Các Lý Thuyết Về Vốn Xã Hội, Việc Làm Và Thu Nhập


Vốn xã hội gắn bó (bonding) dùng để chỉ những MQH giữa những người có các đặc điểm tương đồng nhau ví dụ như họ hàng thân tộc, vị trí XH giống nhau ví dụ như hàng xóm, bạn bè, người cùng nghề, đồng nghiệp (Putnam, 2000; Ostrom, 2000; Babaei, Ahmad & Gill, 2012; Zhu & cộng sự, 2014). VXH gắn bó có ảnh hưởng mạnh mẽ và tích cực hơn VXH bắc cầu và kết nối trong trường hợp các cá nhân có tham gia vào các hoạt động ở nơi sinh sống (Babaei, Ahmad & Gill, 2012). VXH gắn bó thể hiện cấu trúc MQH mạnh, những MQH trong mạng lưới đóng và mang tính phi chính thức, có tính chất hướng nội (Putnam, 2000). Loại VXH này thường mang tính hỗ trợ tinh thần nhiều hơn vật chất, tạo điều kiện cho các cá nhân trong mạng lưới tiếp cận nguồn lực trong mạng lưới (Putnam, 2000; Babaei, Ahmad & Gill, 2012). Lòng tin vào các MQH này thường rất mạnh mẽ, mức độ liên hệ rất chặt chẽ, gần gũi và gắn bó. MQH này rất bền chặt và như có một chất keo vô hình kết chặt những thành viên này lại với nhau (Sobel, 2002; Li, Pickles & Savage, 2005). Mặt trái của VXH gắn bó là lòng tin và MQH mang tính “cục bộ” do chỉ giới hạn trong mạng lưới MQH đóng, vì thế giới hạn khả năng tiếp cận nguồn lực ngoài nhóm (Putnam, 2000).

Khác với VXH gắn bó, VXH bắc cầu (bridging) có tính chất hướng ngoại, cho phép kết nối nhiều người hơn, có thể mang tính chính thức hoặc phi chính thức tùy thuộc vào loại tổ chức, mạng lưới mang tính chất mở, tương tác với cộng đồng lớn hơn VXH gắn bó (Putnam, 2000). VXH bắc cầu mang tính hỗ trợ nguồn lực, tạo thuận lợi cho mọi thành viên có thể tiếp cận, sử dụng các nguồn lực, tài nguyên bên ngoài lớn hơn (Ferlander, 2003). Đây là những mối quan hệ yếu (Granovetter, 1973). Những mối quan hệ yếu hỗ trợ cho cá nhân mạnh mẽ hơn mối quan hệ mạnh (Granovetter, 1995). VXH bắc cầu thể hiện MQH giữa những người có đặc điểm không đồng nhất về bản sắc XH hay quyền lực, nhưng cùng tham gia trong tổ chức (hội/nhóm) nào đó, ví dụ như: hội/nhóm thể thao, câu lạc bộ, hội người cao tuổi… (Paxton, 2002). VXH gắn bó nhấn mạnh MQH giữa các cá nhân (vi mô) với nhau có thể gắn hoặc không gắn với tổ chức, còn VXH bắc cầu nhấn mạnh đến MQH giữa các cá nhân với nhau, giữa cá nhân với tổ chức, nghĩa là ở cấp độ vi mô và trung mô (Putnam, 2000).

Sự trải nghiệm, kinh nghiệm hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức sẽ có tác động mạnh đến lòng tin chung (Marshall & Stolle, 2004), từ đó dễ dàng lan truyền ra bên ngoài tổ chức. Lòng tin, sự “có đi có lại” giữa những người trong tổ chức là mấu chốt để


đảm bảo MQH được bền vững (Stolle, 2001). Đây là nền tảng của VXH bắc cầu (Putnam, 1993; Anheier & Kendall, 2002). VXH bắc cầu tạo ra những tác động tích cực do có tính lan tỏa trong cộng đồng rộng lớn hơn (Edwards & Foley, 1998; De Filippis, 2001). Tuy nhiên, VXH bắc cầu không phải lúc nào cũng có tác động tốt. Tác động của VXH bắc cầu tùy thuộc vào mục tiêu hoạt động của tổ chức, những hành động của các chủ thể trong tổ chức đó (Maloney, Smith, & Stoker, 2000; Knack, 2003).

Theo Putnam (2000), VXH kết nối thể hiện các MQH theo chiều dọc, theo hướng từ dưới lên, thể hiện MQH giữa các cá nhân, các tổ chức với các cấp chính quyền (cấp độ vĩ mô). Đây cũng là mạng lưới tổ chức nhưng hầu hết là các tổ chức chính thức, mang tính chính trị (Woolcock, 1998).

Nếu xem xét kỹ, VXH kết nối bao hàm cả cấp độ cá nhân (vi mô), cấp độ tổ chức (trung mô) và cả cấp độ vĩ mô vì nó thể hiện MQH của cá nhân, các tổ chức hội/nhóm, hiệp hội…với chính quyền thông qua những yếu tố như qui tắc/luật lệ, khuôn khổ pháp luật, thể chế, sự tham gia của công dân… (Gil de Zúđiga, Jung & Valenzuela, 2012). Tuy nhiên, VXH kết nối chủ yếu tiếp cận trên cấp độ trung mô và vĩ mô (Woolcock & Narayan, 2000). Khía cạnh tri nhận của VXH kết nối thể hiện ở lòng tin vào luật pháp, thể chế, các tổ chức chính trị (TCCT), các quyết sách của chính quyền và sự tham gia vào các TCCT, hoạt động của TCCT… (Putnam, 2000; Christoforou & Davis, 2014). Những cá nhân sở hữu VXH này thường có quyền truy cập nguồn thông tin và nguồn lực lớn hơn (Nannicini & cộng sự, 2013).

Coffe & Geys (2007) xem xét VXH bắc cầu (bridging) và VXH kết nối/liên kết (linking) theo khía cạnh lòng tin. Coffé & Geys (2007) đã cung cấp bằng chứng rằng, lòng tin vào mạng lưới các tổ chức mà các cá nhân tham gia có hai nhóm (có tính chất chính trị - chính thức, phi chính trị - không chính thức hay tự nguyện) khác nhau, dù cả hai đều thể hiện lòng tin tổng quát.

Như vậy, VXH gắn bó, VXH bắc cầu, VXH kết nối thể hiện MQH giữa các cá nhân với nhau hay cá nhân với tổ chức chính thức, phi chính thức. VXH gắn bó thể hiện ở cấp độ vi mô (cá nhân là chủ yếu), VXH bắc cầu thể hiện cấp độ vi mô và trung mô, VXH kết nối thường tập trung ở cấp độ trung mô và vĩ mô. Mỗi loại VXH đều thể hiện trên hai khía cạnh cấu trúc và tri nhận.


VXH là khái niệm khá mới, đa khía cạnh nên rất khó đo lường. Hiện nay, VXH ngày càng có vai trò quan trọng hơn đối với cuộc sống của người, mỗi HGĐ. Các mô hình và công cụ đo lường VXH có thể được xem xét định tính, định lượng hoặc cả hai tùy thuộc vào khía cạnh nghiên cứu: cấu trúc hay tri nhận, cấp độ cá nhân, HGĐ, tổ chức, cộng đồng hay chính quyền (Shafiei, 2016).

Bảng 2.1: Tổng hợp các loại vốn xã hội


Phân loại vốn xã hội

Khía cạnh cấu trúc

Khía cạnh tri nhận

Theo góc độ/cấp độ

Vi mô

Mạng lưới có tính đồng nhất, hướng

nội, mạng lưới đóng, mạng lưới phi chính thức

Lòng tin (lòng tin cụ thể)

giữa các cá nhân vào mạng lưới đóng (MQH mạnh)

Trung mô

Mạng lưới vừa đóng vừa mở (đóng với người ngoài tổ chức, mở với người trong tổ chức), mạng lưới phi

chính thức

Lòng tin chung (tổng quát) vào tổ chức mà mình tham gia (MQH yếu)

Vĩ mô

Mạng lưới chính thức, mạng lưới

chính trị

Lòng tin vào tổ chức nhà

nước, thể chế, pháp luật

Theo chức năng

Gắn bó

(vi mô)

Gia đình, hàng xóm, bạn bè, đồng

nghiệp, người cùng nghề

Lòng tin cụ thể, sự có đi có

lại

Bắc cầu

(vi mô & trung mô)

Thành viên của mạng lưới cộng đồng, tổ chức phi chính thức (Hội,

nhóm, CLB, tổ chức tự nguyện…)

Lòng tin chung (lòng tin tổng quát)

Kết nối

(trung mô & vĩ mô)

Thành viên của TCCT

Lòng tin vào các tổ chức nhà nước, thể chế, pháp luật

(lòng tin tổng quát)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Vốn xã hội tác động đến việc làm và thu nhập của hộ gia đình - 7

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ lược khảo lý thuyết (2020)


Như vậy, VXH có thể tiếp cận theo 3 cấp độ vi mô, trung mô và vĩ mô. Ở mỗi cấp độ có thể tiếp cận theo khía cạnh cấu trúc hoặc tri nhận hay tiếp cận cả hai khía cạnh cấu trúc và tri nhận. Luận án này tiếp cận VXH ở cả hai cấp độ (vi mô và trung mô) và trên cả hai khía cạnh (cấu trúc và tri nhận). Đây là hướng tiếp cận mới của luận án mà hầu như chưa được thực hiện bởi các nghiên cứu trước đây.

2.2. Các lý thuyết về vốn xã hội, việc làmthu nhập

2.2.1. Lý thuyết về vốn xã hội

Những nhà nghiên cứu XHH được xem là những người khai sinh của các lý luận về VXH. Những nhà nghiên cứu điển hình có thể kể đến như: Bourdieu (1986) với tác


phẩm “Các dạng vốn – The Forms of Capital”; Coleman (1988) với tác phẩm “VXH trong tạo dựng vốn con người – SC in the Creation of Human Capital”; Granovetter (1973, 1995) với lý thuyết “sức mạnh của MQH yếu – The Strength of Weak Ties”; Fukuyama (1995) với tác phẩm “Niềm tin – Trust”; Portes (1995) trong bài viết “VXH: Nguồn gốc và ứng dụng của nó trong XHH hiện đại - SC: Its origins and application in modern sociology”; Putnam (2000) với tác phẩm “Bowling Alone – chơi Bowling một mình”; Burt (2001) đưa ra lý thuyết “Lỗ hổng cấu trúc –Structural holes”; Lin (1999, 2001) đề ra lý thuyết nguồn lực xã hội dựa vào lý thuyết của Bourdieu (1986), Coleman (1988), Portes (1995, 2000), Burt (2001) để thực hiện kiểm chứng bằng các nghiên cứu của mình để đưa ra 4 khía cạnh của VXH (cấu trúc, tương tác, mạng lưới xã hội và hành động). Những nhà nghiên cứu kể trên đều có những phát hiện có giá trị và bổ sung khái niệm, khía cạnh mới của VXH.

Năm 1986, Bourdieu xuất bản tác phẩm “các dạng vốn” cũng đã dựa vào khái niệm của Hanifan (1916) và Jacobs (1916). Bourdieu (1986) đã phân vốn thành 3 loại: vốn kinh tế, vốn văn hóa và vốn xã hội. Theo Bourdieu (1986), VXH là tổng hợp các nguồn lực của cá nhân (hiện có hoặc tiềm năng) được hình thành bởi MQH qua lại giữa các cá nhân. Như vậy, VXH của cá nhân nhiều hay ít tùy thuộc vào số lượng và chất lượng của các MQH xã hội mà cá nhân đó sở hữu. Bourdieu (1986) cũng cho rằng, VXH có được là nhờ quá trình đầu tư, phát triển mạng lưới MQH và trách nhiệm của cá nhân đối với các MQH đó. MQH thể hiện hai chiều đó là “có đi có lại”. Các cá nhân có MQH khác nhau vì thế VXH của mỗi cá nhân đều không giống nhau.

Nếu như Bourdieu (1986) xem xét VXH theo góc độ MQH cá nhân thì Coleman (1988) nghiên cứu VXH theo góc độ tổ chức (gia đình, cộng đồng xã hội), Coleman (1988) dựa vào ý tưởng của Granovetter (1973) để tiếp cận và đo lường VXH. Theo Coleman (1988), VXH thể hiện qua niềm tin, tiềm năng thông tin và mức độ tuân thủ các chuẩn mực giữa các cá nhân với gia đình và cộng đồng. Vì thế, VXH theo Coleman gồm có VXH gia đình và VXH cộng đồng (Coleman, 1990).

Granovetter (1973) xem xét VXH cá nhân theo khía cạnh khác với Bourdieu & Coleman. Granovetter (1973, 1995) xem xét lợi thế mang lại của các MQH, qua các nghiên cứu thực nghiệm của mình, Granovetter (1973) đưa ra lý thuyết “sức mạnh của MQH yếu”. MQH yếu (bạn bè, đồng nghiệp, bạn của bạn…) mang lại nhiều lợi thế hơn


so với MQH mạnh (cha mẹ, anh chị em trong gia đình). Theo Granovetter (1973, 1995), niềm tin, sự gắn kết giữa các cá nhân (trong công việc, trong các giao dịch) hình thành nên VXH, và từ đó mang lại lợi thế cho các cá nhân, dần dần trở nên hữu ích hơn và mở ra cơ hội nhiều hơn cho các cá nhân. Lý thuyết của Granovetter (1973, 1995) được ứng dụng nhiều trong các nghiên cứu về MQH giữa cá nhân với tổ chức, với cộng đồng vì đã giải thích được những lợi thế của cá nhân từ MQH bên ngoài gia đình.

Granovetter (1973) đưa ra lý thuyết “sức mạnh của MQH yếu” thông qua nghiên cứu các MQH yếu. Ông cho rằng, những mối quan hệ yếu mang lại nhiều lợi thế, giúp cho đời sống XH sôi nổi hơn là những “mối quan hệ mạnh” của gia đình. Theo lý thuyết “sức mạnh của MQH yếu”, độ mạnh của VXH thể hiện ở: thời gian của MQH, mức độ tình cảm, xúc cảm và các quan hệ qua lại giữa các cá nhân. “MQH yếu” được hình thành từ những người chưa từng quen biết có dịp ngồi cùng nhau và dần dần hình thành MQH (bạn bè, đồng nghiệp, bạn của bạn) tạo thành mạng lưới các quan hệ, từ đó xây dựng niềm tin lẫn nhau và hình thành những nhóm bạn bè, nhóm làm việc… có thể chia sẻ thông tin, tạo ra lợi thế. Quan hệ này bắt đầu từ “quan hệ yếu” nhưng dần dần trở nên hữu ích cho các cá nhân, mở ra cơ hội nhiều hơn cho các MQH.

Nếu như Bourdieu, Coleman, Granovetter nghiên cứu VXH theo khía cạnh dân sự, theo hướng tích cực của VXH thì quan điểm của Fukuyama (1995) trái ngược lại. Fukuyama (1995) là nhà chính trị học nên nhìn VXH khác với những nhà nghiên cứu trước đó. Fukuyama nghiên cứu VXH theo quan điểm chính trị và xem xét mặt trái của VXH (tính tiêu cực).

Fukuyama (1995) cho rằng, VXH thực chất là sự tuân thủ các chuẩn mực không chính thức (không được pháp luật qui định) giữa các cá nhân trong cộng đồng (Kito giáo & Khổng giáo). Chuẩn mực thể hiện ở sự “có đi có lại”, niềm tin và ứng xử giữa các cá nhân. Theo Fukuyama (1995), niềm tin, sự “có đi có lại” chỉ là hiện tượng thứ phát của VXH chứ không phải là VXH.

Fukuyama (1995) coi VXH là một yếu tố có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và chính trị của bất kỳ XH nào vì nó giúp cho các cá nhân liên kết, hỗ trợ và bảo vệ lợi ích của chính họ. Fukuyama (1999) cũng cho rằng nếu VXH chủ yếu chỉ giới hạn trong gia đình, họ hàng, người thân thì không tạo cho các cá nhân có “bán kính tin cậy”


rộng hơn. Ngược lại, các chuẩn mực đạo đức XH cho phép các cá nhân mở rộng “bán kính tin cậy” để xây dựng sức mạnh của MQH với người khác (Fukuyama, 2002).

Tất cả các mối quan hệ XH đều có một khoản tin cậy nhất định, nó có thể tạo ra hiệu ứng tích cực hoặc tiêu cực (Fukuyama, 2001). Nếu VXH của một nhóm tạo ra hiệu ứng tích cực, khoản tin cậy có thể lớn hơn khi nó khuyến khích các quy tắc hợp tác giữa các thành viên trong nhóm. Xã hội là một chuỗi các mạng lưới “kết dính” và gắn kết giữa các thành viên bằng niềm tin (Ommen & cộng sự, 2009). Fukuyama (2001) xác nhận không phải chỉ có vốn vật chất và vốn nhân lực có thể gây hậu quả xấu mà VXH cũng có thể gây ra một số kết quả tiêu cực (ví dụ như các nhóm thù địch, xung đột sắc tộc và quan liêu, cục bộ, bè phái, cực đoan, lợi ích nhóm). Fukuyama nhận định “Niềm tin, những giá trị đạo đức của xã hội quyết định sự thịnh vượng của quốc gia” (Fukuyama, 2001). Theo Fukuyama (2001), VXH là niềm tin, chuẩn mực đạo đức. Đây là những yếu tố thúc đẩy sự hợp tác giữa các cá nhân trong XH. Một số nhà nghiên cứu sau này đã chứng minh quan điểm của Fukuyama (1995) không thích hợp với XH hiện nay (Trần Hữu Quang, 2010).

Portes (1995) cũng nghiên cứu mặt tiêu cực của VXH giống như Fukuyama. Portes (1995) nghiên cứu nguồn gốc và ứng dụng VXH trong XHH hiện đại dựa trên lý luận của Bourdieu (1986), Coleman (1988). Qua kết quả nghiên cứu của mình, Portes (1995) đưa ra 3 chức năng của VXH là: kiểm soát XH, hỗ trợ XH và lợi ích thông qua mạng lưới MQH bên ngoài gia đình. Portes (1995) nhìn VXH dưới góc độ tích cực và tiêu cực, trong đó mặt tiêu cực nhiều hơn. Portes (1995) chỉ ra VXH có 4 tiêu cực là: (i) loại trừ người ngoài (ngoài gia đình, ngoài nhóm); (ii) sự yêu cầu thái quá với các thành viên trong mạng lưới; (ii) hạn chế sự tự do cá nhân và (iii) các chuẩn mực dễ dàng bị hạ thấp bởi quan điểm “cào bằng”. Có lẽ, lý luận của Portes (1995) ít được ủng hộ trong thực tế, nên hầu như các nghiên cứu về VXH trước nay ít vận dụng lý thuyết này.

Giống như Fukuyama (1995), Woolcock (1998) xem xét VXH theo khía cạnh thể chế chính trị nhưng không nghiên cứu mặt tiêu cực như Fukuyama (1995) hay Portes (1995). Woolcock (1998) định nghĩa, VXH là mạng lưới, sự tin tưởng, các chuẩn mực và các quan hệ mang tính “có đi có lại” trong mạng lưới XH của một cá nhân. Đặc điểm quan trọng của VXH là chuẩn mực, niềm tin và sự “có đi có lại” (Woolcock & Narayan, 2000). Woolcock nhận định, mọi thành viên trong cộng đồng đều có khả năng tiếp cận


với VXH (nhất là người nghèo), thông qua VXH kết nối (Holzmann & Jorgensen, 1999) và VXH bắc cầu (Kozel & Parker, 1998).

Lý thuyết VXH của Woolcock (1998) nhận được khá nhiều ý kiến ủng hộ nhưng cũng tạo ra không ít cuộc tranh luận. Phần lớn các tranh luận tập trung vào MQH của VXH với vốn văn hóa, quan niệm VXH trong các mối quan hệ XH (Woolcock, 2001). Woolcock & Narayan (2000) phân chia VXH theo quan điểm chính trị, thể chế, mạng lưới và tổng hợp.

Theo quan điểm chính trị, VXH kết nối là MQH kết nối với các tổ chức XH như các hiệp hội, câu lạc bộ và các nhóm dân sự (Woolcock & Narayan, 2000). Quan điểm mạng lưới XH giải thích tầm quan trọng của các hiệp hội hoặc mạng lưới liên kết chặt chẽ giữa những người trong gia đình và cộng đồng, mang lại cho họ cảm giác gần gũi hoặc bản sắc XH (Burt, 1998; Granovetter, 1973; Portes, 1998). Quan điểm thể chế cho rằng, chất lượng của các thể chế chính thức phụ thuộc vào năng lực của các nhóm XH, để các cá nhân hành động vì lợi ích tập thể (North, 1990). Trong đó, Woolcock & Narayan (2000) nhấn mạnh tầm quan trọng và sức mạnh của các mạng lưới và quan hệ trong mạng lưới. Đó là sản phẩm của thể chế, pháp lý. Như vậy, sự phối hợp giữa các hành động của chính phủ và cá nhân dựa trên sự gắn kết (Evans, 1996).

Nếu Bourdieu (1986) và Coleman (1988) tập trung vào VXH ở cấp độ cá nhân và xem xét VXH ở cấp độ vi mô thì Putnam (1995, 1996, 1998) nghiên cứu VXH ở cấp độ vĩ mô (vùng, khu vực, quốc gia, thể chế chính trị và sự phát triển kinh tế). Putnam (1993) đã sử dụng lý thuyết “sức mạng của MQH yếu” của Granovetter (1973) nhưng lập luận khác với với Granovetter. Putnam (2000) cho rằng, những MQH với các hiệp hội tạo ra VXH hiệu quả hơn là những MQH bạn bè, gia đình. Điều này trái với quan điểm “quan hệ gia đình là cơ bản nhất của VXH” do chính ông đã đưa ra trước đó.

Nếu như Bourdieu và Coleman là người khai phá VXH thì Putnam là người phát triển VXH bằng cách đưa thêm các hành vi có sự tham gia của công dân và MQH của nó với bản chất của “mạng lưới xã hội” vào các lý thuyết VXH của Bourdieu và Coleman. Putnam (2000) chia VXH thành VXH gắn bó, bắc cầu và tham dự công dân trên cơ sở các MQH.

Vốn xã hội là tập hợp các chuẩn mực, mạng lưới và niềm tin tạo điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp, hợp tác vì lợi ích và phúc lợi chung (Putnam, 1995a). Putnam (1993)


cho rằng, VXH là “niềm tin, chuẩn mực và các mối quan hệ” tạo ra những chuẩn mực, điều kiện cho sự hợp tác cùng có lợi, là những hành động tập thể (thể hiện bằng các qui chuẩn, biện pháp, niềm tin, sự hỗ trợ giúp giải quyết các vấn đề của cá nhân và tập thể). Ông nhận định đặc điểm quan trọng của đời sống XH tạo thành những kết nối XH, chuẩn mực, “có đi có lại” và tin tưởng (Putnam, 1995b). Các tính năng này cho phép các cá nhân hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau trong các tình huống khắc nghiệt hay trao đổi thông tin hữu ích (Putnam, Leonardi & Nanetti, 1994). Putnam (1993) cho rằng làm việc cùng nhau sẽ trở nên dễ dàng hơn trong một cộng đồng có được một lượng lớn VXH. VXH tồn tại ở mức tối ưu khi một cộng đồng có liên kết mạnh mẽ (Ferlander, 2003). Putnam (1993) đã cung cấp bằng chứng về lợi ích của các cá nhân khi tham gia vào các tổ chức tự nguyện hay các TCCT.

Theo Putnam (2000), vốn xã hội có ba khía cạnh là niềm tin, các chuẩn mực (sự có đi có lại) và sự tham dự của công dân, trong đó niềm tin là yếu tố quan trọng. Niềm tin của cá nhân với mạng lưới gắn bó (bên trong - bonding), mạng lưới bắc cầu (bên ngoài – bridging) và mạng lưới kết nối (linking). Niềm tin được hình thành, củng cố và phát triển dựa trên quan điểm “có đi có lại”, sự tin cậy lẫn nhau, liên hệ chặt chẽ với nhau và sự tuân thủ các chuẩn mực chung. Khái niệm VXH của Putnam được xây dựng trên nền tảng lý thuyết của Bourdieu (1986), Coleman (1988) và Granovetter (1973, 1995). Như vậy, cả ba nhà nghiên cứu Bourdieu (1986), Coleman (1988) và Putnam (2000) đều có quan điểm chung là VXH bắt nguồn từ gia đình, gia đình là nơi tích lũy và truyền tải VXH. Gia đình cung cấp những MQH tốt đẹp và đạo đức con người, trình độ học vấn (TĐHV) và tình trạng hôn nhân của cha mẹ, quan hệ gia đình và họ hàng thân tộc, niềm tin và MQH của gia đình giúp hình thành VXH của các thành viên trong gia đình (Fukuyama, 1999; Putzel, 1997; Newton, 1997). Nhiều nghiên cứu gần đây về VXH đã ứng dụng lý luận của Putnam (2000). Tuy nhiên, quan điểm này của Putnam cũng nhận lại sự phản đối từ một số nhà nghiên cứu khác. Harriss & De Renzio (1997), Onyx & Bullen (1997) đã chứng minh rằng, việc tham gia vào các tổ chức tự nguyện hay các TCCT trở thành một gánh nặng cho các cá nhân.

Burt (2001) đã chỉ ra điểm chưa phù hợp của VXH theo quan điểm của Putnam (2000), đó là “lỗ hổng cấu trúc”. Theo Burt (2001), các lý thuyết VXH trước đây chưa

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/02/2024