Nhóm Chính Sách Tạo Điều Kiện Cho Người Nghèo Ổn Định, Phát Triển Sản Xuất, Việc Làm, Tăng Thu Nhập.

5. Hậu quả của tình trạng nghèo.


Người nghèo là vấn đề mang tính chất toàn cầu, tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải quan tâm đến vấn đề giảm nghèo trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Nghèo thường đi đôi với thất nghiệp, suy dinh dưỡng, mù chữ, vị thế thấp của phụ nữ, rủi ro về môi trường, thiếu các dịch vụ về y tế và xã hội kể cả dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình… chúng ta có thể tóm lược những ảnh hưởng của nghèo trên ba phương diện là:

 

Thứ nhất, ảnh hưởng của tình trạng nghèo tới phát triển kinh tế.Thứ hai, đối với vấn đề chính trị - xã hội.Thứ ba, đối với các vấn đề về văn hoá.

Thứ nhất, ảnh hưởng của tình trạng nghèo tới phát triển kinh tế.


Nghèo đi liền với lạc hậu, chậm phát triển là trở ngại lớn đối với phát triển. Thông qua hiện trạng nghèongười ta thường nhận thấy sự phát triển chậm của lực lượng sản xuất, sự lạc hậu của kỹ thuật, trình độ thấp kém của phân công lao động xã hội. Nó dẫn tới năng xuất lao động xã hội mức tăng trưởng kinh tế luôn ở những chỉ số thấp. Thất nghiệp gia tăng, thu nhập không


đủ cho chi dùng vật phẩm tối thiểu, do đó càng không thể có điều kiện chi dùng cho những nhu cầu văn hoá tinh thần để vượt qua ngưỡng tồn tại sinh học, vươn tới việc thoả mãn nhu cầu phát triển chất lượng con người. Đó là hiện trạng nghèo về kinh tế của dân cư.

Nhìn từ góc độ xã hội, tình trạng nghèo của dân cư biểu hiện qua tỷ lệ lao động thất nghiệp (tuyệt đối và tương đối), chỉ số về tổng số sản phẩm quốc nội, thu nhập bình quân theo đầu người, mức độ thấp kém của đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội, kể cả phát triển giáo dục, khoa học - kỹ thuật, văn hoá và các lĩnh vực khác y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng và phúc lợi xã hội. Tình trạng nghèo càng gay gắt thì phát triển kinh tế càng bị kìm hãm. Trình độ phát triển càng chậm chạp thì càng thiếu điều kiện và khả năng từ bên trong để khắc phục nghèo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Thứ hai, đối với vấn đề chính trị - xã hội.


Thực trạng công tác giảm nghèo huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh năm 2013 - 5

Tình trạng nghèo về kinh tế sẽ ảnh hưởng đến các mặt xã hội chính trị. Các tệ nạn xã hội phát sinh như chộm cắp, cướp giật, ma tuý, mại dâm... đạo đức bị suy đồi, an ninh xã hội không được đảm bảo đến một mức nhất định có thể dẫn đến rối loạn xã hội. Nếu tình trạng nghèo không được chú ý giải quyết, tỷ lệ và cấp độ của tình trạng nghèo vượt quá giới hạn an toàn sẽ dẫn đến hậu quả về mặt chính trị, ở mức cao hơn là khủng hoảng chính trị, đặc biệt nguy cơ “diễn biến hoà bình” và “chiến tranh biên giới mềm”.

Tình trạng nghèo về kinh tế luôn dẫn tới những sức ép căng thẳng về chính trị xã hội. Trong quá trình hội nhập sự lệ thuộc của nước nghèo đối với nước giàu là điều khó tránh khỏi, bắt đầu từ kinh tế rồi xâm nhập vào văn hoá, hệ tư tưởng và chính trị. Thực tế đã cho thấy, trong điều kiện nền kinh tế thế


giới đã quốc tế hoá nhưngày nay, mỗi quốc gia, dân tộc chỉ có thể giữ vững chế độ chính trị độc lập tự do chủ quyền của mình với một tiềm lực kinh tế khá mạnh. Ngày nay, không một quốc gia, dân tộc nào có thể giải quyết được các vấn đề phát triển trong một mô hình đóng kín, biệt lập như một ốc đảo. Muốn phát triển được phải mở cửa, hội nhập hợp tác song phương và đa phương nhưng phải trên cơ sở giữ vững chủ quyền và không đánh mất bản sắc dân tộc. Do đó, chỉ khi nào làm chủ chiến lược và sách lược phát triển, định hình những điều kiện và bước đi trong chiến lược phát triển và có thể khai thác mọi nhân tố tiềm lực từ bên trong nhằm vào nhân tố tiềm lực từ bên trong nhằm vào mục tiêu phát triển thì quá trình tham gia hợp tác cạnh tranh với bên ngoài thì mới có tác dụng tích cực, hiệu quả và đạt tới sự phát triển bền vững. Tình trạng nghèo của dân cư (nhất là các tầng lớp cơ bản của xã hội ) đang là lực cản kinh tế - xã hội lớn nhất đối với các nước nghèo hiện nay trong quá trình phát triển. Và không có khuôn mẫu duy nhất nào có thể sao chép, áp dụng hệt như nhau cho việc giải quyết bài toán kinh tế - xã hội này.

Thứ ba, đối với các vấn đề về văn hoá.


Từ tình trạng nghèo về kinh tế dẫn tới tình trạng nghèo văn hoá. Nguy cơ này rất tiềm tàng và thực sự là một chướng ngại vật đối với sự phát triển không chỉ ở từng người, từng hộ gia đình mà còn cả cộng đồng, kìm hãm sự phát triển xã hội.

Ở một trình độ phát triển thấp, tình trạng nghèo về kinh tế là sự nổi trội gay gắt nhất. Do đó mục tiêu phấn đấu là đạt được sự giàu có. Nhưng sự giàu có chỉ thuần về vật chất, kinh tế mà vắng bóng sự phát triểnvăn hoá, tinh thần, sự định hướng giá trị sẽ chỉ kích thích tính thiển cận, chủ nghĩa thực dụng, sự


thiếu hụt hoặc lệch chuẩn về mặt nhân văn, nhân cách con người .… Đi vào lối sống, sự sùng bái giàu có vật chất có nguy cơ phát triển cái xấu, cái ác, làm nghèo nàn biến dạng cái chân thiện mỹ. Nếu tình trạng đó xảy ra ở lớp trẻ sẽ càng nguy hại, đẩy tới sự nghèo nàn, cằn cỗi, về văn hoá nhân cách. Nó kìm hãm sự phát triển không kém gì lực cản nghèo về kinh tế, thậm chí còn tệ hại hơn vì nó thấm lâu vào những yếu tố phản phát triển, chứa chấp các mầm mống của bệnh hoạn, suy thoái.

Tóm lại, tất cả những yếu tố này tạo ra tỷ lệ sinh, tử và bệnh tật tăng cao, năng suất lao động thấp. Nghèo liên quan chặt chẽ đến việc phân bổ dân cư không hợp lý và phân bố tài nguyên, môi trường, xây dựng cơ sở cho sự phát triển bền vững trong tương lai. Tăng trưởng kinh tế lâu bền trong khuôn khổ phát triển bền vững là yếu tố cơ bản để xóa đói giảm nghèo. Do vậy, nghèo là tiền đề cho việc thiếu cơ hội, học vấn thấp và ngược lại. Chính vì thiếu cơ hội và học vấn thấp làm cho người đó khó khăn trong tìm kiếm việc làm, dẫn tới thất nghiệp, thu nhập thấp khiến họ không có cái ăn, mắc bệnh không có tiền chữa bệnh và tử vong. Cuối cùng rơi vào tình trạng nghèo. Đó là một vòng luẩn quẩn, người nghèo khó có thể thoát ra khỏi đó. Do vậy, để đảm bảo quốc kế dân sinh và trật tự xã hội, chính phủ và xã hội cần phải giúp người nghèo thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn nghèo.


6. Luật và các chính sách giảm nghèo tại Việt Nam.

 

6.1. Nhóm chính sách tạo điều kiện cho người nghèo ổn định, phát triển sản xuất, việc làm, tăng thu nhập.6.2. Nhóm chính sách hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội.

6.1. Nhóm chính sách tạo điều kiện cho người nghèo ổn định, phát triển sản xuất, việc làm, tăng thu nhập.

6.1.1. Tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo.


Là chính sách tạo điều kiện cho người nghèo được tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi, để cho hộ nghèo có sức lao động, có nhu cầu vay vốn mua sắm vật tư, thiết bị, giống cây trồng, vật nuôi; thanh toán các dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh tự tạo việc làm, tăng thu nhập; hoặc để giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở, điện thắp sáng, nước sạch và học tập; trang trải các chi phí để đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.

6.1.2. Dạy nghề cho người nghèo


Là đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 của quốc gia. Trong đó ưu tiên dạy nghề cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo ở khu vực nông thôn, các xã khó khăn, đặc biệt khó khăn, nơi chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang phát triển công nghiệp và đô thị hóa, các xã điểm xây dựng nông thôn mới.

Kết hợp với ưu tiên cho người nghèo sau khi học nghề được vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia về việc làm.

6.1.3. Khuyến nông, khuyến công và hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật, kiến thức về tổ chức sản xuất, tổ chức cuộc sống.

Là chính sách củng cố hệ thống khuyến nông cơ sở. Đưa ra cơ chế phù hợp về tổ chức, đào tạo, tập huấn và sử dụng đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở, khuyến nông thôn bản trong việc giúp đỡ, hướng dẫn các hộ gia đình vay


vốn, sử dụng nguồn vốn, tổ chức sản xuất, cách chi tiêu trong gia đình để đảm bảo cuộc sống.

Đồng thời, chính sách tăng cường bồi dưỡng, tư vấn, nâng cao kiến thức kỹ thuật canh tác, kinh nghiệm sản xuất, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật theo hướng sản xuất hàng hóa nhất là đối với các sản phẩm là thế mạnh của các địa phương, ở các xã điểm xây dựng nông thôn mới, hộ nghèo làm nông nghiệp có lao động, có tư liệu sản xuất nhưng thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm sản xuất, cách thức tổ chức cuộc sống.

Bên cạnh đó, chính sách phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong việc tuyên truyền, vận động hộ nghèo đổi mới cách thức làm ăn và sinh hoạt gia đình, quan hệ xã hội.

6.1.4. Hỗ trợ ổn định sản xuất, việc làm cho hộ nghèo.


Là chính sách hỗ trợ sản xuất cho hộ nghèo, ưu tiên hộ nghèo có phụ nữ, người tàn tật, người dân tộc thiểu số, hộ di dân tái định cư, hộ chính sách người có công nghèo. Trong đó tập trung chỉ đạo thực hiện tốt một số chính sách hỗ trợ hộ nghèo, người nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu và các thôn, bản đặc biệt khó khăn phát triển kinh tế lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và phát triển ngành nghề; hỗ trợ giống để chuyển đổi vật nuôi, cây trồng có giá trị kinh tế cao; hỗ trợ lãi suất, vật tư, dịch vụ phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp, dịch vụ thu y, phòng dịch; thực hiện các dự án di dân tái định cư, để tạo cơ hội cho người nghèo ổn định sản xuất, việc làm, phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng địa phương.


6.2. Nhóm chính sách hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội.

6.2.1. Hoạt động truyền thông giảm nghèo.


Thực hiện các chương trình phát thanh - truyền hình, các ấn phẩm truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền chủ trương, chính sách giảm nghèo của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm giảm nghèo của các cấp, của người dân; đồng thời, phổ biến những kinh nghiệm, mô hình giảm nghèo có hiệu quả trên địa bàn đó.

Bên cạnh đó, xây dựng và phát triển mạng lưới cán bộ tuyên truyền, báo cáo viên giảm nghèo từ cấp trung ương đến tỉnh, huyện và xã.

6.2.2. Chính sách hỗ trợ người nghèo tiếp cận với các dịch vụ về y tế.


Thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ nghèo và hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế theo Luật bảo hiểm y tế. Thực hiện các chính sách hỗ trợ người nghèo khi đi khám chữa bệnh dài ngày hoặc phải chuyển tuyến.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cho các Trạm Y tế xã, đi đôi với hoàn thiện cơ cấu tổ chức, năng lực cán bộ y tế cấp xã, thôn bản, để người nghèo tiếp cận với các dịch vụ y tế thuận lợi, có chất lượng.

6.2.3. Chính sách hỗ trợ người nghèo tiếp cận với các dịch vụ giáo dục.


Căn cứ vào Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 thực hiện miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với con, em hộ nghèo theo học tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các Trường học để trẻ em nói


chung và trẻ em con hộ nghèo, cận nghèo và hộ dân tộc thiêu số nghèo nói riêng có điều kiện học tập thuận lợi.

6.2.4. Chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở.

Căn cứ trên danh sách số hộ nghèo có khó khăn về nhà ở theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015, để triển khai thực hiện hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở bằng tiền mặt đối với nhà xây mới là 40.000.000 đồng và nhà sửa chữa, nâng cấp là 20.000.000 đồng.

Đồng thời, triển khai thực hiện chương trình đầu tư xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp; quy hoạch điểm dân cư nông thôn theo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.

6.2.5. Chính sách an sinh xã hội, trợ giúp người nghèo.


Thực hiện trợ cấp hàng tháng theo chính sách của nhà nước cho người nghèo thuộc đối tượng bảo trợ xã hội (người già, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt..).

6.2.6. Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo


Đây là đề án thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo hiểu biết được quyền, nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp cận các chính sách trợ giúp của Nhà nước, vươn lên thoát nghèo.

6.2.7. Chính sách quan tâm hỗ trợ phụ nữ nghèo.


Thực hiện tăng cường phát triển nguồn lực, đào tạo nghề cho phụ nữ nghèo, ưu tiên tạo việc làm, tăng thu nhập cho phụ nữ nghèo, tạo điều kiện


cho chủ hộ nghèo là phụ nữ tiếp cận đầy đủ với các chính sách, chế độ của Nhà nước và bình đẳng trong các dịch vụ xã hội cơ bản; Hỗ trợ phụ nữ nghèo làm kinh tế, tạo việc làm và giảm nghèo thông qua việc mở rộng huy động vốn và hình thành Quỹ tín dụng hỗ trợ phụ nữ nghèo; thành lập các tổ hợp tác nhằm tạo việc làm cho phụ nữ nghèo và hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất - kinh doanh.

6.2.8. Các chính sách trợ giúp khác


Ban hành cơ chế, chính sách của tỉnh để thưởng cho các hộ gia đình vươn lên thoát nghèo. Khen thưởng kịp thời dòng họ; thôn, xóm, bản; xã, phường, thị trấn; huyện, thành phố có nhiều thành tích trong công tác giảm nghèo giúp cho việc giảm nghèo đảm bảo nhanh và bền vững.

7. Một số mô hình giảm nghèo trên thế giới và tại Việt Nam.

 

7.1. Trên thế giới.7.2. Tại Việt Nam.

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 04/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí