tra này, ước tính 50% số giấy phép và giấy phép con không hợp pháp, hơn 2.900 loại giấy phép không hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật. Trong khi đó, vẫn có 22 loại công cụ pháp lý gây nhầm lẫn, trùng lặp, tạo gánh nặng cho nhà đầu tư [41].

4.2. Các chính sách về vốn và kiểm soát của nước ngoài

Quy định hiện nay là tổ chức, cá nhân nước ngoài mua, bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam được nắm giữ tối đa 49% tổng số cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch của một tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên các trung tâm giao dịch chứng khoán. Quy định này hạn chế khả năng kiểm soát của nhà ĐTNN đối với doanh nghiệp qua kênh thị trường chứng khoán.

Bên cạnh đó, nhà ĐTNN mới chỉ được phép sở hữu 30% vốn điều lệ của ngân hàng Việt Nam. Quy định này không thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư chiến lược là ngân hàng nước ngoài đối với khối ngân hàng cổ phần, vì toàn bộ các ngân hàng cổ phần có quy mô vốn nhỏ (chưa quá 500 tỷ đồng Việt Nam), trong khi một nhà đầu tư chiến lược chỉ được nắm giữ mức tối đa là 15% vốn điều lệ (chỉ là cổ đông thiểu số).

4.3. Các chính sách trong quá trình thực hiện các dự án ĐTNN

a) Hạn chế ngành nghề kinh doanh trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN

Việc giới hạn 35 ngành nghề được phép bán cổ phần cho nhà ĐTNN gây ra những tình huống khó xử như [40]:

- Doanh nghiệp Việt Nam sau khi bán cổ phần cho nhà ĐTNN theo quy định hiện hành, do nhu cầu mở rộng kinh doanh và sự sinh tồn của doanh nghiệp thì được phép mở rộng các ngành nghề mà pháp luật không cấm (theo


Luật Doanh nghiệp) nhưng có thể những ngành nghề này lại thuộc ngành nghề không được phép bán cổ phần cho nhà ĐTNN.

- Doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh nhiều ngành nghề, trong đó có ngành nghề phụ chiếm tỷ trọng doanh thu thấp nhưng ngành nghề này lại không có trong Danh mục những ngành nghề được phép bán cổ phần cho nhà ĐTNN. Vì thế, doanh nghiệp loại này không có cơ hội bán cổ phần cho nhà ĐTNN.

Những bất cập trên đây khiến cho nhà ĐTNN e ngại khi muốn mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam vì lo sợ doanh nghiệp có thể vi phạm luật lệ hiện hành hoặc việc kinh doanh của doanh nghiệp bị bó buộc trong một số ngành nghề sẽ hạn chế sự phát triển.

Ngoài ra, việc hạn chế ngành nghề được phép bán cổ phần cho nhà ĐTNN khiến cho một số ngành nghề đòi hỏi công nghệ cao, đòi hỏi tiếp thu vốn, công nghệ của nước ngoài để có điều kiện thành lập và phát triển doanh nghiệp, chẳng hạn như ngành quản lý tài sản (các dịch vụ quản lý nợ, tài sản, bất động sản, dịch vụ định giá doanh nghiệp, định mức tín nhiệm, dịch vụ mua bán nợ, đòi nợ), dịch vụ tư vấn kiến trúc đô thị, dịch vụ tư vấn phát triển cơ sở hạ tầng,chưa được phép gọi vốn từ nhà ĐTNN. Bên cạnh đó, một số ngành nghề đòi hỏi phải huy động vốn lớn như phát triển các nhà máy điện, nước, sản xuất thép, phát triển cơ sở hạ tầng,cũng chưa nằm trong danh mục ngành nghề được phép bán cổ phần cho nhà ĐTNN.

b) Mức thuế suất thuế TNDN 28% còn chưa có tính cạnh tranh so với các nước trong khu vực [39]

Nghiên cứu thông tin quốc tế cho thấy mức thuế suất thuế TNDN hiện hành (28%) là cao hơn so với các nước trong khu vực có điều kiện cơ sở hạ tầng, môi trường đầu tư thuận lợi hơn. Mức thuế suất này tại Singapore là 19%, Philipines 30%, Trung Quốc 25%. Vì thế, Chính phủ cần sớm sửa đổi theo hướng hạ mức thuế suất phổ thông 28% xuống 25%, đồng thời bỏ thu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2022